intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế trông cây với kĩ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông, Lát Mexico: Phần 2

Chia sẻ: Jie Jie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Phát triển kinh tế trông cây với kĩ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông, Lát Mexico: Phần 2 trình bày những nội dung chính sau: Kỹ thuật trồng rau sạch - rau mầm, kỹ thuật trồng cây cọc dậu, kỹ thuật trồng hông (Paulownia fortunei), thuật trồng lát Mexico, thị trường toàn cầu và Tổ chức Thương mại Thế giới, GAP (Good Agricultural Practices), chứng chỉ rừng (Forest Certiíĩcation),... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế trông cây với kĩ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông, Lát Mexico: Phần 2

  1. 2.2. Kỹ thuật trồng rau sạch - rau mầm Vẩn đề sản xuất sạch Nông nghiệp và chăn nuôi gây ô nhiễm lớn cho môi trường sinh thái nhất là đối với các nguồn nước ngầm. Chúng ta hãy lấy Pháp làm ví dụ. Theo Jacques Vemier (1992): “Trong chưa đầy hai chục năm số lượng cơ sở chăn nuôi lợn ở Pháp đã tăng gấp 6 lần và từ những năm 60 đến 80 ở Châu Âu lượng nitơ bổn cho mỗi hecta đã tăng gấp 2 hoặc gấp 3. Điều đảng sợ hơn cả là lượng nitơ dư thừa, theo nước thấm xuống đất, thường nhiều năm sau mới tới các lớp nước ngầm. Như thế có nghĩa là nếu bầy giờ chủng ta có giảm mạnh hoặc thôi hẳn việc dùng nỉtơ thì lượng nitơ đã dùng trước kia vẫn còn tiếp tục làm ô nhiễm nước ngầm trong nhiều năm nữa. Tất nhiên, nếu chịu tổn kém, ta cỏ thể khử nitơ trong nước ăn bằng những phương tiện hóa học hay sinh học, ta cũng có thể từ bỏ các giếng đã nhiễm nitrat và đi lấy nước từ xa về bằng cầu máng... Song hay hơn cả vẫn là trị bệnh tại gốc: đối với chăn nuôi, chẳng khỏ khăn gì vì các trại chăn nuôi là những cơ sở có địa điểm rõ ràng, chỉ cần bắt họ phải xử lý nước phân chuồng giống như công nghiệp xử lý các chất thải; nhưng đổi với nông nghiệp thì thật là nan giải vì nguồn gầy ô nhiễm có diện tích rất rộng” [16]. Thâm canh nông nghiệp ở cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 là nguồn gây ô nhiễm nước, ô nhiễm môi sinh do phân bón (nitrat), do thuốc trừ sâu và các chất kích thích tăng trưởng. Cũng theo Ị. Vemier “Việc lạm dụng những sản phẩm này là mối đe doạ dổi với môi sinh, đồng thời thường cũng là một sự mất tiền vó ích đối với nhà nông. Năm 1990 tổ chức INRA đã tiến hành một nghiên cứu và đã chứng minh rằng một nông dân sẽ có lợi về tài chính hơn nếu tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu, dù năng suất cỏ bị giảm ít nhiều: Thu hoạch 80 tạ lúa mì/1 ha, cũng tương 66
  2. đương với thu hoạch 65 tạ/lha, nếu không cần đến phân bón, thuốc diệt nấm và những chất điều hoà tăng trưởng' [16]. Làm thế nào để hạn chế các chất nỉtrat: Jacques Vemier đề ra ba giải pháp: Căn cứ vào nhu cầu của cây trồng mà điều chỉnh liều lượng phân bón (thích hợp, vừa đủ): Bằng cách bón nhiều vào những lúc cần thiết nhất và nếu có thể phân chia chúng vào những giai đoạn chủ yếu trong quá trình phát triển của cây trồng. Ta cũng có thể đo hàm lượng đạm của đất hay của cây trồng để khỏi phải bổ sung một cách vô ích. Cải tiến cách bón phân: Thực tế đã chứng minh rằng dùng cách bom phân bón thể lỏng hoặc thể khí vào lòng đất ở độ sâu của rễ cây thì tăng được sự hấp thụ và giảm được hao phí (phân bón và không có tồn dư). Tránh để đất “mất đạm” : Điều này là do đất bị để trống hoặc ít cây ừồng bao phủ: Để khắc phục có thể dùng cách trồng các loại cây vụ đông để chúng hấp thu hết lượng đạm còn lại trong đất và chúng sẽ giữ cho đất khỏi bị bạc mầu. Sau mùa đông có thể thu hoạch chúng, hay chôn vùi chúng bằng cách cầy xới đất [16]. Trong tương lai có thể con người sẽ tìm ra phương pháp cấy gien để trực tiếp cố định nitơ khiến cho cây cối có khả năng tự nuôi dưỡng, tự hấp thu được đạm khí trời (có 79% nitơ trong khí quyển) như một số loài cây họ đậu đã làm. Một số loài cây họ đậu ở rễ có vi khuẩn cộng sinh tạo thành nốt sần - nấm rễ, có khả năng hấp thu được nitơ từ không khí... Từ đó hạn chế việc bón phân. Còn với các loại thuốc trừ sâu bệnh thì ngày nay loài người đang đặt nhiều hy vọng vào: Những sản phẩm mang tính trọng tâm hơn: các chất phong toả hoóc môn trẻ của côn trùng (do đó làm cho ấu trùng sớm lột 67
  3. xác và chết) hay các chất tạo ra “phéromone” (những chất hoá học giúp côn trùng giao tiếp với nhau: khi tăng những chất này lên, người ta sẽ làm “rối loạn” sự giao tiếp của chúng, đặc biệt là “ngôn ngữ tình dục” và như vậy chúng sẽ không sinh sản được. Đấu tranh sinh học: thả ồ ạt những côn trùng đã bị triệ t sản vào giữa đám côn trùng bình thường, dùng kí sinh trùng hoặc côn trùng ăn mồi để diệt những loài sâu bọ có hại, thả các loại vi sinh vật diệt sâu bọ. Trong tương lai người ta có thể dùng những vi sinh vật đã chịu những biến đổi về gien thả vào thiên nhiên, nhưng việc này phải được tiến hành vô cùng cẩn thận [16]. Cách khắc phục ô nhiễm nông nghiệp duy nhất là sản xuất sạch. Đối với sx nông nghiệp thì giải pháp SẢN XUẤT SẠCH, s x AN TOÀN là con đường bắt buộc phải tuân theo để chống ô nhiễm đạt hiệu quả cao nhất. Sản xuất sạch, Sản xuất an toàn là sản xuất ít hoặc không dùng phân bón, không dùng thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hoà tăng trưởng hoặc ít dùng. Nếu có dùng thì phải áp dụng 4 đủng... Sạch và A n toàn trong toàn bộ quá trình sản xuất của nhà nông. Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP của ừái cây Vú sữa, hay T hanh long ở phía nam, hay sx Vải thiều ở Lục Ngạn chính là sản xuất sạch, sản xuất an toàn. Sau đây đề cập chủ đề Sản xuất rau mầm. 2.2.1. Rau mầm [2;9] Thế nào là ra u sạch - R au an toàn? Hiểu đơn giản Rau sạch là loại rau khi con người ăn vào sẽ không bị ngộ độc. Rau sạch được sản xuất trong điều kiện tự nhiên bình thường, được phép sừ dụng thuốc BVTV, phân bón theo đúng liều lượng qui định và phải hợp vệ sinh. Trong tiêu chí đánh giá cụ thể rau sạch, theo TS T rầ n Ngọc Son, thì dư lượng 4 nhóm chất: Thuốc hóa học (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...); Dư lượng nitrat (do 68
  4. bón quá nhiều phân đạm); Kim loại nặng (Pb, Hg, Ascenic... có trong nguồn nước tưới hay đất ưồng); Và các loại vi sinh vật gây hại không được vượt quá ngưỡng cho phép và gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Trong đó thì dư lượng thuốc hóa học và vi sinh vật sẽ gây ngộ độc cấp tính cho người tiêu dùng nếu vượt ngưỡng cho phép. Đối với dư lượng nitrat và kim loại nặng thì không thấy ngộ độc tức thì mà thường tích lũy trong cơ thể sau một thời gian mới thể hiện ra thành bệnh (chẳng hạn Ung thư, Gus...). Gieo ươm rau mầm không cần đẩt, trên khay xốp, chỉ tưới đủ nước sạch trong 5-7 ngày đã cho thu hoạch là phương pháp sản xuất rau thật sự an toàn, vừa dễ làm lại có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp cho quy mô nhỏ, kế cả hộ gia đình, phục vụ nhu cầu tự cấp rau sạch hoặc sản xuất sổ lượng lớn cung cấp cho thị trường với mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Mô hình sản xuất rau mầm trên khay xốp đã được bà con ở một sổ thành phố vận dụng thành công. Mô hình có ý nghĩa kinh tế xã hội cao. Xin giới thiệu dưới đây một sổ thông tin để giúp các gia đình cả ở nâng thôn lẫn thành thị có thể dễ giàng áp dụng. Thế nào là rau mầm? Có thể hiểu rau mầm là loại rau mới phát triển ở giai đoạn mầm. Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Quốc là người đầu tiên làm rau mầm ăn và phát hiện ra giá trị dinh dưỡng quý giá của rau mầm. Theo đỏ loài người đã sản xuất và dùng rau mầm làm thực phẩm từ rất xa xưa. Ngày nay loại rau mầm ẩy chính là Giá đỗ/Giá đậu xanh có bán trong thị trường ở nhiều nước trên thể giới. Việc sản xuất rau mầm ngày nay cỏ khác hơn so với Giá đậu xanh. Rau mầm được cho là một trong những loại thức ăn hoàn hảo, bổ dưỡng và lành mạnh nhất. Sau Trung Quốc, người Nhật và Hàn Quốc cũng là những người sành ăn rau mầm. Gần đây, rau mầm đã trở thành 69
  5. một xu hướng thực phẩm sạch cho cuộc sống hiện đại và đã xuất hiện trong thực đơn nhiều món ăn Phương Đông, Phương Tây. Rau mầm có 2 loại: Rau mầm trắng: Hạt phát triển thành mầm trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng, lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến nhất là Giá đỗ xanh, Giá đậu tương, Mầm cỏ linh lăng (Alfalfa)... Rau mầm xanh: Hạt phát triển thành mầm trong điều kiện có ánh sáng, nên thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh như rau mầm các loại cải, một số loại đậu... Lợi ích của rau mầm Rau mầm là loại rau sạch nhất trong các lòại rau hiện có trên thị trường. ưu điểm của rau mầm - Rau mầm là thực phẩm siêu sạch, an toàn cho người tiêu dùng. - Rau mầm là xu hướng ẩm thực sạch cho cuộc sống hiện đại. - Có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú, đa dạng thích hợp với con người ở mọi châu lục. - Giá trị dinh dưỡng cao, năng lượng thấp do vậy rất lành mạnh, thích hợp với mọi chế độ ăn kiêng. - Sản phẩm được cung cấp ổn định vào tất cả các mùa trong năm mà không bị ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường ngoài thực địa. - Nhờ giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E, nên rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Rau mầm giúp da dẻ mịn màng, tươi tắn, giúp cơ thể con người dồi dào sinh lực. 70
  6. Giá trị dinh dưỡng của Rau mầm - Rau mầm có chứa nhiều loại vitamin, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Ví dụ, trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin c cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn là một nguồn cung cấp dồi dào cartotene, chlorophyll, đạm dễ tiêu. - Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ gây ung thư. - Đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình cả ở nông thôn lẫn thành thị. Nhưng mua rau ở các chợ có nguy cơ bị ngộ độc từ rau xanh do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng rất cao, làm cho nhiều người tiêu dùng rất lo sợ. Hiện nay, một trong những loại rau được người dân ưa chuộng chính là rau mầm, loại rau rất an toàn và rất bổ. Những loại hạt nào có thể sản xuất rau mầm? Đó là các loại hạt: Củ cải (thường dùng hạt củ cải trắng), rau muống, cải cúc (tần ô), cải tùa - xại, cải bẹ xanh, hành tây, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu phộng/lạc, vừng đen, xà lách, rau muống, rau dền, mồng tơi, thậm chí cả cà chua, ớt, chanh, dưa chuộưleo, khổ qua/mướp đắng. Gần đây bắp (ngô), cỏ ngọt cũng được đưa vào sản xuất rau mầm vì những loại này khi chỉ vừa mọc mầm đã là loại rau ngon, dinh dưỡng cao. Mỗi thứ có vị riêng, nhưng được trồng nhiều nhất là cải củ do có vị nồng, dễ chế biến các món ăn. Mồi loại rau mầm có vị ngon riêng nhưng cải củ được chọn nhiều hơn vì giá hạt rẻ, vị cay nồng rất hấp dẫn, ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có tác dụng kích thích giúp người ăn muốn ăn thêm nhiều món khác. 71
  7. 2.2.2. Kỹ thuật sản xuất rau mầm Quy trình sản xuất và chăm sóc rau mầm - Rau mầm có thòi gian sinh trưởng ngắn (5-7 ngày) nên hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nhiễm sâu bệnh - Rau mầm phát triển chủ yếu nhờ nguồn dinh dưỡng dự trữ trong hạt và nước sạch nên không cần sử dụng phân bón và chất kích thích sinh trưởng. - Rau mầm xuất khẩu phải theo quy trình công nghệ tiên tiến: Trồng trong nhà kính có thể kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, sâu bệnh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của mầm cây. Hạt không gieo ữên đất mà được gieo trên những khay giá thể đã tiệt trùng đảm bảo sạch, hạn chế tối đa những bệnh sinh ra từ đất và từ môi trường vì thế không cần sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật - Rau mầm nếu được sản xuất tuân thủ theo quy trình và tiêu chuẩn sản xuất rau mầm sạch của ASEAN GAP (Phưong pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến của ASEAN, hoặc của Châu Âu) Quy trình sản xuất “Bốn không”: Không đất Không phân Không thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng Không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau. Chỉ tưới nước sạch. Tưới nước bẩn rau sẽ chết rụi ngay. Gieo hạt vào khay rồi tưới bằng nước sạch từ 5 đến 7 ngày, sẽ cho thu hoạch một lứa hay vụ rau mầm. Lượng hạt gieo ừên 40 cm2 càn khoảng 10 g hạt giống và khoảng 350 g giá thể hay đất sạch. Rau mầm có chu kỳ sản xuất ngắn, nếu sản xuất nhỏ không cần diện tích nhiều (25 - 30 m2), thu hồi vổn rất nhanh. 72
  8. Giá thể: Giá thể là rơm, rạ, mùn hữu cơ, tro, trấu, mùn cưa, vỏ xơ dừa, bột sơ dừa... hoặc hai lớp giấy thấm (mùn hữu cơ đổt ở nhiệt độ 100-150oC). Vật liệu trộn giá thể tùy theo vùng có sẵn nguyên liệu thô nào thì chọn loại đó. Nơi không có các loại trên thì dùng đất bột sạch thay thế. Đất nhất thiết phải được khử trùng... Công cụ sản xuất rau mầm: Sản xuất rau mầm chỉ cần một số chiếc kệ lưu động kiếu giống như cũi nuôi tằm có lắp bánh xe với những thanh sắt nhỏ hàn lại với nhau, có chiều dài #1,2 m, ngang 0,4 m, thiết kế từ 7 đến 9 tầng, mỗi tầng cao 0,25 m. Các kệ được xếp liền kề, ít chiếm diện tích mặt đất. Trên mỗi tầng, đặt khay xốp (khay dài 0,6 m, rộng 0,4 m, cao 0,08 m). Rau mầm rất dễ ừồng. Trước tiên chọn và xử lý hạt bằng nước nóng “3 sỏi, 2 lạnh”, từ 2-3 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước. Sau đó trộn giá thể còn gọi là “đất sinh học”, không chứa bất kỳ một loại nông dược, phân bón, thuốc trừ sâu nào. Khay xốp rải đều giá thể, một số loại giá thể cần trải thêm một lượt giấy dễ thấm nước (ví dụ giấy bản) để gieo hạt Nen giá thể phải rải kín đáy khay thành lóp dày khoảng 1-3 mm, có độ ẩm vừa phải. Rải đều hạt đã ngâm lên mặt nền gieo. Đậy kín, đặt nơi mát và theo dõi để bổ sung nước giữ đủ ẩm. Tiếp theo là giai đoạn ủ mầm bằng cách đậy kín các khay xốp. Các khay chồng lên nhau hoặc lấy các tông, tấm gỗ mỏng và sạch đậy lên trên. Đặt khay nơi mát mẻ có nhiệt độ khoảng 25°c. Khi ủ mầm vẫn tưới nước hỗ trợ ngày 2 lần sáng và chiều cho hạt mầm hút đủ nước để tăng trưởng. Có loại hạt phải đặt trong tối. Nhiều loại hạt thích nghi với điều kiện chiếu sáng 30% ánh sáng trực xạ. Sau 24-36 giờ đem khaỵ (hộp xốp) rau mầm đặt nơi ánh sáng dịu không bị ánh nắng chiếu trực tiếp và tiếp tục phun nước - rất nhẹ - để giữ ẩm cho mầm phát triển đều. Hai ngày sau, xếp lại các khay xốp sao cho mầm hạt vừa nhú lên khỏi giá thể được tiếp xúc với môi trường tự nhiên bên ngoài, nhưng tuyệt đối không để ánh nắng 73
  9. mặt tròi chiếu thẳng vào, hoặc đặt các kệ sắt di dộng ở noi quá nóng bức. Duy ư ì chế độ tưới nước hỗ trợ cho giá thể đủ ẩm để nuôi chồi mầm. Nước được tưới vào các khay xốp bằng cách phun sương hoặc tưới tràn hay tưới thấm cho đến khi thu hoạch. Thường là 5 - 7 ngày sau khi gieo hạt. Nếu để quá 5 - 7 ngày thì rau mầm sẽ trở thành rau non, ăn mất ngon và mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết [2]. Công nghệ giản đơn, dễ làm, chỉ có một yêu cầu nghiêm ngặt là thao tác khéo léo và thân thể sạch sẽ mới được vào thao tác sản xuất rau. Nếu sản xuất rau mầm hàng hóa thì cần làm nhà kính. Nhà kính được che lưới để giảm cường độ ánh sáng xuống chỉ còn 30%. Nếu sản xuất rau mầm tự túc thì chỉ cần một góc sản xuất rau nhỏ, nằm trong phạm vi hộ gia đình. Với rau mầm chỉ cần chọn nơi có ánh sáng thích họp và tận dụng bất cứ vật dụng nào có độ cao khoảng 10 cm như hộp mút xốp đựng trái cây, máng xổi, khay nhựa, thùng nhựa khoét lỗ, chậu đất... là có thể trồng được. Phía dưới dụng cụ đục 3-5 lỗ nhỏ để thoát nước. Để tiết kiệm diện tích, có thể kết họp ưồng thành từng cụm hoặc phân tầng. Chẳng hạn, bạn có thể đóng nhiều kệ nhỏ có độ cao khác nhau và gieo rau quả theo nhóm. Cây ăn trái như cà chua, ớt, chanh... ừồng tầng trên cùng; tầng kế tiếp có thể ừồng rau dền, mồng tơi, rau muống; tầng dưới ừồng rau mầm ừong chậu nhỏ hoặc các loại dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng cách nhau 15-20 cm. Sau 5-7 ngày trồng, rau mầm cao 8-12 cm là có thể thu hoạch. Thu hoạch rau mầm vào ngày thứ tư, thứ năm hay thứ bẩy sau khi gieo hạt. Đó là thời điểm rau mầm ngon nhất. Giá thể còn lại xới đều, nhặt bỏ hết rễ cây sót lại và cho thêm giá thể mới để tái sừ dụng. Ở thành phố Hồ Chí Minh đã có một công ty cung cấp vật tư sản xuất rau mầm là Công ty Gino: 11B Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM. Có giá: 74
  10. • Khay đựng đất, lần đầu 10.000 - 15.000 đồng/hộp xốp 40 cm2 • Các làn kế tiếp: 4.000 đồng/lần trồng/40 cm2 • Đất sạch: 3.000 đồng/bịch • Hạt giống: 3.000 - 8.000 đồng/gói (tùy loài). Vốn đầu tư cho một khay 100 - 150g hạt giống cộng với 1,2 kg giá thể thì thu được 0,8 - 1,2 kg sản phẩm rau mầm. Bình quân 1 kg hạt giống sản xuất ra 5 kg rau mầm [17]. Hiệu quả kỉnh tế của sản xuất rau mầm Nhu cầu về rau xanh của người dân đô thị rất lớn. (TPHCM khoảng 4.500 tân - kê cả củ, quả-/ngày. Hà Nội cũng có nhu câu hàng ngàn tấn môi ngày). Sản xuât rau mâm ở TPHCM hiện đạt giá trị trên 65 tỷ đông/năm. Năm 2007 Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến Nông TP triển khai mô hình rau mầm trình diễn ở 3 hộ (Quách Vĩnh Tấn, Thạch Thành, Trần Ngọc Toàn) tại phường An Lạc, quận Bình Tân. Sau 3 tháng đạt ket quả khả quan, tỷ lệ nẩy mầm 90%-95%, từ 1 kg hạt giống cho ra 5kg rau mầm. Giá thành trên 13.000 đồng/kg, giá bán 30.000 đồng/kg (tính với cải trăng). Sau khi trừ chi phí mỗi hộ có thể thu nhập 400.000 đồng -500.000 đồng/ngày. Mầm rau cần Mỹ giá tới 60.000đ/kg. Phát triển rau mam vốn đầu tư thấp, chỉ khoảng 10- 15 triệu đong/hộ, quay vòng nhanh, không cần nhiều diện tích. Năm 2007, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh có khoảng 100 hộ trồng rau mầm, trong đó, 10 hộ trồng quy mô sản xuất hàng hóa và đã thành lập công ty hoặc cơ sở chuyên sản xuât rau mâm cung câp cho các siêu thị và các quán ăn. Hiện nay mỗi ngày các hộ cung cấp cho thị trường khoảng 300 kg, giải quyêt khoảng 30 lao động. Tuy vậy, để rau mâm phát triển, người sản xuất phải có kế hoạch cung ứng sản phẩm đều đặn, thông qua liên ket giữa các hộ, cũng như xây dựng và đăng ký thương hiệu, công bổ chất lượng để có lượng hàng hóa cung câp cho thị trường. 75
  11. Kinh nghiệm sản xuất rau mầm Theo tác giả v c , Chị Đặng Phương Trâm là một trong vài ba người sản xuât rau mâm đâu tiên tại Khoa Nông học trường Đại học Cần Thơ. Lúc đầu là giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, sản phẩm được tự sản tự tiêu. Sau đó cũng đã đưa ra các siêu thị ở Cần Thơ và TP.HCM. Nhưng sản xuất rau mầm quy mô một công ty như ở Tiên Xuân, Lương Sơn, Hòa Bình này thì về chỉ mới có chị em chị là đi tiên phong. Chị tâm s ự :" hưu, mình không có tiền, sẵn kiến thức và kinh nghiệm thì sản xuất rau sạch cũng là niềm vui hành thiện. Trước hết là tạo việc làm cho các cháu người địa phương rồi sẽ chuyển giao để cả làng có thể làm rau mâm trong tương lai"... "Rau mâm là một trong hai đinh dinh dưỡng của đời cây rau, đỏ là giai đoạn cây còn là mâm và vào lúc cây săp ra hoa. Cây non sử dụng dinh dưỡng từ hạt giông đê phát trỉên, không hê bón bát cứ loại phân nào. Hạt mâm được ủ và nuôi trong nhà kính có thiết bị điều chỉnh vi khí hậu, ngăn chặn các loài côn trùng, không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Rau mầm, như thê có thê nói là loại rau sạch từ yêu câu nội tại của quy trình sản xuât và được thu hoạch ở thời kỳ giàu hàm lượng vỉtamin (A, E, B) nhát trong vòng đời của cây rau". Ông Quách Vĩnh Tấn - Chủ nhiệm HTX rau mầm Bình Tân Xanh (phường An Lạc, quận Bình Tân) cho biết: "Đây là rau hữu cơ cực kỳ an toàn vì từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch chỉ có 5 ngày. Khi ăn, gắp một đũa, chất lượng bằng cả mớ rau bán ngoài chợ. Rau này ông ăn bà khen" - anh Tân nói vui. Nhiều khách hàng đến thăm gian hàng của anh đều được nếm thử rau củ cải trắng trộn với giấm, ai cũng tấm tắc khen ngon. Ông cho biết tiếp: “Đặc biệt, do rau mầm được gieo trên bột xơ dừa xay nhuyễn nên không sợ bị nhiễm kim loại nặng như trồng trên đất. Chỉ trồng toong nhà (rau mầm không chịu nhiều ánh sáng) nên không bị sâu bệnh, vì thế cũng không cần sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu”. Tại hội thảo “Định hướng phát triển rau mầm trên địa bàn TPHCM”, do Trung tâm Khuyến nông tổ chức vào 76
  12. ngày 23/11/07, Anh Quách Vĩnh Tấn, ở phường An Lạc, quận Bình Tân phân khởi trao đôi, rau mâm là rau đặc sản được các nhà hàng, khách sạn lớn trong thành phố dùng để đãi thực khách hạng sang. Hiện cơ sở của anh sản xuất ừên 10 loại rau mầm các loại. Chỉ với hơn 50 mét vuông, mỗi ngày anh có thể thu hoạch 70 kg rau mâm, với giá bình quân 25.000đ/kg, thu nhập khoảng 1,5 - 1,7 triệu/ngày. Cơ sở của anh thu hút trên 10 lao động làm việc thường xuyên với tiền công 700.000 - 800.000đ/tháng. Theo khuyến cáo của ngành nônệ nghiệp, bà con không nên sử dụng bật kỳ loại phân bón, hóa chất nào, vì bản thân hạt đã có đủ chât bô dưỡng trong thời gian ngăn và không nên dùng hạt giống đã qua xử lý sâu bệnh để trồng, vì những loại hạt này nếu làm rau mâm sẽ không an toàn cho người tiêu dùng do dư lượng hóa chất vẫn còn [17]. Những món ăn chế biến từ rau mầm - Rau mầm khá phong phú với nhiều chủng loại khác nhau ở mùi vị và cách chế biến. Một số có vị cay hơi hăng chủ yếu dùng cho các món trộn salad và kẹp sandwich như hành, cải củ trắng, cải củ đỏ, mầm các loại cải khác..., môt số khác có vị bùi, ngọt đặc trưng thường được sử dụng để chế biến các món hấp, luộc, xào, lẩu như mầm của một số loại đậu... - Rau mầm được người ưa chuộng, vì cách chế biến đa dạng: Trộn dầu giấm; Ăn kèm với các loại thịt và hải sản nướng, xào, tái, súp rau nhúng tái... và đặc biệt ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt, cá trê, cá lóc nướng, tôm sú tái chanh rất ngon!... Thòi hạn sử dụng và bảo quản Rau mầm - Rau mầm nên sử dụng ngay trong vòng 24h sau khi mua. - Có thể bảo quản trong túi nilon hoặc hộp nhựa thoáng khí ở điều kiện nhiệt độ 5°c, tối đa 4 ngày (đổi với các loại rau mầm cải) và 5 ngày (đối với rau mầm đỗ, đậu tương). 77
  13. Ai có thể sản xuất ra u m ầm ? Công nghệ này có phạm vi ứng dụng khá rộng rãi. Nó có thể áp dụng cho những cơ sở trồng rau quả quy mô lớn, có mái che hay ngoài tròi, cũng có thể dùng cho từng hộ gia đình thậm chí ngay trên ban công, sân thượng của các khu nhà cao tầng ở đô thị. Đặc biệt, với những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng trọt như hải đảo, đồn biên phòng... Công nghệ sản xuất rau mầm mở ra một khả năng phát triển mới để khắc phục tình trạng thiếu rau quả sạch trong bữa ăn hàng ngày hiện nay. ----------------------------------------------------------------- I \ a u II ta iII. Nhóm ND Bình Tân trồng rau mầm (Ảnh G oogle.com ) trong khay, thu lãi 700.000 đ/ngày (Ảnh G oogle.com .vn) Chị Đặng Phương Trâm Sản xuất rau mầm và hoa theo công nghệ sinh học (Ảnh: laodong.com .vn) 78
  14. Nhu cầu rau xanh là rất lớn, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ động vật thì rau xanh và trái cây giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Có thể nói rau mầm là loại rau siêu sạch hiện nay. Để đảm bảo có rau sạch các hộ nên phát triển rau mầm phục vụ bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Rau mầm rất được ưa chuộng trên thị trường cả trong nước lẫn ngoài nước. Vì vậy sản xuất rau mầm là một trong những giải pháp xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giầu hiệu quả. [17] C ây lâm nghiệp cũng nhiều không kém cây nông nghiệp, cây thuốc, cây ăn quả, cây thực phẩm. Phạm vi cuốn sách chỉ cho phép giới thiệu 3 loài Cọc dậu, Hông, Lát Mexico. Đây là ba loài cây trồng có thể làm giẳu, cần gây trồng thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung... 2.3. K Ĩ THUẬT TR Ô N G CÂY C Ọ C DẬU 2.3.1. Đặc điểm & giả trị loài cọc dậu Hình thái và phân bổ: Cây Cọc dậu Ụatropha curcas L.) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae ), Tên khác: Cọc rào, Cây li, Ba đậu nam, Dầu mè. Ngày nay trồng Cọc dậu chủ yếu để lấy dầu sạch thay thế dầu dieseỉ gây ô nhiễm môi trường [4;10;12]. Nguyên sản Cọc dậu phân bố ở vùng khô hạn Braxin. Ngày nay có mặt ở khắp vùng nhiệt đới. Cây Cọc dậu là cây gồ nhỏ lâu năm rụng lá, cao 2 - 5 m, cành xòe, mầm non mập, nhẵn, trên cành có những vết sẹo. Thân, vỏ, lá có nhựa nhớt, trong suốt. Thân ở giữa hơi xốp như thân cây sắn. Lá hình trái xoan, hơi tròn, chia 3-5 thùy chân vịt nông. Cuống lá dài 7-12 cm, phình to ở cuối cuống khi rụng để lại sẹo trên cành. Hoa màu vàng, lưỡng phân, hoa đực có đài 5 mảnh hơi dính đáy, đài hình trái xoan 79
  15. bầu-tù, dài 4-5 mm, không đều nhau, 10 nhị xếp thành 2 vòng. Bao phấn hướng ra ngoài, thuôn và đính ở gốc. Hoa cái có đài tràng giống hoa đực. Bầu nhụy hình trứng cỏ 3 vòi ngắn tận cùng có đầu nhụy hình mác. Quả nang, hình trứng, kích thước 20x25 mm, khi chín màu hoi vàng sau chuyển đen nâu, nứt 3 để lộ hạt ra, Quả chín tháng 11-12, khi chín màu vàng, sau nâu xám, chứa hạt màu đen có lớp vỏ lụa. v ỏ hạt cứng. Hạt chứa 25-30% dầu [4]. Đặc điểm của loài cây này: Cao l-5m , thân mọng nước rất khó cháy nên không gây cháy rừng mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa; ít bị sâu bệnh; chịu hạn cao, nếu hạn hán 8, 9 tháng hay hon nó vẫn không bị chết; thích họp với đất cát nhưng có thể mọc ở nhiều loại đất khác kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn. Trồng loài cây này không cần nhiều phân bón. Cây lớn nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, sau 5 năm mói cho năng suất cao. Cọc dậu sống lâu 50-60 năm. Chi Jatropha có khoảng 70 loài, phân bố tự nhiên chủ yếu ở Châu Mỹ. Loài J. curcas dại phân bố nhiều ở vùng thung lũng á nhiệt đới khô nóng và vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm, thường ở vùng đồi núi, đất dốc, thung lũng có độ cao 700-1600 m so vói Quả cây Cọc dậu. mực nước biển. J. curcas (Ảnh javico.com.vnJ được ừồng ở Ấn Độ, Srilanka, Cuba, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc. Đặc điểm sinh học: Cây Cọc dậu ưa ánh sáng, ưa khí hậu ấm áp, chịu khô hạn, có thể sống trong môi trường có lượng mưa năm 480-2380 mm, nhiệt độ bình quân năm 18-28,5°c. Chịu 80
  16. được đất xấu, đất sỏi sạn, đất đá vôi bạc màu... Cây cọc dậu mọc chồi rất dễ, có thể giâm hom, nếu trồng bằng hạt, cây có rễ chính và rễ ngang, nếu giâm hom thì không có rễ chính. Nói chung, sau trồng 3 năm, cây cao 3m. Với cây thực sinh, sau trồng 3-4 năm thì kết trái, nếu giâm hom thì sau trồng 1 năm đã có quả. Thời gian ra quả bình thường 6-20 năm, ít thấy hiện tượng ra quả cách năm. Ra hoa từ tháng 3 đến giữa tháng 4, thời gian ra hoa kéo dài từ 4-5 tháng, chín vào tháng 8-9, quả khó rụng. Giá trị sử dụng: Theo các nhà khoa học và các nhà kinh tế trên thế giới, loài cây này đang tạo ra một cuộc cách mạng xanh mới ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới như nước ta. Nó cũng là một ừong những cây tạo nên một cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp năng lượng. Năng suất quả phụ thuộc vào canh tác, nhưng trung bình có thể đạt 3-12 tấn hạt /ha (giống siêu năng suất có thể đạt 20 tấn/ha ); với tỷ lệ dầu 31-40%; ép cho 1-3 tấn diesel sinh học/ha. Dầu ép từ cây không cần chế biến phức tạp, có thể dùng thẳng cho các động cơ diesel mà không cần có thay đổi gì về máy móc; hơn nữa, nó còn giúp làm tăng tuổi thọ của động cơ. Cũng có thể pha chung với diesel từ dầu mỏ với các tỷ lệ tự do (hiện nay các nước thường pha từ 0,5 đến 20%) làm tăng hiệu xuất và giảm tác hại của diesel dầu mỏ. Diesel sinh học từ loài cây này có đặc tính có oxy trong phân tử và không có sunphua nêh được đốt cháy hết, giảm thiểu 40 - 80% khí gây hiệu ứng nhà kính và 100% khí gây ung thư. Hơn nữa, ưồng cây còn giúp giảm cố định trung bình 10- 48 tấn CƠ 2 /ha/năm, có thể bán theo công ước quốc tế1về giảm thiểu khí thải. Ngoài diesel sinh học, ừồng loài cây này còn có thể cho ta nhiều sản phẩm và lợi ích khác như: Khô dầu chất đạm nhiều (38 % protein, có tài liệu 60% protein thô) có thể làm phân hữu cơ 81
  17. (NPK = 2,7: 1,2: 1), thức ăn gia súc, tôm; sinh khối vỏ quả, thân, lá có thể làm năng lượng sinh khối hay sản xuất bioga, phân hữu cơ; đầu có thể sản xuất dầu nhớt cao cấp, xà phòng, thắp sáng, nấu nướng, vecni dầu bóng; lá, vỏ, thân, rễ, dầu có thể sản xuất nhiều hoá chất màu, glycerin, hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật siêu mạnh, thuốc chữa bệnh... Có thể tăng sản phẩm nhờ ừồng xen với các cây khác như: Gừng, nghệ, keo, bạch đàn... Một số công ty trồng loài cây này cho biết, thu nhập trên 1 ha của cây này gấp 3 lần trồng cao su. Tại Bình Phước, cây này có thể trồng trên diện tích rộng kể cả các loại đất xấu, đất dốc, đất khô hạn còn hoang hoá; một số diện tích ừồng các cây khác không hiệu quả. Loài cây này vừa làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng tối đa diện tích đất đai, vừa làm tăng năng suất, giảm thiểu sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế của các cây ừồng khác, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo khả năng làm giàu cho nông dân, thúc đây công nghiệp ép dâu và sản xuât diesel trong tỉnh phát triển. Nhân của hạt Cọc dậu có hàm lượng dầu lên tói 40%. Hàm lượng dầu ấy hiếm có loài nào sánh được. Vì vậy có người đã cho Cọc dậu là một cây gỗ cho dầu cao sản lý tưởng. Dầu Cọc dậu có thể trực tiếp chế biến thành dầu diezel sinh học, sử dụng cho các máy chạy diezel, có các chỉ tiêu về điểm sôi, điểm đông đặc, hàm lượng lưu huỳnh, c o , kết hạt tốt hơn dầu diezel, đạt tiêu chuẩn 2 Châu Âu, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 10 lần so với dầu diezel, điểm đông đặc khi không có chất phụ gia là - 20°c, tính đốt cháy tốt, độ an toàn cào, là dầu có tính bôi trơn tốt. Màu vàng nhạt, không mùi, tỷ trọng 0,9214 ở 15°c, chỉ số xà phòng 185,7 - 192,2 chỉ số iốt 103,8 - 107, dầu có nhiều axit resinic, 37 - 63% axit olêic, 19 - 40% axit linoleic, 12 -17% axit 82
  18. panmitic, 5 - 6% axit stearic, có thể dùng bôi trơn, chạy máy, làm xà phòng, thắp đèn, thuốc nổ. Dùng dầu Cọc dậu sản xuất xà phòng có hiệu quả tốt vì không gây hại da. Dùng làm dầu thắp sáng rất tốt vì không có khói. Neu dùng chạy rháy cũng không cần lọc. Các chất được chiết xuất từ cây Cọc dậu chủ yếu là terpeme, ílavone, coumarin, lipit, sterol và alkaloid. Bộ phận dùng làm dược liệu gồm lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ có thể làm tán bột điều trị viêm, cầm máu, tan vết thương do sâu đốt; dầu của hạt có thể làm thuốc trị tiêu chảy; nhựa trắng từ vết cắt của vỏ có thể trị viêm lợi, làm lành vết thương, chữa bệnh trĩ, chữa mụn cơm; nước lá Cọc dậu đun sôi có thể điều trị phong thấp, đau tim, đau răng. Trong Cây Cọc dậu cỏ nhiều thành phần độc hại. Trong hạt có chứa phytotoxin còn gọi là curcin, tuy không gây vón hồng cầu nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay đang nghiên cứu các hợp chất dược học sử dụng nguồn dược liệu từ độc tố của loại cây này. Cọc dậu là cây đa tác dụng, là cây nhiên liệu sinh học quý giá có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển rộng khắp ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, tạo nguồn nhiên liệu tái sinh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Dự đoán năng suất quả đạt 10 tấn/ha, tức 8 tấn hạt/ha, với tỷ lệ 30 - 40% dầu thì thu được 2,4 - 3,2 tấn dầu/ha, giá 715 USD/tấn, trị giá khoảng 1700 - 2300 USD/ha/năm, tương đương khoảng 25 - 35 triệu VND/ha/năm. Cây Cọc dậu cũng là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất tốt, nhất là ở vùng đất dốc, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Theo GS. Klause Becker, Đại Học Stuttgart, trên trái đất hiện có khoảng 5 triệu ha Jatropha. Tại Myanmar năm 2006 người ta đã trồng được 800.000 ha. Phải sau ba, bốn năm cây mới cho quả, có nghĩa là thị trường dầu Jatropha sẽ hình thành ít 83
  19. nhất cũng sau ba năm nữa. Jatropha không chỉ cho dầu. Sau khi ép dầu người ta thu được bã Jatropha=khô dầu Cọc dậu và loại bã này có thể dùng làm thức ăn gia súc sau khi đã khử được độc tố. Loại khô dầu từ Jatropha có chất lượng hơn cả khô dầu đậu tương. Đậu tương có bình quân 45 % protein thô trong khi đó ở Jatropha là 60%. Cái khó nhất ở đây là vấn đề khử độc, nhưng vấn đề này có thể xử lý được. Chất độc bảo vệ Cây Cọc rào này có tên là Phorbolester, hiện người ta đang nghiên cứu sử dụng nỏ bong nghiên cứu ung thư. Người ta còn có ý định dùng độc tố này làm thuốc trừ sâu sinh học. Dầu Jatropha hoàn toàn có thể thay thế các sản phẩm của ngành hoá dầu, đặc biệt là thay thế dầu Diesel để chạy ôtô không gây ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, Trần Tỵ, Ngô Tuấn Kỳ... Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu khảo nghiệm lấy dầu của loài Cây Cọc dậu ựatropha curcas L.) và chạy thử thành công động cơ diesel của máy Bông sen từ khá sớm, năm 1987 (nằm trong chương trình 02C “Phát triển các loại cây có dầu ở VN” khi ấy) [4]T.. Người ta có thể làm từ các loại chất bôi trơn cho đến dầu thuỷ lực - để làm việc này thì các loại dầu thực vật hơn hẳn dầu khoảng. Nhiều ý kiến cho Cọc dậu là cây trồng của thế kỉ 21 nhờ có hàm lượng dầu cao và là loại dầu sạch, dầu an toàn, dầu có nguồn gốc thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường [4;8;10]... 2.3.2. Kỹ thuật trồng cây cọc dậu Có thể trồng bằng hạt hoặc giâm hom. Ngày nay, nếu ừồng rừng tập trung diện tích lớn, người ta có thể trồng bằng hạt qua gieo tạo cây con ở vườn ươm. Trên thực tế, đa số đều trồng bằng hom. Vào mùa Xuân bà con thường chặt cành dài khoảng 80- 100 cm cắm sâu xuống đất (10-20 cm) là sống. Nếu trồng bàng 84
  20. hạt thì lấy hạt từ quả chín trong năm rồi xử lí kích thích hạt nẩy mầm, khi nứt nanh thì gieo vào hố. Trong vườn ươm nếu giâm hom tạo cây con phục vụ trồng đại trà thì lấy cành giâm từ cây có 1-2 năm tuổi, đường kính 1-2 cm, không sâu bệnh, cắt thành hom dài 15-20 cm, ngắt lá, mặt cắt nghiêng dùng dung dịch kích thích ra rễ có nồng độ lOOmg/kg ngâm gốc hom 15-20 phút, lấy ra đem giâm. Thời vụ giâm vào tháng 3-4 hoặc tháng 8-9, vườn ươm có giàn che. Vườn ươm giữ độ ẩm thường xuyên khoảng 80%. Sau cắm cành 45 ngày, cành sẽ ra rễ. Ra rễ 1 tháng thì cần bón thúc. Trồng ở nơi đủ ánh sáng, ữồng trên đất bằng hoặc đất dốc. Trồng theo hốc, mật độ 1500 cây/ha, nên trồng vào vụ Xuân. Sau trồng 10-15 ngày, cần kiểm tra, nếu cây chết thì trồng dặm ngay. Nếu cây nẩy nhiều chồi thì tỉa bỏ chỉ giữ lại 1. Khi quả vừa nứt thì hái kịp thời, đem phơi khô để tách hạt, sau đó bóc vỏ lấy nhân. Nhân đem ép dưới nhiệt độ thấp sẽ cho dầu thô. 2.4. K ĩ T H U Ậ T T R Ồ N G H Ô N G (Paulonnia fortunei) 2.4.1. Đặc điểm & giá trị loài cây hông Cây Hông đã được Trần Quang Việt giới thiệu khá đầy đủ trong cuốn “Cây Hông”. Cuốn tư liệu dày 54 trang khổ A4 trình bày chi tiết kết quả của đề tài nghiên cứu về Cây Hông do Viện KHLNVN thực hiện với sự tài trợ của Tố chức quỹ xanh NISSAY Nhật Bản (NGF) [12]. Hông là loài cây bản địa, có giá trị, sinh trưởng nhanh, nên gây trồng phát triển kinh tế rộng rãi ở nước ta. Dưới đây trình bầy rõ thêm về loài cây quý giá này, với hy vọng giúp đông đảo bà con hiểu sâu hơn về Cây Hông và làm thế nào để gây ừồng Hông có hiệu quả theo mục tiêu phát triển kinh tế. 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2