PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN phần 3
lượt xem 14
download
Nhu cầu Việc đổi mới phương pháp dạy học để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của phương pháp dạy học còn lạc hậu ở nước ta hiện nay. Nhu cầu này đã được thể hiện bức xúc trong các nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Giáo dục. Đặc biệt, đã viết thành các điều khoản trong Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN phần 3
- PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Phần 3) III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Nhu cầu Việc đổi mới phương pháp dạy học để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của phương pháp dạy học còn lạc hậu ở nước ta hiện nay. Nhu cầu này đã được thể hiện bức xúc trong các nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Giáo dục. Đặc biệt, đã viết thành các điều khoản trong Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo Giáo sư Nguyễn bá Kim (2004): “Phải thừa nhận rằng trong tình hình hiện nay, phương pháp dạy học ở nước ta còn có những nhược điểm phổ biến: Thầy thuyết trình tràn lan; Tri thức được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít yếu tố tìm tòi, phát hiện; Thầy áp đặt, trò thụ động; Thiên về dạy, yếu về học, thiếu hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo của người học; Không kiểm soát được việc học.’’ Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học đã làm nảy sinh thúc đẩy cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp trong ngành Giáo dục và Đào tạo từ một số năm cuối thập kỷ thế kỷ XX đến nay. Những tư tưởng chủ đạo của cuộc đổi mới được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau: “Phát huy tính tích cực’’; “Phương pháp dạy học tích cực’’; “Phương pháp giáo dục tích cực’’; “Hoạt động hóa người học’’; “Tích cực hóa hoạt động học tập; “Dạy học lấy người học làm trung tâm’’,... 3.2. Bản chất của công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học Toán Vận dụng những thành tựu của lý luận dạy học hiện đại trên thế giới, đặc biệt là lý thuyết hoạt động vận dụng vào dạy học và một số quan điểm của dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã nêu bật được bản chất của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam. Điển hình là trong cuốn “Phương pháp Dạy học môn Toán’’ của Giáo sư Nguyễn Bá Kim đã chỉ rõ: 1
- “Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo’’. Định hướng này nêu bật bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, hay nói gọn: hoạt động hóa người học. Theo Giáo sư Nguyễn Bá Kim, mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Trước hết đó là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình lịch sử hình thành và ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung này, cũng chính là những hoạt động để người học có thể kiến tạo và ứng dụng những tri thức trong nội dung đó. Tất nhiên, còn phải kể tới cả những hoạt động có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện những kỹ năng và hình thành những thái độ có liên quan. Ông cũng đã chỉ ra rằng, phát hiện được những hoạt động như vậy trong một nội dung là vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được những mục tiêu dạy học khác, cũng đồng thời là cụ thể hóa được mục tiêu dạy học nội dung đó và chỉ ra được một cách kiểm tra xem mục tiêu dạy học đó có đạt được hay không và đạt đến mức độ nào. Cho nên điều căn bản của phương pháp dạy học là khai thác những hoạt động như trên tiềm tàng trong mỗi nội dung để đạt được mục tiêu dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ nét mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nó hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học cho rằng con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động. Hoạt động liên hệ với các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương tiện, kết quả; đối với hoạt động học, còn liên hệ đến một yếu tố quan trọng, đó là người thầy. Cụ thể hóa bản chất nêu trên ta có một số đặc trưng sau đây 3.2.1. Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của hoạt động học được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu Người học là chủ thể kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo lệnh của thầy giáo. Với định hướng “hoạt động hóa người học’’, vai trò chủ thể của người học được khẳng định trong quá trình họ học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình. Tùy theo mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc trong giao lưu, cả hai trường hợp đều rất quan trọng đối với phương pháp dạy học. Một mặt, mặc dầu trong quá trinh học tập vẫn có cả những pha học sinh hoạt động dưới sự dẫn dắt của thầy hoặc có sự hỗ trợ của bạn, nhưng hoạt động độc lập của học sinh là thành phần không thể thiếu để đảm bảo việc học thành công. Mặt khác, do bản chất xã hội của việc học, phương diện giao lưu ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh trong 2
- phương pháp dạy học, những yếu tố của dạy học hợp tác: học theo nhóm, theo cặp, tranh luận,...ngày càng được tăng cường. 3.2.2. Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm Tri thức là đối tượng của hoạt động học tập. Để dạy một tri thức nào đó, thầy giáo không thể trao ngay cho học sinh điều mình muốn dạy; cách làm tốt nhất thường là cài đặt tri thức đó vào những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động tư giác, tích cực và sáng tạo của bản thân. Theo lý thuyết kiến tạo, học tập là một quá trình trong đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách thích nghi với môi trường sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và những sự mất cân bằng. Tuy nhiên, một môi trường không có dụng ý sư phạm thì không đủ để chủ thể kiến tạo tri thức theo đúng yêu cầu xã hội mong đợi. Vì thế, điều quan trọng là thiết lập những tình huống có dụng ý sư phạm để người học học tập trong hoạt động, học tập bằng thích nghi. 3.2.3. Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học Các nhà Tâm lý học đã chứng minh rằng năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển chủ yếu trong quá trình hoạt động và giao lưu của con người. Con đường tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được mục tiêu giáo dục – đào tạo là: học bằng hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người học, thông qua chính bằng hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiến thức, mà hình thành năng lực và thái độ cho học sinh. Hoạt động học nhằm mục tiêu cải tạo, phát triển chính học sinh là hoạt động không ai có thể làm thay. Vì thế, đòi hỏi học sinhphải tự giác, tích cực, sáng tạo, phải có khả năng tự học. Các nghiên cứu về dạy học phát triển đã cho kết quả rằng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân đều có tính tích cực bên ngoài và tính tích cực bên trong. Tính tích cực bên ngoài thể hiện ở ý chí quyết tâm thực hiện các yêu cầu học tập của giáo viên, nhà trường. Các thao tác hành vi bên ngoài có thể kiểm soát được. Tính tích cực bên trong thể hiện ở chỗ người học sinh có động cơ học tập, mục đích học tập tiếp thu các tác động bên ngoài để biến thành nhu cầu nhận thức, tích cực đào sâu suy nghĩ một cách chủ động tự giác, tự lực. Tính tích cực bên trong dẫn đến sự độc lập phát triển của mỗi cá nhân học sinh, là cơ sở cho tự học suốt đời. Người giáo viên Toán cần quán triệt tư tưởng dạy học là sự hợp tác giữa giáo viênvà học sinh. 3.2.4. Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người 3.2.5. Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học 3
- 3.2.6. Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa Trong hoạt động hóa người học, sự xác lập vị trí chủ thể của người học không hề làm suy giảm vai trò của người thầy giáo, mà ngược lại càng nâng cao vai trò trách nhiệm của người thầy. Vai trò người thầy đã được chuyển đổi, thầy không phải là nguồn phát tin duy nhất, Dạy học trong cách nhìn mới sẽ không còn là cái dạy học vốn có với quyền uy tối thượng cung cấp và ban phát các chân lý khách quan, định đoạt tính đúng sai của các nhận thức và lý giải của con người, mà là dạy học trong tương lai, dạy học sẽ được phát triển trong sự tương tác thường xuyên với các bối cảnh của tự nhiên và xã hội, các bối cảnh luôn luôn trong tình trạng bị tác động của những xáo trộn ngẫu nhiên, bất định và không dự đoán trước được. Vai trò người thầy quan trọng hơn, nặng nề hơn, thể hiện: Thiết kế, là lập kế hoạch, chuẩn bị quá trình dạy học về mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức; Ủy thác, là biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học tập tư nguyện, tư giác của học sinh, là chuyển giao cho học sinh không phải những tri thức dưới dạng có sẵn mà là những tình huống để học sinh hoạt động thích nghi; Điều khiển, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, hướng dẫn, trợ giúp và đánh giá; Thể chế hóa, là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hóa những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian của từng học sinh thành tri thức khoa học của xã hội, tuân thủ chương trình về mức độ yêu cầu, cách thức diễn đạt và định vị tri thức mới trong hệ thống tri thức đã có, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ hoặc giải phóng khỏi trí nhớ nếu thấy không cần thiết. 3.2.7. Từ định hướng học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, phân tích các thành phần của hoạt động về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học. Các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học thể hiện các tư tưởng chủ đạo của quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học toán. * Cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học; * Gợi động cơ cho các hoạt động học tập; * Dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động; * Phân bậc hoạt động là căn cứ điều khiển quá trình dạy học 4
- 3.3. Một số thành tựu của đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Toán Để công cuộc đổi mới phương pháp dạy học Toán thành công, trong xu thế hội nhập, nhiều nhà giáo dục học môn Toán trong nước đã biên dịch, viết, giới thiệu những lý luận về tâm lý học, giáo dục học tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam. Các công trình về lý thuyết hoạt động, lý thuyết kiến tạo, lý thuyết khám phá, lý thuyết tình huống,...đều được giới thiệu và đưa vào chương trình, nội dung đào tạo ở các trường, khoa Sư phạm. Điển hình là cuốn “Phương pháp dạy học môn Toán’’ của Giáo sư Nguyễn Bá Kim, là một cuốn sách có giá trị hàn lâm và giá trị hiện thực, cụ thể. Tác động của cuốn sách này đến đổi mới phương pháp dạy học Toán rất to lớn. Trước đó vào những năm thập niên 70 của thế kỷ trước có cuốn Giáo dục học môn Toán của cố Giáo sư Phạm Văn Hoàn và của Giáo sư Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc. Nhiều nhà Giáo dục học môn Toán đã viết sách và đóng góp cho sự phát triển của phương pháp dạy học Toán như các Giáo sư: Đào Tam, Trần Kiều, Tôn Thân, Hoàng Chúng, Bùi Văn Nghị, Vương Dương Minh, Đỗ Đình Hoan, Vũ Quốc Chung.... Từ khi Việt Nam có đào tạo Tiến sĩ Khoa học Giáo dục chuyên ngành Lý luận và PPDH Bộ môn Toán và Thạc sĩ chuyên ngành này thì đã có hàng trăm luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ nghiên cứu thực hiện nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Toán cho các cấp học. Các phương pháp dạy học truyền thống dưới ánh sáng của các lý luận dạy học hiện đại được các giáo viên dạy toán nhìn nhận lại một cách tích cực có hiệu quả hơn. Các phương pháp dạy học cách đây nhiều năm khi đưa vào Việt Nam được gọi là các xu hướng dạy học không truyền thống thì bây giờ đã trở thành phổ biến đối với mọi giáo viên dạy Toán. Những cuộc hội thảo, tranh luận về việc phân ban ở trung học phổ thông, qua các lần thay sách giáo khoa ở các cấp phổ thông, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học môn Toán đã phát triển nhiều so với trước đây làm cho chất lượng dạy học môn Toán nâng lên. Các sách giáo khoa Toán Tiểu học, Trung học cơ sở được viết theo cách tổ chức cho học sinh hoạt động để chiếm lĩnh tri thức Toán học, các vấn đề về lịch sử Toán, các yếu tố thực tiễn được chọn lọc đưa vào nhiều hơn. Cách trình bày của sách đã tạo điều kiện cho học sinh tự học và các giáo viên Toán có thể sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến. Một số các chương trình, dự án mục tiêu ngoài phần nâng cấp thiết bị dạy học, đã có tác động tích cực đến phương pháp dạy học môn Toán: Dự án Đào tạo giáo viên 5
- THCS, Dự án Phát triển Giáo viên và trường THCS, Dư án đào tạo Giáo viên Tiểu học, Dự án phát triển Giáo viên THPT. Chương trình liên kết Việt – Bỉ. Việc đáng giá kết quả học tập môn môn đang là những đề tài tranh luận sôi nổi. Thi, kiểm tra đáng giá từng môn Toán ở các cấp như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Nhiều công trinh nghiên cứu về vấn đề này của các nhá khoa học giáo dục môn Toán. Đã có nhiều luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ về đáng giá kết quả dạy học môn Toán. Đang có cuộc tranh luận có nên đưa trắc nghiệm vào thi tốt nghiệp hay đại học về môn Toán không? Việc dạy học toán khi phân ban ở bậc THPT như thế nào? Vấn đề Rèn luyện và Phát triển năng lực tự học trong dạy học môn Toán đã được nghiên cứu và thực hiện qua dạy học môn Toán các cấp. Khoa Toán ĐHSP Hà Nội đã tổ chức dạy tự học cho sinh viên và có hiệu quả cao. Đã có những Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu tự học trong dạy học bộ môn Toán. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng lý luận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
22 p | 453 | 197
-
Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ part 1
46 p | 215 | 85
-
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
70 p | 196 | 55
-
Thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam và Kinh tế tri thức thời cơ
319 p | 145 | 44
-
Hành Chính Văn Phòng Nhà Nước phần 7
11 p | 165 | 41
-
Các nền kinh tế ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường - 1
9 p | 147 | 32
-
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 3
29 p | 139 | 30
-
Bất cập và giải pháp phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước - 1
10 p | 136 | 29
-
Hành Chính Văn Phòng Nhà Nước phần 5
11 p | 83 | 15
-
Về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam
7 p | 92 | 9
-
Nghiên cứu áp dụng chương trình quản lý 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả trong công tác văn phòng tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
7 p | 20 | 8
-
Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ: Phần 1 - Nguyễn Cảnh Chất
118 p | 18 | 7
-
Quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
14 p | 24 | 6
-
Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ngân sách cho đầu tư phát triển địa phương tại Hồng Lĩnh - 8
9 p | 67 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần: Bố trí dân cư
6 p | 44 | 4
-
Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện cho Việt Nam
11 p | 16 | 3
-
Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ miền Bắc (1965-1968)
6 p | 81 | 2
-
Vai trò của kinh tế tư nhân Việt Nam và thực tiễn đổi mới ở thành phố Hải Phòng
9 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn