intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Chia sẻ: ViChaeng ViChaeng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này giới thiệu về khái niệm, cấu trúc, mục tiêu, các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

  1. 140 Kỷ yếu hội thảo khoa học PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ThS. Cao Thị Hiên Khoa Trung học cơ sở, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Dạy học tích hợp là một quan điểm giảng dạy hiện đại, góp phần phát triển năng lực người học có khả năng áp dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các tình huống thực tế. Trong bài viết này giới thiệu về khái niệm, cấu trúc, mục tiêu, các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. I. Đặt vấn đề Hiện nay, định hướng phát triển giáo dục (GD) và đào tạo là chuyển mạnh từ quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Điều này đòi hỏi người giáo viên (GV) có những vai trò mới và thay đổi lớn bên trong những vai trò có tính cố hữu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít giáo viên lúng túng trong việc triển khai tổ chức thực hiện dạy học tích hợp. Bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học tích hợp (NLDHTH) cho giáo viên phổ thông trở thành đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công đổi mới chương trình, sách giáo khoa, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng tích hợp vào dạy học ở trường THCS là rất cần thiết, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực và khả năng vận dụng kiến thức cho học sinh (HS). Bài viết giới thiệu về khái niệm, cấu trúc, các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp ở trường THCS. II. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở 1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó, các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể để hình thành năng lực cho người học.
  2. Kỷ yếu hội thảo khoa học 141 2. Mục tiêu của dạy học tích hợp - Giúp cho quá trình học tập của người học thực sự có ý nghĩa, “học đi đôi với hành” bằng cách gắn học tập với cuộc sống, giải quyết vấn đề trong mối liên hệ với các tình huống thực tiễn cụ thể; - Phân biệt được “cái cốt yếu” với “cái ít quan trọng hơn”. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lí các tình huống trong cuộc sống, hoặc đặt tiền đề cho quá trình học tập tiếp theo; - Dạy học sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể, thay vì nhồi nhét cho HS nhiều kiến thức hàn lâm. Dạy học tích hợp chú trọng tập dượtcho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, có ích cho cuộc sống; - Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS được học những môn học khác nhau, tuy nhiên, các em cần biểu đạt khái niệm đã học trong một hệ thống, trong phạm vi từng môn học hoặc giữa các môn học khác nhau. 3. Cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp bao gồm các thành tố sau: - Năng lực phân tích khả năng dạy học tích hợp: + Nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp ở nhà trường + Trình bày và phân tích bản chất, xu hướng của dạy học tích hợp + Chọn nội dung tích hợp phù hợp dưới dạng một bài hay một chủ đề - Năng lực thiết kế và thực hiện dạy học tích hợp: + Chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp + Soạn và triển khai kế hoạch dạy học tính hợp + Nêu được các điều kiện để dạy học tích hợp + Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo - Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp: + Kết hợp các loại kiểm tra đánh giá + Sử dụng đa dạng các công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh 4. Các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS Thực tế, GV THCS hầu hết được trang bị những kiến thức chuyên môn sâu của môn chuyên ngành, nắm được các PPDH cơ bản. Tuy nhiên, họ còn thiếu những năng lực vận dụng vào tổ chức DH những chủ đề có tính tích hợp. Dưới đây là một số biện pháp phát triển NLDHTH cho GV THCS: Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về phát triển năng lực dạy học tích hợp * Đối với cán bộ quản lý: Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên. Đồng thời cần xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện các chế tài để giáo viên học tập, nắm vững các yêu cầu về phẩm chất năng lực nghề nghiệp, nắm vững các quy định của nhà nước, ngành, địa phương, các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Xác định mục tiêu, nội dung cần nâng cao nhận thức cho cán bộ và đội ngũ giáo viên. Dự kiến các hình
  3. 142 Kỷ yếu hội thảo khoa học thức tổ chức để nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên như: học tập, bồi dưỡng thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, thông qua việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Dự kiến các nguồn lực: con người, phương tiện, kinh phí, thời gian,... cho việc nâng cao nhận thức. * Đối với giáo viên: Phải hiểu rõ nội dung của quy định về chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí của năng lực dạy học tích hợp, mục đích ban hành và triển khai áp dụng chuẩn để đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên. Tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc, nắm vững các nội dung đã được tuyên truyền về mục đích, tác dụng của phát triển năng lực dạy học tích hợp. Biện pháp 2. Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp Kế hoạch (KH) phải thể hiện rõ nội dung, biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp, đề ra được thời gian cụ thể thực hiện KH, xác định nội dung và phương thức thực hiện việc bồi dưỡng cũng như chuẩn bị các điều kiện cho việc hiện thực KH bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên. Kế hoạch phát triển năng lực DHTH phải được các tổ chuyên môn tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, hoàn thiện. Từng học kỳ, hết năm học các tổ chuyên môn, giáo viên báo cáo kết quả thực hiện KH, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế cũng như những bất cập trong việc thực hiện KH. Biện pháp 3: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp của giáo viên. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp Muốn tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, trước hết cần phải khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn của giáo viên, xem giáo viên họ muốn bồi dưỡng nội dung gì, thời gian bồi dưỡng, cách thức bồi dưỡng. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp học, bậc học các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm theo kế hoạch, nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả giáo viên các cấp và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về DHTH. Việc tổ chức bồi dưỡng cần đi vào cái cụ thể, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của giáo viên, tránh tình trạng lý luận chung chung, hình thức. *Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp: Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần đưa các nội dung phân tích bản chất, xu hướng của dạy học tích hợp, vận dụng phối hợp những kiến thức liên môn như: Vật lí, Sinh học, Toán học, Lịch sử, Địa lý... để chọn nội dung tích hợp phù hợp dưới dạng một bài hay một chủ đề. Dựa trên khung sơ bộ về con đường xây dựng các chủ đề tích hợp đã thống nhất, giáo viên phối hợp với nhau để xây dựng chủ đề tích hợp. Giáo viên báo cáo nội dung chủ đề đã xây dựng, điều chỉnh theo góp ý của tổ nhóm chuyên môn. Quy trình xây dựng nội dung, tổ chức dạy học chủ đề tích hợp theo các bước sau: Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa, lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp Bước 2: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề dạy học tích hợp Bước 3: Xác định những kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề. Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề, thiết bị dạy học và cơ sở tích hợp
  4. Kỷ yếu hội thảo khoa học 143 Bước 4: Lập kế hoạch dạy học chủ đề, dự kiến thời gian thực hiện Bước 5: Tổ chức dạy học và đánh giá năng lực HS trên cơ sở mục tiêu của chủ đề. Ví dụ minh họa về tổ chức dạy học chủ đề tích hợp THCS Bước 1: Lựa chọn chủ đề “Nước” (Hóa học 8) Bước 2: Xây dựng mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức: - HS hiểu và biết tính chất vật lý của nước dựa trên những hiểu biết trong tực tế đời sống và kiến thức đã học. - Kiến thức bộ môn: + HS hiểu và biết tính chất hóa học của nước. Viết được phương trình thể hiện tính chất hóa học của nước. + Vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch. 2. Kỹ năng Môn hóa học: - Rèn kỹ năng viết PTHH minh họa tính chất hóa học của nước, kỹ năng thí ng- hiệm thực hành - Rèn kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo phương trình - Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết một số dung dịch axit, bazơ cụ thể. Môn Khoa học, Vật lý, Địa lí, Sinh học: Rèn cho HS vận dụng kiến thức đã biết giải quyết tính huống đặt ra. - Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học 3.Thái độ: - HS có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm - HS có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn vật lý, sinh học, địa lí, công nghệ, ... Bước 3: Xác định những kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề. Xây dựng các hoạt động dạy học của chủ đề, các thiết bị dạy học và cơ sở tích hợp. - Nội dung kiến thức cần thiết: Thành phần hóa học của nước - Tính chất của nước - Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước - Cơ sở tích hợp Môn Hóa học 8: Bài nước Môn Sinh học 6: Bài Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước Môn Địa lí 7: Bài Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa Môn Vật lý 6: Bài Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng và bài Nhiệt kế - Nhiệt giai Môn Khoa học 4: Bài Tìm hiểu về tính chất của nước
  5. 144 Kỷ yếu hội thảo khoa học Bước 4: Lập kế hoạch dạy học chủ đề (Sử dụng PPDH dự án) Nhóm Nội dung HĐ Kế hoạch thực hiện Sản phẩm Tìm hiểu về - Nhóm HS làm TN về sự phân hủy nước, nhận Bài báo cáo về thành phần xét, báo cáo kết quả xác định thành 1 phần hóa học của hóa học của - HS quan sát video mô tả thí nghiệm tổng hợp nước nước nước, nhận xét, báo cáo kết quả - HS bằng những kiến thức đã học về khoa học, thực Bài báo cáo tính tiễn thảo luận, viết báo cáo tính chất vật lý của nước chất vật lý của (Khoa học 4. Sinh học 6) nước Tìm hiểu về - HS tổ chức tiến hành các thí nghiệm nước tác dụng Bài tường trình 2 với Na, P2O5, CaO. Nêu hiện tượng, nhận xét, kết tính chất của các thí nghiệm luận (Vật lý 6) nước về tính chất hóa Tích hợp: học của nước. Báo cáo kết quả. - Môn Vật lý 6: Khối lượng riêng – trọng lượng riêng; Nhiệt kế - Nhiệt giai Nhóm HS tự tìm kiếm tư liệu, thảo luận, xây dựng Bài báo cáo bài báo cáo về vai trò của nước. Nguyên nhân , tác về vai trò của hại của ô nhiễm nguồn nước. Các biện pháp bảo vệ nước trong đời nguồn nước (Sinh vật 6, Địa ý 7, GDCD) sống sản xuất. Tìm hiểu Ô nhiễm nguồn về vai trò Tích hợp: nước 3 của nước. Ô - Môn Sinh học 6: Vai trò của nước trong quang nhiễm nguồn hợp cây xanh nước - Môn Sinh học 7,8: Nước với vai trò trao đổi chất ở người và động vật - Môn Công nghệ 7: Nước với trồng trọt và chăn nuôi Bước 5: Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề - Khởi động: Cho HS xem video về nguồn nước, tình trạng khan hiếm nước sạch, ô nhiễm nguồn nước… GV dẫn dắt vào bài và giao nhiệm vụ cho các nhóm theo PPDH dự án - Hình thành kiến thức mới: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, xây dựng sản phẩm theo dự án - Luyện tập: Báo cáo dự án, thảo luận, góp ý, chỉnh sửa các sản phẩm của dự án - Vận dụng, mở rộng: Công bố kết quả dự án, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của chủ đề dạy học. Thảo luận về định hướng đưa kết quả của dự án vào thực tiễn cuộc sống. Các tổ chuyên môn tiến hành cho dạy thực nghiệm trên học sinh, đánh giá chất lượng hiệu quả của chủ đề xây dựng. Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
  6. Kỷ yếu hội thảo khoa học 145 Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của giáo viên. Mỗi giáo viên để thành công trong giảng dạy, thành đạt trong cuộc sống cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy cán bộ quản lý các nhà trường phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của giáo viên, để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục. Năng lực của giáo viên thể hiện qua hoạt động giảng dạy (có thể quan sát được ở các tình huống, hoàn cảnh khác nhau) và có thể đo lường, đánh giá được. Mỗi kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể phải thu thập được các chứng cứ cốt lõi về các kiến thức, kỹ năng, thái độ,… được tích hợp trong những tình huống, ngữ cảnh thực tế. Biện pháp 5: Phát triển môi trường dạy học tích hợp - Tạo môi trường lành mạnh, thân thiện Cán bộ quản lý xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, thân thiện đoàn kết, gắn bó, tạo bầu không khí tâm lý thoải mái để giáo viên yên tâm công tác. Tạo được mối quan hệ tốt giữa quản lý với quản lý, giữa giáo viên với giáo viên, giữa quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh. Trong giờ học môi trường thân thiện là giáo viên luôn gần gũi, quan tâm tới học sinh, tạo cho từng buổi học luôn nhẹ nhàng và hiệu quả. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Việc nâng cấp CSVC, trang thiết bị dạy học, cán bộ quản lý cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương. - Hoàn thiện các chế độ chính sách Cán bộ quản lý phải xây dựng ban hành chế độ khuyến khích giáo viên có thành tích trong hoạt động phát triển năng lực DHTH. Tham mưu với các cấp, các ngành nâng lương sớm, thưởng kịp thời cho các giáo viên có thành tích trong công tác giảng dạy. III. Kết luận Công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp của giáo viên THCS là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trong bài viết tôi đã tổng hợp lý luận về dạy học tích hợp, đã đưa ra 5 giải pháp phát triển NLDHTH cho GV THCS. Đặc biệt, tôi đã đưa ra một ví dụ cụ thể về kế hoạch xây dựng chủ đề dạy học tích hợp, cách thiết kế giáo án, tổ chức hoạt động dạy học chủ đề theo PPDH dự án. Để phát triển NLDHTH cho giáo viên THCS chúng ta cần có chương trình bồi dưỡng tập huấn về dạy học tích hợp đồng bộ, phù hợp cho giáo viên, cũng như chú trọng việc bồi dưỡng GV tại đơn vị cơ sở, trong đó hướng GV đi vào con đường tự học, tự nghiên cứu để có thể vận dụng dạy học tích hợp trong bộ môn của mình./.
  7. 146 Kỷ yếu hội thảo khoa học Tài liệu tham khảo 1. Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 2. Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 3. Nguyễn Văn Biên (2014), Tài liệu bôi dưỡng giáo viên về “Xây dựng chuyên đề tích hợp”. 4. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông”. Đề tài KHCN cấp Bộ. 5. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, NXB ĐHSP 6. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) (2006), Hóa học 8, NXBGD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2