T. T. K. Cúc, N. P. L. Quyên / Phát triển năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học…<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM<br />
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC<br />
Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Phan Lâm Quyên<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
Ngày nhận bài 23/10/2017, ngày nhận đăng 05/12/2017<br />
Tóm tắt: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một hướng dạy học giúp học sinh tự<br />
chiếm lĩnh kiến thức để hình thành năng lực cho bản thân. Đây là một hướng dạy học<br />
mà giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động cho học sinh quan sát, chủ động suy nghĩ, tham<br />
gia vào nội dung học tập một cách tích cực để tìm ra những tri thức mới, giải pháp<br />
mới, dựa trên kiến thức và vốn hiểu biết của các em. Để có thể dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm, giáo viên cần nắm được nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học. Bài<br />
báo này đề cập đến một số biện pháp phát triển năng lực dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm phục vụ cho<br />
công tác giảng dạy một cách hiệu quả.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban<br />
Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI khẳng định<br />
việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục<br />
đào tạo. Việc tổ chức các hoạt động dạy<br />
học và giáo dục theo hướng tăng cường<br />
sự trải nghiệm nhằm phát huy tính sáng<br />
tạo cho học sinh (HS), tạo ra các môi<br />
trường khác nhau để HS được trải nghiệm<br />
nhiều nhất. Hiện nay, trong dạy học, việc<br />
phát triển năng lực của người học được<br />
chú trọng cả về con người cá nhân và con<br />
người xã hội. Việc giáo dục theo hướng<br />
trải nghiệm sẽ giúp HS tư duy sáng tạo,<br />
biến những ý tưởng của mình thành hiện<br />
thực.<br />
Thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo<br />
dục, trong quá trình dạy học, giáo viên<br />
(GV) cần hướng dẫn, tổ chức hoạt động<br />
học sao cho HS không chỉ được học kiến<br />
thức trong sách vở mà còn phải biết vận<br />
dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào<br />
cuộc sống, biết linh hoạt giải quyết tình<br />
huống… Những năm gần đây, giáo dục ở<br />
nước ta đã triển khai nhiều mô hình và kĩ<br />
thuật dạy học tích cực, trong đó có nội<br />
dung tổ chức giáo dục theo hướng trải<br />
<br />
nghiệm. Để nắm bắt kịp thời, hướng tới<br />
thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục, việc<br />
tìm hiểu nội dung hoạt động trải nghiệm<br />
và phát triển triển năng lực dạy học cho<br />
GV tiểu học đáp ứng với yêu cầu đổi mới<br />
giáo dục là việc làm cần thiết.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Khái quát về năng lực và năng<br />
lực dạy học<br />
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, năng lực<br />
được hiểu theo hai nét nghĩa:<br />
- Chỉ một khả năng, điều kiện tự<br />
nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động<br />
nào đó.<br />
- Là phẩm chất tâm sinh lí tạo cho<br />
con người có khả năng để hoàn thành một<br />
hoạt động nào đó có chất lượng cao [7].<br />
Theo tài liệu Khoa sư phạm tích hợp<br />
hay làm thế nào để phát triển các năng<br />
lực ở nhà trường, năng lực là sự tích hợp<br />
các kĩ năng tác động một cách tự nhiên<br />
lên các nội dung trong một loại tình<br />
huống cho trước để giải quyết những vấn<br />
đề do những tình huống đặt ra [5].<br />
Theo tác giả Đỗ Hương Trà, năng lực<br />
là khả năng huy động tổng hợp các kiến<br />
.<br />
<br />
Email: kimcuc2003@yahoo.com (T. T. K. Cúc)<br />
<br />
20<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá<br />
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…<br />
để thực hiện thành công một loại công<br />
việc trong một bối cảnh nhất định [6].<br />
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu<br />
năng lực là khả năng kết hợp linh hoạt<br />
kiến thức, kĩ năng với thái độ… của một<br />
cá nhân để giải quyết một tình huống có<br />
thực trong cuộc sống.<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc năng lực dạy học<br />
Với mỗi người GV nói chung và GV<br />
tiểu học nói riêng, để thực hiện tốt vai trò<br />
và nhiệm vụ của mình, những yêu cầu về<br />
phẩm chất và năng lực là tất yếu. Trong<br />
các năng lực thì năng lực dạy học là năng<br />
lực cốt lõi. Năng lực dạy học của mỗi<br />
người GV chính là sự kết hợp linh hoạt<br />
kiến thức của môn học với kĩ năng thực<br />
hành cũng như hứng thú của người dạy để<br />
thực hiện mục tiêu dạy học hiệu quả.<br />
2.2. Một số vấn đề cơ bản về dạy học<br />
theo hướng trải nghiệm<br />
Theo Đại từ điển Tiếng Việt:<br />
+ Trải có nét nghĩa là đã từng biết,<br />
từng sống qua hoàn cảnh nào đó trong<br />
cuộc đời.<br />
+ Nghiệm tức là xác nhận điều nào đó<br />
thông qua xem xét thực tế [7].<br />
Theo Từ điển Anh - Việt, trải nghiệm<br />
hay kinh nghiệm (experience) là tri<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 20-28<br />
<br />
thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay<br />
một chủ đề có được thông qua tham gia<br />
sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp [4].<br />
Xét dưới góc độ sư phạm, một số nhà<br />
nghiên cứu sư phạm xét thuật ngữ trải<br />
nghiệm qua khái niệm thực hành<br />
(practice), nghĩa là xem xét nó trong việc<br />
tiến hành đào tạo và kết quả của nó. Học<br />
tập theo hướng trải nghiệm là một cách<br />
học thông qua làm, với quan niệm việc<br />
học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ<br />
sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những<br />
đánh giá, phân tích trên những kinh<br />
nghiệm, kiến thức sẵn có [8]. Học thuyết<br />
này gắn liền với các tác giả như: David<br />
Kolb, John Dewey, Jean Piaget, Lev<br />
Vygotsky...<br />
Như vậy, dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm là quá trình trong đó người dạy<br />
khuyến khích, tạo điều kiện cho người<br />
học trải nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó<br />
người học rút ra được tri thức mới trên cơ<br />
sở trải nghiệm và kinh nghiệm, kiến thức<br />
sẵn có. Người dạy đóng vai trò là người<br />
hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết để đi tới<br />
mục đích giáo dục cuối cùng. Đây chính<br />
là hình thức dạy học của cá nhân HS có<br />
sự kết hợp giữa nội dung học trong nhà<br />
trường và thực tiễn cuộc sống. Thông qua<br />
việc thực hiện nội dung, GV điều khiển<br />
HS giải quyết vấn đề để tìm ra cái mới,<br />
tích lũy kiến thức và dần chuyển hóa<br />
thành năng lực của mình.<br />
2.3. Một số biện pháp phát triển<br />
năng lực dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm cho giáo viên tiểu học đáp ứng<br />
yêu cầu đổi mới giáo dục<br />
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp<br />
a. Dựa theo Chuẩn nghề nghiệp của<br />
giáo viên tiểu học<br />
Theo điều 7 của quy định về Chuẩn<br />
nghề nghiệp GV tiểu học, những yêu cầu<br />
thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm cần có là:<br />
<br />
21<br />
<br />
T. T. K. Cúc, N. P. L. Quyên / Phát triển năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học…<br />
<br />
lập được kế hoạch dạy học, biết cách<br />
soạn giáo án theo hướng đổi mới; tổ chức<br />
và thực hiện các hoạt động dạy học trên<br />
lớp phát huy được tính năng động sáng<br />
tạo của HS. Với yêu cầu này, một người<br />
GV tiểu học cần phải có năng lực dạy học<br />
để thích ứng với yêu cầu đổi mới của<br />
chương trình giáo dục phổ thông.<br />
b. Dựa theo cấu trúc năng lực<br />
Năng lực là sự kết hợp của các yếu tố<br />
kiến thức, kĩ năng với thái độ, hứng thú…<br />
của một cá nhân để giải quyết một tình<br />
huống có thực trong cuộc sống. Như vậy,<br />
để hình thành năng lực dạy học theo<br />
hướng trải nghiệm, người GV tiểu học<br />
cần có kiến thức chuyên môn và kĩ năng<br />
tổ chức dạy học cũng như hứng thú để<br />
thực hiện nội dung chương trình giáo dục<br />
phổ thông mới. Trong quá trình phát triển<br />
năng lực dạy học, các nhà giáo dục cần<br />
chú ý đến các thành phần trong cấu trúc<br />
năng lực để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả.<br />
c. Dựa theo mục tiêu của chương<br />
trình giáo dục phổ thông mới<br />
Chương trình giáo dục bậc tiểu học<br />
nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho<br />
sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh<br />
thần, phẩm chất, học vấn và năng lực<br />
chung được nêu trong mục tiêu giáo dục<br />
phổ thông; bước đầu phát triển những<br />
tiềm năng sẵn có để tiếp tục học trung học<br />
cơ sở. Với mục tiêu này, người GV tiểu<br />
học cần có những năng lực cần thiết để<br />
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông<br />
mới, trong đó có năng lực dạy học theo<br />
hướng trải nghiệm.<br />
2.3.2. Một số biện pháp phát triển<br />
năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm<br />
cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu<br />
đổi mới giáo dục<br />
a. Trang bị kiến thức về dạy học trải<br />
nghiệm<br />
Để có năng lực dạy học theo hướng<br />
trải nghiệm, người GV tiểu học cần tìm<br />
22<br />
<br />
hiểu kiến thức về dạy học trải nghiệm,<br />
phân biệt giữa dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm với tổ chức các hoạt động chuyên<br />
đề, ngoài giờ lên lớp (hoạt động trải<br />
nghiệm). Tư tưởng học tập lí luận gắn liền<br />
với thực tế, học phải đi đôi với hành đã<br />
được thể hiện rõ trong điều 3 Luật Giáo<br />
dục (2005): “Hoạt động giáo dục phải<br />
được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi<br />
với hành, giáo dục kết hợp với lao động<br />
sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,<br />
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục<br />
gia đình và giáo dục xã hội.” Dạy học<br />
theo hướng trải nghiệm là hướng dạy học<br />
có thể giải quyết được vấn đề đó.<br />
Trong chương trình giáo dục phổ<br />
thông hiện hành, hoạt động giáo dục<br />
(nghĩa rộng) gồm có hoạt động dạy học<br />
các môn học và hoạt động giáo dục (nghĩa<br />
hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo<br />
nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo<br />
dục được tổ chức ngoài giờ dạy học các<br />
môn học. Chương trình giáo dục phổ<br />
thông được soạn thảo sau năm 2015 quy<br />
định hoạt động giáo dục bao gồm hoạt<br />
động dạy học và hoạt động trải nghiệm.<br />
Như vậy, hoạt động trải nghiệm có thể<br />
được chia thành 2 hướng: hoạt động trải<br />
nghiệm được tổ chức thành các hoạt động<br />
chuyên đề, ngoài giờ lên lớp và hoạt động<br />
trải nghiệm lồng ghép trong các tiết học,<br />
môn học hay còn gọi là tổ chức dạy học<br />
các môn học theo hướng trải nghiệm (dạy<br />
học, giáo dục trải nghiệm).<br />
Mục tiêu của chương trình giáo dục<br />
phổ thông mới nhằm tạo ra những con<br />
người Việt Nam phát triển hài hoà về thể<br />
chất và tinh thần, có những phẩm chất cao<br />
đẹp, có các năng lực chung và phát huy<br />
tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho<br />
việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt<br />
đời. Vì vậy, trong Dự thảo chương trình<br />
giáo dục phổ thông tổng thể 8/2015 đã<br />
nhấn mạnh đến sự đổi mới, tích cực khi<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
đề xuất xây dựng, thực hiện hoạt động trải<br />
nghiệm, song song với lồng ghép dạy học<br />
theo hướng trải nghiệm trong các tiết học.<br />
Việc dạy học theo hướng trải nghiệm là<br />
quá trình trong đó người dạy khuyến<br />
khích, tạo điều kiện cho người học trải<br />
nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó người<br />
học rút ra được tri thức mới trên cơ sở trải<br />
nghiệm và kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.<br />
Người dạy chỉ thực hiện vai trò là người<br />
hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết để đạt<br />
được mục tiêu dạy học. Đây chính là hoạt<br />
động học tập có sự phản hồi và đề cao<br />
kinh nghiệm cá nhân chủ quan của người<br />
học.<br />
Để tổ chức dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm, GV có thể sử dụng các kỹ thuật<br />
dạy học nhằm phát huy sự tham gia tích<br />
cực của người học vào quá trình dạy học,<br />
kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng<br />
tác làm việc của HS, cụ thể như: thảo luận<br />
nhóm, nghiên cứu tình huống (giảng dạy<br />
bằng tình huống), đóng vai, trò chơi,…<br />
Tùy theo nội dung của môn học và qui mô<br />
của lớp học mà GV có thể sử dụng các kỹ<br />
thuật dạy học một cách linh hoạt và hiệu<br />
quả.<br />
b. Rèn kỹ năng thiết kế và tổ chức<br />
dạy học theo hướng trải nghiệm<br />
Việc học tập qua trải nghiệm của HS<br />
được đề cập trong nhiều tài liệu liên quan<br />
đến phương pháp học trải nghiệm của các<br />
nhà tâm lí, giáo dục học gắn liền với<br />
thuyết học tập này như Kolb, Dewey hay<br />
Piaget… Theo các tác giả này, quy trình<br />
học tập qua trải nghiệm về cơ bản được<br />
thể hiện trong 4 bước như sau:<br />
Bước 1 - Trải nghiệm<br />
HS làm, thực hiện một hoạt động tuân<br />
theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ<br />
chức hoặc quy định về thời gian, HS làm<br />
trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách<br />
làm.<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 20-28<br />
<br />
Bước 2 - Phân tích<br />
HS chia sẻ lại các kết quả, các chú ý<br />
và những điều quan sát, cảm nhận được<br />
trong phần hoạt động đã thực hiện của<br />
mình. HS cùng thảo luận, nhìn lại cả quá<br />
trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh.<br />
HS sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của<br />
hoạt động và các kỹ năng sống học được.<br />
Bước 3 - Tổng quát<br />
Liên hệ những kết quả và điều học<br />
được từ trải nghiệm với các ví dụ trong<br />
cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy HS<br />
suy nghĩ về việc có thể áp dụng những<br />
điều học được vào các tình huống khác<br />
như thế nào.<br />
Bước 4 - Áp dụng<br />
HS sử dụng những kỹ năng, hiểu biết<br />
mới vào cuộc sống thực tế của mình. HS<br />
trực tiếp thực hành, áp dụng những điều<br />
học được vào tình huống tương tự hoặc<br />
các tình huống khác.<br />
Trải nghiệm<br />
<br />
Phân tích<br />
<br />
Áp dụng<br />
<br />
Tổng quát<br />
<br />
Hình 2. Quy trình học qua trải nghiệm<br />
Từ quy trình học qua trải nghiệm, để<br />
tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm,<br />
GV cần xác định được các nội dung dạy<br />
học và thiết kế hoạt động học cho HS theo<br />
hướng tăng cường trải nghiệm trong các<br />
tiết học. Căn cứ vào quy trình học qua trải<br />
nghiệm, GV xây dựng quy trình dạy học<br />
sao cho việc học tập của HS sẽ là một quá<br />
trình mà tri thức HS được tạo ra thông<br />
qua sự biến đổi kinh nghiệm. Quy trình<br />
thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng trải<br />
nghiệm và tổ chức dạy học có thể thực<br />
hiện như sau:<br />
<br />
23<br />
<br />
T. T. K. Cúc, N. P. L. Quyên / Phát triển năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học…<br />
<br />
Bước 1: Giới thiệu nội dung trải<br />
nghiệm<br />
GV nêu tên bài và giới thiệu khái quát<br />
nội dung trải nghiệm.<br />
Bước 2: Tổ chức trải nghiệm<br />
Ở bước này, GV sẽ giao nhiệm vụ trải<br />
nghiệm cho HS, GV nêu cách thức tiến<br />
hành, hướng dẫn HS thực hiện, yêu cầu<br />
cần thực hiện trải nghiệm. GV có thể<br />
kiểm tra mức độ nắm rõ nhiệm vụ của HS<br />
bằng cách yêu cầu 1-2 HS nhắc lại. HS tự<br />
thực hành trải nghiệm, thông thường là<br />
hoạt động theo nhóm. GV sẽ bao quát lớp,<br />
chú ý hỗ trợ khi cần thiết và bảo đảm tất<br />
cả HS đều tham gia.<br />
Bước 3: Phản hồi, chia sẻ, phân tích<br />
GV tổ chức cho HS trình bày kết quả<br />
thu nhận được qua quá trình thực hành phản hồi (yêu cầu HS trình bày kết quả<br />
thu nhận được; GV cùng HS cả lớp quan<br />
sát, bổ sung, trao đổi ý kiến, nhận xét).<br />
GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ lại<br />
quá trình, cách thức hoạt động của mình<br />
(GV thông qua các câu hỏi để các nhóm<br />
tự nhìn nhận lại quá trình hoạt động, rút<br />
kinh nghiệm).<br />
GV tổ chức cho HS phân tích kết quả<br />
thu nhận được, tự rút ra bài học (GV đặt<br />
câu hỏi gợi mở làm rõ hơn về nội dung<br />
mà HS đã trình bày; GV có thể thực hiện<br />
thí nghiệm hoặc mở rộng quan sát thêm<br />
qua video, hình ảnh… để giúp HS hiểu rõ<br />
hơn về nội dung vấn đề mình đang tìm<br />
hiểu; GV tạo điều kiện cho HS nêu những<br />
vấn đề thắc mắc để cùng trao đổi thảo<br />
luận).<br />
Bước 4: Khái quát nội dung<br />
GV để HS tự liên hệ với kinh nghiệm<br />
bản thân, liệt kê những điểm chính rút ra<br />
được sau quá trình, kết luận (có thể thông<br />
qua câu hỏi chốt để HS nêu lên ý kiến của<br />
bản thân). GV ghi nhận các ý kiến và<br />
chốt, rút ra kết luận cuối cùng.<br />
<br />
24<br />
<br />
Bước 5: Áp dụng<br />
GV giúp HS vận dụng những điều đã<br />
học vào tình huống khác (xử lí tình<br />
huống, trò chơi…). GV hướng dẫn các em<br />
xác định bất kì thay đổi hành vi nào mà<br />
các em có thể làm sau hoạt động trải<br />
nghiệm và tạo thêm những cơ hội để các<br />
em có thể áp dụng hoặc bàn luận những<br />
điều em đã học với những người khác.<br />
Bước 6: Tổng kết<br />
GV nhận xét quá trình trải nghiệm<br />
(tiết học) và giao nhiệm vụ trải nghiệm ở<br />
nhà tùy theo nội dung bài học.<br />
- Bước 1: Giới thiệu nội dung trải<br />
nghiệm<br />
- Bước 2: Tổ chức trải nghiệm<br />
Bước 3: Phản hồi, chia sẻ, phân tích<br />
<br />
Bước 4: Khái quát nội dung<br />
Bước 5: Áp dụng<br />
- Bước 2: Tổ chức trải nghiệm<br />
<br />
Bước 6: Tổng kết<br />
Hình 3. Quy trình dạy học theo<br />
hướng trải nghiệm<br />
* Ví dụ minh họa<br />
KẾ HOẠCH DẠY HỌC<br />
THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM<br />
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5<br />
BÀI 29: THỦY TINH<br />
I. Mục tiêu<br />
1. Kiến thức<br />
- Nhận biết được tính chất, công dụng<br />
của thủy tinh thông thường và thủy tinh<br />
chất lượng cao.<br />
<br />