N. T. Hà / Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm lịch sử Trường Đại học Vinh...<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC<br />
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Thị Hà<br />
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017<br />
Tóm tắt: Năng lực dạy học là một thành phần của năng lực sư phạm và là năng<br />
lực quan trọng nhất của giáo dục nghề nghiệp. Theo phương pháp tiếp cận năng lực,<br />
năng lực dạy học của giáo viên trở thành chuẩn đầu ra, thành tiêu chí để xây dựng và<br />
đánh giá các năng lực dạy học trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Vì thế,<br />
việc phát triển năng lực dạy học cho sinh viên trong các trường sư phạm phải được chú<br />
trọng, phải đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đổi<br />
mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc phổ thông. Bài viết này tập trung<br />
làm rõ một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư<br />
phạm Lịch sử ở Trường Đại học Vinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo<br />
viên đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về số<br />
lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi<br />
mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ cấp<br />
thiết của các trường sư phạm. Để thực<br />
hiện mục đích đào tạo đó, giáo viên lịch<br />
sử đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau như:<br />
năng lực tự học, năng lực dạy học và năng<br />
lực nghiên cứu khoa học, trong đó năng<br />
lực dạy học là đặc trưng cơ bản nhất của<br />
việc đào tạo nghề dạy học. Năng lực dạy<br />
học được phát triển trong suốt cả cuộc đời<br />
hoạt động nghề nghiệp của giáo viên,<br />
trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở<br />
trường sư phạm giữ vai trò nền tảng. Vì<br />
vậy, việc phát triển năng lực nghề nghiệp<br />
cho sinh viên nói chung, sinh viên Sư<br />
phạm Lịch sử nói riêng, đáp ứng yêu cầu<br />
đổi mới giáo dục phổ thông là hết sức cần<br />
thiết.<br />
II. Nội dung nghiên cứu<br />
1. Năng lực dạy học Lịch sử<br />
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Năng lực<br />
là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự<br />
Email: nguyenthihadhv@gmail.com<br />
<br />
44<br />
<br />
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động<br />
nào đó” [8; tr. 660]. Theo Phạm Minh<br />
Hạc “Năng lực là tổ hợp phức tạp những<br />
thuộc tính tâm lí của mỗi người phù hợp<br />
với những các yêu cầu của một hoạt động<br />
nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn<br />
ra có kết quả” [3; tr. 334].<br />
Như vậy, năng lực của con người là<br />
khả năng thực hiện được các hoạt động<br />
trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với<br />
từng nhiệm vụ và công việc đó. Năng lực<br />
thực hiện bao gồm: Các kĩ năng thực<br />
hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề và các<br />
kĩ năng trí tuệ; thể hiện đạo đức nghề<br />
nghiệp; khả năng thích ứng để thay đổi;<br />
khả năng áp dụng kiến thức của mình vào<br />
thực hiện công việc; khả năng làm việc<br />
cùng với người khác trong tổ, nhóm.<br />
Năng lực của con người có thể có được<br />
nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, rèn luyện,<br />
trải nghiệm.<br />
Dạy học là hoạt động được thực hiện<br />
theo một chiến lược, chương trình đã<br />
được thiết kế, tác động đến người học<br />
nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và<br />
phát triển phẩm chất, năng lực của người<br />
học. Giáo viên xây dựng, thiết kế hoạt<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
động dạy học một cách đầy đủ và cụ thể,<br />
khoa học, logic bao nhiêu thì công việc<br />
dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu. Từ đó<br />
có thể hiểu năng lực người giáo viên là<br />
khả năng thực hiện các hoạt động dạy học<br />
với chất lượng cao. Đối với giáo viên,<br />
năng lực dạy học cũng được nâng lên qua<br />
học tập, rèn luyện và trải nghiệm, trước<br />
hết được hình thành và phát triển ở quá<br />
trình đào tạo trong trường sư phạm. Học<br />
nghề ở trường sư phạm là học để trở<br />
thành người giáo viên có năng lực cao<br />
trong nghề dạy học, góp phần đào tạo thế<br />
hệ trẻ theo mục tiêu đã đề ra. Ngày nay,<br />
do yêu cầu đổi mới trong giáo dục, năng<br />
lực dạy học phải được tích lũy một cách<br />
toàn diện và đầy đủ. Năng lực ấy bao gồm<br />
nhiều mặt, nhiều khía cạnh, đa dạng và<br />
phong phú. Mục tiêu của các trường sư<br />
phạm là đào tạo một đội ngũ giáo viên có<br />
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ khoa<br />
học, nghiệp vụ sư phạm và khả năng<br />
nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của<br />
việc dạy học ở trường phổ thông.<br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8<br />
khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện<br />
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi<br />
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học<br />
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích<br />
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến<br />
thức, kỹ năng của người học; khắc phục<br />
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ<br />
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách<br />
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để<br />
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,<br />
kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ<br />
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình<br />
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt<br />
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa<br />
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ<br />
thông tin và truyền thông trong dạy và<br />
học” [1]. Như vậy, phát triển năng lực<br />
dạy học cho sinh viên sư phạm nói chung,<br />
sinh viên Sư phạm Lịch sử nói riêng là<br />
phải theo hướng “coi trọng phát triển<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 44-50<br />
<br />
phẩm chất, năng lực của người học”, là<br />
rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp giáo<br />
viên phổ thông “tạo cơ sở để người học tự<br />
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,<br />
phát triển năng lực”.<br />
Trong quá trình dạy học tiếp cận năng<br />
lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và<br />
toàn diện giáo dục, bên cạnh những năng<br />
lực chung mà bất kỳ sinh viên sư phạm<br />
nào cũng cần có, trong dạy học lịch sử<br />
cần phát triển những năng lực mang tính<br />
đặc trưng của bộ môn. Việc phát triển<br />
những năng lực dạy học Lịch sử sẽ làm rõ<br />
đặc trưng môn học Lịch sử, phân biệt<br />
môn Lịch sử với các môn học khác. Căn<br />
cứ vào đặc trưng của mình, “Mục tiêu bộ<br />
môn Lịch sử ở trường Trung học phổ<br />
thông là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ<br />
thống về lịch sử phát triển hợp quy luật<br />
của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ<br />
sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân<br />
tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa<br />
xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực<br />
hành” [5; tr. 90].<br />
Nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, phát<br />
triển bộ môn Lịch sử đòi hỏi việc rèn<br />
luyện, phát triển năng lực dạy học bộ<br />
môn, trước hết là cách thức diễn đạt nói<br />
và viết, sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ<br />
diễn đạt theo các trường hợp cụ thể như<br />
tường thuật, miêu tả, giải thích. Bên cạnh<br />
đó, việc phát triển năng lực dạy học bộ<br />
môn Lịch sử cung cấp cho sinh viên<br />
những hiểu biết về thiết kế (vẽ) và sử<br />
dụng các loại đồ dùng trực quan (bản đồ<br />
lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ,<br />
niên biểu). Các kỹ năng sử dụng sách giáo<br />
khoa lịch sử, sử dụng các phương tiện kĩ<br />
thuật hiện đại cũng cần được trau dồi, rèn<br />
luyện. Việc xác định những năng lực dạy<br />
học để hình thành và phát triển cho sinh<br />
viên Sư phạm Lịch sử là hết sức cần thiết,<br />
không chỉ thể hiện được đặc trưng của<br />
môn lịch sử và đặc trưng của giáo viên<br />
dạy lịch sử, mà còn giáo dục tinh thần<br />
<br />
45<br />
<br />
N. T. Hà / Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm lịch sử Trường Đại học Vinh...<br />
<br />
trách nhiệm lòng say mê lao động nghề<br />
nghiệp.<br />
2. Một số biện pháp phát triển năng<br />
lực dạy học cho sinh viên Sư phạm Lịch<br />
sử Trường Đại học Vinh đáp ứng yêu<br />
cầu đổi mới giáo dục phổ thông<br />
2.1. Phát triển năng lực dạy học cho<br />
sinh viên trong giờ chính khóa<br />
Bồi dưỡng, phát triển nghề dạy học<br />
cho sinh viên là một quá trình liên tục,<br />
giúp cho sinh viên có những kỹ năng kỹ<br />
xảo là khâu nối giữa lý thuyết và thực<br />
hành một cách khoa học. Thực tế nhiều<br />
năm qua đã chứng minh rằng, nếu trong<br />
thời gian đào tạo, sinh viên sư phạm được<br />
tăng cường, chú trọng rèn nghề một cách<br />
bài bản, khoa học thì họ sẽ có năng lực<br />
nghề nghiệp vững vàng khi ra trường.<br />
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục<br />
phổ thông, trong những năm gần đây,<br />
Trường Đại học Vinh đã giao cho Phòng<br />
Đào tạo phối hợp với các khoa đào tạo,<br />
trong đó có Khoa Lịch sử tăng cường đổi<br />
mới nội dung, phương pháp và cách thức<br />
tiến hành công tác này. Trước hết, cần<br />
khẳng định rằng, tất cả các môn học trong<br />
chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch<br />
sử của Trường Đại học Vinh đều có tác<br />
dụng hình thành, phát triển cho sinh viên<br />
những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Bên<br />
cạnh đó, Nhà trường cũng đặc biệt chú<br />
trọng các môn học có liên quan trực tiếp<br />
đến hoạt động rèn nghề. Các môn học này<br />
được bố trí khá nhiều tiết về thực hành,<br />
trải nghiệm thực tế có tác dụng rất lớn<br />
trong việc rèn luyện các kỹ năng nghề<br />
nghiệp cho sinh viên. Theo “Khung<br />
Chương trình đào tạo đại học chính quy<br />
theo hệ thống tín chỉ ngành Sư phạm Lịch<br />
sử (Ban hành theo Quyết định số<br />
3357/QĐ-ĐHV ngày 15/9/2015 của Hiệu<br />
trưởng Trường Đại học Vinh”, số tín chỉ<br />
cho các môn học liên quan trực tiếp đến<br />
nội dung rèn nghề cho sinh viên chiếm<br />
46<br />
<br />
32/132 tín chỉ sinh viên phải hoàn thành<br />
để ra trường [7; tr. 66].<br />
Theo đó, các học phần chú trọng rèn<br />
luyện nghiệp vụ sư phạm được rải đều từ<br />
năm học thứ nhất cho đến năm học thứ 4,<br />
để sinh viên được rèn nghề dạy học một<br />
cách liên tục, bài bản, như các kỹ năng:<br />
lập hồ sơ dạy học, thiết kế bài giảng, thực<br />
hiện các bài học lịch sử, phương pháp<br />
giảng dạy lịch sử, thiết kế và sử dụng đồ<br />
dùng trực quan, xử lý tình huống sư<br />
phạm.v.v.<br />
Vai trò của giảng viên trong quá trình<br />
hình thành, phát triển năng lực dạy học<br />
cho sinh viên là đặc biệt quan trọng. Công<br />
việc đầu tiên mà giảng viên chú trọng là<br />
lồng ghép phát triển năng lực nghề nghiệp<br />
cho sinh viên khi dạy các môn học trong<br />
chương trình, đặc biệt là các môn học liên<br />
quan trực tiếp đến hoạt động rèn nghề,<br />
xem đây là nhiệm vụ bắt buộc của toàn bộ<br />
giảng viên. Chẳng hạn, khi giảng dạy<br />
môn Đại cương phương pháp dạy học<br />
lịch sử ở trường phổ thông, giảng viên<br />
vừa giúp sinh viên nắm vững lý luận, vừa<br />
giúp sinh viên được rèn luyện những kỹ<br />
năng cơ bản như diễn đạt, viết bảng, cách<br />
thức tổ chức lớp học. Trong môn Hệ<br />
thống các phương pháp dạy học lịch sử ở<br />
trường phổ thông, sinh viên được rèn<br />
luyện cách thức sử dụng các phương pháp<br />
dạy học trong một bài cụ thể: như trình<br />
bày miệng; thiết kế và sử dụng đồ dùng<br />
trực quan; sử dụng sách giáo khoa;<br />
phương pháp đàm thoại; phương pháp sử<br />
dụng các tài liệu học tập, các tài liệu tham<br />
khảo; vận dụng dạy học nêu vấn đề trong<br />
dạy học lịch sử.... Tương tự như vậy, sinh<br />
viên thực hành một cách toàn diện cách<br />
thức tổ chức một tiết lên lớp khi học<br />
môn Các hình thức tổ chức dạy học lịch<br />
sử ở trường phổ thông. Sinh viên được<br />
rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức cơ<br />
bản trong sách giáo khoa Lịch sử khi học<br />
môn Chương trình và sách giáo khoa lịch<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
sử ở trường phổ thông. Môn học Thực<br />
hành phương pháp dạy học lịch sử được<br />
bố trí ở học kỳ 7, đây là môn học mà sinh<br />
viên cần phải vận dụng tất các kiến thức,<br />
kỹ năng để thực hiện một tiết lên lớp hoàn<br />
chỉnh. Lớp được chia thành nhiều nhóm<br />
nhỏ có giảng viên hướng dẫn, nhận xét,<br />
đánh giá. Kết thúc môn học, các nhóm cử<br />
đại diện tham dự buổi thao giảng - một<br />
hoạt động rất hào hứng, sôi nổi, lôi cuốn<br />
nhiều giảng viên và đông đảo sinh viên<br />
tham gia. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu<br />
quan trọng cho giảng viên là phải dựa vào<br />
mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học<br />
để xác định cách thức rèn luyện và phát<br />
triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên<br />
khi giảng dạy các môn học trong chương<br />
trình.<br />
2.2. Phát triển năng lực dạy học cho<br />
sinh viên ngoài giờ chính khóa<br />
Quy trình phát triển năng lực dạy học<br />
cho sinh viên sư phạm trong các hoạt<br />
động ngoài giờ chính khóa với việc áp<br />
dụng phương pháp dạy học trải nghiệm<br />
đóng vai trò hết sức quan trọng.<br />
Ngày nay giáo dục trải nghiệm đang<br />
tiếp tục phát triển và hình thành mạng<br />
lưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức<br />
giáo dục, trường học trên toàn thế giới<br />
ứng dụng. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt<br />
Nam đã cho áp dụng phương pháp dạy<br />
học trải nghiệm đối với sinh viên đại học,<br />
cao đẳng. UNESCO cũng nhìn nhận giáo<br />
dục trải nghiệm như là một triển vọng<br />
tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu<br />
trong các thập kỷ tới. Theo Hiệp hội Giáo<br />
dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải<br />
nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều<br />
phương pháp trong đó người dạy khuyến<br />
khích người học tham gia trải nghiệm<br />
thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để<br />
tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng,<br />
định hình các giá trị sống và phát triển<br />
tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 44-50<br />
<br />
cực cho cộng đồng và xã hội”. Phương<br />
pháp học tập qua trải nghiệm được thừa<br />
nhận là phương pháp cốt lõi của giáo dục<br />
trải nghiệm. “Học tập qua trải nghiệm”<br />
xảy ra khi một người sau khi tham gia trải<br />
nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái<br />
gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ, và<br />
sử dụng những điều này để thực hiện các<br />
hoạt động khác trong tương lai.<br />
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm<br />
Lịch sử ở Trường Đại học Vinh theo tiếp<br />
cận CDIO được thực hiện theo nguyên tắc<br />
đạt tiêu chí đào tạo tích hợp và đào tạo<br />
trải nghiệm. Trong đào tạo trải nghiệm,<br />
các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, kỹ năng<br />
nghề nghiệp được tích hợp chặt chẽ vào<br />
các môn học theo trình tự giảng dạy các<br />
môn học, thể hiện qua việc đối chiếu với<br />
mục tiêu học tập. Chương trình đào tạo<br />
trải nghiệm nhằm rèn luyện các kiến thức,<br />
kỹ năng và phẩm chất đạo đức của người<br />
học thông qua thực hành và thực tế, trải<br />
qua những tình huống dạy học trong thực<br />
tế. Giảm sự nhàm chán, tăng hứng thú,<br />
tạo động lực để cho sinh viên phát huy<br />
khả năng tư duy, vận dụng kiến thức, bộc<br />
lộ kỹ năng, xử lý nhạy bén các tình huống<br />
sư phạm là sự cần thiết để nâng cao năng<br />
lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư<br />
phạm Lịch sử đáp ứng chuẩn đầu ra. Cách<br />
thức hiệu quả nhất thu hút sinh viên là<br />
phương thức “Service learning” được đề<br />
xuất vào trong chương trình đào tạo.<br />
“Service learning” là một phương pháp<br />
vừa dạy vừa học, là hình thức phục vụ<br />
cộng đồng - kết hợp hoạt động cộng đồng<br />
với học thuật. “Service learning” đã có từ<br />
những năm 1960 ở Mỹ là một dạng đào<br />
tạo trải nghiệm giúp sinh viên nhìn nhận<br />
và hiểu mối quan hệ giữa kiến thức lý<br />
thuyết và công việc thực tế, là sự kết hợp<br />
hiệu quả giữa kiến thức lý thuyết với thực<br />
tế, giúp sinh viên áp dụng được những<br />
kiến thức lý thuyết được học trong trường<br />
<br />
47<br />
<br />
N. T. Hà / Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm lịch sử Trường Đại học Vinh...<br />
<br />
đại học vận dụng vào thực tế dạy học ở<br />
trường phổ thông.<br />
Cụ thể, trong Chương trình đào tạo<br />
sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử ở<br />
Trường Đại học Vinh, vào học kỳ 5 (năm<br />
thứ ba), sinh viên được trải nghiệm thực<br />
tế ở trường phổ thông trong một tháng để<br />
hoàn thành môn học Kiến tập sư phạm.<br />
Mục đích, yêu cầu của môn học này là<br />
giúp sinh viên làm quen với công tác chủ<br />
nhiệm lớp, nắm bắt tình hình hoạt động<br />
của trường phổ thông, dự giờ, thăm lớp và<br />
các hoạt động giáo dục khác. Tuy thời<br />
gian không nhiều, nhưng đợt trải nghiệm<br />
thực hành, thực tế này đã để lại cho sinh<br />
viên những ấn tượng sâu sắc, những kỷ<br />
niệm khó quên, vì lần đầu tiên trong đời<br />
được các em học sinh phổ thông gọi mình<br />
là “thầy giáo”, “cô giáo”.<br />
Học kỳ 8 (năm thứ tư) gần như dành<br />
toàn bộ thời gian để sinh viên hoàn thành<br />
môn Thực tập sư phạm ở trường phổ<br />
thông. Nội dung chủ yếu của môn học này<br />
là rèn luyện kỹ năng giảng dạy trong thực<br />
tế tại các trường phổ thông ở các tỉnh<br />
Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh<br />
Bình, Nam Định… Thực tập sư phạm<br />
được coi là công đoạn, là điều kiện quan<br />
trọng, cần thiết trong quá trình đào tạo<br />
người giáo viên với thời gian mà sinh<br />
viên được tiếp xúc trực tiếp với thế giới<br />
sinh động của hoạt động nghề nghiệp,<br />
giúp cho sinh viên có thể củng cố, nâng<br />
cao, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học ở<br />
trường đại học, cũng như cách thức làm<br />
việc độc lập, hình thành những khả năng<br />
rộng lớn trong việc sáng tạo giải quyết<br />
những nhiệm vụ của người giáo viên<br />
trong tương lai. Ở góc độ quản lý, thông<br />
qua hoạt động trải nghiệm ở trường phổ<br />
thông, Nhà trường có thể xác định được<br />
mức độ chuẩn bị về lý luận và thực hành,<br />
năng lực sư phạm cho người giáo viên<br />
trong tương lai.<br />
<br />
48<br />
<br />
Để nâng cao hoạt động trải nghiệm<br />
thực tế cho sinh viên ở trường phổ thông,<br />
Trường Đại học Vinh đã tổ chức cho sinh<br />
viên tập giảng kỹ lưỡng, tổ chức tháng rèn<br />
luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi<br />
nghiệp vụ sư phạm. Nhà trường đã tổ<br />
chức cho sinh viên học tập nội quy, quy<br />
định về thực tập, căn dặn sinh viên thực<br />
hiện tốt công tác dân vận, nếp sống văn<br />
hóa tại các địa phương nơi thực tập sư<br />
phạm. Nhà trường cũng đã mời đại diện<br />
các cơ sở thực tập sư phạm về tập huấn và<br />
trao đổi kinh nghiệm đi thực tập sư phạm.<br />
Nhà trường phối hợp với các sở giáo dục<br />
đào tạo, cử giảng viên bộ môn Phương<br />
pháp dạy học tiến hành kiểm tra, dự giờ<br />
và phối hợp với giáo viên hướng dẫn thực<br />
tập đánh giá rút kinh nghiệm cho sinh<br />
viên.<br />
Bên cạnh đó, hiện nay, Trường Đại<br />
học Vinh đã xây dựng các trường phổ<br />
thông trực thuộc chất lượng cao gồm:<br />
Trường Trung học phổ thông chuyên và<br />
Trường Thực hành Sư phạm (gồm các bậc<br />
học mầm non, tiểu học, trung học). Đây<br />
thực sự là những địa chỉ tốt để sinh viên<br />
có điều kiện tiếp xúc với học sinh phổ<br />
thông cũng như trải nghiệm dự giờ để học<br />
hỏi kinh nghiệm dạy học của giáo viên<br />
phổ thông.<br />
2.3. Tăng cường tổ chức các hoạt<br />
động bổ trợ năng lực dạy học cho sinh<br />
viên<br />
Ngoài các môn học được quy định<br />
trong chương trình, hàng năm, Trường<br />
Đại học Vinh và các khoa đào tạo tổ chức<br />
các hội thi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm<br />
vào tháng 11. Đây là cuộc thi đặc thù<br />
dành cho sinh viên thuộc các khoa có đào<br />
tạo sư phạm. Thông qua hội thi nghiệp vụ<br />
sư phạm giúp sinh viên rèn luyện ý thức<br />
nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm và phẩm<br />
chất nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo<br />
dục toàn diện; tạo cơ hội cho sinh viên thể<br />
<br />