intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho sinh viên cao đẳng sư phạm và giáo viên dạy sinh học và khoa học tự nhiên thông qua chuyên đề sinh học ứng dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu giải pháp liên quan vấn đề này thông qua việc xây dựng chuyên đề Sinh học ứng dụng cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành Sinh học và giáo viên dạy Khoa học tự nhiên ở THCS theo chương trình môn học mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho sinh viên cao đẳng sư phạm và giáo viên dạy sinh học và khoa học tự nhiên thông qua chuyên đề sinh học ứng dụng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ GIÁO VIÊN DẠY SINH HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ VĂN THẮNG *, NGÔ THỊ THU VÂN ** Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định * Email: ngothuvan.cdspnd@gmail.com ** Email: levanthangnd@gmail.com Tóm tắt: Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành 10 năng lực và 5 phẩm chất cho học sinh. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. Để hình thành năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, bản thân giáo viên cũng phải được phát triển và bồi dưỡng năng lực này thông qua quá trình đào tạo và bồi dưỡng. Bài viết nêu giải pháp liên quan vấn đề này thông qua việc xây dựng chuyên đề Sinh học ứng dụng cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành Sinh học và giáo viên dạy Khoa học tự nhiên ở THCS theo chương trình môn học mới. Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên, chương trình đào tạo, trung học cơ sở, khoa học tự nhiên, năng lực, năng lực vận dụng. 1. MỞ ĐẦU Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Theo Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để có thể thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, cần tiến hành song song 2 nhiệm vụ là đào tạo giáo viên (GV) trong các trường sư phạm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại [3]. Muốn dạy học sinh theo định hướng phát triển năng lực, bản thân giáo viên phải hiểu và có khả năng vận dụng những năng lực ấy trong quá trình dạy học. Một trong những năng lực thành phần được nhấn mạnh trong quá trình xây dựng CTGDPT mới, đặc biệt trong môn Sinh học và môn Khoa học tự nhiên (KHTN) ở THCS là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn [5]. Tuy nhiên, do những hạn chế của chương trình đào tạo trước đây, năng lực này của sinh viên (SV) cao đẳng sư phạm và GV dạy Sinh học ở THCS (sắp tới là GV dạy KHTN) còn thiếu và yếu. Vì vậy, thông qua chuyên đề Sinh học ứng dụng, chúng tôi đặt mục tiêu cung cấp cho SV cao đẳng sư phạm ngành Sinh học và GV dạy KHTN các tri thức về ứng dụng sinh học một cách có hệ thống; phát triển và bồi dưỡng năng lực vận dụng vào thực tiễn và củng cố phương pháp dạy học tích hợp ở bậc học THCS. 2. NỘI DUNG 2.1. Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình giáo dục phổ thông 2.1.1. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học trong chương trình giáo dục phổ thông [1][4][5] Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các 288
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm: - Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Năng lực tìm hiểu tự nhiên gồm các năng lực thành phần như: Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên; tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh [1][4]. 2.1.2. Yêu cầu về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đối với giáo viên trung học cơ sở Năng lực vận dụng vào thực tiễn đối với GV THCS là năng lực được đề cập tới ở các tiêu chí 9, 17, 20, 25 trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học [2]. Cụ thể: - Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. - Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa theo kế hoạch đã xây dựng. - Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. - Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. 2.1.3. Biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó [6]. Có nhiều cách khác nhau để xác định mức độ năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học, cụ thể: - Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng: người học chỉ cần vận dụng một kiến thức khoa học hoặc vận dụng nhiều kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề. - Theo mức độ quen thuộc hay tính sáng tạo của người học. - Theo mức độ tham gia của người học trong giải quyết vấn đề. - Theo mức độ nhận thức của người học: tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi mang tính lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải thích các sự kiện, hiện tượng của lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tiễn; vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống trong thực tiễn giảng dạy hoặc những công trình nghiên cứu khoa học vừa sức, đề ra kế hoạch hành động cụ thể hoặc viết báo cáo… 289
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Trong môn KHTN, biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn [5] được thể hiện ở các mức độ: - Vận dụng kiến thức bài học để giải thích/chứng minh một vấn đề thực tiễn. - Phân tích, tổng hợp: Vận dụng kiến thức phức hợp để phân tích/giải thích/chứng minh một vấn đề thực tiễn. - Đánh giá: Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. - Sáng tạo: Vận dụng kiến thức tổng hợp để đề xuất một số phương pháp, biện pháp mới, thiết kế mô hình, kế hoạch... 2.2. Sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho sinh viên sư phạm Sinh học và giáo viên dạy Sinh học/Khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức đều xuất phát từ thực tiễn thế giới tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Vì thế, việc phát triển và bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là rất cần thiết đối với SV sư phạm/GV nói chung và SV sư phạm/GV dạy môn Sinh học và môn Khoa học tự nhiên nói riêng. Khoa học tự nhiên là một môn học tích hợp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất... Đây là môn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Thông qua hoạt động thực hành, học sinh có thể nắm vững lý thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Và qua đó, nhiều năng lực của học sinh được hình thành và phát triển. Trong đó có năng lực vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Môn Khoa học tự nhiên góp phần gắn kết học khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống thực tế. Từ đó, học sinh thấy được khoa học rất thú vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người. Muốn hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thì người GV dạy Sinh học và Khoa học tự nhiên phải được bồi dưỡng, phát triển năng lực này trong chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng. Trước mắt, khi thực hiện chương trình môn Khoa học tự nhiên, GV dạy Khoa học tự nhiên là các GV Hóa học, Vật lý, Sinh học chuyển sang nên thường chỉ có năng lực vận dụng kiến thức của một khoa học riêng lẻ như vận dụng kiến thức Hóa học, vận dụng kiến thức Vật lý, vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn. VD: GV dạy Vật lý thường tốt nghiệp ngành Lý – Kỹ thuật công nghiệp hay ngành Toán – Lý nên năng lực vận dụng kiến thức Hóa học và năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn là rất yếu hoặc không có. Việc vận dụng kiến thức tích hợp liên môn còn chưa nhiều, mang tính chất tổng hợp nhiều môn hơn là tích hợp. Trước thực trạng này, trong chương trình đào tạo SV sư phạm ngành Sinh học hệ cao đẳng và chương trình bồi dưỡng GV dạy Khoa học tự nhiên ở THCS theo định hướng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, nhiều chuyên đề đã chú trọng phát triển và bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức cho người học, trong đó có chuyên đề Sinh học ứng dụng. 290
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.3. Nội dung chuyên đề Sinh học ứng dụng trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Sinh học hệ Cao đẳng và chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy Khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở Trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Sinh học hệ cao đẳng, mặc dù hệ thống các học phần chuyên ngành ít nhiều góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho SV thông qua các hoạt động thực hành, thực tế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như thời lượng chương trình (thời lượng dành cho các môn chung, đại cương hơi nhiều), đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng sư phạm mỏng, giáo trình, cơ sở vật chất,… dẫn đến chưa phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của SV. Hơn nữa, phần lớn các chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Sinh học hệ cao đẳng chưa có học phần riêng về các ứng dụng của Sinh học trong thực tiễn. Kết quả là nội dung này trong chương trình đào tạo chưa có tính hệ thống, mang tính riêng rẽ của từng phân môn hoặc chưa cập nhật những thành quả khoa học mới nhất. Đối với mạch kiến thức trong môn Khoa học tự nhiên trong chương trình mới, các nguyên lý chung của khoa học tự nhiên (như tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi) là nội dung cốt lõi của môn học. Các nội dung Vật lý, Hóa học, Sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lý đó. Các kiến thức đó là những dữ liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lý tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội. Hiểu biết về các nguyên lý của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh. Từ thực tế trên, khi xây dựng nội dung học phần/chuyên đề bồi dưỡng Sinh học ứng dụng cho SV và GV Sinh học ở THCS tiến tới dạy KHTN theo định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, cần phải phân tích mạch nội dung và yêu cầu cần đạt được đối với học sinh trong chương trình KHTN Bảng 1. Phân tích nội dung Sinh học trong các chủ đề của chương trình môn KHTN Chủ đề Nội dung Sinh học Lớp Chất và sự biến Vật chất di truyền lớp 9 đổi của chất Vật sống - Khái niệm, hình dạng, cấu tạo và chức năng, sinh sản của tế bào lớp 6 - Từ tế bào – mô – cơ quan – cơ thể - Đa dạng thế giới sống - Các hoạt động sống của cơ thể sinh vật: lớp 7 + Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng + Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật + Sinh sản ở sinh vật + Cảm ứng ở sinh vật - Con người và sức khoẻ lớp 8 + Khái quát về cơ thể người + Các hệ cơ quan trong cơ thể người - Sinh vật và môi trường + Môi trường và các nhân tố sinh thái + Hệ sinh thái + Cân bằng tự nhiên + Bảo vệ môi trường 291
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Di truyền và biến dị lớp 9 + Hiện tượng di truyền và biến dị + Mendel và giả thuyết về vật chất di truyền + Từ gene đến tính trạng + Đột biến gene + Gene định vị trên các nhiễm sắc thể + Các gene vận động cùng nhiễm sắc thể theo quy luật nguyên phân và giảm phân + Đột biến nhiễm sắc thể + Quan hệ kiểu gene – môi trường – kiểu hình + Di truyền học với con người - Chọn lọc tự nhiên và tiến hóa + Khái niệm tiến hóa + Bằng chứng tiến hóa + Chọn lọc tự nhiên + Chọn lọc nhân tạo + Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất và sự hình thành loài người + Sơ đồ phát triển sự sống Năng lượng và sự - Năng lượng và cuộc sống (năng lượng sinh học) biến đổi + Điều hòa thân nhiệt ở người lớp 7 + dòng năng lượng trong hệ sinh thái lớp 8 - Âm thanh (thu nhận âm thanh ở cơ quan thính giác) lớp 8 - Ánh sáng (thu nhận và điều tiết ánh sáng ở mắt) Trái Đất và bầu - Chu trình carbon, nitơ (nitrogen) và nước lớp 8 trời - Sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất Từ những yêu cầu về năng lực vận dụng vào thực tiễn và mạch nội dung chương trình đào tạo ngành sư phạm Sinh học hệ cao đẳng và môn học Khoa học tự nhiên, chúng tôi đề xuất nội dung chi tiết của học phần/chuyên đề Sinh học ứng dụng để đào tạo và bồi dưỡng GV đáp ứng việc thực hiện CTGDPT mới. Cụ thể: * Mục tiêu - Kiến thức: + Kể tên một số thành tựu trong lĩnh vực Sinh học kể từ cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật đến nay. + Trình bày được một số kỹ thuật trong Công nghệ sinh học hiện đại. + Tổng hợp được các kiến thức liên quan tới công nghệ sinh học của các bộ môn như Di truyền học, Vi sinh vật học, Sinh thái học,... một cách có hệ thống. - Kỹ năng: + Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp khi làm báo cáo, viết tường trình thực hành. + Rèn các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm. + Làm quen với các thiết bị, máy móc hiện đại ở các cơ sở thí nghiệm và sản xuất. + Rèn kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Thái độ: + Hình thành cho người học ý thức bảo vệ môi trường, sau đó người học sẽ đưa các thông điệp bảo vệ môi trường vào các bài giảng để giáo dục cho các thế hệ học sinh sau này. 292
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 + Hình thành cho người học ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong giảng dạy và trong thực tiễn đời sống, từ đó biết hướng dẫn học sinh học đi đôi với hành. - Mục tiêu hình thành năng lực: Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: + Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực dạy học: năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện (năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học, năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường), năng lực đánh giá. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hoạt động xã hội. + Năng lực phát triển nghề nghiệp. * Thời lượng: Học phần Sinh học ứng dụng có thời lượng 3 tín chỉ (45 tiết). * Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề Bảng 2. Nội dung chi tiết học phần/ chuyên đề Sinh học ứng dụng dành cho đào tạo SV ngành Sư phạm Sinh học hệ cao đẳng và bồi dưỡng GV dạy Sinh học/ KHTN ở THCS Phân phối thời gian NỘI DUNG Lý thuyết/ Tự thực hành học A. PHẦN LÝ THUYẾT Mở dầu 0,5 Modul 1: : Các thành tựu khoa học kỹ thuật làm nền tảng 2 2 1.1. Các kỹ thuật trong Sinh học phân tử 1.1. Các kỹ thuật trong Sinh học tế bào Modul 2: Ứng dụng Di truyền học 4 3 2.1. Tạo giống mới nhờ công nghệ ADN tái tổ hợp 2.2. Nhân bản vô tính động vật 2.3. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật 2.4. Ứng dụng trong di truyền học người Modul 3: Ứng dụng trong bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững 3 2 3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường 3.2. Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến tự nhiên và đời sống con người 3.3. Phát triển bền vững 3.4. Ứng dụng sinh học trong bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững Modul 4: Ứng dụng trong đời sống và sản xuất 4.1. Chọn tạo giống vật nuôi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp 4.2. Sản xuất rượu bia 3 2 4.3. Các quá trình lên men 4.4. Trồng nấm 4.5. Một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả 2,5 2 Vận dụng trong giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 293
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ B. PHẦN THỰC HÀNH Bài 1+2: Sưu tầm các tư liệu (đoạn phim, tranh ảnh,…) và trình bày kết 3 1 quả tìm hiểu ứng dụng di truyền học ở địa phương và các vùng lân cận Bài 3+4: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở địa phương và áp dụng các biện pháp sinh học để giải quyết 2 1 một số hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương Bài 5: Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lên men trong phòng thí nghiệm 2 Bài 6: Tham quan Trung tâm giống cây trồng, một số cơ sở trồng nấm, chăn nuôi 2 Bài 7+8: Thực hiện một dự án cộng đồng nhỏ 6 2 Cộng 30 15 Khi chuyển thành chuyên đề bồi dưỡng, phần tự học 15 tiết người học tự thực hiện ở nhà, chỉ lên lớp 30 tiết. Chuyên đề được đánh giá bằng kết quả dự án của người học. Như vậy, tuy thời lượng của chuyên đề bồi dưỡng được rút ngắn đi nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của chuyên đề. 2.4. Một số yêu cầu khi giảng dạy/bồi dưỡng học phần/chuyên đề Sinh học ứng dụng nhằm phát triển và bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho sinh viên và giáo viên trung học cơ sở Với thời lượng học 30 tiết trực tiếp lên lớp (bao gồm cả lý thuyết và thực hành) của học phần/chuyên đề bồi dưỡng Sinh học ứng dụng, việc phát triển phát triển và bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho SV và GV là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi các giảng viên phải vận dụng nhiều phương pháp tổ chức giảng dạy/bồi dưỡng khác nhau cùng với nội dung chi tiết của chuyên đề hợp lý. - Về nội dung của chuyên đề: Bám sát mạch nội dung của chương trình môn học mới (môn KHTN) theo 4 chủ đề lớn (Chất và sự biến đổi của chất; vật sống; năng lượng và sự biến đổi; trái Đất và bầu trời), phần lý thuyết của chuyên đề Sinh học ứng dụng được phát triển theo hướng: Bảng 3. Liên hệ giữa môn KHTN với nội dung lý thuyết và thực hành trong chuyên đề Sinh học ứng dụng Nội dung lý thuyết của chuyên Nội dung thực hành của chuyên Môn KHTN đề Sinh học ứng dụng đề Sinh học ứng dụng Chất và sự biến đổi của - Các kỹ thuật trong Sinh học - Hoạt động sưu tầm tư liệu và chất (vật chất di truyền) phân tử, Sinh học tế bào tổng hợp kết quả về ứng dụng của - Các ứng dụng của Di truyền học di truyền học ở địa phương Vật sống (tế bào, mô, cơ - Nuôi cấy mô và tế bào - Tìm hiểu các điều kiện ảnh quan, cơ thể, di truyền - Ứng dụng trong đời sống và sản hưởng đến quá trình lên men và biến dị, chọn lọc tự xuất (chọn giống vật nuôi, cây trong phòng thí nghiệm nhiên và tiến hóa..) trồng; lên men bia; trồng nấm, - Tham quan trung tâm giống chăn nuôi,..) cây trồng, một số cơ sở trồng nấm, chăn nuôi Năng lượng và sự biến - Môi trường, ô nhiễm môi - Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm đổi (dòng năng lượng trường  ứng dụng Sinh học môi trường sản xuất nông nghiệp, trong hệ sinh thái) nhằm bảo vệ môi trường và phát công nghiệp ở địa phương và áp Trái Đất và bầu trời (chu triển bền vững dụng các biện pháp sinh học để trình cacbon, nitơ và giải quyết một số hiện tượng ô nước; các hệ sinh thái) nhiễm môi trường ở địa phương - Thực hiện một dự án cộng đồng nhỏ 294
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Với cấu trúc nội dung của chuyên đề bao gồm 15 tiết lý thuyết + 15 tiết thực hành, bao trùm hầu hết chủ đề Sinh học của môn KHTN, đảm bảo cho người học liên hệ thực tiễn tốt nhất, được cung cấp các kiến thức nền tảng, đảm bảo tính cấu trúc, tính hệ thống, và sự tương tác của chương trình. Nội dung lý thuyết được xây dựng theo chủ đề nhằm cung cấp cho người học quan điểm tích hợp trong phạm vi kiến thức ở bậc THCS, từ đó có sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp khi thực hiện CTGDPT mới. Hơn nữa, thông qua việc thực hiện các bài thực hành trong điều kiện thực tế địa phương, người học có điều kiện để củng cố và hiệu chỉnh những kiến thức và kỹ năng đang học, từ đó phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức học phần/chuyên đề bồi dưỡng: Trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng, giảng viên áp dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau để tạo điều kiện cho người học chủ động nắm chắc kiến thức (tự học), phân tích, tổng hợp kiến thức (hoạt động sưu tầm tư liệu, tham quan thực tế..) tiến tới sáng tạo, đề xuất mô hình, giải pháp thực hiện (thực hiện dự án cộng đồng). Từ những kiến thức đã học, thông qua tìm hiểu thực tiễn người học phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết, từ đó đề xuất phương án giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi tham quan mô hình trang trại chăn nuôi, hoặc một địa phương cụ thể, người học sẽ có những đánh giá về tác động của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, bằng những kiến thức Sinh học, Vật lý, Hóa học đã được cung cấp, người học đề xuất biện pháp xử lý tác nhân gây ô nhiễm môi trường tiến tới phát triển bền vững. Quá trình này đem lại kết quả là bồi dưỡng và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học. - Về phương pháp đánh giá kết quả thu được sau khi kết thúc học phần/chuyên đề bồi dưỡng: Ngoài yêu cầu bắt buộc tham gia tất cả các bài thực hành trong học phần/chuyên đề bồi dưỡng để phát triển năng lực của người học, kết thúc chương trình, người học cần thực hiện một dự án cộng đồng theo nhóm hoặc cá nhân. Phương pháp này đem lại kết quả ở người học là gắn lý thuyết với thực hành; kích thích động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tự lực, phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây chính là định hướng mà CTGDPT mới đặt ra. 3. KẾT LUẬN Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu giáo dục không chỉ với học sinh khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới mà còn có ý nghĩa quan trọng và cần được phát triển, bồi dưỡng cho GV dạy môn Sinh học/KHTN nói riêng và GV trung học nói chung. Nội dung học phần/chuyên đề Sinh học ứng dụng cung cấp cho người học tư duy hệ thống về các ứng dụng sinh học, phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và giảng dạy, năng lực giải quyết vấn đề,... là cần thiết trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Sinh học hệ cao đẳng và chương trình bồi dưỡng GV dạy Khoa học tự nhiên ở THCS. Thời lượng của học phần được thực hiện trong 45 tiết (bao gồm nội dung lý thuyết, các bài thực hành và tự học) và được đánh giá thông qua việc thực hiện dự án ứng dụng thực tiễn là phù hợp với cấu trúc chung của chương trình đào tạo SV cao đẳng sư phạm cũng như thuận tiện cho công tác bồi dưỡng GV Sinh học ở địa phương để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu từ năm học 2020-2021 ở bậc THCS [3]. 295
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Chương trình môn học Khoa học tự nhiên. [6] Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh (2014), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc dạy học Hóa học, Tạp chí Giáo dục, 342: 53 - 54. Title: DEVELOPING THE KNOWLEDGE - APPLYING COMPETENCE FOR COLLEGE STUDENTS OF PEDAGOGY AND BIOLOGY AND NATURAL SCIENCE TEACHERS THOUGH THE SUBJECT OF APPLIED BIOLOGY Abstract: The aim of the new general education curriculum is creating 10 competencies and 5 qualities for students. The capacity to apply knowledge to the real world is a component of competence to exploring nature and society. In order to develop the knowledge-applying capacity for students, teachers themselves must be developed and fostered this competency through the training process. The paper discusses this issue and suggests solution through building a subject named Applied Biology for training college students in pedagogy and natural science teachers in secondary schools under the new curriculum. Keywords: Teacher training, training programs, junior high school, natural sciences, competencies, knowledge-applying competence. 296
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2