Phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
lượt xem 1
download
Bài viết "Phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín" trình bày việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với vị thế là ngân hàng cổ phần tư nhân hàng đầu Việt Nam đã tiên phong trong đầu tư công nghệ thông tin và phát triển ngân hàng số. Những thành tựu mà Sacombank đạt được trong quá trình phát triển ngân hàng số có ý nghĩa lớn đối với quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
- PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Nguyễn Đức Thạch Diễm1 Tóm tắt: Với vai trò là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, ngành ngân hàng luôn đi đầu xu thế và thành công của ngành luôn gắn liền với ứng dụng tiến bộ công nghệ. Điển hình như sử dụng hệ thống máy tính trong hoạt động kinh doanh vào những năm 60, giới thiệu thẻ tín dụng và mạng lưới ATM vào những năm 70, và sớm chuyển sang ngân hàng trực tuyến vào những năm 90 của thế kỷ trước. Sang thế kỉ 21, ngành ngân hàng cũng đang chủ động thúc đẩy thực hiện những cải cách lớn, các chương trình mang tính bước ngoặt tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm phát triển những công nghệ, giải pháp mới phục vụ khách hàng và giảm chi phí hoạt động. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với vị thế là ngân hàng cổ phần tư nhân hàng đầu Việt Nam đã tiên phong trong đầu tư công nghệ thông tin và phát triển ngân hàng số. Những thành tựu mà Sacombank đạt được trong quá trình phát triển ngân hàng số có ý nghĩa lớn đối với quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng. Từ khóa: Phát triển, ngân hàng số, công nghệ thông tin, Sacombank... Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Năm 2010, Sacombank đã thiết lập hệ thống intertnet banking. Đến năm 2013, nền tảng phát triển ngân hàng số tại Sacombank đạt cột mốc mới thông qua hợp đồng hợp tác với Infosys, tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Ấn Độ. Phiên bản internet banking và mobile banking mới với nhiều tính năng hiện đại, vượt trội đã được hình thành. Cơ sở hạ tầng CNTT mà Sacombank đang vận hành giúp ngân hàng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như: (i) Tích hợp đa kênh, hỗ trợ tất cả thiết bị kết nối internet; (ii) Cho phép cá nhân hóa người dùng; (iii) Hoạt động 24/7; (iv) Chú trọng các giải pháp bảo mật cao, áp dụng phương thức xác thực giao dịch hiện đại; (iv) Có đội nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng; (v) Hơn 300 tài khoản liên kết của các đối tác liên kết đang được mở tại Sacombank; (vi) Đến 80% sản phẩm tại quầy được đưa lên kênh giao dịch số. Nâng cao trải nghiệm khách hàng và dịch vụ ngân hàng số Hệ thống các dịch vụ tài chính đang được Sacombank cung cấp trên nền tảng số đã và đang được bổ sung, nâng cấp để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Nói cách khác, giá trị mà ngân hàng số do Sacombank khởi tạo đã và đang được nâng cấp theo thời gian. Ngân hàng số Sacombank cung cấp hướng tới hai đối tượng đó là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Để phục vụ cho khách hàng cá nhân, Sacombank xây dựng ứng dụng Sacombank Pay, cài đặt tiện lợi trên điện thoại thông minh. Với doanh nghiệp, Sacombank xây dựng hệ thống eBanking (Internet banking, Mobile banking và Alert). Những giá trị mới mà hệ thống ngân hàng số của Sacombank mang lại cho khách hàng sẽ được liệt kê ở phần dưới đây. 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 299 Khách hàng cá nhân Bảng 1: Các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng cá nhân của ngân hàng số Sacombank STT Nhóm dịch vụ Chi tiết Ngân hàng điện tử của Sacombank ứng dụng công nghệ eKYC giúp khách hàng có thể mở tài khoản 1 Mở tài khoản trực tuyến ngay tại nhà, chỉ cần CMTND, hoàn tất có yêu cầu về định dạng khuôn mặt của hệ thống. Khách hàng có thể mở và tất toán các khoản tiết kiệm trực tuyến, với nhiều loại hình sổ tiết kiệm đa 2 Nhận tiền gửi tiết kiệm dạng, lãi suất cao hơn giao dịch tại quầy 0,5%. Hai dịch vụ cho vay trực tuyến mà ngân hàng điện tử của Sacombank đang áp dụng bao gồm: 3 Cho vay trực tuyến Cho vay cầm cố sổ online Cho vay tiêu dùng từ lương online. Thanh toán không tiếp xúc (NFC với hệ điều hành Android). Thanh toán QR: Quét QR tại điểm chấp nhận, quét QR thanh toán hóa đơn điện. 4 Dịch vụ thanh toán Thanh toán hóa đơn: Điện, nước, điện thoại, Internet, cáp; Học phí, bảo hiểm, tài chính; Phí giao thông và Phí dịch vụ Cảng. Nạp tiền điện thoại, nạp tiền vào tài khoản Sacombank Pay. Mua vé máy bay, vé tàu xe, vé xem phim, đặt đồ ăn, e-voucher qua quà tặng Urbox; 5 Mua sắm Mua thẻ điện thoại, nạp tiền vào tài khoản điện thoại; Mua bảo hiểm du lịch Liberty và bảo hiểm sức khỏe K-care. Gửi số tiền đến người thân, bạn bè kèm theo thiệp và lời nhắn ý nghĩa. Trái tim nhân ái (Chuyển tiền đến các quỹ vì cộng đồng: Quỹ phòng Covid, Trẻ em khuyết tật, Phẫu thuật nụ cười,...); 6 Các dịch vụ tiện ích khác Đặt lịch hẹn giao dịch tại quầy; tìm ATM gần nhất; Rút tiền QR: tại ATM Sacombank trên toàn quốc; Nhắc chuyển tiền. Quản lý tài khoản, thẻ, khoản vay, tiết kiệm 7 Quản lý tài khoản Quản lý, tra cứu, sao kê giao dịch, hạn mức tín dụng… Nguồn: Tác giả tổng hợp Các dịch vụ tiện ích giúp khách hàng cá nhân có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi sử dụng ngân hàng số của Sacombank. Khách hàng có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ khác nhau chỉ trên một nền tảng ứng dụng của điện thoại thông minh, tiết kiệm thời gian giao dịch tại quầy hay kết nối internet banking thông qua hệ thống máy tính. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Sacombank cung cấp dịch vụ ngân hàng số trên ba nền tảng chính là Internet banking, Mobile banking và Alert. Với mỗi nền tảng, khách hàng doanh nghiệp có thể được trải nghiệm những dịch vụ cụ thể như sau: Bảng 2: Các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng số Sacombank STT Nền tảng Dịch vụ 1 Internet Banking Truy vấn tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền vay; Chuyển khoản trong/ngoài Sacombank; Chuyển khoản liên ngân hàng 24/7; Bán ngoại tệ: Bán ngoại tệ cho Sacombank với tỷ giá cạnh tranh; tiền chuyển vào tài khoản VND tức thời; chủ động chọn số ngoại tệ cần bán hoặc số tiền đồng muốn nhận.
- 300 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Thanh toán hóa đơn trực tuyến nhanh chóng, an toàn, bảo mật; kiểm soát được việc thanh toán cho các hóa đơn tiêu dùng hàng kỳ kịp thời, tránh bị chậm trễ; kèm thông báo các hóa đơn đang có dư nợ phát sinh chờ thanh toán và đăng ký nhà cung cấp - cài đặt tất cả các hóa đơn định kỳ trước khi thanh toán giúp dễ dàng quản lý các khoản chi tiêu hóa đơn định kỳ. Thanh toán tiền vay; tiền vé lữ hành, phí dịch vụ cảng, Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán; chuyển tiền quốc tế; Chi lương theo lô; Tài trợ thương mại. 2 Mobile Banking Truy vấn tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền vay; Chuyển tiền trong/ngoài Sacombank; chuyển tiền liên ngân hàng; Thanh toán hóa đơn trực tuyến nhanh chóng, an toàn, bảo mật; kiểm soát được việc thanh toán cho các hóa đơn tiêu dùng hàng kỳ kịp thời, tránh bị chậm trễ; kèm thông báo các hóa đơn đang có dư nợ phát sinh chờ thanh toán và đăng ký nhà cung cấp - cài đặt tất cả các hóa đơn định kỳ trước khi thanh toán giúp dễ dàng quản lý các khoản chi tiêu hóa đơn định kỳ. Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán. Gửi tiền tiết kiệm. 3 Alert Alert tài khoản tiền gửi: nhận tin nhắn báo thông tin giao dịch (TK tiền gửi thanh toán, TK tiết kiệm không hạn); nhận tin nhắn báo thông tin các sự kiện, các sản phẩm dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi, các thông báo mới nhất... của Sacombank; thông báo qua SMS/Email (nhiều SMS/Email); ngôn ngữ tiếng Việt/tiếng Anh. Alert tài khoản tiền vay: Nhận tin nhắn nhắc đến hạn thanh toán các khoản vay; đăng ký tin nhắn nhắc nợ cho một hoặc nhiều số điện thoại ứng với mỗi khoản vay; thông báo qua SMS/Email (nhiều SMS/ Email); ngôn ngữ tiếng Việt/ tiếng Anh. Nguồn: Tác giả tổng hợp Ngân hàng số do Sacombank cung cấp đã và đang được nâng cấp, hoàn thiện, tạo ra nhiều tiện ích thân thiện với người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng. Nền tảng ngân hàng số mà Sacombank đang tập trung theo đuổi được hình thành dựa trên phần mềm Sacombank Pay. Trong giai đoạn 2017-2021, doanh số ngân hàng điện tử của Sacombank liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 45,92% (2018/2017); 47,26% (2019/2018); 27,23% (2020/2019) và 53,53% (2021/2020). Doanh số giao dịch kênh ngân hàng số có tốc độ tăng trưởng qua các năm khá tốt, trừ 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nền kinh tế có nhiều đợt giãn cách xã hội khiến giao thương bị ảnh hưởng nên nhu cầu thanh toán cũng trực tiếp ảnh hưởng theo. Đơn vị tính: triệu đồng Biểu đồ 1: Doanh số ngân hàng số của Sacombank 2017-2021
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 301 Số lượng người sử dụng ngân hàng số của Sacombank cũng liên tục tăng từ 2017 đến 2021, thể hiện chi tiết như bảng dưới đây: Bảng 3: Số lượng người sử dụng ngân hàng điện tử của Sacombank Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Số lượng người sử dụng EB thanh toán 1.054.685 1.396.301 1.864.565 2.344.781 2.796.185 Số lượng người sử dụng Sacombank Pay 0 16.261 515.652 1.381.480 2.674.649 Tổng số người sử dụng 1.054.685 1.412.562 2.380.217 3.726.261 5.470.834 Tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng - 33,93% 68,50% 56,55% 46,82% Nguồn: Tác giả tổng hợp Số lượng người dùng ngân hàng số của Sacombank liên tục tăng trong giai đoạn 2017- 2021, thể hiện những chiến lược phát triển của các nhà lãnh đạo đã bước đầu phát huy tác dụng. Tốc độ tăng số người sử dụng ngân hàng số của Sacombank trong giai đoạn nghiên cứu khá cao, liên tục trên 30%. Hình thành hệ sinh thái ngân hàng số Ngân hàng số muốn phát triển bền vững thì cần có sự gắn kết giữa các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp với giao dịch hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Sacombank đã nhận thức được rõ vấn đề này và đẩy mạnh việc hợp tác với nhiều doanh nghiệp, các sàn giao dịch thương mại điện tử và các công ty viễn thông để thúc đẩy sự tiện lợi của dịch vụ ngân hàng số đang cung cấp. Hiện tại, ngân hàng số của Sacombank đã kết nối với nhiều mạng lưới doanh nghiệp, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Khối khách hàng doanh nghiệp của Sacombank đã có khả năng truy cập vào các hệ thống ERP của khách hàng doanh nghiệp thông qua API (P2P); các chức năng như truy vấn, giao dịch thanh toán.v.v… có thể được thực thiện; có hỗ trợ hệ thống thu hộ cho khách hàng doanh nghiệp (trên internet banking/mobile banking/Sacombank Pay hoặc chi nhánh); có API kết nối với các Fintech, khách hàng có thể thực hiện giao dịch thanh toán từ các kênh của Fintech. Giải pháp phát triển ngân hàng số tại Sacombank Thứ nhất, thiết lập nền tảng hợp kênh (Omichanel), hằm giải quyết vấn đề về các dịch vụ ngân hàng số được thiết lập trên nhiều nền tảng khác nhau, rời rạc, khó quản lý, Sacombank cần thiết lập một nền tảng hợp kênh (Omichanel) cho hoạt động của ngân hàng số. Omnichannel có nghĩa là tích hợp tất cả các kênh phục vụ và thu hút khách hàng (cùng với dữ liệu của chúng) làm cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Omnichannel mang đến cho khách hàng cá nhân, SME và khách hàng doanh nghiệp trải nghiệm mua hàng đầy đủ và đồng nhất với thương hiệu trên tất cả các kênh và thiết bị. Đi cùng Omnichannel, hệ thống xử lý thông tin, thu thập dữ liệu của cả ngân hàng sẽ được phát triển, giúp ngân hàng có thể nắm được chắc chắn mong muốn, nhu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, toàn diện, tránh sự phiền toái cho khách hàng phải thông báo về vấn đề của mình nhiều lần mỗi khi giao dịch. Thứ hai, hình thành nền tảng ngân hàng số Để hoàn thiện hệ sinh thái ngân hàng số của Sacombank cả bên trong và bên ngoài thì việc xây dựng nền tảng số của ngân hàng là vô cùng
- 302 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM quan trọng. Nền tảng là một mô hình kinh doanh plug-and-play cho phép nhiều người tham gia (bên sản xuất và bên tiêu thụ) để cùng kết nối, tương tác với nhau và tạo ra giá trị. Thứ ba, Để hoàn thiện hệ sinh thái ngân hàng số từ bên trong, Sacombank cần tiến hành tự động hoá các quy trình nghiệp vụ (Business Process Automation). Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm các khía cạnh: (1) Tất cả các hợp đồng sản phẩm và dịch vụ có thể được ký số trên các kênh số. (2) Quy trình nội bộ và giao dịch với khách hàng được số hoá hoàn toàn, bao gồm cả quá trình tiếp nhận khách hàng (onboarding process). Tất cả các quy trình này được theo dõi, phân tích và tối ưu hoá trên nền tảng BPM. (3) Việc tự động hoá và giám sát các quy trình nghiệp vụ được mô hình hoá (modelling) ngay từ giai đoạn đầu phương pháp quản trị toàn bộ vòng đời Quản lý Quy trình Nghiệp vụ (BPM lifecycle). Thứ tư, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngân hàng số. Để phát triển ngân hàng số, Sacombank bắt đầu bằng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với các chủ trương cụ thể như sau: Xây dựng tầm nhìn và văn hóa của ngân hàng phù hợp với chuyển đổi số như việc xây dựng mô hình ngân hàng số (digital bank), ngân hàng tương tác xã hội (social engaged bank), ngân hàng dựa trên dữ liệu (data-driven bank)... Cấu trúc bộ máy kinh doanh và sắp xếp lại các bộ phận, phòng/ban một cách hợp lý để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới một cách linh hoạt và nhanh chóng; thành lập và đưa vào vận hành đơn vị chuyên trách, đầu mối triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số và các sáng kiến ứng dụng công nghệ trong ngân hàng, đơn vị này hình thành bởi nhân sự đến từ nhiều bộ phận khác nhau (như tuân thủ, nhân sự, pháp lý, công nghệ, nghiệp vụ...) phát triển sáng kiến chuyển đổi số, vận hành các trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng dụng các phương pháp làm việc mới (Design Thinking, Scrum, Agile, Kanban…), tạo ra môi trường thử nghiệm nội bộ để phục vụ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, thu hút sự tham gia của các công ty công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà phát triển phần mềm độc lập hay nhân sự tài năng trong chính nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng nên chú trọng phát triển năng lực của đội ngũ nhân lực CNTT ở tất cả các cấp thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, quản lý, CNTT và cập nhật các xu hướng mới trong ngành ngân hàng… Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của lĩnh vưc tài chính- ngân hàng, việc phát triển ngân hàng số tại Sacombank có ý nghĩa quan trọng giúp giữ vững và củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường của ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 31/2015/TT-NHNN đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 303 2. Ngân hàng Nhà nước (2017), Quyết định số 488/QĐ-NHNN về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2017 – 2020; 3. Ngân hàng Nhà nước (2021), Quyết định số 810/QĐ-NHNN về kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (2020), Báo cáo thường niên 2020; 5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (2021), Báo cáo thường niên 2021; 6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (2020), Báo cáo tài chính riêng lẻ 2020;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường
9 p | 107 | 12
-
Phát triển ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
15 p | 34 | 9
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp
16 p | 25 | 8
-
Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam
13 p | 65 | 8
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế
3 p | 71 | 8
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng số tại các chi nhánh ngân hàng Sacombank địa bàn Hà Nội
15 p | 17 | 6
-
Xây dựng Chương trình đào tạo cử nhân Ngân hàng số tại Học viện Ngân hàng
8 p | 11 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng lớn tuổi với chất lượng dịch vụ ngân hàng số của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
18 p | 16 | 5
-
Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số tại Việt Nam
4 p | 8 | 4
-
Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số khuyến nghị
9 p | 64 | 4
-
Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam
3 p | 10 | 2
-
Phát triển công nghệ ngân hàng số trong giai đoạn hiện nay
8 p | 24 | 2
-
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
13 p | 69 | 2
-
Xây dựng hệ thống báo cáo trực quan phục vụ phát triển ngân hàng số: Nghiên cứu thử nghiệm tại ngân hàng dầu khí toàn cầu Việt Nam
18 p | 27 | 2
-
Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
11 p | 7 | 1
-
Phát triển ngân hàng số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
16 p | 5 | 1
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam
6 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn