Đỗ Huyền Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 195 - 200<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
Ở TÂY BẮC HIỆN NAY<br />
Đỗ Huyền Trang*<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số chính là động lực cho sự<br />
phát triển của các quốc gia, khi bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử với phụ nữ là vấn đề nổi<br />
cộm ở nhiều quốc gia, nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nguồn nhân<br />
lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số là giải pháp đầu tư hữu hiệu không chỉ<br />
giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế, việc làm mà còn tạo động lực cho sự phát triển của<br />
toàn xã hội. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc<br />
thiểu số ở Tây Bắc hiện nay.<br />
Từ khóa: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực, dân<br />
tộc thiểu số, phát triển.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Nguồn nhân lực (NNL) các dân tộc thiểu số là<br />
tổng thể số lượng và chất lượng người dân tộc<br />
thiểu số (DTTS) với các tiêu chí về thể lực, trí<br />
lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần<br />
tạo nên năng lực của lao động dân tộc thiểu số<br />
trong quá trình lao động sáng tạo vì sự phát<br />
triển và tiến bộ xã hội [1, tr. 11].<br />
NNL dân tộc thiểu số được hiểu là một bộ<br />
phận của dân cư, không đồng nhất với quan<br />
niệm nguồn lực người dân tộc thiểu số hoặc<br />
toàn bộ dân cư DTTS. Đây được tính là<br />
những người dân tộc thiểu số, không phân<br />
biệt nam, nữ, trong độ tuổi lao động trực tiếp<br />
tham gia vào quá trình lao động động, đóng<br />
góp cho sự phát triển của đất nước. Lực lượng<br />
này không bao hàm người dân tộc thiểu số<br />
trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia<br />
lao động.<br />
Phát triển NNL nữ các DTTS là sự gia tăng<br />
về quy mô, hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao<br />
chất lượng nguồn nhân lực nữ các DTTS đáp<br />
ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội<br />
và sự phát triển của nữ các DTTS. Nó chính<br />
là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng<br />
NNL nữ các DTTS với việc nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn<br />
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất<br />
nước cũng như gắn với vùng dân tộc thiểu số.<br />
Các phương diện thể hiện phát triển NNL nữ<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988985108; Email: huyentrangllct@gmail.com<br />
<br />
DTTS bao gồm: “phát triển về số lượng và<br />
chất lượng” [2, tr. 38]:<br />
Về số lượng được thể hiện ở quy mô dân số,<br />
cơ cấu về giới và độ tuổi NNL nữ DTTS. Về<br />
chất lượng là sự phát triển thể hiện ở cả ba<br />
phương diện: thể lực, trí lực và phẩm chất đạo<br />
đức - tinh thần. Quá trình công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và phát<br />
triển kinh tế thị trường NNL nữ các DTTS<br />
không chỉ nhận đươc những sự tích cực, trước<br />
những thời cơ và triển vọng mà còn có cả<br />
những thách thức và nguy cơ.<br />
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của<br />
miền Bắc Việt Nam, vùng này có khi được<br />
gọi là Tây Bắc Bắc Bộ. Về mặt hành chính,<br />
vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La,<br />
Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với<br />
diện tích trên 5,64 triệu ha và trên 3,5 triệu<br />
dân [4, tr.21].<br />
Tây Bắc là vùng có trình độ phát triển kinh tế<br />
chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn, là<br />
khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước,<br />
có quy mô nhân lực nhỏ, dân số chủ yếu tập<br />
trung tại vùng nông thôn. Tính đến 1/7/2015,<br />
Tây Bắc hiện có nguồn nhân lực dồi dào<br />
trong đó NNL các DTTS có khoảng<br />
3.345.377 người, trong đó nguồn nhân lực nữ<br />
các DTTS của toàn vùng khoảng<br />
1.659.306,99 người chiếm 49,6% dân số các<br />
DTTS của toàn vùng, lực lượng lao động nữ<br />
trong độ tuổi lao động là: 957.420,134 người<br />
chiếm 57,7% trong tổng số nguồn nhân lực nữ<br />
195<br />
<br />
Đỗ Huyền Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
các DTTS và trên 30% lực lượng lao động<br />
toàn vùng [5;tr 97]. NNL nữ DTTS ở Tây Bắc<br />
hiện nay còn yếu, kém về chất lượng và số<br />
lượng so với lao động nam DTTS và so với<br />
lao động ở khu vực khác.<br />
Qua những nghiên cứu về NNL nữ các DTTS,<br />
một số vấn đề được đặt ra như sau:<br />
Thứ nhất: Đời sống kinh tế - xã hội thấp kém,<br />
ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các<br />
nguồn lực, đòi hỏi Đảng và nhà nước cần đề ra<br />
chủ trương, chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc<br />
phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Tây Bắc.<br />
Thứ hai: Cần nâng cao chất lượng nguồn lao<br />
động về mọi mặt trong đó đặc biệt là nâng cao<br />
trí lực, đồng thời xây dựng môi trường lao<br />
động thu hút nhân tài.<br />
Thứ ba: Để tập trung hơn nữa, nâng cao chất<br />
lượng NNL nữ các DTTS ở khu vực Tây Bắc<br />
đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn<br />
nữa trong sửa đổi, ban hành và thực thi chính<br />
sách nhằm phát triển NNL nữ các DTTS ở Tây<br />
Bắc trong thời gian tới.<br />
Thứ tư: Bản thân nữ các DTTS còn có những<br />
rào cản về văn hóa truyền thống, về nhận thức<br />
vị trí vai trò của mình trong đời sống kinh tế xã hội, trong khi yêu cầu ngày càng cao và khắt<br />
khe của thị trường đặt ra vấn đề họ cần phải có<br />
những đột phá, thay đổi chính bản thân<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho NNL<br />
nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay<br />
Nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho<br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển dịch<br />
cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp để<br />
giải quyết việc làm là một trong những giải<br />
pháp cần thiết hiện nay. Đẩy mạnh xây dựng<br />
nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có<br />
khoảng trên 40% số xã đạt tiêu chuẩn nông<br />
thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông<br />
thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông<br />
thôn theo hướng tăng tỉ trọng các dịch vụ<br />
phục vụ nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ<br />
công nghiệp và các làng nghề. Chú trọng<br />
công tác khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng<br />
196<br />
<br />
186(10): 195 - 200<br />
<br />
và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả,<br />
phát triển kinh tế trang trại, đầu tư nâng cấp<br />
hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất, đảm bảo<br />
an toàn phòng chống thiên tai.<br />
Phát triển các dịch vụ nông thôn, trung tâm<br />
chuyển giao công nghệ đưa công nghệ cao<br />
vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập và<br />
chuyển hóa cơ cấu lao động nông thôn, mở<br />
rộng hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ<br />
cho sản xuất, khôi phục và mở rộng các làng<br />
nghề truyền thống, chuyển đổi nghề cho<br />
người dân không còn đất sản xuất do quá<br />
trình đô thị hóa, làm thủy điện.<br />
Xã hội hóa công tác đào tạo nghề, tăng cường<br />
đào tạo nghề cho nông dân tập trung vào các<br />
nhóm đối tượng cụ thể như: nhóm nông dân<br />
nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm ven đô<br />
thị, nhóm chuyên sản xuất cây thực phẩm, cây<br />
công nghiệp…. gắn kết các cơ sở sử dụng lao<br />
động với các cơ sở đào tạo nghề, tỉnh cần có<br />
những chính sách đặc biệt khuyến khích mô<br />
hình này.<br />
Nâng cao chất lượng lao động nông thôn, lao<br />
động dân tộc thiểu số trong đó cần đặc biệt chú<br />
ý quan tâm tới lao động nữ dân tộc thiểu số,<br />
điều này đang đòi hỏi nhưng bước đi đột phá.<br />
Giải quyết việc làm gắn với nông nghiệp và<br />
phát triển nông nghiệp nông thôn. Tăng cường<br />
cơ sở kỹ thuật, dịch vụ giới thiệu việc làm để<br />
đảm bảo các điều kiện cho thị trường lao<br />
động phát triển, thông tin thị trường được<br />
công khai giúp cho người lao động có thể<br />
nhận biết được cơ hội của mình. Có chính<br />
sách hỗ trợ, đảm bảo tài chính, tư vấn đối với<br />
lao động nông thôn, lao động người DTTS<br />
khi đi xuất khẩu lao động.<br />
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp<br />
nhất là vùng khó khăn, phát triển các khu<br />
công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc<br />
biệt cần “lựa chọn những ngành mũi nhọn<br />
như khai thác, chế biến khoáng sản, mía<br />
đường, chăn nuôi đại gia súc…” [3,tr 245] để<br />
phát triển. Đẩy mạnh và tăng cường tuyên<br />
truyền chính sách thu hút nhân tài về tỉnh nhà,<br />
mềm dẻo trong việc sử dụng người tài bằng cách<br />
thuê, hợp tác, tư vấn đối với các chuyên gia đầu<br />
ngành, trong các lĩnh vực công nghệ cao.<br />
<br />
Đỗ Huyền Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hỗ trợ nguồn nhân lực nữ DTTS xây dựng, tổ<br />
chức cuộc sống gia đình, đẩy mạnh và phát huy<br />
hơn nữa vai trò của dịch vụ gia đình. Xây dựng<br />
chính sách phát triển các ngành, các hình thức<br />
dịch vụ gia đình, chính sách giảm nhẹ công việc<br />
cho phụ nữ miền núi có thể được thực hiện<br />
thông qua việc nhà nước hỗ trợ phát triển các<br />
dịch vụ gia đình theo quan điểm coi lao động<br />
nội trợ là một bộ phận của lao động xã hội.<br />
Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong<br />
gia đình, chú trọng đến NNL nữ các DTTS về<br />
kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi<br />
dạy chăm sóc con cái, khuyến khích sự quan<br />
tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ<br />
các hoạt động lao động.<br />
Bài trừ các hủ tục lạc hậu, phát huy những<br />
truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào<br />
DTTS. Tăng cường hơn nữa việc tuyên<br />
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng<br />
bào DTTS, đặc biệt là nữ DTTS, phân tích rõ<br />
tác hại của các hủ tục, vận động nhân dân<br />
từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không<br />
còn phù hợp với đời sống hiện tại, gây lãng<br />
phí, tốn kém.<br />
Phát triển các tổ chức tập hợp đoàn kết phụ nữ:<br />
Các đoàn thể quần chúng là những tổ chức<br />
chính trị - xã hội, tập hợp các thành viên tự<br />
nguyện thuộc các nhóm xã hội khác nhau như<br />
Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn<br />
thanh niên…<br />
Tăng cường công tác y tế, giáo dục chăm sóc<br />
sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình.<br />
Phát triển mạng lưới y tế, đảm bảo cho các trẻ<br />
em gái DTTS được hưởng các dịch vụ y tế,<br />
việc chăm sóc y tế tốt sẽ có tác động lớn tới<br />
chất lượng NNL nữ DTTS trong tương lai.<br />
Hạn chế nhu cầu nhiều con để tập trung nuôi<br />
con khỏe, dạy con ngoan, chuẩn bị hành trang<br />
bước vào đời cho con thật tốt. Chăm sóc sức<br />
khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái DTTS phải được<br />
tiến hành một cách tích cực, chủ động và quyết<br />
liệt, đẩy mạnh các phong trào trong khu dân cư.<br />
Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng<br />
nhằm nâng cao chất lượng nguồn NNL nữ<br />
các DTTS ở Tây Bắc hiện nay<br />
Phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan<br />
trọng trong việc tăng năng suất lao động,<br />
<br />
186(10): 195 - 200<br />
<br />
thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống,<br />
về cơ bản được tiến hành thông qua giáo<br />
dục, đào tạo.<br />
Đối với NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay<br />
để nâng cao chất lượng của họ cần có những<br />
chính sách cụ thể, gắn với đặc thù của vùng.<br />
Nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng<br />
đào tạo dự bị đại học, hệ cử tuyển của các<br />
trường đại học, cao đẳng ở miền núi phía Bắc.<br />
Thực hiện công bằng, khách quan chính sách<br />
cử tuyển của nhà nước đối với học sinh các<br />
dân tộc thiểu số trong khu vực. Thực hiện tốt<br />
chế độ chính sách trung ương, địa phương ban<br />
hành đối với cán bộ, giảng viên theo quy<br />
định, xây dựng các chính sách đặc thù về chế<br />
độ đãi ngộ cho giáo viên các tỉnh miền núi và<br />
biên giới.<br />
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho công tác đào<br />
tạo nghề, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng<br />
khó khăn, vùng có nhiều đồng bào là DTTS ít<br />
người. Tìm ra những mô hình dạy nghề mang<br />
tính mũi nhọn, đào tạo nghề mang tính quy<br />
mô, bài bản theo trường, lớp, không đào tạo<br />
nghề mang tính kinh nghiệm, gia đình. Tăng<br />
tỉ lệ chi ngân sách cho dạy nghề, ưu tiên ngân<br />
sách cho cơ sở đào tạo nghề dân tộc nội trú,<br />
nghề đào tạo khó tuyển sinh và nghề nghiệp<br />
cho người tàn tật.<br />
Thực hiện chính sách cử tuyển học sinh là<br />
người DTTS tại chỗ. Quy định giao nhiệm vụ<br />
cho các trung tâm dạy nghề của tỉnh tổ chức các<br />
khóa đào tạo dành riêng cho đồng bào DTTS<br />
đặc biệt là nữ DTTS. Xây dựng các dự án và<br />
cơ chế chính sách đặc thù kèm theo để phát<br />
triển NNL DTTS, lồng ghép các chương<br />
trình, dự án đào tạo như chương trình<br />
134,135, khuyến nông, khuyến lâm… để đào<br />
tạo kỹ năng cho lao động DTTS.<br />
Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo nhân lực,<br />
cần đến gần, tiếp cận học sinh, khuyến khích<br />
học sinh đến trường nhất là ở vùng sâu, vùng<br />
cao, vùng dân tộc hẻo lánh, có chính sách để<br />
khi học sinh đến trường rồi phải giữ được<br />
học sinh tránh việc học sinh bỏ học. Nâng<br />
cao chất lượng cơ sở đào tạo để đạt chuẩn<br />
quốc gia về cơ sở vật chất và trang thiết bị<br />
trường học, nâng cao chất lượng phổ cập<br />
giáo dục ở các cấp.<br />
197<br />
<br />
Đỗ Huyền Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường cao<br />
đẳng và đại học giai đoạn 2006 - 2020 đã được<br />
chính phủ phê duyệt, các trường này sẽ được<br />
cơ cấu và xắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ,<br />
hiện đại, gắn với phương hướng phát triển<br />
kinh tế và nhu cầu sử dụng nhân lực của các<br />
cơ quan, các ngành. Đào tạo bồi dưỡng gắn<br />
với nhu cầu thực tiễn công việc, nâng cao chất<br />
lượng dạy và học tiếng dân tộc, ngoại ngữ tại<br />
các địa phương trong các trường trung học.<br />
Lựa chọn ngành mũi nhọn để tập trung ưu<br />
tiên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao, trên cơ sở đặc thù của các tỉnh.<br />
Các tỉnh Tây Bắc có một số ngành nghề mũi<br />
nhọn chung như: Khai thác và chế biến<br />
khoáng sản, thủy điện, mía đường, chăn nuôi<br />
gia súc, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế<br />
biến gỗ, chè, cao su, cây dược liệu, nông<br />
nghiệp gắn với công nghệ cao. Qua đây xuất<br />
hiện một số ngành công nghệ cao cần đòi hỏi<br />
trong thời gian tới như: chế biến chuyên sâu<br />
về khoáng sản (hiện nay và trước kia vẫn chủ<br />
yếu là chế biến thô, nên chất lượng sản phẩm<br />
và giá trị thu về chưa cao); phát triển các<br />
ngành công nghiệp mũi nhọn ưu tiên như:<br />
công nghiệp chế biến đã có thương hiệu mạnh<br />
như (chè Mộc châu, Sữa Mộc châu) đảm bảo<br />
tăng năng suất, tăng chất lượng, vệ sinh an<br />
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an ninh<br />
luong thực; Công nghiệp năng lượng, phát<br />
triển dịch vụ du lịch cộng đồng, nhằm khai<br />
thác các nguồn lực dân tộc thiểu số. Với nhiều<br />
địa điểm được quy hoạch và là khu du lịch<br />
quốc gia tại các tỉnh như Điện Biên, Mai Châu,<br />
Kim Bôi, Mộc Châu, lòng hồ sông Đà …<br />
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính<br />
quyền khu vực Tây Bắc về vai trò công tác<br />
phát triển NNL nữ các dân tộc thiểu số<br />
trong thời kỳ CNH, HĐH<br />
Quán triệt quan điểm con người là nền tảng,<br />
là yếu tố quyết định nhất trong phát triển bền<br />
vững kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc<br />
phòng của đất nước, sự hưng thịnh của vùng.<br />
Vì vậy cần sự chuyển biến mạnh ở các cấp<br />
lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở về việc phải<br />
đổi mới triệt để trong quản lý nhà nước về<br />
giáo dục - đào tạo, xây dựng xã hội học tập,<br />
về sự cần thiết phải cải thiện giống nòi, đảm<br />
198<br />
<br />
186(10): 195 - 200<br />
<br />
bảo dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe toàn<br />
diện NNL nữ DTTS, về việc phải tạo điều<br />
kiện, nâng cao thu nhập cho đối tượng này.<br />
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng<br />
và chính quyền các cấp đối với việc thực hiện<br />
mục tiêu phát triển NNL nữ các DTTS ở Tây<br />
Bắc hiện nay. Do điều kiện kinh tế xã hội còn<br />
hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém nên<br />
tại khu vực này, việc tiếp cận về thông tin và<br />
phát triển NNL nữ các DTTS còn nhiều bất<br />
cập. Đội ngũ tuyên truyền viên cần có những<br />
phương pháp tiếp cận vận động tới các hộ gia<br />
đình người DTTS, nhằm thu hút người dân<br />
hiểu và tham gia với công tác đào tạo NNL<br />
nữ đến tuổi lao động.<br />
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện<br />
chương trình hành động của Nghị quyết số<br />
11- NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác<br />
phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất<br />
nước”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo<br />
dục thực hiện Luật bình đẳng giới, Luật<br />
phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân<br />
gia đình… sâu rộng trong quần chúng nhân<br />
dân cả nam và nữ. Tạo cơ hội để nhân lực nữ<br />
miền núi nhất là nhân lực nữ DTTS được<br />
tham gia xây dựng, lãnh đạo thực hiện các<br />
chương trình, đề án phát triển kinh tế văn hóa<br />
xã hội của địa phương.<br />
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ<br />
sở giáo dục đào tạo, các tổ chức khoa học<br />
và công nghệ với các phương tiện thông tin<br />
đại chúng để tuyên truyền các chủ trương,<br />
chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực<br />
của trung ương và tỉnh.<br />
Đổi mới cơ chế quản lý của các cấp, ngành<br />
về phát triển nguồn nhân lực<br />
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách<br />
đối với giáo dục - đào tạo. Ngoài việc thực<br />
hiện các chính sách chung của Nhà nước đối<br />
với giáo dục và giáo viên các cấp, các tỉnh<br />
cần có chính sách đặc thù khuyến khích đào<br />
tạo các môn đặc thù đặc biệt chú trọng phát<br />
triển tiếng dân tộc thay cho việc học ngoại<br />
ngữ trước đây.<br />
Hoàn thiện, đổi mới phương pháp quản lý,<br />
nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của<br />
bộ quản lý phát triển NNL. Có kế hoạch thu<br />
<br />
Đỗ Huyền Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới<br />
phương pháp đánh giá năng lực công tác và<br />
chế độ khen thưởng - kỷ luật, đổi mới phương<br />
pháp quản lý hành chính nhân lực theo hướng<br />
hiện đại hiệu quả. Rà soát, đánh giá, quy<br />
hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý<br />
phát triển NNL của ngành. Nhìn chung, mặt<br />
bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào<br />
các DTTS vẫn còn có khoảng cách đáng kể<br />
với người Kinh. Chất lượng nguồn nhân lực<br />
đồng bào DTTS còn hạn chế, đội ngũ cán bộ<br />
DTTS thiếu và một bộ phận yếu về trình độ<br />
chuyên môn. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã<br />
quan tâm ban hành nhiều chính sách đối với<br />
giáo dục, đào tạo vùng DTTS, tuy nhiên đến<br />
nay vẫn chưa thể giải quyết được hết những<br />
khó khăn của địa phương. Công tác quản lý<br />
giáo dục dân tộc chưa theo kịp thực tiễn phát<br />
triển giáo dục ở vùng DTTS, miền núi; công<br />
tác chỉ đạo còn thiếu linh hoạt và mang nặng<br />
thủ tục hành chính; công tác tham mưu ban<br />
hành một số chính sách cụ thể chưa phù hợp<br />
với tình hình thực tế chính vì vậy cần có<br />
chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực<br />
các dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu và<br />
vùng xa.<br />
Nâng cao tính tích cực chủ động phấn đấu<br />
vươn lên của phụ nữ các DTTS ở Tây Bắc<br />
hiện nay<br />
Mục tiêu xây dựng NNL nữ các DTTS Tây Bắc<br />
có phong cách sống, có nhân cách, tinh thần lao<br />
động phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển<br />
kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi lực lượng này<br />
phải biết tiếp nhận, hình thành những giá trị mới<br />
đồng thời phát huy những giá trị truyền thống,<br />
trong đó có giá trị đạo đức, tinh thần của NNL<br />
nữ các dân tộc thiểu số. Loại bỏ những tâm lý,<br />
thói quen lạc hậu do ảnh hưởng của nền sản<br />
xuất nhỏ như chủ quan, bảo thủ, tùy tiện,<br />
thiếu tinh thần tập thể, thụ động… gạt bỏ<br />
những tư tưởng phong kiến và hủ tục lạc hậu<br />
như: trọng nam khinh nữ, tâm lý mặc cảm, tự<br />
ti ở nữ giới… đồng thời phải kiên quyết đấu<br />
tranh với những biểu hiện lệch lạc trong định<br />
hướng giá trị đạo đức, nhân cách của một bộ<br />
phận nữ DTTS Tây Bắc trước những tác động<br />
của kinh tế thị trường như: lối sống hưởng<br />
thụ, ích kỉ các nhân, chạy theo lợi ích vật chất<br />
<br />
186(10): 195 - 200<br />
<br />
mà chà đạp lên những giá trị tinh thần, làm<br />
tha hóa, bang hoại giá trị đạo đức của phụ nữ.<br />
Nỗ lực học hỏi, bổ sung cho mình kiến thức<br />
văn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn,<br />
đáp ứng kịp yêu cầu của xã hội. Nữ DTTS ở<br />
Tây Bắc cần có bản lĩnh và khả năng tổ chức.<br />
Cần nâng cao tính tích cực xã hội của mình:<br />
Người phụ nữ cần lôi kéo các thành viên trong<br />
gia đình mình, chia sẻ, trách nhiệm cho các<br />
thành viên, xóa bỏ tự ti, mặc cảm về mọi mặt,<br />
vươn lên tự khẳng định mình trong gia đình và<br />
xã hội. Giải phóng phụ nữ, đấu tranh vì sự<br />
phát triển của phụ nữ là sự nghiệp của toàn xã<br />
hội nhưng trước hết đó là sự nghiệp của bản<br />
thân người phụ nữ, phụ nữ chỉ được giải<br />
phóng, được phát triển khi họ nhận thức ra<br />
được vị trí, vai trò của mình và có quyết tâm<br />
vì sự nghiệp cao cả ấy, việc giải phóng lao<br />
động nữ phải là việc của phụ nữ.<br />
KẾT LUẬN<br />
NNL nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các<br />
DTTS có đóng góp nhất định quá trình phát<br />
triển kinh tế - xã hội. Để phát huy hơn nữa số<br />
lượng, chất lượng của lực lượng lao động này<br />
cần có sự chung tay của Đảng, Nhà nước và<br />
người lao động, của tổng hợp các biện phát<br />
phát triển kinh tế - xã hội trong đó không thể<br />
thiếu được sự nỗ lực cố gắng vươn lên của<br />
bản thân người phụ nữ DTTS ở Tây Bắc.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lương Đình Hải (2018), “Quan niệm về nguồn<br />
nhân lực trong bối cảnh cách mạng khoa học công<br />
nghệ - hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu con người<br />
số 2 (95), tr 11.<br />
2. Nguyễn Thị Giáng Hương (2016), Phát triển<br />
nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình<br />
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb<br />
Quốc gia sự thật, Hà Nội.<br />
3. Nguyễn Đình Nguyên (chủ biên) (2016), Hiện<br />
trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Tây<br />
Bắc giai đoạn 2016 - 2020, Nxb Khoa học tự<br />
nhiên và công nghệ, Hà Nội<br />
4.Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân<br />
số, Hà Nội<br />
5. Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53<br />
dân tộc thiểu số (5/2017) - tiểu dự án hỗ trợ giảm<br />
nghèo PRPP - UBDT do UNDP và Irish Aid tài<br />
trợ- UBDT - Lưu hành nội bộ, Hà Nội.<br />
<br />
199<br />
<br />