intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung vào những nội dung như thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, những cơ hội và thuận lợi, và thách thức và khó khăn, một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TS. Lê Bảo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng lebaoktdn@gmail.com TÓM TẮT Nông nghiệp là một ngành sản xuất có lợi thế của Việt nam. Trong thời gian vừa qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Sản phẩm nông nghiệp không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bài viết tập trung vào những nội dung như thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, những cơ hội và thuận lợi, và thách thức và khó khăn, một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Từ khóa:: Nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, tự do hóa thương mại, cơ hội, thách thức, thực trạng, giải pháp. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước đang phát triển và có nhiều lợi thế trong phát triển triển sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, quy mô GDP theo giá hiện hành đạt gần 5.006 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 53,4 triệu đồng, tương đương 2.389 USD. Về cơ cấu, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,40%; khu vực dịch vụ chiếm 41,26%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,0%. Quy mô GDP theo giá cố định năm 2010 đạt hơn 3262 ngàn tỷ. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,90%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,0%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm. Ngành nông nghiệp Việt Nam (bao gồm cả Nông Lâm Thủy sản) đã có bước phát triển rõ rệt về nhiều mặt, từ khâu tổ chức lực lượng sản xuất, đến việc sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn, đất nông nghiệp cho đến việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ (kể cả công nghệ cao) vào trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng ở thị trường trong nước và còn xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới. Điều này cho thấy mặc dầu ngành nông nghiệp chịu những ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn nhưng xu hướng sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả. Đến nay nông sản Việt Nam đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai Đông - Nam Á và thứ 15 thế giới. Một số nông sản đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán các hiệp định thương mại tự do, sẽ có tác động chuyển hướng thương mại, từ đó tác động không nhỏ đến phát triển ngành Nông nghiệp Việt nam. Việc tham gia các hiệp định này tạo cơ hội giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp trong nước. Đồng thời sản xuất nông nghiệp cũng đối mặt với nhiều thách thức, khi xuất khẩu nông sản không được hưởng lợi nhiều từ việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào kỹ thuật, khiến sản lượng của một số nông sản có nguy cơ giảm. Do đó, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xác định, lựa chọn các lĩnh lực sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp, có lợi thế phát triển từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp 91
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Việt Nam, hạn chế các thách thức để đạt mức tăng trưởng cao hơn. 2. Thực trạng phát triển sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2017 Năm 2010, quy mô GDP toàn ngành nông nghiệp theo giá cố định năm 2010 đạt hơn 396 ngàn tỷ; đến năm 2017 quy mô GDP toàn ngành nông nghiệp theo giá cố định năm 2010 đạt hơn 482 ngàn tỷ, tăng 2,9% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2017 của toàn ngành nông nghiệp đạt 2,8 %/năm. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất Ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 70% năm 2017. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo vững chắc. Năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản từng bước được nâng cao; Năng suất lao động xã trong nông nghiệp đã tăng từ 16,3 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 35,6 triệu đồng/lao động năm 2017. Giá trị sản phẩm thu được trên một héc ta đất trồng trọt tăng lên, từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 90,1 triệu đồng/ha năm 2017. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng lên, từ 103,8 triệu đồng/ha năm 2010 lên 206,8 triệu đồng/ha năm 2017. Bảng 1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2017 (ĐVT: Ngàn tấn) Tăng trưởng giai 2010 2014 2015 2016 2017 đoạn 2010- 2019 Sản lượng lúa 40005,6 44974,6 45091,0 43165,1 42763,4 0,96 % Sản lượng ngô 4625,7 5202,3 5287,2 5246,5 5131,9 1,49 % Sản lượng mía 16161,7 19821,6 18337,3 17211,2 18319,2 1,81 % Sản lượng xoài 580,3 679,1 702,9 728,1 788,2 4,47 % Sản lượng cam, 728,6 758,9 727,4 806,9 948,1 3,83 % quýt Sản lượng nhãn 573,7 519,2 513,0 503,0 497,4 -2,02 % Sản lượng vải, 522,3 696,2 715,1 648,4 565,1 1,13 % chôm chôm Sản lượng điều 310,5 345,1 352,0 305,3 210,9 -5,38 % Sản lượng cao su 751,7 966,6 1012,7 1035,3 1086,7 5,41 % Sản lượng cà phê 1100,5 1408,4 1453,0 1460,8 1529,7 4,82 % Sản lượng chè 834,6 981,9 1012,9 1033,6 1040,8 3,20 % Sản lượng hồ 105,4 151,6 176,8 216,4 241,5 12,57 % tiêu Sản lượng thịt 83,6 85,7 85,8 86,6 88,0 0,74 % trâu Sản lượng thịt bò 278,9 293,1 299,7 308,6 321,7 2,06 % Sản lượng thịt 3036,4 3351,2 3491,6 3664,6 3733,3 3,00 % lợn Sản lượng thịt 615,2 874,5 908,1 961,6 1031,9 7,67 % gia cầm Sản lượng TS 2414,4 2920,3 3049,9 3226,1 3389,3 4,96 % khai thác Sản lượng cá 1662,7 1970,2 2076,7 2242,8 2363,8 5,15 % biển khai thác 92
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sản lượng TS 2728,3 3412,7 3532,2 3644,6 3835,6 4,99 % nuôi trồng Sản lượng cá 2101,5 2458,7 2536,8 2585,8 2694,2 3,61 % nuôi Sản lượng tôm 449,6 615,1 634,8 656,4 723,7 7,04 % nuôi (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Hình 1. Giá trị sản phẩm trên 1 hécta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản (ĐVT: Triệu đồng/ha) Cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản được điều chỉnh, chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Trình độ canh tác không ngừng được đổi mới. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh. Kết quả sản xuất của nhiều sản phẩm nông nghiêp chủ lực có tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010-2017 ổn định và tương đối cao như lúa (0,96 %), xoài (4,47 %), cam quýt (3,83 %), cao su (5,41 %), cà phê (4,82 %), chè (3,20 %), hồ tiêu (12,57 %), thịt bò (2,06 %), thịt lợn (3,00 %), thịt gia cầm (7,67 %), cá nuôi (3,61 %), tôm nuôi (7,04%). Đây là những sản phẩm chủ lực đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đến nay nông sản Việt Nam đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai Đông - Nam Á và thứ 15 thế giới. Một số nông sản đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực nông, lâm, thủy sản năm 2014 đạt gần 28,3 tỷ USD, đến năm 2017 đạt 33,5 tỷ USD. Hiện nay đã có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Xuất khẩu ngành Nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nông nghiệp là ngành xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản. Bảng 2. Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực ngành nông nghiệp (ĐVT: Triệu USD) 2014 2015 2016 2017 Tổng số 28294,9 26399,5 29144,7 33476,6 Hàng hải sản 7825,3 6568,8 7053,1 8315,7 Hàng rau quả 1489,0 1839,3 2457,7 3501,6 Hạt điều 1993,6 2397,6 2842,6 3516,8 Cà phê 3557,3 2671,0 3335,5 3244,3 Chè 228,1 217,2 217,2 227,9 Hạt tiêu 1201,8 1259,9 1429,4 1117,7 Gạo 2935,1 2796,3 2171,8 2616,0 Cao su 1780,7 531,5 1669,8 2248,6 93
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sắn và các sản phẩm từ sắn 1138,5 1320,3 998,7 1029,2 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 6145,3 6797,5 6 969,1 7658,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Bên cạnh những kết quả to lớn đạt được, sản xuất nông nghiệp cũng còn nhiều mặt hạn chế. Tăng trưởng kêt quả sản xuất nông nghiệp thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra. Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất nông nghiệp chưa cao. Khâu tổ chức sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Sản xuất nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào nông hộ qui mô nhỏ. Năng suất lao động vẫn còn thấp, giá thành một số nông sản còn cao so với các nước trong khu vực. Các mô hình sản xuất nông nghiệp qui mô lớn, ứng dụng công nghệ cao chưa được nhân rộng. Thiếu liên kết trong toàn chuỗi giá trị nông sản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nông thôn phát triển chưa đồng đều. Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi, điện còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn nhất là ở các vùng miền núi. Diện tích rừng suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng, chỉ còn chiếm khoảng 28% diện tích tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nạn đốt phá rừng, khai thác lâm sản, khai thác thuỷ sản có tính chất hủy diệt bằng chất nổ, bằng điện, chất độc bất hợp pháp chưa được ngăn chặn triệt để. Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và do dân số tăng nhanh. Đất đai bị xói mòn, thoái hoá Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm ở một số vùng sản xuất do việc phá rừng, do chất thải công nghiệp, sử dụng không hợp lý phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước và để lại dư lượng hóa chất độc hại trong nông sản thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp dư thừa vào mùa mưa nhưng lại thiếu hụt vào mùa khô. Sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro do sự biến động của thị trường và thiên tai, dịch bệnh. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản chưa cao. Thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân còn thấp; có nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao; thu nhập bình quân của nông dân năm 2017 chỉ bằng 78% bình quân chung cả nước. 3. Cơ hội, thách thức đối với sản xuất ngành nông nghiệp Việt nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại Về cơ hội: - Các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .v.v..sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. - Với những cơ hội mới từ tự do hóa thương mại, ngành Nông nghiệp sẽ thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cho ngành Nông nghiệp. - Vị thế của ngành Nông nghiệp ngày càng gia tăng thông qua cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị nông sản thế giới. Nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi gia trị nông sản toàn cầu. Thị trường nội địa được mở rộng, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường trong nước. - Tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong nước. Hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp sẽ được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo ra môi trường kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nông nghiệp. Về thách thức: - Tự do hóa thương mại sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh ở thị trường nông sản trong nước. Do giá thành hiện nay của một số sản phẩm còn cao, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp, các sản phẩm nông nghiệp sẽ gặp thách thức lớn nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện. - Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2017 chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên, vì vậy khi lợi thế tài nguyên giảm dần, sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 94
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. - Khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng phục vụ trong nông nghiệp lạc hậu. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa tạo đột phá cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp không mạnh, thiếu cán bộ đầu ngành giỏi, thiếu nhân lực trình độ cao. 4. Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian đến Để phát triển sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại, cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó cần quan tâm đến một số giải pháp sau: (i) Công tác quy hoạch nông nghiệp cần dựa vào nhu cầu thị trường. Chính sách đất đai cần tạo điều kiện cho người sử dụng đất quyết định cách thức sử dụng đất phù hợp với thị trường nông sản nhằm gia tăng giá trị trên 1 hécta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Có chính sách phù hợp để hằng năm sản xuất vừa phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nông sản. Công tác quy hoạch nông nghiệp cần tạo điều kiện để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế so sánh và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ổn định và quy mô lớn. (ii) Tái cơ cấu nông nghiệp nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, mang tính cạnh tranh cao. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển những nhóm ngành hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế và thị trường thế giới đang có nhu cầu cao để lựa chọn sản phẩm phù hợp để phát triển. Tái cơ cấu gắn với lợi thế từng vùng, gắn với thị trường để tạo ra sản phẩm qui mô lớn, chất lượng cao, lấy thị trường thế giới để cạnh tranh và coi trọng thị trường trong nước, tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Trong đó cần quan tâm tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp nhằm hình thành chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương. Tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao trong sản xuất và chế biến nông sản. Phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu. Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng chống thiên tai, giảm tác động bất lợi của môi trường, quản lý nước thải nhất là nước thải trong nuôi trồng thủy sản. (iii) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào trong quá trình sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao phải được xem là khâu đột phá, then chốt. Khuyến khích áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào trong nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải nhằm mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, để nâng cao sức cạnh tranh. (iv) Phát triển mạnh đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp, hình thành đội ngũ cán bộ đầu ngành giỏi trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Phải đưa trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp đuổi kịp các nước trong khu vực, và trên thế giới nâng cao mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chọn giống, tưới tiêu nước, cơ giới hoá sản xuất, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. (iv) Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý như tổ chức liên kết, phát triển hiệp hội, tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, tạo động lực nâng cao giá trị gia tăng, thúc sản xuất nông nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững. Cần có chính sách mới để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, coi doanh nghiệp là động lực chính cho phát triển nông nghiệp. (v) Tập trung nâng cao năng lực quản lý nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường. Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển 95
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nhằm giải quyết những thách thức từ quá trình biến đổi khí hậu. Thay đổi phương pháp sản xuất, canh tác, giống, mùa vụ, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp với biến đổi khác nhau về khí hậu ở từng địa phương (vi) Cần hoàn thiện các chính sách kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao chất lượng dự báo và gắn kết dự báo với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng như dịch vụ tư vấn nông nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm nông nghiệp, nâng cao năng lực ứng phó của nông dân đối với rủi ro, nhất là rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Vân Anh (2011), “Tác động của toàn cầu hóa đến vai trò kinh tế của nhà nước và gợi ý đối với các quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, số 2. [2] Vũ Thị Minh Ngọc và Hoàng Thị Ngọc Dung (2014), “Thực trạng và một số giải pháp phát triển thị trường lâm sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp, Số 4- 2014, tr151-160. [3] Lê Quốc Phương (2009), ‘Đánh giá mức độ cạnh tranh và bổ sung giữa Việt Nam và các đối tác thương mại chính”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 24, tháng 1+2/2009, tr. 3-12. [4] Tổng cục Thống kê (2017), Niêm giám thống kê Việt Nam [5] Greenaway, D. and C. Milner (1993), “Trade and Industrial Policy in Developing Countries: A Manual of Policy Analysis”, The Macmillan Press, esp. Part IV Evaluating Comparative Advantage, 181-208 [6] Michael Porter “The Competitive Advantage of Nations”, The MacMillan Press Ltd., London and Basingstoke (1990) 96
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2