Phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Lào Cai
lượt xem 7
download
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai, bài viết "Phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Lào Cai" đề xuất những giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Lào Cai
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH CỦA TỈNH LÀO CAI Nguyễn Thị Như Quỳnh Đảng ủy phường Xuân Tăng, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai / Email: nhuquynhtgtp@gmail.com Tóm tắt: Thời gian qua, Lào Cai coi nông nghiệp là hạt nhân của nền kinh tế, đặt mục tiêu phát triển xanh, bền vững, lâu dài lên hàng đầu gắn với 5 nhiệm vụ đặc biệt gồm “giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ dân và giữ biên giới”. Nông nghiệp Lào Cai cũng đặt mục tiêu đột phá về giống, đất, phát triển hữu cơ; phấn đấu “đi sau, về trước”. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai, tác giả đề xuất những giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới. Từ khóa: kinh tế xanh, nông nghiệp xanh, tỉnh Lào Cai 1. Giới thiệu Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, phát triển nông nghiệp xanh không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Đối với nông nghiệp Việt Nam, phát triển kinh tế xanh cần được xem như là một trong những giải pháp quan trọng cho sự phát triển bền vững ở khu vực này. Trong thời gian qua, Lào Cai đã coi nông nghiệp là hạt nhân của nền kinh tế, đặt mục tiêu phát triển xanh, bền vững, lâu dài lên hàng đầu gắn với 5 nhiệm vụ đặc biệt gồm “giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ dân và giữ biên giới”. Nông nghiệp Lào Cai cũng đặt mục tiêu đột phá về giống, đất, phát triển hữu cơ; phấn đấu “đi sau, về trước”. Tuy nhiên, nền nông nghiệp xanh của Lào Cai vẫn còn nhiều rào cản, cần khắc phục trong thời gian tới. 2. Khái niệm và lợi ích của nông nghiệp xanh 2.1. Khái niệm nông nghiệp xanh Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2010), nông nghiệp xanh là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, trong đó tối đa hóa cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn hơn với bảo vệ môi trường. Nông nghiệp xanh hay cụ thể hơn là nông nghiệp hữu cơ đảm bảo 4 nguyên tắc: Sức khỏe, Sinh thái, Công bằng, Cẩn trọng dần trở thành hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Còn GS, TS. Võ Tòng Xuân thì cho rằng: “Nông nghiệp xanh có thể hiểu đơn giản là nền nông nghiệp phù hợp với môi trường sinh thái, không phát thải khí nhà 350 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP kính. Việt Nam hướng tới nền nông nghiệp xanh là cần thực hành nông nghiệp để không phát thải khí nhà kính, không gây ra tác động biến đổi khí hậu” [4]. Như vậy, theo tác giả, nông nghiệp xanh có thể hiểu là nền nông nghiệp phù hợp với môi trường sinh thái, không phát thải khí nhà kính. Nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp... đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh. 2.2. Lợi ích của nông nghiệp xanh Dựa trên nội hàm của định nghĩa về nông nghiệp xanh, theo tác giả, lợi ích của nông nghiệp xanh sẽ là: (i) Phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất, giúp đất được phục hồi, loại bỏ dần các chất độc hại vốn có, màu mỡ tự nhiên khiến đất được “trẻ hóa” theo thời gian, giúp tăng hàm lượng đạm trong đất, cân bằng lượng dinh dưỡng trong đất, đất giữ được độ phì nhiêu theo thời gian. (ii) Giảm lượng khí thải và tác động của các hóa chất độc hại. Việc không sử dụng hóa chất độc hại sẽ giúp cân bằng nguồn dinh dưỡng, giúp hệ sinh vật đất được phục hồi, hệ sinh thái đồng ruộng ổn định hơn. (iii) Hệ sinh thái tự nhiên cân bằng và duy trì đa dạng sinh học. (iv) Tạo ra các sản phẩm lành mạnh đáng tin cậy, thơm ngon giữ được hương vị tự nhiên đặc trưng và hoàn toàn không tồn dư các chất độc hại, kháng sinh trên sản phẩm. (v) Đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường không còn tình trạng rơi vãi bao bì phân bón, hóa chất độc hại ra môi trường, không còn tình trạng rửa trôi phân bón dư thừa, hóa chất bảo vệ thực vật ra nguồn nước xung quanh vùng nuôi. 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp xanh tại tỉnh Lào Cai 3.1. Tổng quan nông nghiệp của tỉnh Lào Cai Khi tái lập (ngày 01/10/1991), Lào Cai là một trong 6 tỉnh nghèo nhất cả nước. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Lào Cai đã trở thành điểm sáng, nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc với sự bứt tốc mạnh mẽ của nhiều ngành, lĩnh vực so với ngày đầu tái lập Tỉnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, bình quân giai đoạn 1991-2021 bình quân 10%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 đạt gần 10.000 tỷ đồng (gấp 276 lần so với năm 1991), GRDP bình quân đầu người đạt gần 83 triệu đồng (gấp 122 lần so với năm 1991), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng [6]. Trong 5 năm (2016-2020), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng mạnh, từ 6.753 tỷ đồng năm 2016 lên 8.640 tỷ đồng vào năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 6%/năm. Trong 10 năm (2010-2020), tỉnh Lào Cai đã tập trung hỗ trợ phát triển, hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung, như: dược liệu 3.584 ha; trong đó, cây dược liệu lâu năm đạt gần 3.000 ha, gồm: sa nhân tím, chè dây, tam thất, giảo Economy and Forecast Review 351
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP cổ lam...; vùng chè trên 6.000 ha, sản lượng ước đạt gần 38.000 tấn; vùng chuối diện tích 3.300 ha, sản lượng ước đạt 68.500 tấn; vùng dứa diện tích 1.700 ha, sản lượng ước đạt 33.000 tấn [6]. 3.2. Tình hình phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Lào Cai Từ thực trạng và những yêu cầu của quy luật phát triển, ngày 26/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về Chiến lược Phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tập trung vào việc khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn để nâng cao giá trị, từ đó nâng cao thu nhập, mức sống của người nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả 5 nội dung đột phá, gồm: Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; Chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị, để phát triển sản xuất hàng hóa; Đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất. Thực hiện giao đất, giao rừng, quy chủ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới. Đến nay, toàn Tỉnh đã có hơn 2.000 ha sản xuất theo các tiêu chuẩn xanh. Trên địa bàn có trên 230 doanh nghiệp/hợp tác xã (HTX) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (chiếm khoảng 5% tổng số doanh nghiệp) với số vốn đăng ký đạt trên 7.500 tỷ đồng. Đã có 50 dự án do các doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, có sử dụng đất thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và chế biến nông - lâm sản, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5.315 tỷ đồng; tổng diện tích đất được sử dụng cho các dự án là trên 17.100 ha. Ngoài ra, còn có 6 dự án đã được chấp thuận nghiên cứu đầu tư với tổng kinh phí dự kiến trên 250 tỷ đồng. Đến nay, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 16.000 lao động tại địa phương, nhiều dự án đầu tư đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước, như: chè hữu cơ Bản Liền, quế hữu cơ Nậm Đét, tinh dầu quế, gạo Séng Cù, lê Tai Nung, cá hồi Sa Pa…, qua đó đã góp phần xây dựng thương hiệu nông sản, thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại địa phương [5]. Lào Cai có 80 doanh nghiệp, HTX tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất với 283 sản phẩm nông sản được gắn mã QR-Code. Hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp có 118 doanh nghiệp, HTX, cơ sở tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá các sản phẩm của đơn vị mình trên hệ thống với 193 dòng sản phẩm tham gia. Hệ thống thông tin quản lý chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận với 91 chuỗi; giới thiệu 68 cơ sở đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Nhiều sản phẩm đặc sản của Lào Cai đã được đưa vào tiêu thụ tại một số siêu thị lớn của Hà Nội và xuất khẩu ra nước ngoài [9]. 352 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Với sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX trong các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến nông, lâm sản (đặc biệt chế biến chè, dứa, gỗ, tinh dầu quế) đã tạo đầu ra ổn định cho nông sản, giúp ổn định đời sống cho người nông dân. Cũng với mục tiêu tạo ra những loại nông sản an toàn, chất lượng, nhiều doanh nghiệp, HTX đã mạnh dạn chọn hướng đi sản xuất an toàn, bền vững dù lựa chọn này đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Tỉnh luôn chú trọng việc phát triển nông nghiệp xanh - một nền nông nghiệp bền vững, giảm những tác nhân tiêu cực từ sản xuất nông nghiệp đến môi trường sinh thái. Hằng năm, diện tích sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn an toàn, như: GAP, GACP, hữu cơ… trên khắp địa bàn Tỉnh được mở rộng. Nhằm phát huy lợi thế nông nghiệp, hiện nay, tỉnh Lào Cai đã hình thành một số vùng trọng điểm sản xuất “nông nghiệp xanh”, nông nghiệp hàng hóa, được thị trường đánh giá cao và có bước khởi sắc. Cụ thể, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai (2021), trên địa bàn Tỉnh đã có: - Vùng trồng cây dược liệu diện tích đạt trên 3.584 ha, sản lượng đạt 18.200 tấn tươi tập trung tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, thị xã Sa Pa. Trong đó riêng cây Atiso chiếm trên 70% sản lượng, ngoài ra còn có các cây dược liệu khác, như: xuyên khung, đương quy, y dĩ, sa nhân, cát cánh, tam thất... Giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích canh tác cây dược liệu đạt 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm. Diện tích cây dược liệu đạt chứng nhận GACP hiện có 140 ha/11 loại cây dược liệu. Một số địa phương đẩy mạnh phát triển nhóm cây dược liệu chiết xuất tinh dầu (chùa dù, thuốc tắm người Dao...), phát triển gắn với du lịch để nâng cao giá trị. - Vùng trồng chè với tổng diện tích tập trung toàn Tỉnh đạt 6.364 ha, trong đó diện tích đảm bảo mật độ và quy trình kỹ thuật có liên kết sản xuất là 6.185,8 ha, diện tích chè kinh doanh 4.642 ha. Sản lượng chè búp tươi cả năm đạt 37.843 tấn. Giá bán bình quân chè búp tươi 7.000 đồng/kg. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có trên 10 doanh nghiệp, HTX thu mua, sản xuất, chế biến chè. Ngoài việc tiêu thụ theo các kênh nội tiêu trên địa bàn Tỉnh và các tỉnh khác, sản phẩm chè của Lào Cai còn xuất khẩu sang các nước Trung Đông, thị trường châu Âu, Mỹ, Canada, Trung Quốc. - Vùng trồng chuối với tổng diện tích đạt 3.332 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 2.848 ha, tập trung chủ yếu tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, tổng sản lượng đạt 68.470 tấn, năng suất bình quân đạt 240,4 tạ/ha. Hiện có 215 ha chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP, toàn bộ diện tích trồng chuối được cấp mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch; đã cấp 16 mã số vùng trồng và 7 cơ sở đóng gói xuất khẩu. Khoảng 90% sản lượng chuối của tỉnh được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, sản lượng còn lại một phần xuất khẩu sang Nga và nội tiêu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, giá dao động từ 5.000-6.000 đồng/kg. - Vùng trồng dứa tổng diện tích toàn Tỉnh đạt 1.689 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 1.019 ha, tập trung chủ yếu tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát; Economy and Forecast Review 353
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP năng suất bình quân đạt 326 tạ/ha, sản lượng 33.313 tấn. Nhìn chung, sản xuất dứa có xu hướng tăng do xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến tại huyện Mường Khương, giá quả dứa tươi tăng 150% so cùng kỳ, tiêu thụ ổn định; tại một số địa phương, nhân dân tích cực mở rộng diện tích trồng dứa, giá dứa ổn định, trung bình 6.000 đồng/kg. - Vùng trồng quế đến hết năm 2021 diện tích toàn tỉnh đạt 46.844 ha, tập trung chủ yếu ở Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn. Khai thác, chế biến được 55.000 tấn cành lá và 5.000 tấn vỏ quế; giá thu mua nguyên liệu cành, lá từ 1.700-2.000 đồng/kg, vỏ quế tươi từ 20.000 - 28.000 đồng/kg; gỗ quế từ 1.000- 1.500 nghìn đồng/m3, chủ yếu được bán dưới dạng gỗ tròn. Đến nay, các cơ sở chiết xuất được 325 tấn tinh dầu, giá bán dao động khoảng 500.000 đồng/lít. Tinh dầu quế và các sản phẩm từ vỏ quế được xuất bán ra các thị trường, như: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, các nước châu Âu... Sản phẩm quế của HTX Tâm Hợi (huyện Bảo Thắng) thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, trong lộ trình tìm kiếm giải pháp thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học, góp phần thiết thực trong công cuộc chuyển đổi phương thức canh tác từ hóa chất truyền thống sang sản xuất không hóa chất và sản xuất hữu cơ của địa phương, mới đây nhất, tháng 10/2021, Công ty Cổ phần EMI Nhật Bản đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai về đề nghị xây dựng trình diễn 2 mô hình sản xuất không hóa chất 1 mô hình trên cây chè (1 ha) và 1 mô hình trên cây quế (1 ha). Theo đó, Sở Nông nghiệp giao cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật làm đầu mối phối hợp với Công ty lựa chọn địa điểm đặt mô hình. Ngày 14/02/2022, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất không hóa chất tại thôn Bản Nhàm, xã Xuân Hòa (mô hình chè) và Bản Khuổi Vèng, xã Vĩnh Yên (mô hình quế) bằng các ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ an toàn nhằm lựa chọn giải pháp thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nguồn gốc sinh học trong quá trình sản xuất các mô hình trên được kỳ vọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng… Ngoài ra, để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn, thời gian qua, trên địa bàn Tỉnh đã hình thành các mô hình liên kết kinh tế, HTX nông nghiệp, phát triển vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Theo đó, các cơ sở sản xuất dịch vụ OCOP đã xây dựng được chuỗi liên kết với hộ gia đình để thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. Điển hình như sản phẩm chè, có hơn 4.900 ha với khoảng 6.000 hộ tham gia; gạo Séng cù có 1.200 hộ tham gia trồng 400 ha lúa; tương ớt Mường Khương có 120 ha với 755 hộ tham gia...[9]. Các sản phẩm được nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu, mẫu mã đẹp, tạo sự yên tâm, tin tưởng cũng như sự hài lòng của người tiêu dùng. Không chỉ đáp 354 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, sản phẩm OCOP Lào Cai đang dần hướng đến thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nền nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác các lợi thế về tài nguyên và lực lượng lao động tập trung cao ở khu vực này, trong khi các nguồn tài nguyên có hạn và đang có xu hướng suy thoái. Tình trạng thoái hóa đất, suy thoái/ô nhiễm tài nguyên nước; suy thoái các hệ sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học... đang diễn ra ở nhiều nơi. Đa số các nông hộ, trang trại chưa được tuyên truyền, phổ biến những kiến thức và hiểu biết về phát triển “kinh tế xanh” và những lợi ích to lớn của nó. Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi trường đất và nước. Điều này sẽ tác động đến các hệ sinh thái nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Nhiều vùng chăn nuôi tập trung chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Do không có sự quy hoạch ban đầu, nhiều trang trại chăn nuôi, lò mổ, cơ sở chế biến thực phẩm còn nằm lẫn trong khu dân cư, sản xuất chăn nuôi còn nhỏ, manh mún, phân bố rải rác trong khi sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh, thị trường ít ổn định. Nông dân còn thiếu vốn để đầu tư sản xuất, trong khi nhu cầu về tăng lượng sản xuất nông nghiệp và nhu cầu mưu sinh tiếp tục thôi thúc họ mở rộng khai thác các tài nguyên và nguồn lợi tự nhiên cho phát triển sản xuất, bất chấp những hệ quả to lớn làm suy thoái tài nguyên, môi trường. Tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... vẫn là mối đe dọa thường xuyên và gây tổn thất không ít cho phát triển nông nghiệp nói chung, cũng như phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững. 4. Các giải pháp cần thực hiện Ngày 21/3/2022, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 109/KH- UBND triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Kế hoạch nhằm mục đích khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức địa phương; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách đồng bộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế đồi rừng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông thôn toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được bảo đảm. Mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 5%-5,5%/năm; tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản đạt bình quân trên 6%/năm. Mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu với tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản bình quân đạt 5%- 6%/năm. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững: Thu nhập của cư Economy and Forecast Review 355
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP dân nông thôn cao hơn 1,5 lần so với năm 2020 (đạt 40 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 3%-5%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 53%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 13,5%. Đặc biệt, Kế hoạch nhấn mạnh mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, giảm phát thải khí nhà kính. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 60%, phấn đấu có ít nhất 20% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững, chứng chỉ hữu cơ”. Để hoàn thành được các mục tiêu trên, cũng như thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh tại tỉnh Lào Cai, theo tác giả, cần thực hiện những giải pháp sau: Thứ nhất, bổ sung xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa; trong đó tập trung giải quyết vấn đề về tích tụ đất đai, cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Ưu tiên, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để chủ động nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tăng cường thu hút nguồn lực, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của Trung ương, nguồn vốn sự nghiệp khoa học. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý ngành nông nghiệp, cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; hoàn thành Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu, thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử cho nông sản của Tỉnh, kết nối đưa nông sản địa phương vào các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ. Thứ hai, hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường với định hướng về nhóm sản phẩm chủ lực và định hướng theo lĩnh vực. Theo đó, định hướng về nhóm sản phẩm chủ lực sẽ tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của từng vùng, địa phương theo 3 nhóm (cấp quốc gia, chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương). Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia là chè, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh là dược liệu, chuối, dứa, quế. Ngoài các ngành hàng chủ lực nêu trên; các địa phương căn cứ tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế để phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm phát huy bản sắc gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Thứ ba, tổ chức sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững thông qua đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao và ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi gắn với nhu cầu thị trường. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng giá trị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất và chế biến nông, lâm thủy sản. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế 356 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP biến sâu; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Áp dụng các quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường khó tính. Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến: Xây dựng và vận hành 8 dự án chuỗi sản phẩm chủ lực (chè, dược liệu, rau, cây ăn quả, lúa chất lượng cao, lợn gà, thủy sản nước lạnh, quế) có liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất. Phấn đấu 100% sản phẩm sản xuất theo chuỗi được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, như: LocalGAP, GACP, hữu cơ... được quản lý bằng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn. Đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho các vùng chuyên canh, đáp ứng các yêu cầu thị trường. Thứ tư, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống. Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm từng bước hoàn thiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, nước sạch, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu thể thao... Phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn; theo đó lấy người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển, đảm bảo tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo. Thứ năm, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu thông qua phát triển cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, phát huy lợi thế từng địa phương, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên. Quy hoạch không gian hợp lý để các ngành sản xuất có tác động nhiều đến môi trường, như: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản, giết mổ, xử lý chất thải... cách xa các khu đô thị, vùng dân cư đông dân. Quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có của Tỉnh; bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, giảm số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại. Tạo điều kiện tái tạo các nguồn tài nguyên cơ bản như đất, nước, năng lượng; đẩy mạnh chế biến sâu, tận dụng phụ phẩm nông sản để chủ động xử lý ô nhiễm ngay tại nguồn. Thực hiện giảm phát thải khí carbon, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu bằng áp dụng các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất. Thứ sáu, xây dựng hệ sinh thái kinh tế nông thôn. Đây là nền tảng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông thôn, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, bảo quản, sơ chế nông sản. Thời gian tới, các HTX tại Lào Cai cần hướng tới vận hành không chỉ là tham gia vào các chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, đóng vai trò trung gian, mà phải tham gia vào các chuỗi giá trị của một ngành hàng, một vùng nông sản nào đó, tức là từ chuỗi liên kết chuyển thành chuỗi giá trị. Thứ bảy, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất từ nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; từ phát Economy and Forecast Review 357
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn chuyên ngành; đổi mới công tác đào tạo nghề cho tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp và nông dân gắn với sản xuất hàng hóa; nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý HTX, doanh nghiệp, chú trọng kỹ năng xây dựng phương án sản xuất hiệu quả, nghiệp vụ tổ chức, quản lý, tiếp cận thị trường, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5. Kết luận Mặc dù đã có những bước phát triển vững chắc trong xây dựng nền nông nghiệp xanh, quá trình này của Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh của Lào Cai, tác giả đã đề xuất 7 giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới. Những giải pháp này không chỉ có tính ứng dụng với tỉnh Lào Cai, mà có thể áp dụng với toàn quốc, trong bối cảnh xu thế phát triển nông nghiệp xanh là tất yếu không chỉ với Việt Nam, mà còn cả thế giới.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Thế giới (2021). Tài liệu Hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách cấp cao về Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp, ngày 30/11/2021 2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai (2021). Báo cáo tình hình hoạt động năm 2021 3. Hải Đăng (2021). Lào Cai chuyển tư duy phát triển nông nghiệp từ lượng sang chất, truy cập từ https://nongnghiep.vn/lao-cai-chuyen-tu-duy-phat-trien- nong-nghiep-tu-luong-sang-chat-d303968.html 4. Bích Hồng (2022). Nông nghiệp xanh, truy cập từ https://dantocmiennui. vn/nong-nghiep-xanh-bai-cuoi/324315.html 5. Hồng Linh (2022). Lào Cai khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa, truy cập từ https://dantocmiennui.vn/lao-cai-khai-thac-loi-the-phat-trien- nong-nghiep-hang-hoa/320233.html#source=link.gov.vn 6. Thanh Nam, Thúy Phượng (2022). Bước chuyển lớn trong sản xuất nông nghiệp, truy cập từ https://www.baolaocai.vn/bai-viet/355165-buoc-chuyen- lon-trong-san-xuat-nong-nghiep 7. Thuận Nguyễn (2022). Thúc đẩy nền nông nghiệp xanh tại Việt Nam, truy cập từ https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/thuc-day-nen-nong-nghiep- xanh-tai-viet-nam-610377.html 8. OECD (2010). Interim Report on the Green Growth Strategy: Implementing our Commitment for a Sustainable Future, OECD: Paris 9. Hương Thu (2022). “Đôi cánh” cho phát triển nông nghiệp hàng hóa Lào Cai, truy cập từ https://dantocmiennui.vn/doi-canh-cho-phat-trien-nong- nghiep-hang-hoa-lao-cai/324207.ht 358 Kinh tế và Dự báo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại đồng bằng Sông Cửu Long
19 p | 116 | 16
-
Về phát triển nông nghiệp xanh, lợi ích, nhận thức và lựa chọn
9 p | 212 | 16
-
Tài liệu phục vụ hội thảo Phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn đến thực tiễn
647 p | 79 | 10
-
Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ cho nông nghiệp xanh tại Hà Nội
5 p | 31 | 8
-
Định hướng phát triển mô hình nông nghiệp xanh ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
20 p | 22 | 5
-
Giải pháp phát triển nông nghiệp xanh ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
13 p | 13 | 5
-
Phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh tại tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long
16 p | 82 | 5
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 406/2021
160 p | 10 | 4
-
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
10 p | 33 | 4
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 409/2021
146 p | 6 | 3
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 433/2022
116 p | 9 | 3
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 426+427/2022
180 p | 4 | 3
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 444/2022
120 p | 9 | 3
-
Ảnh hưởng của thời gian gây hạn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng giống đậu xanh triển vọng ở giai đoạn ra hoa
6 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu ngô thực phẩm và ngô thức ăn xanh ở Việt Nam: Thành tựu và chiến lược phát triển cho tương lai
26 p | 25 | 2
-
Ảnh hưởng của xử lý hạt giống bằng nano kim loại sắt, đồng, coban đến sinh trưởng phát triển của đậu tương
4 p | 39 | 1
-
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu xanh mới chọn tạo tại Thanh Hóa
0 p | 70 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn