intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển sản phẩm mới: Sản phẩm nước dừa tinh khiết

Chia sẻ: Pham Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

528
lượt xem
252
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước dừa là một loại nước giải khát thiên nhiên giàu giá trị dinh dưỡng. Nước dừa chứa hàm lượng đường cung cấp cho cơ thể dưới dạng đường dễ tiêu hóa (chủ yếu là glucose, fructose và sucrose). Nước dừa còn chứa nhiều đạm cần thiết cho cơ thể dưới dạng acid amin thay thế và không thay thế và nhiều vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B. Nước dừa đặc biệt rất giàu khoáng chất bao gồm: kali, natri, canxi, magiê, phốt pho, sắt, đồng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển sản phẩm mới: Sản phẩm nước dừa tinh khiết

  1. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  GIỚI THIỆU Nước dừa là một loại nước giải khát thiên nhiên giàu giá trị dinh dưỡng. Nước dừa chứa hàm lượng đường cung cấp cho cơ thể dưới dạng đường dễ tiêu hóa (chủ yếu là glucose, fructose và sucrose). Nước dừa còn chứa nhiều đạm cần thiết cho cơ thể dưới dạng acid amin thay thế và không thay thế và nhiều vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B. Nước dừa đặc biệt rất giàu khoáng chất bao gồm: kali, natri, canxi, magiê, phốt pho, sắt, đồng. 1. SỰ PHÁT SINH Ý KIÊN: Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nước giải khát, sự ra đời của rất nhiều loại thức uống giải khát ( Coca, pepsi, 7up, Sting, …..) và nhiều loại thức uống cung cấp vitamin cũng như dưỡng chất có lợi cho sức khỏe ( Sữa VinaSoy, nước ép trái cây,…..) ngày càng nhiều, để có thể cạnh tranh cung như chiếm thị phần cần phải cho ra đời sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật tối ưu cho qui trình sản xuất nước dừa đóng lon nhằm mục đích kéo dài thời gian bảo quản của nước dừa đồng thời giữ được hương vị tự nhiên của nước dừa tươi. Với điều kiện thanh trùng được áp dụng và hàm lượng Na2S2O5 rất nhỏ, sản phẩm đạt chất lượng về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và cảm quan. Nếu chỉ bảo quản ngoài trời trái dừa tươi chỉ để được khoảng 1 đến 2 tuần, nếu để lâu thì trái dừa sẽ già và không còn ngon nữa. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì chiếm 1 diện tích khá lớn trong tủ lạnh. Vì thế, sản phẩm GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 1
  2. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  nước dừa đóng chai sẽ bảo quản được lâu ( khoảng hơn 3 tháng) và rất tiện cho người sử dụng. 2. SÀN LỌC Ý KIẾN: Sản phẩm mới từ trái dừa tươi: nước dừa đóng lon (hoặc chai) được sản xuất từ loại dừa ta ( dừa xiêm) được trồng o vùng đồng bằng sông Cửu long ( Bến Tre là nơi cung cấp nguyên liệu lớn nhất). Qua nghiên cứu và nghiệm thu thì sản phẩm có thành phần dinh dưỡng không thay đổi cũng như vẫn giữ mùi vị tự nhiên, đồng thời tăng thời gian bảo quản. Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm đóng chai sau nghiên cứu: Thành phần dinh dưỡng Kết quả (%) Hàm lượng chất khô hòa tan 7 Đường tồng 5,91 Đạm amin 0,085 Đạm tồng 0,09 Chỉ số axit Không phát hiện Chỉ số peroxyde Không phát hiện Các chỉ tiêu vi sinh của nước dừa đóng chai: Số thứ Các chỉ tiêu thử nghiệm Kết quả tự 1 Tổng bào tử nấm men, nấm mốc 0 (CFU/ml) (25oC, ngày) 2 E.coli < 30 (MPN/100ml) 3 Staphylococcus aureus 0 (CFU/ml) GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 2
  3. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  4 Tổng vi khuẩn hiếu khí (30oC, 72h) 0 (CFU/ml) 5 0 (CFU/ml) < 30 (MPN/100ml) 6 Clostridium perfringens 0 (CFU/ml) 7 Pseudomonas aeruginosa 0 (CFU/ml) Một số thông số vật lý và hóa lý của nước dừa tươi: Thông số Trái dừa 7 tuần tuổi Trái dừa 9 tuần tuổi Thể tích quả 550 – 750 ml 550 – 750 ml Tỉ trọng ở 250C (g/ml) 1,025 1,028 Chất khô hoà tan (%) 6,0 6,2 pH 4,7 5,0 Chỉ số axit Không phát hiện Không phát hiện Chỉ số peroxyde Không phát hiện Không phát hiện Đường khử (%) 4,8 4,75 Đường tổng (%) 4,92 4,83 Nitơ acid amin (%) 0,077 0,087 Protein (%) 0,08 0,09 Lipid (%) 0,03 0,05 Tro (%) 0,42 0,50 3. PHÁT THẢO Ý ĐỒ VỀ SẢN PHẨM VÀ THỬ NGHIỆM: Quy trình sản xuất : ( sử dụng dừa từ 7 đến 9 tuần tuổi) GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 3
  4. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  Trái dừa  lựa chọn – phân loại  rửa đục lỗ - lấy nước  lọc  phối trộn  gia nhiệt  rót nóng  ghép nắp  thanh trùng  làm nguội  bảo ôn  sản phẩm. Thành phẩm : Hình dáng: Chai nhựa (500ml), lon thiết (250 ml) . Giá tiền : 6.000 đ/ chai , 3.500 đ/lon Đóng gói : - Thùng 6 / 12 chai : 35.000đ - 68.000đ - Thùng 6 / 24 lon: 20.500đ – 82.000đ Bảng đánh giá sự ưa thích sản phẩm sau khi đưa ra thử nghiệm: 7.8 7.58 7.6 7.48 7.4 7.2 7.04 7 6.8 6.73 6.8 6.6 6.4 6.2 Màu Mùi Vị Trạng Ưa Điểm trung bình về mức độ ưa thích đối với các yếu tố cảm quan đều nằm trong khoảng 6,5– 8; do đó sản phẩm nước dừa được ưa thích. 4. PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SẢN PHẨM: Phân tích SWOT: * Strength: Sản phẩm có nhiều mẫu mã: dạng lon và chai nhựa, tiện sử dụng và bảo quản, chất lượng sản phẩm đảm bảo. Khi bạn đi chơi xa hay đi dã ngoại ban có thể mang theo chai nhựa để sử dụng….. hay bạn có thể để vào tủ lạnh và sử dụng khi mình muốn mà không hề chiếm nhiều diện tích như khi bạn đặt trái dừa tươi vào… GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 4
  5. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  Có nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, Bến tre nỗi tiếng là xứ sở của dừa vì thế sẽ không cần phải lo về nguyên liệu nữa, ngoài ra thì dừa cũng được trồng ở rất nhiều nơi vì thế giá nguyên liệu sẽ thấp hơn, giá thành phẩm sẽ cạnh tranh hơn. Quy trình công nghệ sản xuất khép kín, không tốn quá nhiều nhân công cũng như chi phí. Ngoài ra thì đây là sản phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư cao, sản phẩm tung ra thị trường có thể thu hồi vốn nhanh. * Weak : Sản phẩm gặp khó khăn khi chưa thay đổi được thói quen sử dụng trái dừa tươi của người tiêu dùng. Nhiều người vẫn thích sử dụng trái dừa tươi vì họ cho rằng nước đóng lon sẽ không còn tốt cho sức khỏe như sản phẩm tự nhiên. Việc xây dựng và thiết lập kênh phân phối mới gặp nhiều khó khăn. Vì nguồn nguyên liệu nằm cách xa thành phố, mà sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được o thành phố, dẫn tới chi phí vận chuyển cao, khó khăn trong việc phân phối tới tay người tiêu dùng. Phải tiêu thụ thành phẩm nhanh chóng vì sản phẩm không thể để quá lâu như những loại nước giải khát khác. * Opportunity: Đây là sản phẩm mới, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng vì sự tiện lợi của nó. Mật độ dân số, hộ gia đình ở các thành phố là rất đông, lượng cầu sẽ rất lớn nếu sản phẩm thành công. Giá cả cạnh tranh, đồng thời sản phẩm mang rất nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe, sản phẩm cũng mang lại cảm giác an toàn hợp vệ sinh hơn. * Threat : Trái dừa tươi là sản phẩm thay thế rất đáng lo ngại cho sản phẩm và sản phẩm không thể tiêu thụ ở nông thôn, nơi thường được trồng rất nhiều dừa. Chiến lược Marketing cho sản phẩm: thị trường chủ yếu là người dân sống ở thành phố, có thu nhập trung bình khá trở lên, và những bạn trẻ năng động…. Chiến lược Marketing: * Product : GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 5
  6. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  Nhanh chóng đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường trong 2 tháng kể từ khi sản phẩm được hoàn thành. Dự kiến sau 6 tháng sẽ hoàn thành được 65% thị trường theo kế hoạch, thêm 4 tháng nữa để hoàn thành 35% thị trường còn lại, cùng lúc có thể sẽ tung ra những sản phẩm tương tự nhưng kèm theo hương trái cây. * Price: Lon: 3.500đ/lon , thùng 6 / 24 lon: 20.500đ – 82.000đ Chai: 6.000đ/chai, thùng 6 / 12 chai : 35.000đ - 68.000đ Ngoài ra sẽ có giá ưu đãi cho đại lý. * Place: Khu vực đông dân cư, thành thị, gần các trường học, bệnh viện, công sở…… Phân phối vào các đại lý bán lẻ hay kênh phân phối của công ty giải khát. * Promotion: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, báo chí, dùng thử sản phẩm tại siêu thị,…..Khuyến mãi vào các dip lễ bằng việc hạ giá tiền sản phẩm hoặc tặng phẩm kèm hoặc mua 1 thùng tặng 1 chai…Cho người dân biết được lợi ích cho sức khỏe cũng như sự tiện lợi mà sản phẩm mang tới. 5.PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG HIỆU QUẢ KINH DOANH: a. Thị trường muc tiêu: Là những nơi đông dân cư như các thành phố lớn: tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng……. Đó là những nơi có mật độ dân cư đông đúc vì thế sẽ có nhiều nhu cầu về sản phẩm, mặt khác thì khí hậu o Việt Nam rất nắng nóng nên rất cần thiết để giải khát vì tính hiệu quả của sản phẩm. Ngoài ra, do sản phẩm có tính chất thanh lọc cơ thể, làm dịu mát nên đối tượng sử dụng sản phẩm là rất rộng nhưng chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 15- 35 là lứa tuổi năng động nhất. b. Sức cạnh tranh: Tuy nhiên sản phẩm sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt từ những sản phẩm thay thế của đối thủ như: nước cam ép, trà xanh,…nhưng cạnh tranh là thứ không thể thiếu trong kinh doanh vì thế chúng ta có thể cạnh tranh qua giá thành sản phẩm. c. Chi phí đầu tư sản xuất và giá bán sản phẩm: GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 6
  7. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  * Chi phí: - Mua trái dừa tươi trực tiếp từ nhà vườn sẽ có giá từ 900- 1200đ/trái. Cứ 1 trái dừa sẽ cho ra 550-750ml nước dừa tươi. - Dây chuyền sản xuất có công suất 1000 sp/h, tiêu thụ 45-55 KW/h điện năng. Chi phí dây chuyền sản xuất khoảng 900đ/ sp. - Tiền công lao động, bao bì đóng gói khoảng 1000đ/ sp. * Giá thành: - 1 sp có giá dự kiến: 3.200/sp ( trong tương lai nếu có sự cải tiến về công nghệ máy móc khép kín và nguồn cung nguyên liệu ổn định thì giá thành sẽ giảm còn khoảng 2.800đ/sp). - Giá bán đã chiết khấu : 6000đ/sp chai d. Dự toán chi phí ban đầu: - Đầu tư ban đầu (nhà xưởng, máy móc,….): 10 tỷ VNĐ. - Chi phí thể hiện, ngoại giao, tiếp thị : 1,5 tỷ VNĐ - Vốn lưu động : 3 tỷ VNĐ e. Ước lượng doanh số:  Quý I/2011 :  Doanh thu : 2,5 tỷ VNĐ  Lợi nhuận : 900 triệu VNĐ  Quí II/2010:  Doanh thu: 3,8 tỷ VNĐ  Lợi Nhuận : 1,4 tỷ VNĐ  Quí III/2010:  Doanh thu: 5 tỷ VNĐ  Lợi Nhuận : 2,1 tỷ VNĐ  Quí IV/2010:  Doanh thu: 6 tỷ VNĐ  Lợi Nhuận : 2,6 tỷ VNĐ 6.PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM: GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 7
  8. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  Bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) sẽ nghiên cứu từ những ý đồ phát thảo để thiết kế cho ra một sản phẩm cụ thể đạt được những yêu cầu về tính năng, nhu cầu của người tiêu dùng Khảo sát sự kết tủa protein do gia nhiệt Chuẩn bị mẫu: nước dừa sau khi lọc được phối trộn với Natri metabisulphite 0,025%, gia nhiệt lên 110oC (nhiệt độ thanh trùng được chọn cao nhất), làm nguội và bảo quản lạnh (6oC) trong 1 tuần. Quan sát sự lắng cặn và đo hàm lượng chất khô hoà tan của nước dừa. Nhận xét: sau thời gian 1 tuần, nước dừa vẫn giữ được độ trong ban đầu và có hàm lượng chất khô hoà tan không đổi (Sau khi gia nhiệt không xảy ra hiện tượng kết tủa protein nên trong qui trình sản xuất chỉ cần quá trình lọc để loại bỏ các tạp chất phát sinh trong quá trình đục lỗ – lấy nước thì vẫn giữ được độ trong của nước dừa thành phẩm. Khảo sát quá trình phối chế So với nước dừa xiêm, nước dừa ta có độ ngọt thấp hơn vì vậy cần phải bổ sung thêm đường để tăng độ ngọt, cải thiện tính chất cảm quan của sản phẩm. Căn cứ vào hàm lượng chất khô hoà tan của dừa xiêm là 7%, chúng tôi bổ sung thêm đường vào sản phẩm để đạt hàm lượng chất khô tương tự. Cách điều chỉnh:Ġ. Với x: lượng đường cần bổ sung (g); B1: nồng độ chất khô ban đầu của nước dừa; B2: nồng độ chất khô cần đạt tới của nước dừa; V: thể tích nước dừa (ml) Khảo sát quá trình thanh trùng a. Khảo sát và lựa chọn hàm lượng phụ gia kìm hãm phản ứng Maillard Ứng với mỗi chế độ thanh trùng, thay đổi hàm lượng Natri metabisulphit sử dụng để tìm ra hàm lượng thích hợp. Hàm lượng phụ gia thích hợp được lựa chọn dựa trên cơ sở: • Nằm trong giới hạn cho phép • Chống được sự biến màu, mùi của nước dừa • Không gây mùi, vị lạ cho sản phẩm. b. Khảo sát nhiệt độ thanh trùng Chuẩn bị mẫu: nước dừa, đường (Brix =7), Natri metabisulphit (theo hàm lượng đã chọn ở trên). Các mẫu sau khi thanh trùng, sau 10 ngày lưu trữ ở nhiệt độ phòng được đem xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí và tổng số bào tử nấm men nấm mốc. GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 8
  9. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  Kết quả cho thấy, nước dừa ở chế độ thanh trùng 95oC – 30 phút và ở các chế độ trên 100oC đều không bị nhiễm vi sinh vật. c. Khảo sát nhiệt độ thanh trùng khi sử dụng phụ gia bảo quản Chuẩn bị mẫu: nước dừa, đường (Brix =7), Natri metabisulphit (theo hàm lượng đã chọn ở trên), phụ gia bảo quản: 0,05% Natri benzoat (N) hoặc 0,025% Natri benzoat + 0,025% Kali sorbat (N + K). Các mẫu sau khi thanh trùng, sau 10 ngày lưu trữ ở nhiệt độ phòng được đem xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí và tổng số bào tử nấm men nấm mốc. Kết quả cho thấy, ở các chế độ thanh trùng từ 95oC – 20 phút trở lên, nước dừa không bị nhiễm vi sinh vật ( Chế độ thanh trùng thích hợp được chọn là 95oC – 20 phút. 7. THỬ NGHIỆM THỊ TRƯỜNG: Kết hợp với các siêu thị trong khu vực địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để cho người dân dùng thử sản phẩm miễn phí trong vòng 3 – 4 ngày. Tăng cường tiếp thị đến các đại lý phân phối nước giải khát trong địa bàn và các điểm bán lẻ gần trường học, bệnh viện, chung cư,…. Tiếp thị sản phẩm đến các khu làng đại học thủ đức, các san bóng đá nhân tạo trong tp. Trực tiếp theo dõi hoạt động của các nhân viên tiếp thị, Xem phản ứng của khách hàng như thế nào khi dùng sản phẩm, tiếp thu ý kiến đóng góp của người tiêu dùng về chất lượng hay kiểu dáng,… 8. TUNG SẢN PHẨM MỚI VÀO THỊ TRƯỜNG: Vì đây là sản phẩm có thể tiêu thụ hàng ngày nên có thể đưa ngay ra thị trường ngay sau khi thực nghiệm, thời điểm thích hợp nhất là vào những ngày hè nắng nóng, khi đó người tiêu dùng sẽ rât dễ mất nước và sản phẩm sẽ cung cấp nước cho người tiêu dùng và làm mát cơ thể, như thế người tiêu sùng sẽ dễ dàng có ấn tượng tốt với sản phẩm. Địa điểm và đối tượng theo kế hoạch phân khúc thị trường ban đầu của công ty, nếu trong quá trình thực nghiệm có thay đổi gì thì sẽ có thể bổ sung sau. Nếu khả năng phát triển tốt, sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận tốt thì sẽ đa dạng hóa sản phẩm như: nước dừa tinh khiết hương GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 9
  10. Môn : Phát Triển Sản Phẩm Mới  sen, hương cỏ mai,…..tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và đáp ứng được nhu cầu mới của khách hàng. GVHD : Nguyễn Thị Thu Hương Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2