intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một tỉnh trung du miền núi dân số Thái Nguyên năm 2011 có 1.139.444 người, diện tích tự nhiên 353.171,6 ha, trong đó diện tích trồng chè là 18.138 ha. Người dân Thái Nguyên có kinh nghiệm trồng, chế biến chè, biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để sản xuất ra những sản phẩm chè có hương vị đặc trưng và nổi tiếng ở thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên

Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 98(10): 31 - 37<br /> <br /> PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHÈ THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Vân Anh*, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Đỗ Thị Bắc<br /> Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Là một tỉnh trung du miền núi dân số Thái Nguyên năm 2011 có 1.139.444 người, diện tích tự<br /> nhiên 353.171,6 ha, trong đó diện tích trồng chè là 18.138 ha. Người dân Thái Nguyên có kinh<br /> nghiệm trồng, chế biến chè, biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để sản xuất ra những sản<br /> phẩm chè có hương vị đặc trưng và nổi tiếng ở thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới.<br /> Tuy nhiên, trong thời gian qua, phát triển sản xuất chè chưa tương xứng với tiềm năng; hiệu quả<br /> sản xuất chè còn thấp, người dân trồng chè thu nhập không ổn định và đời sống cần được cải thiện.<br /> Vì vậy phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ đem lại sự ổn định và phát triển sản xuất, thúc<br /> đẩy tiêu thụ chè ở Thái Nguyên, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận.<br /> Từ khoá: Phát triển, Thương hiệu, chè, Thái Nguyên, Tiêu thụ<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi<br /> dân số năm 2011 có 1.139.444 người, diện<br /> tích tự nhiên 353.171,6 ha, trong đó diện tích<br /> trồng chè là 18.138 ha. Người dân Thái<br /> Nguyên có kinh nghiệm trồng, chế biến chè,<br /> biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để<br /> sản xuất ra những sản phẩm chè có hương vị<br /> đặc trưng và nổi tiếng ở thị trường trong nước<br /> và nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong<br /> thời gian qua phát triển sản xuất chè chưa<br /> tương xứng với tiềm năng, hiệu quả sản xuất<br /> chè còn thấp, người dân trồng chè thu nhập<br /> không ổn định và đời sống cần được cải thiện.<br /> Để chè của Thái Nguyên giữ được danh tiếng,<br /> tin tưởng sử dụng chè là sản phẩm an toàn, có<br /> lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao<br /> giá trị chè, giải pháp có tính xuyên suốt hiện<br /> nay cũng như tương lai là phát triển thương<br /> hiệu chè Thái Nguyên. Thương hiệu chè là tài<br /> sản lớn, là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và<br /> thể hiện thành quả sản xuất, kinh doanh chè.<br /> Thương hiệu chè sẽ đem lại sự ổn định và<br /> phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ chè ở<br /> Thái Nguyên, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo<br /> ra danh tiếng và lợi nhuận.<br /> TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHÈ<br /> Diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2011<br /> có 18.138 ha, mở rộng diện tích cây chè để<br /> đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài<br /> *<br /> <br /> Tel: 0916 427916, Email:vananhqtkdtn@gmail.com<br /> <br /> nước. Có 9 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh<br /> Thái Nguyên, đều có người dân trồng và chế<br /> biến chè, số hộ trồng chè của toàn tỉnh có<br /> 91.768 hộ, chiếm hơn 40% số hộ trong khu<br /> vực nông thôn của tỉnh. Việc trồng và chế<br /> biến chè đã giải quyết được phần lớn việc làm<br /> cho lực lượng lao động ở nông thôn với gần<br /> 40 nghìn người.<br /> Thái Nguyên tăng cường trồng mới nhiều<br /> giống chè cành như: LDP1, Kim Tuyên,<br /> Phúc Vân Tiên, Bát Tiên… cho năng suất<br /> cao, chất lượng tốt, đã có gần 5.200 ha chè<br /> cành, chiếm gần 30% trong tổng diện tích<br /> chè của toàn tỉnh [2].<br /> Do chú trọng đầu tư cho phát triển cây chè<br /> nên năng suất bình quân chè tăng lên 108,7<br /> tạ/ha (cao hơn bình quân chung cả nước 45<br /> tạ/ha); sản lượng chè đứng đầu cả nước với<br /> 191.024 tấn. Giá bán bình quân mỗi kg chè<br /> khô người sản xuất bán ra từ 120 đến 150<br /> nghìn đồng [3].<br /> Là một trong những cây trồng có thế mạnh<br /> đối với sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái<br /> Nguyên, năm 2011 cây chè đã đóng góp<br /> 1.361.083 triệu đồng, trong giá trị sản xuất<br /> của ngành nông nghiệp, chiếm 23,59%<br /> trong tổng giá trị ngành trồng trọt và chiếm<br /> 14,4% trong tổng giá trị sản xuất nông<br /> nghiệp của tỉnh; giá trị sản phẩm trên 1 ha<br /> đạt 82 triệu đồng/ha.<br /> 31<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 98(10): 31 - 37<br /> <br /> Bảng 1. Diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 – 2011<br /> Đơn vị tính: ha<br /> So sánh (%)<br /> Chỉ tiêu<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2010/<br /> 2011/<br /> BQ 2009<br /> 2009<br /> 2010<br /> - 2011<br /> Tổng số<br /> 17.309<br /> 17.661<br /> 18.138<br /> 102,03<br /> 102,70<br /> 102,37<br /> 1. Thành phố Thái Nguyên<br /> 1.207<br /> 1.220<br /> 1.255<br /> 101,08<br /> 102,87<br /> 101,97<br /> 2. Thị xã Sông Công<br /> 515<br /> 525<br /> 545<br /> 101,94<br /> 103,81<br /> 102,88<br /> 3. Huyện Định Hóa<br /> 2.052<br /> 2.102<br /> 2.152<br /> 102,44<br /> 102,38<br /> 102,41<br /> 4. Huyện Võ Nhai<br /> 583<br /> 626<br /> 714<br /> 107,38<br /> 114,06<br /> 110,72<br /> 5. Huyện Phú Lương<br /> 3.725<br /> 3.775<br /> 3.811<br /> 101,34<br /> 100,95<br /> 101,15<br /> 6. Huyện Đồng Hỷ<br /> 2.669<br /> 2.709<br /> 2.838<br /> 101,50<br /> 104,76<br /> 103,13<br /> 7. Huyện Đại Từ<br /> 5.196<br /> 5.253<br /> 5.307<br /> 101,10<br /> 101,03<br /> 101,06<br /> 8. Huyện Phú Bình<br /> 101<br /> 104<br /> 114<br /> 102,97<br /> 109,62<br /> 106,29<br /> 9. Huyện Phổ Yên<br /> 1.261<br /> 1.347<br /> 1.402<br /> 106,82<br /> 104,08<br /> 105,45<br /> Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1].<br /> Bảng 2. Sản lượng chè búp tươi của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 – 2011<br /> Đơn vị tính: Tấn<br /> So sánh (%)<br /> Chỉ tiêu<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2010/<br /> 2011/<br /> BQ 2009<br /> 2009<br /> 2010<br /> - 2011<br /> Tổng số<br /> 158.702<br /> 171.899<br /> 191.024<br /> 108,32<br /> 111,13<br /> 109,72<br /> 1. Thành phố Thái Nguyên<br /> 13.040<br /> 14.670<br /> 15.954<br /> 112,50<br /> 108,75<br /> 110,63<br /> 2. Thị xã Sông Công<br /> 4.385<br /> 4.582<br /> 4.782<br /> 104,49<br /> 104,36<br /> 104,43<br /> 3. Huyện Định Hóa<br /> 18.017<br /> 18.954<br /> 20.073<br /> 105,20<br /> 105,90<br /> 105,55<br /> 4. Huyện Võ Nhai<br /> 3.080<br /> 3.522<br /> 3.950<br /> 114,35<br /> 112,15<br /> 113,25<br /> 5. Huyện Phú Lương<br /> 34.960<br /> 38.421<br /> 40.709<br /> 109,90<br /> 105,96<br /> 107,93<br /> 6. Huyện Đồng Hỷ<br /> 24.950<br /> 28.365<br /> 30.179<br /> 113,69<br /> 106,40<br /> 110,04<br /> 7. Huyện Đại Từ<br /> 48.520<br /> 50.530<br /> 51.604<br /> 104,14<br /> 102,13<br /> 103,13<br /> 8. Huyện Phú Bình<br /> 680<br /> 702<br /> 753<br /> 103,24<br /> 107,26<br /> 105,25<br /> 9. Huyện Phổ Yên<br /> 11.070<br /> 12.150<br /> 13.020<br /> 109,76<br /> 107,16<br /> 108,46<br /> Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1].<br /> Bảng 3. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt tỉnh Thái Nguyên<br /> (Theo giá thực tế - riêng cây lâu năm chỉ tính trên diện tích trồng tập trung)<br /> Chỉ tiêu<br /> I. Tổng giá trị sản phẩm thu hoạch trồng trọt<br /> II. Tổng diện tích đất nông nghiệp trồng trọt<br /> III. Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt<br /> 1. Cây hàng năm<br /> 1.1. Tổng giá trị sản phẩm<br /> 1.2. Diên tích canh tác<br /> 1.3. Giá trị sản phẩm/1ha canh tác<br /> 2. Cây lâu năm<br /> 2.1. Giá trị SP trên DT trồng tập trung<br /> 2.2. Diên tích trồng tập trung<br /> 2. 3. Giá trị sản phẩm/1ha trồng tập trung<br /> Trong đó: + Cây chè<br /> - Tổng giá trị sản phẩm (bao gồm cả DV sơ<br /> chế và chênh lệch giá bán chè khô)<br /> - Diện tích cho sản phẩm<br /> - Giá trị sản phẩm/1 ha<br /> <br /> 32<br /> <br /> Đơn vị<br /> tính<br /> tr đồng<br /> ha<br /> tr.đ/ha<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 3.815.942<br /> 81.664<br /> 47<br /> <br /> 4.592.272<br /> 83.837<br /> 55<br /> <br /> 5.770.291<br /> 84.889<br /> 68<br /> <br /> tr đồng<br /> ha<br /> tr đồng<br /> <br /> 2.860.351<br /> 59.219<br /> 48<br /> <br /> 3.404.980<br /> 61.156<br /> 56<br /> <br /> 4.303.969<br /> 61.849<br /> 70<br /> <br /> tr đồng<br /> ha<br /> tr đồng<br /> <br /> 955.591<br /> 22.445<br /> 43<br /> <br /> 1.187.292<br /> 22.681<br /> 52<br /> <br /> 1.466.322<br /> 23.040<br /> 64<br /> <br /> tr đồng<br /> 844.292 1.094.539 1.361.083<br /> ha<br /> 16.053<br /> 16.289<br /> 16.648<br /> tr đồng<br /> 53<br /> 67<br /> 82<br /> Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1]<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> GIÁ TRỊ CỦA THƯƠNG HIỆU CHÈ<br /> THÁI NGUYÊN<br /> Giá trị của thương hiệu chè Thái Nguyên<br /> đối với khách hàng<br /> Thương hiệu chè bắt nguồn từ cảm nhận của<br /> con người về sản phẩm dịch vụ chè mà họ<br /> nhận được. Do đó thương hiệu chè được tạo<br /> lập bởi nhận thức và niềm tin của con người.<br /> Việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên<br /> rất quan trọng vì con người ngày càng có<br /> nhiều sự lựa chọn, mà họ lại có rất ít thời gian<br /> để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, nên phần<br /> lớn họ sẽ mua dựa vào sự tin tưởng sẵn có,<br /> việc có 1 thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác<br /> động quan trọng nhất đến hành vi mua hàng.<br /> Một thương hiệu chè mạnh cũng mang lại cho<br /> khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm<br /> đó là: Dịch vụ, là niềm tin, là các giá trị cộng<br /> thêm cho khách hàng cả về mặt chất lượng và<br /> cảm tính.<br /> Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua<br /> dựa vào yếu tố thương hiệu chè chứ không<br /> phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ chè. Ngày<br /> nay con người ngày càng quan tâm đến những<br /> mong muốn của mình nên thương hiệu là<br /> cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những<br /> mong muốn của khách hàng.<br /> Đối với khách hàng thì thương hiệu chè Thái<br /> Nguyên mạnh có những đặc điểm sau: Là một<br /> thương hiệu chè lớn; chè chất lượng cao và an<br /> toàn; tạo ra sự khác biệt, phải có những đặc<br /> tính mà khách hàng cảm nhận nó khác với các<br /> thương hiệu khác; khả năng nhận biết của<br /> khách hàng; tạo ra sự thu hút đối với thương<br /> hiệu chè Thái Nguyên; tạo được sự trung<br /> thành với thương hiệu chè Thái Nguyên, đây<br /> chính là mục đích của tất cả các hoạt động<br /> xây dựng và phát triển thương hiệu chè<br /> Thái Nguyên.<br /> Giá trị của thương hiệu chè Thái Nguyên<br /> đối với người tiêu dùng<br /> Tâm lý người tiêu dùng mong muốn sử dụng<br /> sản phẩm chè Thái Nguyên, đảm bảo chất<br /> lượng, an toàn, đảm bảo đem lại lợi ích cho<br /> người tiêu dùng. Thương hiệu chè giúp người<br /> tiêu dùng phân biệt nhanh chóng loại chè mà<br /> họ cần mua trong nhiều loại chè khác nhau ở<br /> <br /> 98(10): 31 - 37<br /> <br /> Thái Nguyên, góp phần xác định được nguồn<br /> gốc xuất xứ của chè. Mỗi loại chè do một nhà<br /> sản xuất, kinh doanh chè khác nhau sẽ mang<br /> một tên gọi hay các dấu hiệu khác nhau, vì<br /> thế thông qua thương hiệu chè người tiêu<br /> dùng có thể nhận dạng dễ dàng chè của từng<br /> nhà cung cấp. Người tiêu dùng luôn quan tâm<br /> đến công dụng hoặc lợi ích đích thực mà chè<br /> mang lại cho họ, nhưng khi cần phải lựa chọn<br /> chè thì hầu hết người tiêu dùng lại luôn để ý<br /> đến thương hiệu chè Thái Nguyên, xem xét<br /> thương hiệu chè đó của nhà cung cấp nào và<br /> uy tín, danh tiếng của họ.<br /> Thông thường tại một điểm bán hàng nào đó<br /> có rất nhiều loại chè cùng được bày bán.<br /> Người tiêu dùng sẽ phải đưa ra một quyết<br /> định lựa chọn thương hiệu chè Thái Nguyên<br /> thay vào chè của nhà cung cấp khác. Thương<br /> hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho<br /> người tiêu dùng, một cảm giác an toàn, sang<br /> trọng và được tôn vinh khi họ dùng sản phẩm<br /> chè Thái Nguyên. Giá trị cá nhân luôn được<br /> khẳng định trong các thương hiệu chè Thái<br /> Nguyên nổi tiếng.<br /> Do vậy thương hiệu chè Thái Nguyên cũng sẽ<br /> tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm<br /> thiểu rủi ro trong tiêu dùng. Khi người tiêu<br /> dùng lựa chọn một thương hiệu chè, tức là họ<br /> đã gửi gắm niềm tin vào thương hiệu chè đó.<br /> Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng chè,<br /> những dịch vụ đi kèm và thái độ ứng xử của<br /> nhà cung cấp với các sự cố xảy ra đối với chè.<br /> Giá trị đối với nhà sản xuất của thương hiệu<br /> chè Thái Nguyên<br /> Thương hiệu và chất lượng sản phẩm chè là<br /> vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát<br /> triển của mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh chè,<br /> nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh<br /> doanh chè, mà còn ảnh hưởng đến việc ổn<br /> định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm<br /> chè, nâng cao khả năng cạnh tranh.<br /> Thương hiệu chè tạo nên sự khác biệt trong<br /> quá trình phát triển của sản phẩm chè Thái<br /> Nguyên. Thường thì mỗi chủng loại chè hoặc<br /> mỗi loại chè được định vị cụ thể sẽ có những<br /> khác biệt cơ bản về công dụng hoặc tính năng<br /> chủ yếu và chúng thường mang những thương<br /> hiệu chè nhất định phụ thuộc vào chiến lược<br /> 33<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> của cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, vì thế<br /> chính thương hiệu chè đã tạo ra khác biệt dễ<br /> nhận thấy trong quá trình phát triển sản phẩm<br /> chè. Để đảm bảo các yếu tố an toàn và chất<br /> lượng chè, chuyển giao công nghệ sản xuất<br /> chè giống. Hàng năm Thái Nguyên đã tổ chức<br /> nghiệm thu và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn cho<br /> vườn ươm chè giống theo tiêu chuẩn ngành do<br /> Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành như TCVN<br /> 10 TCN 446-2001 và 10 TCN 447-2001.<br /> Để phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên,<br /> chúng ta cần chú trọng ứng dụng khoa học<br /> công nghệ, thực hiện trợ giá giống chè mới<br /> sản xuất trên địa bàn. Tuyển chọn giống chè<br /> mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp<br /> với điều kiện tự nhiên để chuyển giao tới<br /> nông dân. Xây dựng đồi chè thâm canh tập<br /> trung theo hướng chất lượng cao, an toàn và<br /> nâng cao giá trị sản xuất chè. Công tác tập<br /> huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất chè Thái<br /> Nguyên được chú trọng, tập huấn IPM quản<br /> lý dịch hại tổng hợp, nâng cao được nhận<br /> thức của người trồng chè, chăm sóc, bảo vệ<br /> thực vật, thu hái, chế biến, bảo quản chè do<br /> đó chất lượng và giá trị chè được nâng lên.<br /> Tỉnh Thái Nguyên chú trọng khuyến khích và<br /> hỗ trợ, ưu đãi vốn vay phục vụ đổi mới công<br /> nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến chè.<br /> Thương hiệu chè tốt sẽ tạo dựng hình ảnh cơ<br /> sở sản xuất, kinh doanh và sản phẩm chè Thái<br /> Nguyên trong tâm trí người tiêu dùng.<br /> Thương hiệu chè như một lời cam kết giữa cơ<br /> sở sản xuất, kinh doanh chè tại Thái Nguyên<br /> và khách hàng. Các thông tin mà thương hiệu<br /> chè đưa ra thị trường luôn tạo một sự kích<br /> thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng một<br /> nội dung như những cam kết ngầm định nào<br /> đó của cơ sở sản xuất, kinh doanh chè về chất<br /> lượng chè hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc<br /> sử dụng chè.<br /> Thương hiệu chè mang lại những lợi ích cho<br /> cơ sở sản xuất, kinh doanh chè ở Thái Nguyên,<br /> một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ<br /> mang lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh những<br /> lợi ích đích thực, dễ nhận thấy. Đó là khả năng<br /> tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu<br /> rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại chè<br /> mới. Với từng chủng loại chè mang những<br /> 34<br /> <br /> 98(10): 31 - 37<br /> <br /> thương hiệu chè cụ thể sẽ tương ứng với từng<br /> loại khách hàng nhất định, chè Thái Nguyên có<br /> nhiều chủng loại và giá bán khác nhau phù hợp<br /> với từng phân khúc thị trường.<br /> Một thương hiệu khi đã được chấp nhận và<br /> công nhận bởi các cơ quan pháp luật sẽ được<br /> bảo hộ và bảo vệ về mặt pháp lý trước các đối<br /> thủ cạnh tranh.<br /> Khi đã có được thương hiệu chè nổi tiếng, các<br /> nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư<br /> vào cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, sẽ được các<br /> nhà đầu tư quan tâm hơn; bạn hàng của cơ sở<br /> sản xuất, kinh doanh chè cũng sẽ sẵn sàng hợp<br /> tác kinh doanh, tiêu thụ chè, cung cấp nguyên<br /> liệu cho cơ sở sản xuất, kinh doanh chè.<br /> Thương hiệu chè Thái Nguyên là tài sản vô<br /> hình và rất có giá, chúng ta cần tìm hiểu thị<br /> trường để sản xuất ra nhiều loại chè có chất<br /> lượng cao, sạch và an toàn, giữ được hương<br /> vị gốc của chè Thái Nguyên, phù hợp với<br /> người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thương<br /> hiệu chè là tài sản, là tổng hợp của rất nhiều<br /> các yếu tố, những thành quả mà cơ sở sản<br /> xuất, kinh doanh chè đã tạo dựng được trong<br /> suốt cả quá trình hoạt động của mình. Chính<br /> sự nổi tiếng của thương hiệu chè Thái Nguyên<br /> như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng<br /> của mình, vì thế các nhà sản xuất, kinh doanh<br /> đã đầu tư, chăm chút thương hiệu chè một<br /> cách đúng mức.<br /> THƯƠNG HIỆU CHÈ THÁI NGUYÊN<br /> Để quảng bá, bảo hộ cho sản phẩm chè Tân<br /> Cương đặc biệt nổi tiếng của tỉnh Thái<br /> Nguyên, từ lâu đã được người tiêu dùng vinh<br /> danh là “Đệ nhất danh trà”. Ngày 20/9/2007<br /> Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công<br /> nghệ đã ban hành Quyết định số 1144/QĐSHTT cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Tân<br /> Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương - thành<br /> phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chỉ dẫn<br /> địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái<br /> Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng<br /> với 3 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương<br /> với tổng diện tích 4.681,8 ha. Chỉ dẫn địa lý<br /> “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương<br /> Thái Nguyên là một trong 5 sản phẩm của<br /> quốc gia được đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý<br /> trên toàn quốc.<br /> <br /> Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Năm 2011 Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất<br /> được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam<br /> đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo<br /> Đảng, Nhà nước, Chính phủ; lãnh đạo các Bộ,<br /> Ngành ở Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành<br /> phố trong cả nước; lãnh đạo đại sứ quán, lãnh<br /> sự quán của 34 quốc gia, vùng lãnh thổ; với<br /> sự tham gia của các đoàn trà, đoàn nghệ thuật<br /> của 8 quốc gia. Liên hoan trà quốc tế lần thứ<br /> nhất tại Thái Nguyên, Việt Nam 2011 là niềm<br /> tự hào của nhân dân, người trồng chè, sản<br /> xuất, chế biến chè trong cả nước nói chung và<br /> tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đây cũng là cơ<br /> hội để kết nối người trồng chè, nhà sản xuất,<br /> doanh nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm<br /> chè; để hương chè Thái Nguyên tiếp tục bay<br /> xa hơn nữa; để cây chè trở thành cây làm giàu<br /> của người Thái Nguyên; để thương hiệu chè<br /> Thái Nguyên tiếp tục được bạn bè trong nước<br /> và quốc tế yêu mến, tin dùng.<br /> Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất - Thái<br /> Nguyên, Việt Nam 2011 cũng đã mang đến<br /> cho người trồng, chế biến chè một thông điệp<br /> đó là “muốn làm giàu phải sản xuất chè sạch,<br /> chè an toàn”. Nhận thức được tầm quan trọng<br /> đó, Thái Nguyên đã và đang triển khai quy<br /> hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn<br /> toàn tỉnh, đó là cơ sở cho việc thu hút, khuyến<br /> khích đầu tư sản xuất sản phẩm chè hàng hóa<br /> chất lượng, giá trị cao; xây dựng vùng sản<br /> xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng tăng<br /> sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng<br /> phân bón vô cơ, hóa chất, thuốc trừ sâu... Để<br /> thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất chè<br /> sạch đồng thời để giữ uy tín, gắn trách nhiệm<br /> người trồng chè với thương hiệu sản phẩm<br /> chè Thái Nguyên, tỉnh đã ra quyết định công<br /> nhận 52 làng nghề sản xuất và chế biến chè<br /> của tỉnh.<br /> Vấn đề thương hiệu chè đang được rất nhiều<br /> cơ sở sản xuất, kinh doanh chè ở Thái<br /> Nguyên quan tâm, đặc biệt trong điều kiện<br /> hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang<br /> ngày càng sâu rộng như hiện nay, do cạnh<br /> tranh trên thương trường rất gay gắt. Các sản<br /> phẩm chè mang thương hiệu chè của các cơ<br /> sở sản xuất, kinh doanh chè ở Thái Nguyên đã<br /> được tiêu thụ khắp nơi trong nước và ở thị<br /> <br /> 98(10): 31 - 37<br /> <br /> trường Đông Nam Á, Châu Âu, Hàn Quốc,<br /> Hồng Kông... Tuy nhiên, trong thực tế đã có<br /> không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh chè còn<br /> hiểu chưa đúng về giá trị và vai trò của<br /> thương hiệu chè, còn lúng túng trong phát<br /> triển và bảo vệ thương hiệu chè. Điều đó có<br /> thể dẫn đến những thiệt hại nhất định cho cơ<br /> sở sản xuất, kinh doanh chè trong quá trình<br /> phát triển và cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay<br /> cần phải tiến hành ngay.<br /> CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG HIỆU CHÈ<br /> THÁI NGUYÊN<br /> Thương hiệu chè, nhiều người lầm tưởng chỉ<br /> đơn thuần là dấu hiệu để nhận dạng và phân<br /> biệt sản phẩm chè của cơ sở sản xuất, kinh<br /> doanh chè này với cơ sở sản xuất, kinh doanh<br /> chè khác. Thương hiệu chè còn được thể hiện<br /> trên nhiều khía cạnh khác nữa, với nhiều chức<br /> năng phong phú như chức năng nhận biết và<br /> phân biệt chè của các cơ sở sản xuất, kinh<br /> doanh chè tại Thái Nguyên; chức năng thông<br /> tin và chỉ dẫn của thương hiệu chè; chức năng<br /> tạo sự cảm nhận và tin cậy của thương hiệu<br /> chè; chức năng kinh tế của thương hiệu chè.<br /> Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết<br /> liệt giữa các nhà cung cấp chè khác nhau, chú<br /> trọng chức năng của thương hiệu chè.<br /> GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU<br /> CHO CHÈ THÁI NGUYÊN<br /> - Chọn vùng nguyên liệu phù hợp: Để nguyên<br /> liệu chế biến chè đảm bảo dư lượng các độc<br /> tố dưới mức cho phép, không gây hại cho sức<br /> khỏe người tiêu dùng, việc lựa chọn vùng sản<br /> xuất chè nhằm tránh các độc tố có sẵn từ<br /> nguồn nước, không khí, chất thải công<br /> nghiệp… Thái Nguyên khuyến cáo người<br /> trồng chè không phát triển diện tích chè trung<br /> du mà tập trung vào phát triển mới và trồng<br /> lại bằng diện tích chè cành (dự kiến trong 2-3<br /> năm tới đưa diện tích chè cành chiếm khoảng<br /> 40-50% tổng diện tích chè của tỉnh).<br /> - Đảm bảo các yếu tố an toàn và chất lượng<br /> chè tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng:<br /> Trước hết cần tăng cường mở rộng phát triển<br /> các giống chè có chất lượng cao với một cơ<br /> cấu thỏa đáng. Tiếp đó phải kiểm soát được<br /> một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong<br /> 35<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2