HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 50-58<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0061<br />
<br />
PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN<br />
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÁI KHÁM PHÁ ĐỊNH LÍ COSIN CHO TỨ DIỆN<br />
Lê Văn Cường1, Trần Cường2<br />
1<br />
Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
2<br />
Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu về một số phiên bản khác nhau của định lí<br />
cosin trong không gian, thiết kế nội dung cho tình huống học tập tái khám phá định lí nhằm<br />
rèn luyện tư duy sáng tạo cho người học. Một hoạt động thực nghiệm được thiết kế và tổ chức<br />
cho 81 sinh viên K65 (năm thứ ba) ngành Toán ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho phép<br />
bước đầu đánh giá về khả năng - thói quen tiến hành hoạt động tương tự hóa ở người học, kéo<br />
theo những kết luận đầu tiên về tính khả thi, hiệu quả của tình huống.<br />
Từ khoá: Tư duy sáng tạo, sinh viên sư phạm toán, định lí cosin, tứ diện.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Tổng quan về lịch sử nghiên cứu sự sáng tạo trong khoa học giáo dục [1] cho thấy, mặc dù<br />
sáng tạo mới chỉ trở thành một khái niệm khoa học trong vòng hơn một thế kỉ, song trong nhiều<br />
cuộc thảo luận, tranh luận về triết học, tâm lí học, giáo dục học,... đã được nhen nhóm từ hàng<br />
nghìn năm trước. Freud, Piaget, Rogers và Skinner đã nghiên cứu và khám phá những quy luật<br />
khoa học đầu tiên vào đầu thế kỷ XX (Albert & Runco, 1999). Từ sau đó, rất nhiều các nghiên<br />
cứu trong lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục học, nhận thức luận,... ngày càng làm sáng rõ bản chất của<br />
sự sáng tạo, chẳng hạn Finke và cộng sự (1996) đã chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa sự sáng tạo<br />
và những trải nghiệm của chủ thể nhận thức.<br />
Bách khoa toàn thư về giáo dục toán học [2] cũng đề cập tới rất nhiều công trình về sáng tạo:<br />
năm 2002, Treffinger và cộng sự đã thống kê được hơn 100 quan niệm khác nhau cho sáng tạo<br />
toán học, có thể được chia thành hai xu hướng: Feldman, Csikczentmihalyi & Gardner (1994)<br />
dùng thuật ngữ sáng tạo lớn để chỉ sự tạo ra những tri thức, sản phẩm mới có tác dụng thay đổi<br />
thế giới quan của cộng đồng, nhân loại, trong khi thuật ngữ sáng tạo nhỏ gần với khung cảnh<br />
trường học được đưa ra bởi Kauffman (2009). Nhiều tác giả cũng gắn sáng tạo với lĩnh vực tri<br />
thức liên quan để nói về sáng tạo trong những lĩnh vực chuyên biệt (domain specific) và sáng tạo<br />
chung (domain general). Dù là sáng tạo lớn hay nhỏ, ở lĩnh vực chuyên biệt hay chung chung, tất<br />
cả các quan niệm đều nhấn mạnh ở sản phẩm cần có tính mới và tính có ý nghĩa (Kaufman &<br />
Sternberg, 2006). Mới và có ý nghĩa, tất nhiên cũng có mức tương đối, trong giáo dục toán học,<br />
đối với học sinh phổ thông, sáng tạo có thể xem là quá trình sản sinh ra một ý tưởng, giải pháp<br />
mới cho một vấn đề toán học hoặc sự hình thành những câu hỏi mới.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 6/4/2018. Ngày sửa bài: 23/05/2018. Ngày nhận đăng: 30/5/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Trần Cường, email: trancuong@hnue.edu.vn.<br />
<br />
50<br />
<br />
Phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên sư phạm toán thông qua hoạt động tái khám phá định lý cosine…<br />
<br />
Ở nước ta, sáng tạo được coi là một phẩm chất của con người mới. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ<br />
bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích<br />
cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo. “Làm thế nào<br />
phát triển tư duy sáng tạo cho người học?” là câu hỏi nhận được quan tâm rộng khắp của cộng<br />
đồng nghiên cứu: tìm kiếm tiếng Việt trên Google với từ khóa tư duy sáng tạo cho gần 9 triệu kết<br />
quả, tìm kiếm từ khóa sáng tạo tại thư viện quốc gia cho gần 800 ngàn kết quả trong các tóm tắt<br />
tài liệu; trên trang web của Tạp chí giáo dục trả về 345 bài báo khoa học có liên quan. Một số tác<br />
giả đã dành mối quan tâm tới việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho sinh viên sư phạm toán. Trong [3]<br />
(2010), B. V. Nghị đã đề xuất biện pháp rèn luyện phương pháp sáng tạo bài toán cho sinh viên sư<br />
phạm toán thông qua nội dung Tọa độ trong không gian: dựa trên một số dữ kiện (tọa độ, phương<br />
trình) cho trước, thảo luận để đặt ra bài tập mới. Cách làm này khiến cho giờ Lý luận dạy học trở<br />
nên sôi nổi, hấp dẫn, sinh viên hoạt động tích cực, đề ra được nhiều bài tập thú vị. Tuy nhiên bài<br />
báo chưa quan tâm tới khía cạnh thể thức hóa, quy trình hóa để có một phương pháp chung sáng<br />
tạo bài tập mới trong những tình huống khác nhau. B. D. Hưng ([4], 2011) đã đề xuất các hướng<br />
khai thác bài tập toán THPT và cách tổ chức rèn luyện phương pháp khai thác, đào sâu bài toán<br />
cho sinh viên. Một số ví dụ điển hình được đưa ra cùng những phân tích về sự biến đổi bằng suy<br />
luận có lí, cùng quy trình dạy khai thác bài toán cho sinh viên. Cách làm này tập trung vào một số<br />
bài toán giàu tiềm năng được lựa chọn kỹ càng từ trước, nhưng không đề cập đến quá trình làm<br />
việc cùng những kết quả trung gian của sinh viên.<br />
Việc triển khai dạy sáng tạo trong nhà trường sư phạm còn rất cần được tiếp tục nghiên cứu,<br />
cải thiện. Mục đích của bài báo này là thiết kế một tình huống giúp sinh viên sư phạm toán khám<br />
phá lại định lí cosin trong Hình học không gian. Xuất phát từ định lí cosin trong Hình học phẳng<br />
bằng cách sử dụng tương tự hóa và một số hoạt động trí tuệ cơ bản khác - lấy ý tưởng từ cách làm<br />
của Polya - hướng tới phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên.<br />
Bằng các phương pháp Nghiên cứu lí luận, Tổng kết kinh nghiệm và Thực nghiệm sư phạm,<br />
nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau: (1) Tư duy sáng tạo có những đặc trưng gì? (2) G. Polya<br />
quan niệm thế nào về những suy luận có lí? (3) Định lí cosin có những phiên bản nào, quá trình<br />
hình thành phát triển ra sao? (4) Có thể hướng dẫn người học tái khám phá định lí cosin như thế<br />
nào để rèn luyện các hoạt động thuộc về tư duy sáng tạo?<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Tư duy sáng tạo<br />
2.1.1. Tư duy<br />
Theo [5] (1999), tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những<br />
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách<br />
quan. Hai thuộc tính quan trọng của tư duy là: 1- tính có vấn đề, tức là tư duy chỉ nảy sinh trong<br />
hoàn cảnh chứa đựng mục đích, vấn đề, cách thức mới mà những kinh nghiệm, hiểu biết cũ không<br />
đủ để giải quyết. Vấn đề phải được nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân;<br />
2- tính gián tiếp, ngụ ý tư duy phát hiện được bản chất nhờ các phương tiện, công cụ, kết quả của<br />
nhận thức cảm tính, dựa trên kinh nghiệm của chủ thể. Ngoài ra, tư duy còn có tính trừu tượng,<br />
khái quát, liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ,… Muốn thúc đẩy người học tư duy phải đặt họ vào tình<br />
huống có vấn đề, phát triển tư duy phải song song với trang bị tri thức, phải gắn với trau dồi ngôn<br />
ngữ và rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy cảm, năng lực quan sát và trí nhớ.<br />
Có 5 nhóm hoạt động trí tuệ gắn với nội dung môn Toán: nhận diện - thể hiện; hoạt động<br />
toán học phức hợp; hoạt động trí tuệ phổ biến trong môn Toán; hoạt động trí tuệ chung; hoạt<br />
động ngôn ngữ ([6, ch. 2], 2017).<br />
51<br />
<br />
Lê Văn Cường, Trần Cường<br />
<br />
Trong các hoạt động trí tuệ chung, ngoài phân tích, tổng hợp, so sánh,..., G. Polya đặc biệt<br />
quan tâm tới khái quát hóa, đặc biệt hóa và tương tự. Trong [7], (1954), tác giả coi “hai hệ là<br />
tương tự nếu chúng phù hợp với nhau trong các mối quan hệ xác định rõ ràng giữa những bộ phận<br />
tương ứng”. Tương tự hóa thường dùng trong suy luận bằng quy nạp, tìm tòi lời giải,... Khái quát<br />
hóa, đặc biệt hóa và tương tự hợp tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề toán học, chúng<br />
“kết hợp một cách tự nhiên trong khi cố gắng tìm kiếm lời giải của bài toán”, giúp hình thành khái<br />
niệm và các tri thức lí thuyết, mò mẫm, dự đoán để tìm lời giải của bài toán, mở rộng, đào sâu và<br />
hệ thống hóa kiến thức, về lâu dài, hình thành các phẩm chất trí tuệ cho người học, đặc biệt là tư<br />
duy sáng tạo (TDST).<br />
2.1.2. Tư duy sáng tạo được hiểu là cách nghĩ mới về sự vật, hiện tượng, về mối quan hệ, suy<br />
nghĩ về cách giải quyết mới có ý nghĩa, giá trị [8].<br />
Những dấu hiệu quan trọng của TDST là (i) Sự tự lực chuyển các tri thức, kỹ năng sang một<br />
tình huống mới; (ii) Nhìn thấy những vấn đề mới trong điều kiện quen biết đúng quy cách; (iii)<br />
Nhìn thấy một chức năng mới của một đối tượng quen biết; (iv) Nhìn thấy cấu trúc mới của đối<br />
tượng đang nghiên cứu; (v) Có khả năng xem xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau; (vi)<br />
Biết kết hợp những phương thức đã biết thành một phương thức mới; (vii) Tạo ra cách làm độc<br />
đáo tuy đã biết nhiều cách khác.<br />
Trí tưởng tượng không gian là một trong những tiền đề quan trọng của TDST. Nó được thể<br />
hiện ở khả năng nhận thức cấu trúc thực tế của hình khối, nhận ra mối quan hệ giữa các đường,<br />
mặt, các hình, dễ dàng nhìn nhận chúng dưới nhiều góc độ, theo sự thay đổi hướng nhìn và hướng<br />
xoay của bản thân hình được xét cùng các bộ phận của nó. “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn<br />
cả kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới” (A. Einstein).<br />
Cấu trúc của TDST được phân tích kỹ bởi nhiều tác giả quốc tế, chẳng hạn Renzulli (1990)<br />
đã đưa ra 5 thuộc tính quan trọng cơ bản: (1) Tính linh hoạt (flexibility) biểu hiện bởi khả năng<br />
nhanh chóng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác; (2) Tính nhuần nhuyễn<br />
(fluency) là “đạt đến thành thạo, vận dụng một cách rất tự nhiên”; (3) Tính độc đáo (orginality)<br />
"thể hiện rõ nét ở chỗ phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới”; (4) Tính<br />
hoàn thiện (elabolation) đặc trưng bởi khả năng lập kế hoạch, phối hợp các hoạt động trong cả<br />
một quá trình để đạt hiệu quả cao nhất, nhìn các sự vật hiện tượng một cách toàn diện, khách quan<br />
và trong sự vận động, trong các mối quan hệ, “thấy được cả mâu thuẫn và thống nhất, cái chung<br />
và cái riêng, nội dung và hình thức”; (5) Tính nhạy cảm vấn đề (problem’s sensibility), tức nhanh<br />
chóng phát hiện ra vấn đề, liên tưởng tốt các mối quan hệ mà thậm chí không cần suy luận. Theo<br />
tâm lí học, nhạy cảm là đặc điểm riêng biệt, tương đối bẩm sinh, nhưng có thể được bồi đắp thông<br />
qua rèn luyện thường xuyên, khoa học. Một số thuộc tính khác của TDST cũng đáng quan tâm có<br />
thể kể tới như: tính chính xác (precise), năng lực định giá (ability to valued), phán đoán (decide),<br />
năng lực định nghĩa lại (redefinition).<br />
<br />
2.2. Tái khám phá định lí cosin trong không gian<br />
Có một số phiên bản khác nhau của định lí cosin trong toán sơ cấp:<br />
Định lí 1. (định lí cosin cho tam giác) Trong mọi tam giác ABC<br />
a 2 = b2 + c 2 - 2bc cos A.<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Định lí 2. (định lí cosin cho góc tam diện) Gọi A, B, C là các góc phẳng, còn a , b ,g là các<br />
góc nhị diện tương ứng đối diện của cùng một góc tam diện thì:<br />
cos A = cos B cos C + sin B sinC cos a ; cos a = - cos b cos g + sin b sin g cos A.<br />
(2)<br />
<br />
52<br />
<br />
Phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên sư phạm toán thông qua hoạt động tái khám phá định lý cosine…<br />
<br />
Định lí 3. (định lí cosin cho lăng trụ tam giác) Trong lăng trụ tam giác ABCA'B'C' gọi Sa, Sb,<br />
Sc lần lượt là diện tích các mặt BCC'B', CAA'C', ABB'A' và g A , g B , g C lần lượt là các góc nhị diện<br />
cạnh AA', BB', CC' thì:<br />
(3)<br />
<br />
S a2 = Sb2 + Sc2 - 2Sb Sc cos g A .<br />
<br />
Trong tứ diện ABCD ký hiệu SA, SB, SC, SD lần lượt là diện tích các mặt BCD, ACD, ABD,<br />
ABC còn q AB là góc nhị diện cạnh AB và tương tự với q AC ,q AD ,q BC ,q CD ,q BD .<br />
Định lí 4. (định lí cosin I cho tứ diện)<br />
S A2 + S B2 - 2S A S B cos q CD =<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
éë AB.CD.sin( AB,CD) ùû .<br />
4<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Định lí 5. (định lí cosin II cho tứ diện)<br />
S A2 = S B2 + SC2 + S D2 - 2S B SC cos q AD - 2SC S D cos q AB - 2S D S B cos q AC .<br />
<br />
(5)<br />
<br />
2.2.1. Định lí cosin trong lịch sử toán<br />
Định lí 1 là một kết quả cổ điển trong hình học phẳng: một đơn vị kiến thức quan trọng trong<br />
chương trình Hình học 10: kết quả vận dụng của khái niệm tích vô hướng trong mặt phẳng, mở<br />
rộng tự nhiên của định lí Pythagoras, hệ thức lượng trong tam giác, cùng với định lí sine làm<br />
thành hai công cụ chính của phương pháp giải tam giác có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn.<br />
Mặc dù khái niệm cosin chưa xuất hiện ở thời đại của Euclid (khoảng thế kỷ thứ 3 trCN),<br />
nhưng kết quả tương đương đã có trong bộ Elements. Hai trường hợp tam giác nhọn và tam giác<br />
tù được trình bày riêng rẽ trong quyển 2, dưới dạng phát biểu bằng lời. Chẳng hạn:<br />
Trong tam giác tù, bình phương cạnh đối diện với góc tù lớn hơn tổng bình phương hai cạnh<br />
còn lại một lượng gấp đôi diện tích hình chữ nhật dựng bởi các kích thước: chiều dài bằng một<br />
trong hai cạnh góc tù chiều, rộng bằng hình chiếu của cạnh góc tù còn lại trên đó.<br />
Thời kì môn lượng giác, hệ quả của những nghiên cứu về thiên văn học, phát triển vượt bậc ở<br />
khu vực Tiểu Á, Al-Battani (thế kỉ X) đã khái quát kết quả của Euclid trong hình học cầu khi tính<br />
toán khoảng cách giữa các ngôi sao. Trở lại dạng phẳng với phát biểu gần giống ngày nay là công<br />
lao của Al-Kashi (sách Samarqand, thế kỷ XV – ở Pháp, định lí cosin được gọi là định lí AlKashi). Tới thế kỷ XVI, F. Viète đã học tập và truyền bá định lí về châu Âu. Tác phẩm sớm nhất ở<br />
châu Âu trình bày định lí giống hiện nay dường như là phần phụ lục về lượng giác trong sách<br />
Elements of Geometry: Containing the First Six Books of Euclid (J. Playfair, 1804).<br />
Tên gọi Định lí cosin (law of cosin), ban đầu được dùng cho một định luật trong quang học<br />
về mối liên hệ giữa cường độ ánh sáng chiếu tới một đơn vị diện tích trên hai bề mặt, được giới<br />
thiệu bởi Lambert (1870).<br />
Đến năm 1889, trong công trình [9], J. Casey mới dùng law of cosin trong hình học cho các<br />
Định lí 1, 2, 5, còn Định lí 4 chỉ là một bài tập. Là một cuốn sách thuần túy khoa học tự nhiên, [9]<br />
hoàn toàn không giải thích làm thế nào mà J. Casey (hoặc các nhà toán học trước đó) đã tới được<br />
các định lí cosin cho tứ diện. Tuy nhiên, với tiêu đề A treatise on spherical trigonometry and its<br />
applications on geodesy and astronomy, có căn cứ để tin rằng các định lí cosin trong không gian<br />
liên quan và có nguồn gốc từ các bài toán trong kỹ thuật hàng hải, trắc địa, thiên văn học; Tất<br />
nhiên, cũng không loại trừ khả năng các nhà toán học phát minh ra chúng nhờ sự mở rộng hoàn<br />
toàn lí thuyết (trong lời nói đầu, Casey gọi [9] là kế thừa tự nhiên của tác phẩm trước đó A<br />
Treatise on Plane Trigonometry, Containing an Account of Hyperbolic Functions).<br />
53<br />
<br />
Lê Văn Cường, Trần Cường<br />
<br />
2.2.2. Tái khám phá định lí cosin trong không gian<br />
Trong không gian có nhiều hình tương tự như tam giác trong mặt phẳng. Liệu trên những<br />
hình đó, có kết quả giống với định lí cosin trong tam giác không?<br />
* Hình không gian tương tự với tam giác<br />
- Nếu nhìn tam giác là hình phẳng gồm 3 đoạn thẳng "gắn" với nhau tại các đầu mút thì trong<br />
không gian có thể chọn: lăng trụ tam giác là hình được tạo thành nhờ "dán" 3 hình bình hành tại<br />
các "mép" là những đoạn thẳng bằng nhau; góc tam diện cũng được tạo thành khi "dán" 3 góc<br />
phẳng chung đỉnh.<br />
- Nếu nhìn tam giác như hình tạo bởi một phần của đường thẳng làm đáy với một điểm ở<br />
ngoài đường thẳng làm đỉnh thì trong không gian có thể chọn:<br />
Hình nón, thu được khi lấy một hình tròn làm đáy, một điểm nằm ngoài mặt phẳng hình tròn<br />
làm đỉnh. Đoạn thẳng trên đường thẳng hay hình tròn trên mặt phẳng đều là các hình cầu: Trên<br />
đường thẳng d cho hai điểm A, B cách nhau một khoảng 2R rồi gọi J là trung điểm của AB thì AB<br />
= {M, JM ≤ R} là hình cầu 1 chiều. Còn trên mặt phẳng cho điểm J thì hình tròn tâm J bán kính R<br />
được định nghĩa bởi tập hợp {M, JM ≤ R} là hình cầu 2 chiều;<br />
Hình chóp thu được khi lấy một đa giác phẳng làm đáy, một điểm nằm ngoài mặt phẳng đa<br />
giác làm đỉnh. Đoạn thẳng trên đường thẳng hay đa giác trên mặt phẳng đều là các đơn hình, tức<br />
giao một số hữu hạn các nửa không gian.<br />
- Nếu nhìn miền tam giác như hình phẳng giới nội tạo bởi 3 đường thẳng (không thể ít hơn 3)<br />
thì trong không gian, cần ít nhất 4 mặt phẳng mới có thể tạo được một phần không gian như vậy,<br />
đó là một miền tứ diện. Cả tam giác và tứ diện, trong không gian của mình, đều là những hình giới<br />
nội tạo bởi một số tối thiểu các siêu phẳng trong không gian tương ứng.<br />
* Quy trình phát triển các giả thuyết<br />
Trên những hình vừa chọn, với một quy trình thích hợp, có thể đưa ra một số phán đoán<br />
giống với Định lí 1.<br />
Bước 1. Phân tích và so sánh tìm sự giống nhau để tương tự hóa các từ khóa.<br />
Bảng 1. Hình tương tự với tam giác trong không gian<br />
<br />
Cấu<br />
tạo<br />
<br />
Tam giác ABC<br />
<br />
Lăng trụ<br />
ABCA'B'C'<br />
<br />
2 cạnh bên b, c<br />
"chụm lại" ở đỉnh<br />
A tạo với nhau<br />
góc A và "căng<br />
ra" đoạn BC<br />
<br />
2 mặt bên AA'C'C và<br />
AA'B'B "chụm lại" ở<br />
AA', tạo với nhau góc<br />
g A và "căng ra" mặt<br />
BCC'B'<br />
<br />
Tứ diện ABCD<br />
2 mặt bên CDB,<br />
CDA "chụm lại" ở<br />
CD, tạo với nhau<br />
góc qCD và "căng<br />
ra" đoạn AB<br />
<br />
3 mặt bên ABC, ACD,<br />
ADB "chụm lại" ở đỉnh<br />
A, đôi một tạo với nhau<br />
các góc q AB ,q AC ,q AD và<br />
"căng ra" mặt BCD<br />
<br />
Bước 2. Tổng hợp các yếu tố mới theo cấu trúc cũ từ mệnh đề gốc để phát biểu các giả thuyết.<br />
(Mệnh đề gốc, Định lí 1.) Trong tam giác, bình phương cạnh đáy bằng tổng bình phương hai cạnh bên<br />
trừ đi hai lần tích của chúng với cosin góc ở đỉnh.<br />
<br />
Giả thuyết 1. Trong lăng trụ tam giác bình phương diện tích mặt bên bằng tổng bình phương<br />
diện tích hai mặt bên còn lại trừ đi hai lần tích với cosin góc giữa hai mặt đó, công thức (3).<br />
Giả thuyết 2. Trong tứ diện, bình phương một cạnh bằng tổng bình phương diện tích hai mặt<br />
bên trừ đi hai lần tích của chúng với cosin góc nhị diện giữa hai mặt đó:<br />
AB 2 = S A2 + S B2 - 2 S A S B cos q CD .<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Giả thuyết 3. Trong tứ diện, bình phương diện tích mặt đáy bằng tổng bình phương diện tích<br />
ba mặt bên trừ đi hai lần tích của chúng với cosin góc tam diện xác định ở đỉnh đối diện:<br />
54<br />
<br />