PHẪU THUẬT MỘT THÌ CHỮA LỖ ĐÁI LỆCH THẤP DÙNG MẢNH<br />
GHÉP NIÊM MẠC BAO QUY ĐẦU TỰ DO TẠO NIỆU ĐẠO<br />
(KINH NGHIỆM CÁ NHÂN TRÊN 300 BỆNH NHÂN)<br />
Trần Ngọc Bích*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đã có nhiều phương pháp mổ chữa dị tật lỗ đái lệch thấp (LĐLT). Từ 1989, chúng tôi mổ một thì<br />
chữa dị tật này, dùng mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu để tạo niệu đạo. Chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục<br />
tiêu sau: Mô tả kỹ thuật mổ chữa LĐLT dùng mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tụ do tạo niệu đạo và đánh giá<br />
kết quả<br />
Phương pháp: Đối tượng: Là những BN bị LĐLT được mổ một thì, tại bệnh viện Việt-Đức từ 7-2000 đến<br />
7-2009. Phương pháp: Mô tả, tiền cứu<br />
Kết quả: Theo dõi trong 7 tháng. Với LĐL thể dương vật: Kết quả tốt 88,6% (187/ 211 BN), rò niệu đạo 9,5<br />
% (20/211 BN). Hẹp miệng nối niệu đạo 1,9% (4/211). Với LĐLT thể bìu- đáy chậu: Kết quả tốt đạt 86,5 %<br />
(77/89 BN), rò niệu đạo 10,1 % (9/89 BN), hẹp niệu đạo 3,4% (3/89 BN). Đang theo dõi kết quả lâu dài.<br />
Kết luận: Qua mổ 300 bệnh nhân bị dị tật lỗ đái lệch thấp bằng phẫu thuật một thì, dùng mảnh ghép niêm<br />
mạc bao qui đầu tự do tạo niệu đạo, chúng tôi thấy đây là kỹ thuật dễ thực hiện, cho tỷ lệ thành công cao và nên<br />
được áp dụng.<br />
Từ khóa: Lỗ đái lệch thấp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ONE-STAGE HYPOSPADIAS REPAIR USING PREPUTIAL MUCOSAL GRAFT FOR<br />
URETHROPLASTY. EXPERIENCE ON 300 CASES.<br />
Tran Ngoc Bich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 158 - 163<br />
Objectives: There are many techniques for hypospadias repair. Since 1989 we have performed one stage<br />
hypospadias repair using preputial mucosal graft for urethroplasty. Objectives: To present the surgical technique<br />
and the results.<br />
Methods: Methods: Descriptive, prospective study. Subjects: patients diagnosed with hypospadias were<br />
operated on at Viet-Duc Hospital from July 2000 to July 2009.<br />
Results: Follow up in 7 months. For the penile hypospadias: Good in 88.6% (187/ 211 BN), fistula 9.5 %<br />
(20/211 BN), stenosis: 1.9% (4/211). For the perineo-scrotal hypospadias: Good 86.5 % (77/89 BN), fistula 10.1<br />
% (9/89 BN), stenosis: 3.4% (3/89 BN). A long term following up is carrying.<br />
Conclusion: We have performed one stage hypospadias repair using preputial mucosal graft for<br />
urethroplasty in 300 cases. This technique is easily performed, gives a good result and should be selected to treat<br />
hypospadias<br />
Key words: Hypospadias.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cho tới nay, dị tật lỗ đái lệch thấp (LĐLT) đã được mổ chữa bởi rất nhiều phương pháp, với nhiều loại<br />
* Bệnh viện Việt-Đức<br />
Địa chỉ liên lạc: PGS.TS. Trần Ngọc Bích<br />
<br />
ĐT: 0912047958 Email: tnbich@hn.vnn.vn<br />
<br />
159<br />
<br />
chất liệu khác nhau để tạo hình niệu đạo như: Vạt niêm mạc bao qui đầu có cuống mạch hoặc tự do, mảnh<br />
ghép da tự do, mảnh niêm mạc bàng quang, niêm mạc miệng...(1,2, 3,4,5,10,6,9) .<br />
Từ 1984, chúng tôi bắt đầu mổ một thì chữa các thể bệnh LĐLT(6). Lúc đầu, chúng tôi chỉ dùng các vạt<br />
da hoặc vạt niêm mạc có cuống mạch để tạo hình niệu đạo. Về sau, do có nhiều bệnh nhân không còn đủ<br />
chất liệu tại chỗ để tạo hình niệu đạo, nên chúng tôi buộc phải dùng mảnh ghép tự do như da dày tự do,<br />
niêm mạc bàng quang để tạo hình niệu đạo. Từ 1989 tới nay, song song với các kỹ thuật mổ đã nêu trên,<br />
chúng tôi đã sử dụng mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do để tạo hình niệu đạo trong mổ chữa thể<br />
dương vật và đã có đánh giá kết quả sớm(9) và lâu dài của kỹ thuật này(7). Từ 9 năm nay, chúng tôi đã dùng<br />
kỹ thuật này mổ chữa cho cả thể bìu và đáy chậu vì những ưu điểm của nó.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Với mục đích đánh giá khả năng ứng dụng của mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do trong tạo<br />
hình niệu đạo, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu sau:<br />
Mô tả kỹ thuật mổ chữa LĐLT thể dương vật- bìu- đáy chậu, dùng mảnh ghép niêm mạc bao qui<br />
đầu tự do tạo niệu đạo<br />
Đánh giá kết quả<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả, tiền cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Là những BN bị LĐLT thể đáy chậu - bìu - dương vật, được mổ một thì, được tạo niệu đạo bằng<br />
mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do. Các BN này được mổ từ tháng 7-2000 tới hết tháng 7-2009 do<br />
một phẫu thuật viên mổ (Bs Trần Ngọc Bích).<br />
<br />
Các tiến hành nghiên cứu<br />
Cách mổ<br />
Với lỗ đái lệch thấp thể dương vật<br />
Sau khi dã làm thẳng dương vật, tạo niệu đạo thiếu bằng mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do.<br />
Đặt sonde qua niệu đạo vào bàng quang.<br />
Với lỗ đái lệch thấp thể bìu - đáy chậu<br />
Tuỳ theo độ dài của đoạn niệu đạo thiếu mà có hai cách tạo niệu đạo:<br />
Tạo niệu đạo một ống<br />
Lấy mảnh ghép niêm mạc-da tự do của bao qui đầu ở độ dài tối đa để tạo ống niệu đạo mới, nối<br />
với lỗ đái thấp mà không bị căng.<br />
Tạo hai ống niệu đạo<br />
Sau khi đã lấy mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu có độ dài tối đa để tạo niệu đạo mà chưa đủ độ<br />
dài cần có thì phải tạo thêm ống niệu đạo bìu bằng vạt da ở giữa bìu từ lỗ đái thấp lên rồi nối hai ống<br />
niệu đạo mới tạo với nhau. Miệng nối niệu đạo có hình ovan để giảm nguy cơ hẹp miệng nối.<br />
Nếu da ở bìu từ lỗ đái thấp lên phía gốc dương vật không đủ độ dài để tạo niệu đạo bìu cần có thì<br />
phẫu tích lấy hai vạt da bìu ở hai bên rồi khâu lại để tạo thành một vạt. Như vậy ống niệu đạo bìu sẽ có<br />
hai đường khâu: Một ở vị trí 6 giờ và một ở vị trí 12 giờ.<br />
Hoặc niệu đạo bìu được tạo bằng một vạt da bao qui đầu hoặc da dương vật hình đảo.<br />
<br />
160<br />
<br />
Sau khi đã tạo được ống niệu đạo thiếu thì vấn đề quan trọng không kém còn lại là chuyển vạt da<br />
để che phủ ống niệu đạo mới và phần thiếu da ở bụng dương vật. Với lỗ đái thấp thể bìu- đáy chậu, da<br />
ở bụng dương vật rất thiếu. Do vậy, chúng tôi thường phải dùng hai vạt da cân bìu có chân nuôi xoay<br />
lên để che phủ phần thiếu da.<br />
<br />
Điều trị sau mổ<br />
- Kháng sinh:<br />
Gentamicine hoặc Amikacine kết hợp Augmentin hay Zinnat uống.<br />
-Thay băng: Lần đầu vào ngày thứ 5 sau mổ.<br />
-Rút sonde niệu đạo: Vào ngày thứ 9,10 sau mổ. Trước khi rút sonde, có cặp sonde ngắt quãng. Ra<br />
viện ngày 9-11 sau mổ. Bệnh nhân được hẹn khám kiểm tra định kỳ.<br />
Đánh giá kết quả:<br />
Chúng tôi phân loại kết quả theo các mức độ sau:<br />
Tốt: Các mục tiêu mổ đều đạt được kết quả tốt. Không phải mổ lại.<br />
+ Dương vật thẳng khi cương và không đau.<br />
+ Đái ra lỗ đái ở đỉnh qui đầu, đái dễ, tia to.<br />
+ Không rò - hẹp niệu đạo.<br />
+ Da phân phối đều quanh dương vật.<br />
+ Bảo tồn cảm giác của qui đầu.<br />
Trung bình: Đạt được phần lớn mục tiêu mổ, còn phải mổ bổ sung nhưng mức độ mổ nhẹ hơn so<br />
với lần mổ đầu tiên.<br />
+ Dương vật thẳng khi cương, không đau.<br />
+ Đái ra lỗ đái ở đỉnh qui đầu.<br />
+ Có rò niệu đạo hoặc hẹp miệng nối niệu đạo.<br />
Xấu: Không đạt được mục đích mổ, phải mổ lại từ đầu, mức độ mổ khó gần bằng hoặc tương<br />
đương hoặc khó hơn lần mổ ban đầu.<br />
+ Dương vật còn cong, xoay trục<br />
+ Hẹp niệu đạo đoạn dài, phải mổ thay thế bằng một đoạn niệu đạo mới.<br />
+ Niệu đạo tạo hình toác và dương vật cong<br />
Thời gian theo dõi kết quả<br />
Kết quả sớm: Đánh giá khi ra viện và trong 6 tháng đầu sau mổ.<br />
Kết quả qua theo dõi: Từ 7 tháng - 3 năm.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Số bệnh nhân và lứa tuổi: 300 BN<br />
≤ 2 tuổi<br />
<br />
:25 BN (8,3%).<br />
<br />
Từ 3-5 tuổi :159 BN (53 %).<br />
Từ 6-11 tuổi<br />
<br />
:51 BN (9,5 %).<br />
<br />
Từ 12-16 tuổi<br />
<br />
:39 BN (17 %).<br />
<br />
Trên 16 tuổi<br />
<br />
:26 BN (8,7%).<br />
<br />
Bệnh nhân cao tuổi nhất là 38 tuổi, có lỗ đái ở đáy chậu.<br />
<br />
161<br />
<br />
Nhiễm khuẩn: Có 38 BN có mủ rỉ ra ở niệu đạo khi rút ống thông niệu đạo.<br />
Kết quả sớm ngay sau ra viện và qua theo dõi: Để đánh giá kết quả cho đúng với thể bệnh và loại<br />
kỹ thuật mổ, chúng tôi phân làm 2 nhóm bệnh nhân: thể dương vật, thể bìu-đáy chậu.<br />
<br />
Kết quả ở nhóm BN bị LĐLT thể dương vật<br />
Kết quả<br />
Thời gian<br />
Ra viện<br />
1- 7 tháng<br />
<br />
Tốt<br />
196<br />
(92,8%)<br />
187<br />
(88,6 %)<br />
<br />
Trung bình<br />
Tổng số<br />
BN<br />
Hẹp NĐ Rò NĐ<br />
15 (7,2%) 211 (100%)<br />
4 (1,9%) 20 (9,5%) 211 (100%)<br />
<br />
Trong 211 BN trên, có 19 BN phải làm thêm kỹ thuật Nesbit để làm thẳng dương vật và chuyển da<br />
bìu lên che phủ phần khuyết da ở bụng dương vật là 32 BN<br />
Trong số 20 BN bị rò niệu đạo trên, có 3 BN vừa bị rò niệu đạo vừa bị hẹp niệu đạo qui đầu, và 2<br />
BN rò niệu đạo và hẹp miệng nối.<br />
<br />
Kết quả ở nhóm BN bị LĐLT thể bìu-đáy chậu<br />
Kết quả<br />
Thời gian<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Ra viện<br />
<br />
81 (91%)<br />
<br />
1 - 7 tháng<br />
<br />
Trung bình<br />
Hẹp NĐ<br />
<br />
Rò NĐ<br />
<br />
Tổng số<br />
BN<br />
<br />
8 (9%)<br />
<br />
89 (100%)<br />
<br />
77<br />
3 (3,4%) 9 (10,1%) 89 (100%)<br />
(86,5%)<br />
<br />
Trong số 89 BN trên, có 25 BN có LĐLT ở 1/2 sau bìu và 64 BN có LĐLT ở 1/2 trước bìu. Có 22 BN<br />
khi mổ phải tạo 2 ống niệu đạo và 67 BN chỉ tạo một ống niệu đạo. Có 22 BN phải làm thêm kỹ thuật<br />
Nesbit. 75 bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật chuyển da bìu lên để che phủ phần thiếu da ở bụng<br />
dương vật. Rò niệu đạo ở 5 BN được mổ tạo 2 ống niệu đạo và ở 4 BN được mổ tạo một ống niệu đạo.<br />
Hẹp miệng nối niệu đạo ở 3 bệnh nhân.<br />
<br />
Kết quả chung cho cả hai thể bệnh<br />
Lúc ra viện: KQ tốt: 92,3% (277/300 BN), KQ trung bình: Rò niệu đạo là chủ yếu: 7,7% (23/300<br />
BN).<br />
Qua theo dõi trong 7 tháng: KQ tốt: 88% (264/300 BN), KQ trung bình: 12% (36/300 BN).<br />
Nhận xét kết quả qua theo dõi.<br />
Rò niệu đạo: 29 BN.<br />
Vị trí lỗ rò: Rãnh qui đầu: 8 BN, bụng dương vật: 7 BN, miệng nối niệu đạo: 9 BN, ở bìu 5 BN.<br />
Trong số BN bị rò niệu đạo, có 3 BN bị hẹp NĐ qui đầu kèm theo.<br />
Kích thước lỗ rò: Nhỏ, nên bệnh nhân vẫn đái ra đỉnh qui đầu.<br />
Hẹp niệu đạo: Có 7 BN bị hẹp miệng nối niệu đạo.<br />
<br />
Điều trị<br />
- Mổ khâu lỗ rò đơn thuần: 19 BN, còn 8 BN có lỗ rò nhỏ theo chân chỉ, nên chưa mổ lại, để theo<br />
dõi thêm.<br />
- Hẹp niệu đạo kết hợp rò niệu đạo: 2 BN.<br />
<br />
Xử trí<br />
Mổ khâu rò niệu đạo và nong niệu đạo qui đầu: 2 BN.<br />
- Hẹp lỗ đái ở đỉnh qui đầu, nong dễ, có kết quả tốt: 4 BN.<br />
<br />
162<br />
<br />
- Hẹp miệng nối: 7 BN. Hai bệnh nhân đã được nong miệng nối 4 lần, sau đó mổ mở thông niệu<br />
đạo chỗ miệng nối ra da. 5 bệnh nhân được nong và đặt stent lưu 2 tuần với kết quả tốt.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do được Presman (1953) dùng để tạo hình niệu đạo lần đầu<br />
tiên và được Devine-Horton (1961)(2) phát triển kỹ thuật này. Chúng tôi bắt đầu dùng mảnh ghép niêm<br />
mạc bao qui đầu tự do từ 1989(8). Qua 20 năm mổ với chất liệu này, chúng tôi thấy được ưu nhược<br />
điểm của kỹ thuật với kết quả theo dõi sớm và lâu dài, chúng tôi xin bàn luận về một số vấn đề sau:<br />
- Kỹ thuật mổ chữa LĐLT thể dương vật – bìu - đáy chậu, dùng mảnh ghép niêm mạc bao quy đầu<br />
tự do tạo niệu đạo.<br />
- Đánh giá kết quả sớm và xa của kỹ thuật này.<br />
<br />
Về kỹ thuật mổ dùng niêm mạc bao qui đầu tự do tạo niệu đạo<br />
Ưu điểm<br />
Kỹ thuật lấy mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do thực hiện dễ dàng, có thể lấy được chiều dài<br />
mảnh ghép tối đa cho nên chiều dài mảnh ghép luôn đủ để tạo niệu đạo dương vật,và còn có thể tạo<br />
thêm niệu đạo bìu ít nhất cũng được tới 1/2 trước bìu. Chúng tôi đã có 67 BN có LĐLT ở bì nhưng chỉ<br />
cần tạo một ống niệu đạo giống như LĐLT ở thể dương vật.Việc phẫu tích tổ chức dưới da dương vật<br />
ít, chỉ cần phẫu tích tới giữa lưng dương vật nên ít gây thương tổn mạch máu. Mảnh ghép này khi<br />
được khâu tạo ống niệu đạo mới không gây xoay trục dương vật. Điều này khác với phẫu tích lấy vạt<br />
niêm mạc bao qui đầu hình đảo thì phải phẫu tích lấy cuống mạch dài để tránh xoay trục dương vật.<br />
Mảnh ghép niêm mạc bao qui đầu tự do là niêm mạc, trơn nhẵn, không mọc lông, có độ chun giãn nên<br />
thích hợp cho tạo niệu đạo. Một ưu điểm nữa của niêm mạc bao qui đầu là không có tuyến bã bên<br />
trong.<br />
Sau tạo ống niệu đạo thì việc chuyển đủ da để che phủ niệu đạo tạo hình và phần thiếu da ở bụng<br />
dương vật là rất quan trọng.<br />
Vạt da bao qui đầu được chuyển xuống che phủ ống niệu đạo mới còn nguyên tổ chức dưới da<br />
giàu mạch máu nên vạt ghép tự do này đã được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu và tái lập tuần hoàn<br />
nhanh chóng đảm bảo sự sống và sự phát triển sau này.<br />
Trong những trường hợp thiếu da ở bụng dương vật, chúng tôi phải chuyển vạt da từ bìu lên<br />
để che phủ theo kỹ thuật vạt xoay có chân nuôi.<br />
Nhược điểm<br />
Mảnh ghép tự do sẽ bị hoại tử nếu không có nền nhận có cấp máu tốt, có máu tụ và nhiễm<br />
trùng.<br />
Để tránh nhược điểm này, khi mổ, chúng tôi đảm bảo không có máu tụ, hạn chế dùng đốt điện<br />
cầm máu và khâu da thành 2 lớp. Nếu tổ chức dưới da dương vật thiếu thì chúng tôi chuyển một vạt<br />
tổ chức dưới da bìu lên để che phủ niệu đạo mới. Nguyên lý này được thực hiện cho các mảnh ghép tự<br />
do tạo niệu đạo trước và cả niệu đạo sau. Điều này khác với kỹ thuật vạt niêm mạc bao qui đầu hình<br />
đảo, chỉ khâu da được một lớp mà da này ít mạch máu. Sau mổ, chúng tôi đã băng ép nhẹ dương vật,<br />
và thay băng lần đầu ngày thứ 5 sau mổ để đảm bảo sự hàn gắn và tái lập tuần hoàn mới cho vạt ghép<br />
tự do tạo ống niệu đạo. Chính vì vậy, tất cả các vạt ghép đều sống.<br />
<br />
Đánh giá kết quả mổ<br />
Về kết quả sớm và xa của niệu đạo tạo hình:<br />
<br />
163<br />
<br />