intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi điều trị nang đơn độc của ống gan phải

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

41
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu mục tiêu đề cập đến: Nang đơn độc của ống gan rất hiếm gặp. Bài viết báo cáo về một trường hợp đầu tiên nang đơn độc của ống gan phải được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Bệnh nhi là một bé gái 5 tuổi nhập viện với triệu chứng đau bụng và nôn. Chẩn đoán hình ảnh trước mổ nghi ngờ nang ống mật chủ tuýp 2, và được phẫu thuật nội soi sử dụng 4 trocar.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi điều trị nang đơn độc của ống gan phải

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ NANG ĐƠN ĐỘC <br />  CỦA ỐNG GAN PHẢI <br /> Trần Ngọc Sơn* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Nang đơn độc của ống gan rất hiếm gặp. Chúng tôi thông báo một trường hợp đầu tiên nang đơn <br /> độc của ống gan phải được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một ca bệnh. <br /> Kết quả: Bệnh nhi là một bé gái 5 tuổi nhập viện với triệu chứng đau bụng và nôn. Chẩn đoán hình ảnh <br /> trước mổ nghi ngờ nang ống mật chủ tuýp 2. Bệnh nhi được phẫu thuật nội soi sử dụng 4 trocar. Trong mổ phát <br /> hiện ống mật chủ bình thường và có nang đơn độc của ống gan phải nằm chủ yếu sâu trong nhu mô gan, có sỏi <br /> trong nang. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt chỏm nang, lấy sỏi và sau đó nối nang với quai hỗng tràng Roux‐<br /> en‐Y. Bệnh nhân phục hồi tốt và ra viện ngày thứ 5 sau mổ. Theo dõi sau ra viện 8 tháng bệnh nhân không có <br /> triệu chứng, siêu âm không còn nang, không có sỏi. <br /> Kết  luận: Kinh nghiệm qua trường hợp này của chúng tôi cho thấy phẫu thuật nội soi có thể là phương <br /> pháp khả thi và hiệu quả trong điều trị nang đơn độc của ống gan. <br /> Từ khóa: Nang đơn độc ống gan, phẫu thuật nội soi. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> LAPAROSCOPIC MANAGEMENT OF SOLITARY CYST OF RIGHT HEPATIC DUCT <br /> Tran Ngoc Son* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 85 ‐ 87 <br /> Objective: Solitary cyst of the hepatic duct is very rare. We report the first case of solitary cyst of the right <br /> hepatic duct treated by laparoscopic surgery.  <br /> Methods: This is a case report. <br /> Results:  The  patient  was  a  5  year  old  girl,  hospitalized  for  abdominal  pain  and  vomiting.  Preoperative <br /> imaging studies suggested choledochal cyst type II. The patient underwent laparoscopic surgery using 4 trocars. <br /> During  the  operation,  a  normal  common  bile  duct  and  a  solitary  cyst  of  the  right  hepatic  duct  with  mainly <br /> intrahepatic location were found, with a bile stone inside the cyst. The cyst was unroofed, the stone was removed <br /> and anastomosis of  the  cyst  with  a  retrocolic  Roux‐en‐Y  jejunal  loop  was  performed.  The  recovery  period  was <br /> uneventful and the patient was discharged at 5th day postoperatively. Follow up 8 months after discharge, the girl <br /> was asymptomatic, ultrasound showed normal biliary tree without any stone. <br /> Conclusion:  This  case  experience  suggests  that  laparoscopic  surgery  can  be  a  feasible  and  efficacious <br /> modality in management of solitary cyst of hepatic duct. <br /> Key words: Laparoscopic surgery, solitary cyst, hepatic duct. <br /> chỉ  có  rất  ít  báo  cáo  về  NĐĐOG(4,3,6,1,2,5).  Ở  Việt <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Nam  cũng  chưa  có  nghiên  cứu  nào  về  bệnh  lý <br /> Nang ống mật chủ là bệnh lý thường gặp ở <br /> này.  Cho  đến  nay  đã  có  nhiều  báo  cáo  về  sử <br /> trẻ  em  nhưng  nang  đơn  độc  của  ống  gan <br /> dụng  thành  công  phẫu  thuật  nội  soi  (PTNS) <br /> (NĐĐOG)  rất  hiếm  gặp(4).  Trong  y  văn  thế  giới <br /> * Bệnh viện Nhi Trung Ương <br /> Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn, ĐT: 0462738854, Email: drtranson@yahoo.com <br /> <br /> 86<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> trong điều trị nang ống mật chủ nhưng chưa có <br /> công bố nào về ứng dụng của PTNS trong điều <br /> trị nang đơn độc của ống gan. Chúng tôi thông <br /> báo một trường hợp đầu tiên nang đơn độc của <br /> ống  gan  phải  được  điều  trị  thành  công  bằng <br /> PTNS. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> Nang  đơn  độc  của  ống  gan  rất  hiếm  gặp. <br /> Chúng  tôi  thông  báo  một  trường  hợp  đầu  tiên <br /> nang  đơn  độc  của  ống  gan  phải  được  điều  trị <br /> bằng phẫu thuật nội soi. <br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Báo cáo một ca bệnh. <br /> <br /> BÁO CÁO CA BỆNH <br /> Bệnh  nhân  là  một  bé  gái  5  tuổi,  được  nhập <br /> viện với triệu chứng đau bụng, nôn từng đợt từ <br /> 1 tháng. Tiền sử sản khoa và gia đình không có <br /> gì đặc biệt. Siêu âm ổ bụng phát hiện nang dịch <br /> rốn gan kích thước 18 ‐ 24 mm, thông với đường <br /> mật  trong  gan,  có  sỏi  9  mm;  túi  mật,  ống  mật <br /> chủ  bình  thường;  các  nội  quan  ổ  bụng  khác <br /> không  có  gì  đặc  biệt.  Chụp  cộng  hưởng  từ  cho <br /> thấy  có  cấu  trúc  nang  hạ  phân  thùy  IV‐V  của <br /> gan,  đồng  tín  hiệu  với  nhu  mô  gan  trên  T1W, <br /> T2W, không thấy thông với đường mật; kết luận <br /> là nang gan. Xét nghiệm bilirubin, men gan bình <br /> thường.  Kết  quả  chụp  đường  mật  qua  da  nghĩ <br /> tới  nang  ống  mật  chủ  type  II.  Bệnh  nhân  được <br /> mổ nội soi sử dụng 4 trocar: 1 trocar 10 mm qua <br /> rốn cho camera, 1 trocar 5 mm hạ sườn phải và 2 <br /> trocar  5  mm  hạ  sườn  trái.  Chụp  đường  mật <br /> trong mổ (phải lặp lại 2 lần) thấy nang có thông <br /> với ống gan chung, không thấy rõ ống gan phải <br /> và đường mật trong gan phải; ống mật chủ kích <br /> thước  bình  thường,  không  thấy  có  bất  thường <br /> ống  mật  tụy  chung.  Phẫu  tích  ống  cổ  túi  mật, <br /> tách riêng túi mật khỏi nang, cặp cắt ống cổ túi <br /> mật.  Bộc  lộ  ống  gan  chung:  Thấy  ống  gan  trái <br /> bình thường, thấy có nang ở vị trí ống gan phải, <br /> thành  nang  mỏng  mặt  trước,  phần  còn  lại  nằm <br /> sâu  trong  gan,  nghi  thông  với  đường  mật.  Mở <br /> thành trước nang cho ống soi vào quan sát thấy <br /> trong nang có dịch mật, nhiều lỗ thông nhỏ chảy <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> mật từ các đường mật trong gan và lỗ thông với <br /> ống gan chung (hợp lưu với ống gan trái), trong <br /> lòng nang có sỏi đường kính 1 cm. Tiến hành cắt <br /> rộng chỏm nang mặt trước 2 cm, lấy sỏi, tạo quai <br /> hỗng tràng Roux ‐en‐Y (qua rốn) đi qua mạc treo <br /> đại  tràng  ngang  nối  với  nang  bằng  khâu  vắt  1 <br /> lớp với chỉ PDS 5.0. Bệnh nhân phục hồi tốt và <br /> ra viện ngày thứ 5 sau mổ. Theo dõi sau ra viện <br /> 8  tháng  bệnh  nhân  không  có  triệu  chứng,  siêu <br /> âm không còn nang, đường mật trong và ngoài <br /> gan không dãn, xét nghiệm chức năng gan bình <br /> thường. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Nang đơn độc của ống gan phải hoặc trái có <br /> thể gặp ở trong(4,3,6) hay ngoài nhu mô gan dưới <br /> dạng  túi  thừa(1,2).  Ca  bệnh  trong  báo  cáo  này  là <br /> nang  đơn  độc  của  ống  gan  phải  chủ  yếu  nằm <br /> trong  nhu  mô  gan,  do  đó  có  thể  xếp  vào  nang <br /> đường mật tuýp V theo Todani(5). Một số tác giả <br /> khác dùng khái niệm giãn đường mật trong gan <br /> dạng  nang  đơn  độc  cho  dạng  bệnh  lý  này(4,3). <br /> Trong khi cơ chế bệnh sinh của đa số các trường <br /> hợp  nang  ống  mật  chủ  được  giải  thích  do  bất <br /> thường  hợp  lưu  ống  mật  –tụy  và  trào  ngược <br /> dịch  tuy  vào  ống  mật  chủ,  nguyên  nhân  và  cơ <br /> chế  hình  thành  NĐĐOG  còn  chưa  rõ(4,3,6,1,2).  Ca <br /> bệnh này cũng phù hợp với kết quả của một số <br /> nghiên cứu về NĐĐOG đã được công bố, với nữ <br /> giới bị nhiều hơn và các nang này thường ở vị trí <br /> ống  gan  phải  hoặc  trái  sát  rốn  gan(4,3).  Trên  các <br /> bệnh  nhân  bị  NĐĐOG  không  thấy  có  bất <br /> thường hợp lưu ống mật tụy, không có bệnh lý <br /> nang  thận  kèm  theo.  Trong  NĐĐOG  thường <br /> quan sát thấy ứ đọng dịch mật và tăng tiết chất <br /> nhày(4,3).  Trong  trường  hợp  của  chúng  tôi,  sỏi <br /> mật đã hình thành trong nang có thể cũng do cơ <br /> chế này. <br /> Biểu  hiện  lâm  sàng  của  NĐĐOG  thường <br /> không  đặc  hiệu.  Triệu  chứng  của  bệnh  nhân <br /> trong báo cáo này là đau bụng và nôn, tương tự <br /> như thông báo của các tác giả khác(4,3,6,1,2). Các xét <br /> nghiệm công thức máu và sinh hóa cũng thường <br /> không  đặc  hiệu(4,3,6,1,2).  Đôi  khi  bệnh  nhân <br /> NĐĐOG  có  thể  có  vàng  da,  đau  bụng  tăng  do <br /> <br /> 87<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> nhiễm khuẩn đường mật và khi đó kèm theo bất <br /> thường các xét nghiệm như tăng bạch cầu, tăng <br /> C‐reactive  protein(2),  tăng  bilirubin,  transminase <br /> gan, phosphatase kiềm(6). <br /> Chẩn  đoán  NĐĐOG  dựa  vào  chẩn  đoán <br /> hình  ảnh.  Siêu  âm,  CT,  MRI,  chụp  đường  mật <br /> qua da hoặc qua nội soi mật tụy ngược dòng là <br /> các  phương  tiện  chẩn  đoán  hình  ảnh  hay  được <br /> sử dụng(4,3,6,1,2). Tuy nhiên do vị trí của NĐĐOG <br /> thường nằm rất sát rốn  gan,  túi  mật  có  thể  che <br /> lấp  một  phần  nên  chẩn  đoán  trước  mổ  thường <br /> không  chính  xác,  hay  nhầm  với  nang  gan  đơn <br /> thuần  hoặc  túi  thừa  ống  mật  chủ  như  trường <br /> hợp trong báo cáo này và các thông báo khác(3,2). <br /> Kinh nghiệm của chúng tôi cũng như các tác giả <br /> khác  cho  thấy  chẩn  đoán  xác  định  vị  trí  chính <br /> xác của NĐĐOG thường phải dựa vào quan sát <br /> và chụp đường mật trong mổ(3,6,2). Ngay cả chụp <br /> đường mật trong mổ cũng có thể không thấy rõ <br /> hết  sự  liên  thông  của  NĐĐOG  với  hệ  thống <br /> đường mật, có thể do tăng tiết chất nhày trong <br /> nang  gây  bít  tắc  các  lỗ  thông  đường  mật  nhỏ, <br /> giống như trường hợp trong báo cáo này. Theo <br /> kinh  nghiệm  của  chúng  tôi,  phẫu  thuật  nội  soi <br /> có  ưu  thế  với  khả  năng  hỗ  trợ  giúp  chẩn  đoán <br /> NĐĐOG  trong  mổ  bằng  cách  đưa  ống  soi  vào <br /> trong lòng nang để quan sát, qua đó có thể thấy <br /> được các lỗ thông đường mật với nang. <br /> Do NĐĐOG rất hiếm gặp và các nghiên cứu <br /> về  bệnh  lý  này  thường  chỉ  dựa  trên  một  vài <br /> trường  hợp  nên  chưa  có  phương  pháp  điều  trị <br /> nào được coi là quy chuẩn cho NĐĐOG. Điều trị <br /> theo dõi nội khoa thường không thành công và <br /> có  nguy  cơ  biến  chứng  nhiễm  khuẩn  đường <br /> mật(6).  Cho  đến  nay  điều  trị  NĐĐOG  là  bằng <br /> phẫu thuật mở bụng(4,3,6,1,2). Cắt toàn bộ nang có <br /> thể thực hiện không mấy khó khăn khi NĐĐOG <br /> là  túi  thừa  của  ống  gan(6,1,2).  Tuy  nhiên  với <br /> NĐĐOG  không  phải  dạng  túi  thừa,  vị  trí  sâu <br /> trong  nhu  mô  gan,  để  cắt  triệt  để  nang  sẽ  phải <br /> <br /> cắt gan(3). Theo chúng tôi mở chỏm nang và nối <br /> nang với ruột có thể là phương pháp phù hợp, ít <br /> sang chấn và bảo tồn được gan. Báo cáo này là <br /> trường  hợp  đầu  tiên  NĐĐOG  được  điều  trị <br /> bằng  phẫu  thuật  nội  soi  mở  chỏm  nang  và  nối <br /> nang  với  hỗng  tràng  Roux‐en‐Y  thành  công. <br /> Theo dõi bước đầu trên bệnh nhân cho thấy kết <br /> quả tốt. Tuy nhiên có thể cần phải theo dõi lâu <br /> dài hơn để có thể có đánh giá chính xác hơn về <br /> hiệu  quả  của  phương  pháp  này.  Mặc  dù  vậy, <br /> kinh nghiệm qua một trường hợp này cho thấy <br /> phẫu thuật nội soi có thể là phương pháp khả thi <br /> và  hiệu  quả  trong  chẩn  đoán  và  điều  trị <br /> NĐĐOG. <br /> <br /> KẾT LUẬN  <br /> Kinh nghiệm qua trường hợp này của chúng <br /> tôi cho thấy PTNS có thể là phương pháp khả thi <br /> và hiệu quả trong điều trị nang đơn độc của ống <br /> gan. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Fernandes  ES,  Bernardo  RL,  Fernandes  MM  (2010). <br /> Extrahepatic  right  hepatic  duct  diverticulum:  a  rare  entity. <br /> Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 9(2):pp 213‐215. <br /> Kaneyama K, Yamataka A, UraoM (2005). An extremely rare <br /> case of symptomatic right hepatic duct diverticulum  located <br /> outside the liver. Pediatr Surg Int,21(12):pp 1023‐1026. <br /> Ohmoto  K,  Shimizu  M,  Iguchi  Y  (1997).  Solitary  cystic <br /> dilatation of the intrahepatic bile duct. J Clin Pathol, 50(7):pp <br /> 617‐618. <br /> Terada T, Nakanuma Y (1987). Solitary cystic dilation of the <br /> intrahepatic bile duct: morphology of two autopsy cases and <br /> a  review  of  the  literature.  Am  J  Gastroenterol,  82:  pp  1301‐<br /> 1305. <br /> Todani  T,  Watanabe  Y,  Narusue  M,  Tabuchi  K,  Okajima  K <br /> (1977).  Congenital  bile  duct  cysts.  Classification,  operative <br /> procedures, and review of thirty‐seven cases including cancer <br /> arising from choledochal cyst,134:pp 263‐269. <br /> White  JG,  Becker  JM  (1996).  Left  hepatic  choledochal  cyst. <br /> Surgery, 120(3):pp 567‐569. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 01/07/2013. <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo <br /> <br /> 20/07/2013. <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br /> 15–09‐2013 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 88<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2