intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phiên tòa giả định – Phương châm học đi đôi với hành cho sinh viên Luật

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phiên tòa giả định – Phương châm học đi đôi với hành cho sinh viên Luật" với mong muốn làm sáng tỏ một số nội dung hữu ích cho sinh viên Luật Hutech để có thể bước vào sân chơi pháp lý một cách tự tin, sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phiên tòa giả định – Phương châm học đi đôi với hành cho sinh viên Luật

  1. PHIÊN TÕA GIẢ ĐỊNH – PHƢƠNG CHÂM HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT ThS. Đào Thu Hà, ThS. Nguyễn Minh Nhựt Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài báo khoa học gồm 3 đề mục lớn: Tại đề mục “Lời nói đầu” chúng tôi nêu ra lý do chọn đề tài, “Phiên tòa giả định” được khẳng định là một phương pháp học tập tiên tiến. Đề mục thứ hai “Nội dung” chúng tôi đưa ra những cơ sở lý luận, khái niệm, đặc điểm của phương pháp này. Nêu lên vai trò, giá trị của phương pháp. Chỉ ra những kỹ năng cần thiết cho quá trình chuẩn bị thực hiện hoạt động mô phỏng phiên tòa giả định. Đề mục cuối: Chúng tôi đưa ra những bước chuẩn bị cụ thể tại Khoa Luật Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh để có thể thực hiện hiệu quả phương pháp đào tạo hiện đại, trong giảng dạy Luật. Từ khóa: Phiên tòa, giả định, diễn án, phương pháp học. 1. LỜI NÓI ĐẦU “Học đi đôi với hành” – phương châm học tập mà người Nhật quán triệt trong quá trình canh tân đất nước, kết quả của nó thật sự đạt được những thành tựu khả quan, giúp Nhật bản trở thành cường quốc. Trong không khí vui mừng kỷ niệm ngày thành lập Trường, chào mừng Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức trở thành thành viên của AUN – AQ. Khoa Luật Hutech, được sự quan tâm của Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Hiệu Nhà Trường chuẩn bị khánh thành Trung Tâm Thực Hành Nghề Luật. Một trong những hoạt động quan trọng của Trung Tâm đó chính là “ Phiên tòa giả định”, tạo ra một sân chơi pháp lý năng động, bổ ích, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành. Giảng dạy luật thông qua phiên tòa giả định là một cách thức giảng dạy tích cực hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Giúp cho sinh viên xây dựng, củng cố kiến thức pháp luật và hình thành thêm nhiều kỹ năng quan trọng khác như nghiên cứu hồ sơ, phân tích, xử lý số liệu thu thập, lập luận, tranh luận, kỹ năng viết và nói,... Hình thức này được rất nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng hiệu quả. Tại Việt Nam, mô hình đào tạo thông qua phiên tòa giả định – học tập thông qua tình huống còn rất mới mẻ, “chưa có bất kỳ cơ sở đào tạo luật nào thực sự tiếp cận việc đào tạo luật thông qua mô hình phiên tòa giả định một cách có hệ thống và trên cơ sở các nền tảng lý luận vững chắc”.9 Chính vì lý do đó, tôi lựa chọn chủ đề này cho bài viết của mình, với mong muốn làm sáng tỏ một số nội dung hữu ích cho sinh viên Luật Hutech để có thể bước vào sân chơi pháp lý một cách tự tin, sáng tạo. 9 Trần Việt Dũng ( 2014), “Đào tạo luật thông qua mô hình phiên tòa giả định”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, trg 6 109
  2. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về mô hình phiên tòa giả định  Phiên tòa giả định là gì? Phiên tòa giả định - “ Moot count” xuất phát từ thuật ngữ “ moot” hay "emoot” trong tiếng Anh cổ có nghĩa là cuộc họp của những người hiểu biết của địa phương để thảo luận về các vấn đề quan trọng của địa phương.10 Khoảng thế kỷ XVIII, tại Anh, sinh viên các trường luật đã sử dụng thuật ngữ “ mooting” để nói đến hoạt động tranh luận học thuật. Theo đó, các sinh viên bắt chước các vị luật sư giải quyết các vấn đề tranh cãi xảy ra trong cộng đồng dân cư ở địa phương. Tại Hoa Kỳ, vào cuối thế kỷ XIX, phiên tòa giả định được hiểu như một hình thức trao đổi học thuật giữa các sinh viên liên quan đến những vấn đề pháp lý giả định. Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ “ Phiên tòa giả định” “moot court” hay “mooting” được sử dụng rộng rãi tại các trường luật trên thế giới, là một hình thức hoạt động nghiên cứu và thực hành những kỹ năng pháp lý. Sinh viên vào vai luật sư trong một vụ việc giả định, tranh luận về nội dung vụ việc trước các thẩm phán. Cần lưu ý, giữa phiên tòa giả định và diễn án có điểm khác biệt. Nội dung tranh luận trong phiên tòa giả định giữa các bên tham gia không được chuẩn bị, dàn dựng trước, mà sinh viên cần chủ động xây dựng lập luận, lên phương án bảo vệ lập luận của mình ngay tại phiên giả định đó. Như vậy, yêu cầu đặt ra cho sinh viên tại phiên tòa giả định, họ không chỉ hiểu, trình bày được các quy định pháp luật, nguyên tắc mà còn phải biết cách diễn giải, thuyết phục thẩm phán đồng ý với các lập luận của mình. Mô hình đào tạo thông qua phiên tòa giả định thể hiện tính mô phỏng thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án. Là một phương pháp học tập tích cực của hình thức đào tạo tín chỉ, sinh viên là trung tâm của quá trình học tập, chủ động tìm kiếm kiến thức, gắn liền giữa lý thuyết và thực hành. Bên cạnh đó, sinh viên luật cần trang bị cho mình hệ thống những kỹ năng mềm để phục vụ cho hoạt động của phiên tòa giả định. Là một phương tiện để giảng viên buộc sinh viên, trên nền tảng lý thuyết đã được hướng dẫn, tìm hiểu vấn đề pháp lý mới, phức tạp hơn trong thực tiễn liên quan đến môn học.  Đặc điểm của phiên tòa giả định: Mô hình học tập qua phiên tòa giả định có những đặc điểm chung là nó đòi hỏi sinh viên phải trải qua hai giai đoạn đào tạo đặc thù: Một, cần xây dựng tư duy pháp lý và các kỹ năng pháp lý: tầm quan trọng của phương pháp giáo dục hiện đại, vai trò của người học là trung tâm, chủ động, tự xây dựng kiến thức cho mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Người dạy chỉ là người định hướng, tổ chức giúp sinh viên hệ thống kiến thức của họ. Có thể nói, phương pháp học hiện đại hướng sinh viên năng lực tự học, nỗ lực chủ động để khái quát hóa các nội dung lý thuyết và liên hệ thực tiễn của bài học. Hai, biết vận dụng các kiến thức pháp luật và kỹ năng pháp lý để giải quyết vấn đề giả định. Sinh viên vận dụng được những kiến thức đã được truyền đạt và tự xây dựng kiến thức mới thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc giả định, phát triển ý tưởng dựa trên kinh nghiệm và phản ánh từ thực tế nghiên cứu. Mức độ tiếp nhận, kinh nghiệm của mỗi cá thể sẽ rất khác nhau. Tuy nhiên việc đưa sinh viên tới gần thực tiễn, cọ sát cuộc sống là những bài học vô cùng hữu ích cho các bạn trẻ trong bước đường hướng tới tương lai khi bắt đầu sự nghiệp thực hành pháp luật của mình. Điều này cũng đáp ứng một đòi hỏi tất yếu của các 10 Đsd, trg 12 110
  3. nhà tuyển dụng, khi tuyển dụng được đội ngữ nhân lực trẻ có cả kỹ năng, năng lực làm việc chuyên nghiệp, kết hợp giữa học và hành. Ngoài các đặc điểm chung thì trên thực tiễn, việc xây dựng một phiên tòa giả định còn có những đặc điểm như sau: Phiên tòa giả định" là hình thức tuyên truyền có tính phối hợp liên kết cao giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội... do đó thu hút được nhiều lực lượng tham gia. Tác động trực tiếp đến đối tượng tuyên truyền nhờ yếu tố "người thật, việc thật". – "Thông điệp" từ phiên tòa mang tính cảnh báo, răn đe cao làm cho những đối tượng có ý đồ bất chính phải tự điều chỉnh hành vi của mình để chung sống với cộng đồng. – Giản lược một số trình tự, thủ tục về tố tụng, nhấn mạnh yếu tố tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật. – Mô hình "Phiên tòa giả định" có nhiều điểm linh hoạt khi vận dụng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là cho thanh thiếu niên.11 Từ những đặc điểm này, một phiên tòa giả định đòi hỏi sinh viên các yêu cầu sau: 1. Sinh viên đảm nhận vai trò luật sư biện hộ trước hội đồng xét xử giả định – có thể là các luật sư có kinh nghiệm, giảng viên; sinh viên theo một thủ tục tranh tụng thực tế; 2. Sinh viên tranh luận các vấn đề pháp lý về một vụ việc giả định với tư cách đại diện cho một bên nguyên đơn; bị đơn; công tố hoặc bị cáo; 3. Có khả năng trả lời những câu hỏi mới phát sinh trong phiên giả định mà hội đồng xét xử chưa phát hiện hoặc chưa phân tích rõ ràng. Đáp ứng được các yêu cầu này, tạo nhiều điều kiện cho sinh viên phát triển kiến thức pháp lý cùng với những kỹ năng mềm khác, phát huy được năng lực nội tại của mỗi sinh viên hoặc của từng nhóm sinh viên cùng tham gia. Học tập thông qua tình huống thực tiễn một phiên tòa giả định có những ưu điểm tích cực: phát triển kỹ năng làm việc nhóm; giao tiếp, tổ chức và quản lý công việc và đặc biệt giúp các bạn trẻ Việt Nam vượt qua được tâm lý e ngại mâu thuẫn, bất đồng và bày tỏ chính kiến trong các lớp học truyền thống. 2.2. Vai trò của phiên tòa giả định trong hoạt động đào tạo luật Thứ nhất, đào tạo các kỹ năng cho các luật sư tương lai Một luật sư chuyên nghiệp cần phải là một người có khả năng “Giải quyết vấn đề” và “tư duy phản biện” để có thể thực hiện được nhiều hoạt động trong nghề nghiệp của mình như: tra cứu văn bản pháp luật; viết thư tư vấn cho khách hàng; xác định các vấn đề pháp lý; đưa ra hướng giải quyết các vấn đề pháp lý; bảo vệ, thuyết phục quan điểm, lập luận của mình;... Thông qua quá trình học tập tại những phiên tòa giả định, có thể xây dựng cho sinh viên những nhóm kỹ năng sau: 1. Nhóm kỹ năng nền về tư duy phân tích, bao gồm hai kỹ năng: giải quyết vấn đề và phân tích, suy luận pháp lý. 2. Nhóm kỹ năng chuyên nghiệp trong công việc tư vấn gồm: nghiên cứu, truy cứu văn bản, điều tra chứng cứ. 11 http://quangtri.edu.vn/tin-tuc-su-kien/phien-toa-gia-dinh.html 111
  4. 3. Nhóm kỹ năng tư vấn và đàm phán. Cần biết và phân tích được mặt mạnh, mặt yếu của từng phương án xử lý, giúp khách hàng đưa ra các quyết định tốt nhất đối với vấn đề mà họ quan tâm. 4. Nhóm kỹ năng tranh tụng, tư vấn cho khách hàng trong quá trình tố tụng, phương thức giải quyết, chuẩn bị hồ sơ tranh tụng. 5. Nhóm kỹ năng tổ chức và quản lý công việc, đảm bảo tính hiệu quả khi hành nghề. 6. Nhóm kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề khó xử về đạo đức hành nghề luật sư. Thứ hai, gắn giảng dạy lý thuyết với thực tiễn áp dụng luật Học tập qua phiên tòa giả định đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn trong đào tạo. Giúp sinh viên củng cố được các kiến thức đã học, vận dụng được một cách linh hoạt hơn, phát huy tối đa khả năng tranh luận, lập luận, tư duy phản biện, kỹ năng viết và hùng biện. Thúc đẩy sinh viên chủ động học tập, phát triển năng lực tự học. Rất nhiều các trường đại học hàng đầu thế giới và khu vực áp dụng phương pháp này trong giảng dạy Luật: Harward Law School; Columbia University; Berlin University; Melbourne University; Malay National University,... 2.3. Các kỹ năng cần thiết cho một phiên tòa giả định Hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu và lập luận Nghiên cứu tình tiết, chứng cứ nhằm tìm kiếm, thu thập, xử lý những thông tin thu nhận được, phân loại các nguồn chứng cứ không cần chứng minh trong hoạt động pháp lý. Chủ thể tiến hành các hoạt động này là cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng trong cơ quan tư pháp hoặc các chủ thể khác theo luật định.4 Quá trình xác định thuộc tính của chứng cứ nhằm lựa chọn và loại bỏ các thông tin không cần thiết, không có giá trị, chỉ giữ lại các thông tin có giá trị làm sáng tỏ một số tình tiết trong vụ việc. Đánh giá chứng cứ nhằm xác định giá trị của chứng cứ. Đây là bước chọn lọc thông tin, loại trừ những tin rác không có ý nghĩa. Để hoạt động nghiên cứu tình tiết, chứng cứ đạt hiệu quả, việc nghiên cứu trước hết phải mang tính toàn diện; khách quan; đảm bảo tính kịp thời, tính logic khoa học. Nghiên cứu luật và án lệ Là một hoạt quan trọng và chủ yếu của những người hành nghề luật. Trước tiên, cần xác định đúng văn bản luật. Khi có một vụ việc diễn ra, cần xác định một cách chính xác, vụ việc đó do một hay nhiều văn bản luật điều chỉnh, cụ thể là văn bản nào. Bước xác định này nằm trong giai đọan thứ hai của quy trình áp dụng pháp luật. Tiếp theo, xác định vụ việc ở chế định nào của văn bản luật, để hướng đến mục tiêu: – Cụ thể hóa quan hệ xã hội, so sánh, đối chiếu trong mối quan hệ giữa quy định pháp luật và sự kiện thực tiễn. – Áp dụng đúng luật, xác định đúng quyền và nghĩa vụ, hướng xử lý. – Xác định đúng quy phạm pháp luật, hiểu chính xác nội dung quy phạm, đúng ý chí của nhà làm luật… 112
  5. – Xác định độ vênh của luật và thực tiễn, để có cái nhìn, phân tích biện hộ dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Hướng dẫn kỹ năng viết bài biện hộ Bên cạnh kỹ năng hùng biện thì người thực hành nghề luật còn cần có kỹ năng viết. Viết một bản kết luận điều tra, một bản cáo trạng, một bản án hay một bài bào chữa, một bài tư vấn hoặc xây dựng một hợp đồng. Chẳng hạn, để có một bài biện hộ tốt, văn bản cần có tính chặt chẽ, đầy đủ nội dung, văn phong pháp lý rõ ràng, trong sáng, các căn cứ nêu ra có tính chính xác, thuyết phục cao. Để đạt như vậy, bài biện hộ cần đảm bảo các vấn đề sau: – Làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý của vụ việc; – Làm sáng tỏ sự thật khách quan của những tình tiết pháp lý thông qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan; – Phân tích, đánh giá các khía cạnh, các mối quan hệ pháp lý; – Thể hiện thái độ tôn trọng, hợp tác thiện chí để đạt mục tiêu thuyết phục hội đồng xét xử ra phán quyết. 2.4. Một số vấn đề cần lƣu ý khi thực hiện phiên tòa giả định Lựa chọn vụ án có thật để mô phỏng Nên lựa chọn những vụ việc đã được tòa tuyên án, được dư luận quan tâm. Mục đích nhằm chuyển tải thông điệp tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức pháp luật. Chuẩn bị kịch bản gắn với mục tiêu đào tạo hoặc mục tiêu tuyên truyền Xây dựng kịch bản tình huống, xây dựng như một tiểu phẩm sân khấu, cần có kịch bản hay, diễn viên tốt,... cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan trong việc phối hợp thực hiện. Kịch bản phiên tòa, là hoạt động chủ đạo cho quá trình đạo tạo gắn lý thuyết vào thực tiễn. Đòi hỏi tất cả các bước, các giai đoạn cần được mô phỏng, thể hiện gần giống như một vụ việc thực tế đang diễn ra, là sự tái hiện sự thật, dù cho phép lược bỏ một số thủ tục nào đó. Trong phiên tòa chú trọng việc phân tích phần nội dung của vụ việc, do đó, kịch bản cần súc tích, hoàn chỉnh, phản ánh tương đối đầy đủ các tình tiết của vụ án, ... Hiện nay, rất nhiều đơn vị, các trường có đào tạo Luật, các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Học viện tư pháp, nơi có chức năng đào tạo nhân lực trên toàn quốc về các nghề nghiệp, chức danh tư pháp cũng áp dụng mô hình này trong giảng dạy nghề nghiệp,.... Tổ chức phiên tòa giả định – Chuẩn bị phòng xử án: Mô phỏng như tại một phòng xử án tại Tòa án nhân dân, thể hiện sự nghiêm trang, chuyên nghiệp. Có thể sắp xếp bố trí theo Thông tư 01/2017/TT – TANDTC. – Trang phục, vai diễn Tuy là phiên tòa giả định nhưng các yếu tố thể hiện sự chuyên môn cao trong trang phục, trong việc phân công vai diễn phù hợp cũng làm tăng hiệu quả của hoạt động, phát huy được hiệu quả. Từ đó, cũng tạo cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, tác phong chuyên môn hóa trong bước đường hành nghề sau này. – Xây dựng nội dung phiên tòa giả định: 113
  6. Hướng tới mục tiêu hướng dẫn sinh viên tự trang bị, nâng cao hiệu quả vận dụng các kiến thức đã học, phát triển các kiến thức mới để giải quyết vấn đề sát với thực tế cuộc sống. Giải quyết được những tình huống khó khi mà lý thuyết và thực tiễn có sự cách biệt. Giải quyết được mối quan hệ về đạo đức nghề nghiệp. – Kết thúc hoạt động: Cần tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, phát huy những thế mạnh đạt được, rút kinh nghiệm những vấn đề chưa tốt. 3. CÁC BƢỚC CHUẨN BỊ THỰC HIỆN PHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO HIỆN ĐẠI QUA PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH CHO SINH VIÊN LUẬT HUTECH Để có thể hoàn thành tốt một phiên tòa giả định, thực hiện phương pháp học tập tích cực gắn liền giữa lý thuyết và thực hành, thực chất không hề giản đơn, mà nó cần có một sự chuẩn bị chu đáo, cần có một quá trình đào tạo bổ sung, những phương pháp hỗ trợ, những kỹ năng mềm, đa dạng của đời sống thực tiễn. Đòi hỏi cả người dạy và người học cần nỗ lực, tích cực vì mục tiêu chung. 3.1. Về cơ sở vật chất Trang bị phòng xử án, các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, bàn ghế mô phỏng như tại một phòng xử chính thức; Việc chuẩn bị tốt các thiết bị loa, âm thanh, ánh sáng trong phòng xử án nói lên tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa trong quá trình thực hành nghề luật. Giúp các bạn sinh viên của chúng ta có cơ hội cọ sát thực tế, gần với địa điểm nơi diễn ra sự kiện mà sau này khi bước vào hoạt động nghề nghiệp thực tế, giúp họ tự tin, chủ động hơn khi ở một địa điểm quen thuộc. Chuẩn bị hồ sơ các loại vụ việc, vụ án về dân sự, hôn nhân – gia đình, đầu tư, kinh doanh thương mại, lao động, hình sự, hành chính, đất đai, giao thông, thuế, sở hữu trí tuệ, ... các vụ việc, vụ án có yếu tố nước ngoài,... Mỗi bộ hồ sơ, nên chọn lọc những vụ, việc đã được tòa tuyên án, trong giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm. Bước chuẩn bị này thật sự cần thiết và quan trọng. Là bước chuẩn bị cho sinh viên có thể tiếp cận, nghiên cứu tình tiết, chứng cứ có trong một vụ án có thật ( đã được xử lý về tên nhân vật, đảm bảo tính bảo mật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong vụ, việc). Để có được những bộ hồ sơ này, đòi hỏi sự tích cực từ nhiều bộ phận của Nhà Trường, đặc biệt là của tập thể Ban chủ nhiệm Khoa Luật, Trung tâm thực hành nghề Luật, các giảng viên, các đơn vị liên kết với Khoa như Tòa án, Viện Kiểm sát, các công ty luật,các luật sư tham gia giảng dạy tại Trường,... Chuẩn bị thư viện pháp luật, bao gồm các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tập tuyển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, các văn bản dưới luật hiện hành phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và thực hành luật. Tổ chức và quản lý phòng thực hành, sắp xếp, quản lý hồ sơ. 3.2. Hƣớng dẫn cho sinh viên phƣơng pháp nghiên cứu, lập luận, những kỹ năng cần thiết khác Tổ chức các buổi học ngoại khóa, bổ túc những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên chưa được tiếp cận trong chương trình đào tạo. Ví dụ như: hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học, cách tiếp cận, thu nhận và xử lý các thông tin, số liệu nhận được; xác định tính đúng đắn và giá trị của chứng cứ; hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng phản biện, kỹ năng đặt câu hỏi trên nền tảng của tư duy phản biện tích cực; Tổ chức những buổi ngoại khóa rèn luyện kỹ năng hùng biện, tranh luận; hướng dẫn kỹ năng viết, củng cố kiến thức xây dựng văn bản, trình bày văn bản và có thể cả nội dung về thực hành tiếng Việt. Là những kỹ năng mà sinh viên chúng ta hiện nay còn nhiều mặt hạn chế. 114
  7. Thực hiện hiệu quả đối với các môn học pháp lý có phần thực hành: các tiết thực hành tại Trung tâm giúp sinh viên bước đầu nắm bắt được những trình tự, thủ tục tố tụng diễn ra cho mỗi loại vụ việc, vụ án. Xác định được thời hạn cho mỗi loại tố tụng. Xác định được cách thức, thứ tự tiến hành; sắp xếp được hồ sơ; hoặc có thể bước đầu rèn luyện kỹ năng viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, tìm hiểu chứng cứ, xác định sự thật khách quan của vụ việc; trau dồi khả năng hùng biện, tranh luận; khả năng viết bài biện hộ, ... 3.3. Tra cứu, xác định đúng luật Giúp các bạn trẻ có thói quen đọc văn bản luật, hiểu đúng nguyên tắc pháp lý, nội dung. Từ đó, có thể ứng dụng tốt trong hoàn cảnh, vụ việc cụ thể để xác định luật áp dụng. Xác định được mối quan hệ giữa quy định pháp luật với sự việc thực tế cuộc sống. Đưa ra nhiều phương án xử lý, chọn lọc những phương án tối ưu cho từng vụ, việc. Tạo một kỹ năng chuyên nghiệp khi gặp phải bất kỳ tình huống nào. Tóm lại, “Phiên tòa giả định” là một hình thức học tập tiến tiến, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Hướng đến cho sinh viên Luật Hutech những trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập nghề nghiệp, giúp các bạn bên cạnh việc củng cố kiến thức chuyên môn pháp lý, tăng khả năng hoàn thiện nhiều kỹ năng, kỹ xảo trong việc xử lý công việc, nâng cao tác phong chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Một yếu tố nổi trội trong quá trình phỏng vấn, xin việc làm sau này. Đặc biệt trong bối cảnh khi Hutech đã trở thành thành viên của AUN – AQ, sinh viên ra trường , có việc làm ngay là một tiêu chí đánh giá sự thành công của Nhà Trường./. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Bộ luật tố tụng dân sự 2014. [2] Bộ luật tố tụng hình sự 2015. [3] Luật tố tụng hành chính 2010. [4] Thông tư số 01/2017/TT – TANDTC. [5] Trần Việt Dũng ( 2014), “Đào tạo luật thông qua mô hình phiên tòa giả định”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. [6] http://quangtri.edu.vn/tin-tuc-su-kien/phien-toa-gia-dinh.html 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2