Áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định
lượt xem 7
download
Phiên tòa giả định được xem là một phương pháp tiếp cận mới, là xu hướng trong việc đào tạo những sinh viên luật trong khoảng thời gian gần đây tại phần lớn các trường đại học đào tạo về ngành luật. Thông qua phiên tòa giả định, mỗi sinh viên sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng pháp lý cần thiết về ngành luật. Tuy nhiên, không ít kiến thức, kỹ năng trong số đó lại rất khó nắm bắt, khó để áp dụng hiệu quả đối với phần lớn các sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định
- ÁP DỤNG HIỆU QUẢ KỸ NĂNG LẬP LUẬN PHÁP LÝ TRONG VIỆC TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH Vũ Xuân Trọng TÓM TẮT Phiên tòa giả định được xem là một phương pháp tiếp cận mới, là xu hướng trong việc đào tạo những sinh viên luật trong khoảng thời gian gần đây tại phần lớn các trường đại học đào tạo về ngành luật. Thông qua phiên tòa giả định, mỗi sinh viên sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng pháp lý cần thiết về ngành luật. Tuy nhiên, không ít kiến thức, kỹ năng trong số đó lại rất khó nắm bắt, khó để áp dụng hiệu quả đối với phần lớn các sinh viên. Điển hình là kỹ năng lập luận pháp lý, một kỹ năng rất cần thiết trong xuyên suốt quá trình tham gia phiên tòa giả định và đặc biệt là trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Từ vấn đề kể trên, tác giả đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kiến nghị nhằm giúp sinh viên có thể áp dụng hiệu quả các kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định. Từ khóa: Kỹ năng, lập luận pháp lý, phiên tòa giả định, hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nước ta ngày càng có nhiều bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Điều này cũng đi kèm với yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội ngày càng khắt khe và nguồn nhân lực về pháp lý cũng không nằm ngoài trong số đó, khi mà thị trường pháp lý luôn đặt ra những đòi hỏi về những người luật sư, những đội ngũ tư vấn pháp lý là phải có kiến thức luật pháp vững vàng và kỹ năng làm việc hiệu quả. Do đó, điều tất yếu là các cơ sở đào tạo về nghành luật trên cả nước nói chung và Trường Đại học Luật, Đại học Huế nói riêng đều phải nâng cao chất lượng đào tạo cho mỗi sinh viên theo nhu cầu của thị trường pháp lý. Cho nên, mô hình tranh tụng tại phiên tòa giả định đã được áp dụng mạnh mẽ trong quá trình theo học của mỗi sinh viên. Mô hình này được xem như là một phương pháp đào tạo mới, tạo sự hứng thú, tăng khả năng làm quen với hoạt động pháp lý, nâng cao kiến thức và kỹ năng pháp lý cho mỗi sinh viên tại trường. Sinh viên khoa Luật Kinh tế; Trường Đại học Luât, Đại học Huế; Trongvudakpo1@gmail.com 107
- Và trong số những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên có thể hình thành, rèn luyện được thông qua hoạt động tranh tụng phiên tòa giả định thì có lẽ kỹ năng lập luận pháp lý được xem là một trong những kỹ năng khó nắm bắt hơn cả khi nó là sự kết hợp giữ kỹ năng và kiến thức, quyết định đến việc xâu chuỗi kiến thức pháp luật để đưa ra những lập luận mang tính pháp lý một cách đúng đắn nhất. Chưa kể đến, việc hình thành và áp dụng hiệu quả kỹ năng này phải thông qua cả hai yếu tố là tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong một quá trình lâu dài. Do đó, nhiều sinh viên khi tham gia phiên tòa giả định vẫn chưa thể nắm được và áp dụng có hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý. Điều này một mặt làm giảm đi tính hiệu quả trong việc hình thành, rèn luyện kỹ năng lập luận pháp lý thông qua phiên tòa giả định, một mặt khiến cho kết quả tranh tụng tại phiên tòa giả định không như mong đợi của nhiều sinh viên tham gia. Vì vậy tác giả đã quyết định nghiên cứu, phân tích, đưa ra kiến nghị để giúp các sinh viên có thể áp dụng một cách có hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. 2. Kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định 2.1. Kỹ năng lập luận Trích dẫn nghiên cứu GS. TS. Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 ngữ dụng học, theo đó “Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới”.51 Do đó, ta có thể thấy những lý lẽ được đưa ra để thành lập luận không hạn chế trong bất kỳ hoàn cảnh, hay trường hợp cụ thể nào cả. Vậy nên, ta có thể chia lập luận thành hai nhóm như sau: Một là, lập luận không theo hình thức. Đây được xem là loại lập luận dễ tìm thấy nhất khi nó xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày. Theo những ngôn ngữ tự nhiên, theo lý lẽ đời thường dùng để thuyết phục người nghe trong quan hệ xã hội giữa người với người. Việc lập luận ở đây không tuân theo bất kì khuôn mẫu nào cả. Tại đây, việc đánh giá lập luận phần lớn dựa vào việc lắng nghe lời nói, diễn dạt suy nghĩ của người nói và quyết đình chấp nhận các ý kiến đó sẽ dựa trên suy nghĩ 51 Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục. 108
- của bản thân người nghe, dựa trên trên quan điểm về lối sống, văn hóa, đạo đức, thói quen trong các mối quan hệ của cộng đồng từ trước đến nay. Hai là, lập luận theo hình thức. Đây là loại lập luận đòi hỏi một phương pháp suy luận theo khuôn mẫu, phương pháp suy luận một cách chặt chẽ. Theo loại lập luận này thì người nghe đánh giá lập luận dựa trên tiêu chí là sự chặt chẽ và chính xác trong các quan điểm, tính liên kết và thuyết phục của từng quan điểm trên cơ sở logic và có dẫn chứng một cách khoa học. Ngôn ngữ trình bày cũng được thể hiện một cách hoàn toàn khác biệt so với hình thức lập luận thông thường. Từ hai yếu tố phân loại kể trên ta có thể thấy được lập luận theo hình thức thường có tính thuyết phục cao hơn, logic chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đi cùng với việc xử lý thông tin và xây dựng lý lẽ trong trường hợp này khó khăn hơn rất nhiều nếu so với lập luận không theo hình thức trong ngôn ngữ đời thường. Vậy nên, loại lập luận này sẽ thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, trong phân tích các yếu tố pháp lý,... Và rất hiếm khi được sử dụng trong các mối quan hệ xã hội thông thường vì tính phức tạp trong việc áp dụng của chúng. Tuy phân loại thành hai hình thức lập luận khác nhau, nhưng về nội tại của một lập luận thì không có gì khác nhau trong cả hai loại. Khi mỗi lập luận đều phải có luận điểm, luận cứ và kết luận. Một lý lẽ không được coi là lập luận khi nó không có luận điểm, luận cứ tức có nghĩa là lý lẽ đó chỉ đưa ra kết quả mà không đưa ra suy luận đến kết quả. Trong trường hợp này, thì lý lẽ đưa ra sẽ trở thành một câu khẳng định bình thường mà không còn là một lập luận. Điều này cũng tương tự với việc không có kết quả mà chỉ có luận điểm và luận cứ. Trong trường hợp này thì lý lẽ đưa ra lại không hướng về bất kì điều gì, việc này là hoàn toàn sai với bản chất của một lập luận khi sự lập luận là luôn hướng đến việc thuyết phục người nghe một quan điểm nào đó. Do đó, khi người nghe cũng không thể biết là họ đang được thuyết phục về quan điểm gì thì cũng không thể gọi chuỗi luận điểm luận cứ là một lập luận được. Vậy nên, cần phải có đầy đủ 3 yếu tố chính trong một lập luận ở bất kỳ trường hợp nào. 2.2. Kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định Trước hết để hiểu kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì ta cần phải hiểu bản chất quá trình tranh tụng tại phiên toàn giả định là gì. 109
- Theo quá trình tìm hiểu thì tác giả đúc kết được rằng tranh tụng tại phiên tòa giả định nói một cách ngắn gọn là việc các bên tham gia tham gia tố tụng tại phiên tòa giả định đưa ra những lập luận để bảo vệ luận điểm, ý kiến của bên mình và bác bỏ luận điểm, ý kiến của bên kia nhằm mang lại kết quả có lợi nhất, hạn chế những bất lợi cho bên mình dựa trên quyết định từ tòa án, trọng tài giả định. Những luận điểm, lập luận của hai bên trong trường hợp này mang tính khoa học, cần sự chặt chẽ. Không đơn thuần là việc thuyết phục đơn phương, mà trong trường hợp này ta còn cần phải bác bỏ quan điểm của bên đối phương và thuyết phục bên thứ ba cho tính đúng đắn về luận điểm của mình và tính sai sót trong luận điểm của đối phương. Điều này yêu cầu sự liên kết, nhất quán, logic, mang tính thuyết phục cao. Do đó, trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì lập luận theo hình thức luôn được khuyến khích và thường xuyên được sử dụng. Còn lập luận không theo hình thức không được khuyến khích sử dụng nhiều vì thiếu tính khoa học, đồng thời cũng không dễ dàng trong việc thuyết phục người nghe khi lập luận của mình chưa chắn chắc. Từ những vấn đề kể trên thì ta có thể phát thảo ra một số yêu cầu bắt buộc phải có và tác động của nó đối với các lập luận trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định. Một là, tính khách quan. Được xem là yếu tố quan trọng nhất trong các lập luận pháp lý khi nó liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích của các bên, nếu không đảm bảo được tính khách quan trong lập luận thì nó sẽ làm sai lệch sự việc, các lập luận không còn mang tính thuyết phục cao và rất khó để có thể có lợi thế so với bên còn lại. Điều này rất dễ dẫn đến việc có những quyết định bất lợi của tòa án hay trọng tài giả định đối với thân chủ mà bên đưa ra lập luận không khách quan bảo vệ. Tuy với mức độ là phiên tòa giả định vì việc quyết định bất lợi không có hậu quả quá lớn, nhưng nếu đây là thực tế thì hậu quả không thể đoán định được, nó có thể dẫn đến việc tố tụng lâu dài qua các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, vừa mất chi phí, mất thời gian. Trong một số trường hợp, thậm chí nó có thể thay đổi cuộc đời của cả một con người. Do đó, đối với mỗi luật sư thì tính khách quan luôn cần đặt lên hàng đầu để bảo đảm bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Cho nên, muốn thể hiện được tính khách quan trong lập luận thì người lập luận cần phải tập thể hiện được quan điểm của mình thông qua những chứng cứ thực tế, những quy định cụ thể của pháp luật, viện dẫn các tình tiết một cách chính xác, thể hiện mối 110
- quan hệ nhân quả dựa trên sự phân tích đánh giá thực tế và cần hạn chế tối thiểu việc đưa các yếu tố chủ quan vào trong lập luận pháp lý của mình. Hai là, tính logic của lập luận. Không chỉ riêng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì hầu như các lập luận muốn thuyết phục người nghe thì đều cần phải đảm bảo tính logic trong các trình bày và kết luận vấn đề của mình. Tính logic trong việc lập luận pháp lý hiển nhiên cũng khác biệt so với logic trong những lập luận thông thường. Trong lập luận pháp lý thì ta cần đảm bảo được sự ngắn gọn, tính liên kết, sự logic của những lập luận, kết hợp với sự kiện pháp lý và cách thức viện dẫn các quy định của pháp luật. Sự liên kết này cần làm nổi bật lên tính liên quan và sự tác động qua lại lẫn nhau, mối quan hệ giữa sự kiện pháp lý, lập luận và quy định pháp luật. Bên cạnh đó đối với mỗi vấn đề pháp lý, mỗi lập luận thì cần rất nhiều những luận điểm, luận cứ để chứng minh vấn đề vậy nên ta còn cần phải chú ý đến tính logic, sự liên kết của những luận điểm trong lập luận để khi ta đi từ những luận điểm đầu tiên đến những luận điểm cuối cùng thì ta có thể có đủ các yếu tố chúng minh cho tính thuyết phục trong kết luận của mỗi lập luận pháp lý. Bởi lẽ đó, để cân bằng và giữ vững được tính logic ở mỗi lập luận pháp lý trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định là một điều không hề dễ dàng và cần sự học hỏi, rèn luyện trong thời gian lâu dài. Ba là, tính pháp lý. Đây được xem như là đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt lập luận pháp lý với các lập luận khác. Trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì hiển nhiên mọi lập luận, mọi lý lẽ đều phải hình thành dựa trên quy định cụ thể của pháp luật và không thể nào đưa ra những lập luận dựa trên các yếu tố tâm linh, xã hội, thói quen, ... như trong các lập luận đời sống thông thường được. Mỗi lập luận cần phải thực sự chính xác, tỉ mỉ và đúng với quy định của pháp luật. Từ đó mới xây dựng được cơ sở để thuyết phục tòa án, trọng tài giả định trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Khi chú ý đến đặc trưng này thì một vấn đề cần rút ra được đó chính là tập trung đến sự ngắn gọn và đầy đủ thông tin xoay quanh các sự kiện pháp lý và quy định của pháp luật. Cần đặc biệt tránh những phân tích chủ quan không dựa trên quy định của pháp luật bởi lẽ nó vừa không mang đặc trưng của lập luận pháp lý, vừa không mang tính thuyết phục và làm giảm đi sự gãy gọn, tính cụ thể trong mỗi lập luận pháp lý mà sinh viên đưa ra trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định. 111
- 3. Áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định 3.1. Những khó khăn trong việc áp dụng kỹ năng lập luận pháp lý trong phiên tòa giả định Trên cơ sở phân tích về bản chất của lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Những đòi hỏi tối cần thiết về một lập luận pháp lý được thể hiện dưới nhiều yêu cầu khác nhau. Do đó, đối mỗi sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế tham gia vào phiên tòa giả định muốn áp dụng được kỹ năng lập luận pháp lý là một chuyện không hề dễ dàng và càng khó hơn nữa khi việc áp dụng phải thực sự hiệu quả. Vậy nên, để tạo bước đà cho việc áp dụng kỹ năng lập luận pháp lý trong phiên toà giả định, thì trước hết ta cần phải biết được những trở ngại mà sinh viên gặp phải trong quá trình này để từ đó tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, kinh nghiệm của bản thân khi tham gia phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế thì tác giả nhận thấy một khó khăn lớn có thể kể đến như: Một là, sinh viên chưa tiếp cận nhiều với việc lập luận một cách khoa học, khách quan. Khó khăn này là đa phần nằm ở sinh viên mới vào trường. Chưa làm quen với cách lập luận pháp lý và vẫn luôn dùng những lập luận thông thường khi giải quyết các vấn đề pháp luật. Đôi khi, đối tượng này còn mở rộng đến những sinh viên năm hai, năm ba những người không luyện tập, không chú ý lắng nghe, học hỏi từ những hướng dẫn từ thầy cô, những talkshow, những hội thảo được tổ chức thường xuyên về các vấn đề này tại trường. Hai là, một số sinh viên còn thiếu tư duy logic. Tức là nhiều sinh viên có kiến thức, nhưng họ lại không hệ thống được mình nên nói những gì mà đơn giản là họ bộc lộ hết tất cả suy nghĩ của mình không theo một quy chuẩn nào cả. Điều này dẫn đến người nghe sẽ rất khó khăn trong việc đúc kết các quan điểm họ đã trình bày. Đôi khi họ sẽ bỏ qua những chi tiết quan trọng mà sinh viên đã đề cập đến. Do đó, giải thích quá dài trong trường hợp này là một điểm trừ, khác với giáo dục, một môi trường cần sự giảng giải chi tiết để bất cứ ai cũng có thể hiểu. Tranh tụng tại tòa án diễn ra bởi những người có sự am hiểu về pháp luật nhất định, vậy nên việc diễn tả quá dông dài, thiếu logic là một thói quen không tốt. 112
- Ba là, một bộ phận sinh viên thiếu kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Đặc trưng của chương trình đào tạo hai chuyên ngành Luật và Luật Kinh tế tại trường đó chính là chia làm nhiều học phần để học trong nhiều học kỳ. Do đó, nhiều sinh viên chưa tiếp thu được đầy đủ các kiến thức pháp luật về các học phần. Chính điều này dễ dẫn đến việc áp dụng lập luận pháp lý sai đối với các quy định pháp luật mà bản thân sinh viên còn chưa hiểu một cách tường tận. Chưa kể đến việc không ít sinh viên vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện rất nhiều để các sinh viên có thể tiếp thu được nhiều kiến thức pháp luật cơ bản nhất ngay từ năm một. Chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc gây nên khó khăn này. Bốn là, không ít sinh viên chưa chủ động tham gia vào phiên toàn giả định vì tâm lý sợ phiên tòa giả định mang yếu tố học thuật quá cao. Điều này là quan niệm sai lầm của một số sinh viên, rõ ràng quy mô của các phiên tòa giả định được bao phủ rộng khắp từ quy mô nhỏ trong các bài tập thảo luận của lớp học, đến quy mô của các câu lạc bổ tổ chức, hay quy mô cấp trường. Mỗi mô hình phiên tòa giả định kể trên đều sẽ phù hợp với mọi đối tượng theo học tại trường. Thông qua những mô hình này sinh viên mới có cơ hội để rèn luyện và cọ sát. Hiển nhiên, quan trọng nhất của việc áp dụng tốt kỹ năng vẫn là luyện tập. Nếu không có môi trường để luyện tập mà chỉ dựa trên việc tiếp thu các kiến thức thì sẽ không bao giờ có thể áp dụng một các có hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định. 3.2. Áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc trang tụng tại phiên tòa giả định Thông qua việc nghiên cứu những khó khăn gây cản trở quá trình áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định của sinh viên ngành Luật và ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Ta có thể thấy được rằng nguyên do gây ra những khó khăn có thể đến từ nhiều phía, do đó để việc áp dụng kỹ năng lập luận pháp lý một cách có hiệu quả trong trường hợp này thì cần có sự phối hợp giữa nhiều bên khác nhau. Trên phương hướng đó, tác giả đã cho ra một số gợi mở về những giải pháp để có thể áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định ở Trường Đại học Luật, Đại học Huế như sau: 113
- Một là, khuyến khích sinh viên chủ động học hỏi nhiều kiến thức pháp luật có liên quan thường được sử dụng trong các phiên tòa giả định và phân loại phiên tòa giả định một cách đa dạng như phiên tòa giả định dân sự, hình sự, ... để nhiều hơn những sinh viên có thể tham gia vào tùy thuộc vào việc học tập và tìm hiểu các quy định pháp luật của từng khóa sinh viên. Việc khuyến khích hiển nhiên phải luôn đi kèm với việc tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu. Như ta đã biết thì trong một tình huống xảy ra thì có thể phải dùng nhiều quy định pháp luật liên quan để giải quyết. Do đó, một giải pháp khá hay từ đặc trưng này đó chính là giảng viên có thể chủ động đưa ra những bài tập đa dạng, một mặt vẫn nâng cao chất lượng giảng dạy, khả năng tư duy, mặt khác nó còn giúp sinh viên vững vàng hơn với các kiến thức mình đang có, tự tin hơn trong việc tham gia phiên tòa giả định và học tập các học phần khác tại trường. Hai là, rèn luyện khả năng tư duy logic cho sinh viên. Trong quá trình theo học tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế thì môn học tư duy logic chỉ là một môn tự chọn do đó số lượng người theo học chưa thực sự nhiều. Trong khi môn học này lại có liên quan mật thiết đến việc tạo ra một lập luận pháp lý phù hợp. Do đó, ta cũng có thể cân nhắc biến môn học này thành một học phần bắt buộc hoặc dễ dàng hơn là việc biến môn học này thành các buổi sinh hoạt ngoại khóa bắt buộc sinh viên tham gia. Để thông qua đó, các sinh viên tiếp thu với kiến thức để hình thành và rèn luyện tư duy logic trong quá trình học tập tại trường nói chung và việc rèn luyện tư duy logic để đưa vào các lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định nói riêng. Ba là, điều quan trọng hơn cả là phải thay đổi quan điểm của sinh viên về nhiều mặt. Bởi lẽ khi xét cho cùng các khó khăn được đề cập đến thì đa phần nguyên nhân sâu xa đều đến từ sự thiếu chủ động, thiếu tinh thần học hỏi của sinh viên. Nhà trường chỉ có thể tạo điều kiện, cơ hội tuy nhiên việc nhận lấy cơ hội đó hay không là nằm ở bản thân mỗi sinh viên. Do đó, bản thân mỗi sinh viên phải cố gắng trong việc thay đổi về tư tưởng, về thái độ học tập, rèn luyện của bản thân đối với việc chủ động nắm những kiến thức kỹ năng cần thiết về pháp lý và trước mắt là kỹ năng lập luận pháp lý để có thể rèn luyện chúng một cách tốt nhất thông qua việc tham gia tranh tụng tại phiên tòa giả định. 114
- Bốn là, cần truyền thông rộng rãi các talkshow, các hội thảo liên quan trực tiếp tại vấn đề này để mỗi sinh viên theo học tại Trường Đại học luật, Đại học Huế đều biết và có thể tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp, thay đổi quan niệm sai lầm trước giờ của bản thân mỗi sinh viên, để họ cố gắng phấn đấu hơn trong việc tiếp thu và rèn luyện những kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể áp dụng một cách có hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. 4. Kết luận Từ những phân tích kể trên, ta có thể thấy được những giải pháp để mỗi sinh viên có thể áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Những giải pháp đó tạo điều kiện giải quyết những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình này tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Tạo dựng được bược khởi đầu cho các sinh viên có thể hoàn thiện và phát triển các kỹ năng, phát triển bản thân, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình tham gia, học hỏi và rèn luyện bản thân tại phiên tòa giả định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Lê Thị Hồng Vân (2011), Kỹ năng nghiên cứu và lập luận, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh. 3. Võ Văn Thắng (2007), Kỹ năng tư duy có logic, Trường Đại học An Giang. 4. Courtney Lee, Tim Naccarato (2008), Legal skills for Law School & Legal practice, University of the Pacific McGeorge School of Law. 5. Trần Việt Dũng (2014), Đào Tạo Luật Thông Qua Mô Hình Phiên Tòa Giả Định, NXB Đại Học Quốc Gia. 6. Nguyễn Trung Tín, Phan Ngọc Hà, Trần Võ Như Ý(2020), Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân. 115
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị dự án - ThS. Hoàng Thanh Hùng
10 p | 161 | 27
-
Tài liệu bồ dưỡng ngạnh chuyên viên và tương đương - Chuyên đề 11: Kỹ năng giao tiếp
21 p | 228 | 21
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài thương mại
10 p | 51 | 12
-
Pháp luật Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
13 p | 18 | 11
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI:"SỬ DỤNG CHỈ SỐ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG VIỆC CẢNH BÁO MƯA VÀ DÔNG VÙNG ĐÀ NẴNG"
8 p | 137 | 11
-
Kỹ năng của luật sư viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
7 p | 60 | 7
-
Vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng trong kế toán quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp Vận tải biển Việt Nam
4 p | 76 | 6
-
Áp dụng hiệu quả kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng trong phiên tòa giả định
12 p | 32 | 6
-
Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm của lực lượng kỹ thuật hình sự công an thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
6 p | 50 | 4
-
Quá trình hình thành và phương pháp nắm bắt quan điểm tính tất yếu khách quan và con đường hình thành cong ty ở việt nam p7
8 p | 64 | 4
-
Quá trình hình thành khả năng quyết định và định hướng phát triển kinh tế cá thể của nhà nước p6
6 p | 68 | 4
-
Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân
7 p | 64 | 3
-
Năng suất hướng tới chất lượng cuộc sống
4 p | 71 | 3
-
Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và dự án phát triển công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2001-2012 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
4 p | 74 | 2
-
Xu hướng trẻ hóa tội phạm đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
10 p | 3 | 2
-
Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 16 | 2
-
Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra và phân rã đóng góp của TFP ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam
10 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn