Phiếu bài tập môn Sinh học lớp 11 bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
lượt xem 2
download
Phiếu bài tập môn Sinh học lớp 11 bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về pha sáng quang hợp; pha tối quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM. Đồng thời cung cấp cho các em một số bài tập để ôn luyện củng cố kiến thức môn học. Mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo phiếu bài tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phiếu bài tập môn Sinh học lớp 11 bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
- BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM Tính chất 2 pha của quá trình quang hợp: - Pha sáng: giống nhau ở các nhóm thực vật - Pha tối: khác nhau tùy từng nhóm thực vật Sơ đồ các quá trình của 2 pha trong quang hợp I. PHA SÁNG QUANG HỢP: - Khái niệm: Pha sáng là .................................................................................................. - Vị trí xảy ra: .................................................................................................................... - Nguyên liệu: ................................................................................................................... - Diễn biến quá trình quang phân ly nước: Sơ đồ phản ứng: - Sản phẩm: ...................................................................................................................... II. PHA TỐI QUANG HỢP: - Nguyên liệu: ................................................................................................................... - Vị trí xảy ra: ....................................................................................................................
- Thực vật C3: Thực vật C4: Thực vật CAM: Phân bố Đại diện Thời gian Vị trí diễn ra Diễn sơ đồ chu trình Canvin biến quá trình
- Câu hỏi cuối bài Câu 1: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất? A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH. D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. Câu 2: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2 C. ATP, NADP+và O2 D. ATP, NADPH. Câu 3: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc. Câu 4: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy. B. Quá trình khử CO2 C. Quá trình quang phân li nước. D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích). Câu 5: Thực vật C4 được phân bố như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc. Câu 6: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 7: Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? A. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 thấp. B. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. C. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao. D. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao. Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3? A. Cường độ quang hợp cao hơn. B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. C. Năng suất cao hơn. D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường. Câu 9: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A. APG (axit phốtphoglixêric). B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). C. ALPG (anđêhit photphoglixêric). D. AM (axitmalic). Câu 10: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ cao, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ cao; nồng độ CO2, O2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ cao, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ cao, nồng độ CO2, O2 bình thường. Câu 11: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
- A. NADPH, O2 B. ATP, NADPH C. ATP, NADPH và O2 D. ATP và CO2 Câu 12: Pha tối QH của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình Canvin? A. Nhóm thực vật CAM. B. Nhóm thực vật C4 và CAM. C. Nhóm thực vật C4. D. Nhóm thực vật C3. Câu 13: Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp. Câu 14: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình canvin là: A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). B. ALPG (anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. APG (axit phốtphoglixêric). Câu 15: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. C. Chỉ đóng vào giữa trưa. D. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. Câu 16: Ý nào không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với C4 khi cố định CO2? A. Đều diễn ra vào ban ngày. B. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. Chất nhận CO2 Câu 17: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat). B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG. C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2. D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. Câu 18: Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là: A. ATP, NADPH. B. APG ( axit phôtphoglixêric). C. ALPG(an đêhit phôtphoglixêric). D. RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat). Câu 19: Chất nhận CO2 trong pha tối của quang hợp là: A. H2O B. ATP. C. RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat). D. APG ( axit phôtphoglixêric). Câu 20: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM có điểm giống nhau là: A. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat). B. Sảm phẩm đầu tiên là APG ( axit phôtphoglixêric). C. Có chu trình Canvin. D. Diễn ra trên cùng môt loại tế bào. Câu 21: Con đường cố định CO2 ở thực vật C4, CAM điểm khác nhau cơ bản là: A. Chất nhận CO2. B. Sản phẩm đầu tiên. C. Quá trình diễn ra gồm 2 giai đoạn ở 2 thời điểm khác nhau . D. C4 diễn ra ban ngày,CAM lúc đầu diễn ra ban đêm. Câu 22: Pha sáng trong quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây? A. CO2 và ATP. B. Nước và ôxi. C. ATP và NADPH. D. Năng lượng ánh sáng. Câu 23: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin.
- C. Pha sáng. D. Pha tối. Câu 24: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit phốtphoglixêric). B. AlPG (anđêhit photphoglixêric). C. AM (axit malic). D. Một chất hữu cơ có 4 các bon (AOA hoặc AM) . Câu 25: Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá B. Chất nhận CO2 đầu tiên ribulozơ - 1,5 diP C. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG D. Có 2 loại lực lạp Câu 26: Sự khác nhau giữa con đường CAM và con đường C4 là: A. về không gian và thời gia B. về bản chất C. về sản phẩm ổn định đầu tiên D. Về chất nhận CO2 Câu 27: Kết quả của quang hợp có tạo ra khí ôxi. Các phân tử ôxi đó được bắt nguồn từ: A. Sự khử CO2. B. Sự phân li nước. C. Phân giải đường C6H12O6. D. Phân giải CO2 tạo ra ôxi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phiếu bài tập môn Toán lớp 6: Luyện tập về quy tắc chuyển vế
3 p | 271 | 22
-
Phiếu bài tập môn Toán lớp 6: Luyện tập cộng, trừ các số nguyên
3 p | 104 | 7
-
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 4
7 p | 201 | 7
-
Phiếu bài tập môn Tiếng Anh lớp 2 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bá (Unit 8: Where's Grandma?)
3 p | 48 | 5
-
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 1
7 p | 45 | 5
-
Tổng hợp phiếu bài tập môn Hình học lớp 6 học kì 2 (Tuần 22)
3 p | 65 | 4
-
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 5
6 p | 50 | 4
-
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 3
7 p | 106 | 4
-
Phiếu học tập môn Sinh học lớp 10 bài 6: Axit nuclêic
4 p | 20 | 4
-
Phiếu học tập môn Sinh học lớp 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
2 p | 42 | 3
-
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 2
7 p | 62 | 3
-
Phiếu học tập môn Sinh học lớp 10 bài 5: Prôtêin
2 p | 20 | 3
-
Phiếu học tập môn Sinh học lớp 10 bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước
2 p | 10 | 3
-
Phiếu học tập môn Sinh học lớp 10 bài 4: Cacbohiđrat và Lipit
2 p | 21 | 3
-
Phiếu học tập môn Sinh học lớp 10 bài 2: Các giới sinh vật
3 p | 8 | 3
-
Phiếu bài tập môn Sinh học lớp 11 bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
5 p | 16 | 2
-
Phiếu bài tập môn Sinh học lớp 12 bài 4: Đột biến gen
5 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn