intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng Long

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngõ Hài Tượng, thuộc đất thôn Hài Tượng, tổng Hữu Túc (sau đó đổi thành Đông Thọ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Người làng Chắm giữa, tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng Long

  1. Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng Long Ngõ Hài Tượng, thuộc đất thôn Hài Tượng, tổng Hữu Túc (sau đó đổi thành Đông Thọ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Người làng Chắm giữa, tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII. Những người thợ ở đây sản xuất các loại giày dép theo kiểu truyền thống, do đó hình thành nên tên ngõ. Những người thợ này đã lập đền thờ Tổ nghề là Phả Trúc Lâm tại số nhà 16 ở ngõ này. Dân phố tôn ông Phạm Đức Chính, Phạm Sỹ Bôn, Phạm Thuần Chính quê ở làng Phong Lâm làm Tổ nghề. Vào thời Lê-Mạc (năm 1565), cả ba ông có mặt trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc bang giao. Trên đường đi, đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển. Hoàn thành công việc sứ bộ, ba ông quay lại Hàng Châu học nghề da giầy. Các ông học và nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khi về nước đã truyền nghề cho dân làng Phong Lâm. Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt. Các ông được triều đình ban phong chức quan “Thượng y” ở Quốc Tử Giám. Hàng năm vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch người thợ giày da đã đến đền Phả Trúc Lâm làm lễ tưởng nhớ các ông Tổ nghề Phạm Đức Chính, Phạm sỹ Bôn, Phạm Thuần Chính. Đền Phả Trúc Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1995.
  2. Phố Hàng Giầy Phố Hàng Giầy thuộc đất thôn Cổ Tương, tổng Hậu Túc (sau đổi thành Đồng Xuân), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Những người thợ làng Chắm giữa tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và làm nghề đóng giày dép, nghề này thành tên của phố. Ngày nay, phố Hàng Giầy còn có nhiều cửa hàng buôn bán các loại kẹo bánh chế biến theo kiểu công nghiệp và các cửa hàng ăn uống đặc sản… Phố Bảo Khánh Phố Bảo Khánh dài 104m, đi từ phố Lê Thái Tổ đến phố Hàng Trống, thuộc đất thôn Báo Thiên (sau đổi thành Bảo Khánh), tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ
  3. Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Người làng Chắm trên tức làng Văn Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), lên cư trú và làm nghề thuộc da và đóng giày dép. Họ lập đình ở số nhà 20 của phố để thờ vọng Thành hoàng làng Chắm. Ngày nay, nghề này ở đây đã mai một, thay vào đó dân phố kinh doanh các mặt hàng tổng hợp. Phố Hà Trung Phố Hà Trung thuộc đất thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Trước đây, ở phố này có đặt một trạm chuyển công văn giấy tờ của triều đình nên đặt tên trạm là Hà Trung và từ đó trở thành tên phố. Vào khoảng đầu thế kỷ XX, nghề làm đồ da ở phố Hà Trung được bắt đầu từ ông Thạch Văn Ngũ. Ông Ngũ quê ở làng Nành (Phù Ninh, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm) đi lính thợ cho Pháp ở trong thành, học được nghề đóng giày tây, khâu yên cương ngựa, túi đựng đạn… của quân nhu Pháp. Khi giải ngũ ông mở cửa hiệu sản xuất các mặt hàng đồ da ở phố Hà Trung. Ông truyền nghề cho con cháu và người làng đến sinh cơ lập nghiệp ở đây. Sau nghề làm da phát đạt, người Ninh Hiệp tập trung ra Hà Nội mở cửa hiệu ngày một đông. Người Ninh Hiệp ở phố Hà Trung gắn bó với nhau thành phường hội da giầy. Những cửa hàng của người Ninh Hiệp thường mang tên có chữ Ninh như Ninh Thịnh, Ninh Thuận… Hàng năm nhớ ngày giỗ ông Thạch Văn Ngũ mọi người làm hàng da vẫn họp nhau lại làm lễ coi ông như “Trùm nghề đóng yên cương”. Phố Hà Trung trở thành phố chuyên sản xuất các loại hàng da kiểu mới như cặp sách, va li, túi xách, giày da… Ngày nay, do nhu cầu thị trường nên hầu như dân phố này đã chuyển đổi từ nghề chế biến da sang nghề khác như sản xuất yên và vỏ bọc xe máy, đệm bọc, cặp túi bằng da hoặc bằng vải giả da… Phố Hàng Da Phố Hàng Da thuộc đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Phố này là nơi bán các loại da trâu bò
  4. đã thuộc. Nơi thuộc da là khu vực giữa ngõ Trạm Thương và phố Yên Thái vì nơi đây có nhiều bãi rộng, thuận lợi cho việc phơi da trong quá trình thuộc, nhưng hiện nay không còn dấu tích của nghề thuộc da. Ngày nay, phố Hàng Da là phố vẫn chuyên kinh doanh các mặt hàng bằng da… Phố Hàng Hành Phố Hàng Hành thuộc đất thôn Tả Khánh Thụy, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) của huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Nơi đây đã có nhiều đời thợ da giày từ tỉnh Hải Dương đến ở, quần tụ sinh sống, làm nghề và buôn bán sản phẩm da giày. Đến trước thế kỷ XIX, các phường thợ da giày đã tập trung đông đúc ở vùng đất này và xung quanh tổng Tiền Túc, Hữu Túc thuộc huyện Thọ Xương. Các địa danh mà sau này đổi thành tên phố như Hàng Da, Hàng Hài, Hàng Trống, ngõ Hài Tượng… đều có liên quan đến phường thợ da giày… Ngày nay, người dân phố Hàng Hành kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng. Làng nghề may giày da Kiêu Kỵ Kiêu Kỵ là một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, từ lâu đời đã có 2 nghề truyền thống là sản xuất vàng quỳ và nghề may giầy da. Nghề may giầy da hiện nay đang phát triển mạnh ở Kiêu Kỵ. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm may da làm ăn phát đạt nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn Ladoda đã thu hút hàng trăm lao động. Sản phẩm cặp túi da của công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và đoạt được nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm trong nước. Sản phẩm da của làng nghề không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hàng năm, làng nghề đã sử dụng trên 400.000m2 vải giả da, sản xuất ra khoảng 3 triệu sản phẩm cặp, ba lô, túi xách, ô dù, nhà nghỉ dã ngoại bằng nguyên liệu giả da và trên 1.500 đôi giày dép da. Ngày nay, Hội nghề da Kiêu Kỵ được thành lập với số lượng hội viên trên 300 hộ chuyên sản xuất hàng da qui mô nhỏ, thu hút hơn 1.000 lao động chuyên và trên 3.000 lao động thời vụ.
  5. Làng nghề may da giày Giẽ Hạ Làng nghề may da Giẽ Hạ thuộc làng Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Làng nghề giày da Giẽ Hạ có cách đây hàng trăm năm do 2 cụ Nguyễn Lương Mạc và Nguyễn Lương Nghề truyền lại cho dân làng. Nghề giày da làng Giẽ Hạ phát triển mạnh từ những năm 1990 trở lại đây, hầu hết các hộ trong làng đều tham gia đóng giày. Làng nghề may da giày chủ yếu sản xuất với quy mô hộ gia đình vừa và nhỏ, hàng năm sản xuất từ 2-3 triệu đôi giầy da để cung cấp cho thị trường. Nghề đóng giày da là nguồn thu nhập chính của người dân làng Giẽ Hạ. Hiện nay cả làng có đến 96% số hộ làm nghề, thu hút gần 600 lao động trong làng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1