Phối hợp giữa nhà trường gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
lượt xem 1
download
Gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội có tầm quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ ở độ tuổi mầm non. Vì vậy trường mầm non cần tổ chức các hoạt động phối hợp gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục ở trường. Trong bài viết đã chỉ ra một số hoạt động phối hợp giữa trường mầm non, gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phối hợp giữa nhà trường gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
- PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON Nguyễn Thị Ngọc Diệp 1 1. Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội có tầm quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ ở độ tuổi mầm non. Vì vậy trường mầm non cần tổ chức các hoạt động phối hợp gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục ở trường. Trong bài viết đã chỉ ra một số hoạt động phối hợp giữa trường mầm non, gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội. Từ khóa: cộng đồng, chăm sóc giáo dục, Trường mầm non, gia đình, tổ chức xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội có vai trò ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục của trường mầm non, mỗi tổ chức, cơ quan, ban ngành có ảnh hưởng nhiều hay ít tùy theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan. Để những đứa trẻ được phát triển toàn diện cả Đức - Trí - Thể - Mỹ ngay từ khi còn ở bậc học mầm non thì rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Đó là ba môi trường giáo dục quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người. Đồng thời, sự phối hợp vững chắc giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng sẽ góp phần sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những tiêu cực trong học đường. Các kế hoạch hoạt động giáo dục của trường mầm non nếu được sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội sẽ tạo nhiều thuận lợi cho nhà trường trong công tác giáo dục trẻ, góp phần đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, bàn luận kết quả trong quá trình thực nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ, sản phẩm hoạt động của sinh viên ngành GD mầm non trong thời gian thực tập sư phạm (Hình ảnh các hoạt động phối hợp với gia đình, cộng đồng của trường mầm non do sinh viên thu thập) để có tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mục đích của phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội đề nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ - Trường mầm non phối hợp với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục đa dạng, linh hoạt giúp phát triển toàn diện, đạt mục tìêu giáo dục mầm non đề ra. - Tham gia hỗ trợ, giám sát, chia sẻ với cơ sở giáo dục mầm non trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tùy theo tính chất, chức năng nhiệm vụ, quy mô của mỗi tổ chức cộng đồng mà họ tự nguyện 152
- tham gia cùng với nhà trường trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ với quy mô, mức độ và vai trò khác nhau, từ đó tạo nên sức mạnh tập thể giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng. - Phối hợp trường mầm non với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội chăm sóc giáo dục trẻ là không chỉ giáo dục trẻ về truyển thống văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá địa phương... mà còn có thể hỗ trợ trong việc vận động, tuyên truyền, tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, ủng hộ và thống nhất với nhà trường về nội dung giáo dục trẻ. - Thiết lập các mối quan hệ hợp tác hiệu quả, tăng cường gắn kết giữa trường mầm non, với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội - Phối hợp trường mầm non, với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội sẽ tiết kiệm chi phí tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên và trường mầm non. 3.2. Nội dung phối hợp giữa trường mầm non với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội a. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ - Tham gia tổ chức khám sức khỏe của trẻ theo định. - Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. (chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, trẻ có khiếm khuyết) - Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường. b. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ - Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường - Tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình GDMN: ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ,... c. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục trẻ - Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. - Đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, thái độ, tác phong, hành vi ứng xử,... của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh. (Bộ GD-ĐT, 2009) d. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất - Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi - Đóng góp xây dựng, cải tạo trường lớp, công trình vệ sinh các vật liệu cho trẻ… 3.3. Các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non mà nhà trường có thể phối hợp với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội Đối với trẻ nhà trẻ: + Hoạt động giao lưu cảm xúc, + Hoạt động học tập (hoạt động với đồ vật) + Hoạt động vui chơi + Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. + Lễ hội, tham quan - Đối với trẻ mẫu giáo: + Hoạt động học tập + Hoạt động ngoài trời + Hoạt động vui chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề; trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng; trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại) + Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. + Lễ hội, tham quan. (Nguyễn Ánh Tuyết, 2008) 153
- 3.3. Hình thức phối hợp - Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ: Giáo viên đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh thông qua giờ đón và trả trẻ, những trao đổi ngắn gọn, cụ thể và thường xuyên giúp cho bố mẹ nắm bắt được nội dung học của các con trong ngày để từ đó củng cố cũng nhu mở rộng kiến thức cho các con tại nhà giúp cho việc tìm hiểu sự vật hiện tượng được sâu sắc hơn - Qua bảng thông báo hoặc qua góc “tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm lớp: bảng thông tin tuyên truyền ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn kết giữa giáo viên, phụ huynh và trẻ. Thông tin được cập nhật thường xuyên giúp PH có cái nhìn tổng quan về lớp học từ đó tăng thêm hiệu quả trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh. - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Một kênh thông tin hữu hiệu là hệ thống zalo nhóm lớp, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh thông qua những hình ảnh, video thực tế về các hoạt động của trẻ tại nhóm lớp. - Tổ chức họp phụ huynh định kì, hòm thư cha mẹ ở trường. - Phụ huynh tham quan hoạt động học tập, vui chơi, lễ hội trẻ trẻ ở trường mầm non 3.4. Một số hoạt động phối hợp giữa trường mầm non với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội a. Phối hợp trung tâm y tế địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ Phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ 3 tháng/ lần: mời nhân viên y tế phường đến trường mầm non khám sức khỏe cho trẻ. Nội dung kiểm tra gồm: Cân nặng, chiều cao, khám tai, mắt, mũi, họng, kiểm tra tim phổi và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu… Kết quả kiểm tra sức khoẻ của trẻ đã được cán bộ y tế Trạm, cán bộ y tế nhà trường cùng giáo viên phụ trách lớp ghi chép cụ thể trong sổ theo dõi sức khỏe, chấm biểu đồ phân loại sức khỏe trẻ và được giáo viên của nhóm lớp thông báo đến phụ huynh, đặc biệt một số trẻ mắc bệnh đã được thông báo đến từng phụ huynh để có biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ: tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi như uống Vitamin A, thông báo lịch thiêm chủng ở độ tuổi của trẻ. Trường mầm non phối hợp chặt chẽ từng khâu: tiếp nhận trẻ, khám sàng lọc, tiêm ngừa, theo dõi sau tiêm và cung cấp một số thông tin cho phụ huynh theo dõi trẻ ở nhà sau khi tiêm. Đồng thời nhà trường thực hiện việc cập nhật dữ liệu trẻ đã tiêm ngừa trên hệ thống theo quy định. Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em: tổ chức các buổi sinh hoạt mời nhân viên y tế phường đến trường phổ biến kiến thức về các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng… Giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh để tuyên truyền, thông báo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, diễn biến dịch bệnh (nếu có) để phụ huynh nắm bắt được. Tại lớp học, giáo viên chú trọng giữ vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi. Nhà trường và các nhóm lớp đã đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho trẻ thông qua các nhóm Zalo, qua việc cô giáo trực tiếp đón và trả trẻ. Các nhóm lớp đã tăng cường các hoạt động vệ sinh, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ khi đến trường. Đẩy mạnh giáo dục trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự phục vụ; thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện thực tế; thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ. Phối hợp y tế xử lí khi có các dịch bệnh xảy ra ở trường. b. Phối hợp các trung tâm thể thao Tổ chức các lớp erobic, nhảy, múa, các lớp học bơi dạy trẻ phòng tránh đuối nước, ngày hội thể dục thể thao…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động, nhằm giúp trẻ phát triển các tố chất vận động; Tạo cho các bé có một sân chơi bổ ích, phát triển thể lực đáp ứng nhu cầu vận động; tạo điều kiện cho trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, qua hoạt động này khuyến khích các trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Ngày hội thể dục thể thao các bé được thể hiện rõ năng khiếu, sự cố gắng, nỗ lực của bản thân qua các hoạt động. Đây cũng là dịp để các bé được giao lưu, nâng cao tinh thần đoàn kết, sự tương trợ lẫn nhau, sự nỗ lực hết mình vì tập thể. Thông qua ngày hội đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo 154
- dục trẻ; đánh giá việc thực hiện lồng nghép chuyên đề giáo dục phát triển vận động tại các cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động, nhằm giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai, tính mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể, tạo cho các bé có một sân chơi bổ ích, phát triển thể lực đáp ứng nhu cầu vận động, tạo điều kiện cho trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, qua hoạt động này khuyến khích trẻ mầm non luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe tinh thần thoải mái, nâng cao hiệu quả học tập đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh và cộng đồng về chất lượng của trường mầm non. c. Phối hợp với hội phụ nữ, Hội phụ huynh Phối hợp với hội phụ nữ, hội phụ huynh tổ chức hoạt động nhân dịp các ngày lễ hội như hội chợ xuân, 8/3, 20/10.… Ví dụ qua lễ hội chợ xuân giúp trẻ hiểu biết hơn về giá trị truyền thống dân tộc, hình ảnh quê hương đất nước từ những món ăn ở địa phương, những đồ chơi mang đậm truyền thống và hiểu sâu hơn những nét văn hoá đặc sắc của người Việt Nam. Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếpđồng thời có vốn hiểu biết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam và không khí đón Tết. Tạo không khí phấn khởi vui tươi chào đón tết cổ truyền của dân tộc cho trẻ. Trẻ được cùng cô giáo tham gia vào các hoạt động như vui xuân: Biểu diễn văn nghệ, trang trí trường lớp đón tết, tham gia các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, tham gia vào các hoạt động vui xuân của lễ hội xuân...Qua đó hình thành cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, có hiểu biết và trân trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm trong ngày vui xuân. Trong lễ hội, cô cùng phụ huynh và trẻ chuẩn bị những sản phẩm trưng bày tại hội chợ như tranh vẽ, vòng tay, vòng cổ, dây buộc tóc, khung ảnh, mô hình các vật dụng trong GĐ, vật trang trí, một số món ăn nhẹ,…Phụ huynh phối hợp giúp đỡ NT trong công tác chuẩn bị, trang trí các “gian hàng” và tham gia mua các “phiếu mua hàng” để cho trẻ được trải nghiệm việc tự mua, tự bán các sản phẩm mình làm ra. Hoạt động này giúp trẻ được trải nghiệm không gian hội chợ, có ý thức biết quý trọng những sản phẩm lao động. Đồng thời luyện cho trẻ sự tự tin khi đứng trước người khác (trẻ tự mua, tự làm người bán hàng) d. Phối hợp với hội Ban chỉ huy quân sự, công an, cảnh sát giao thông Phối hợp với hội Ban chỉ huy quân sự cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm “ Em tập làm Chú Bộ đội" như: Tham quan cảnh quan của doanh trại, tham dự nghi thức chào cờ, tham gia 1 buổi thể dục buổi sáng cùng cán bộ chiến sỹ. Được thực hành các điều lệnh quân đội, được biết các hoạt động diễn tập thao trường; Xem các cán bộ chiến sỹ thực hành phương án sẵn sàng chiến đấu, thực hành nề nếp ăn ở sinh hoạt trong quân đội, và một số hoạt động ngoại khóa khác… Phối hợp công an giao thông hướng dẫn kiến thức an toàn giao thông, luật giao thông đường bộ và các nghị định có liên quan, các qui tắc giao thông đường bộ như: đi đúng làn đường, phần đường quy định cho người đi bộ, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông khi di chuyển trên đường… e. Phối hợp với đoàn thanh niên Phối hợp với đoàn thanh niên trong các hoạt động (tết và mùa xuân, trung thu, ngày 1/6… Tổ chức những hoạt động như: Trẻ tham gia múa hát văn nghệ chào mừng buổi lễ. Trẻ cùng bố mẹ tham gia đóng góp quần áo, sách vở, tiền… Trẻ và cô cùng các anh chị trong địa phương chung tay góp sức làm những việc thiện ích và ý nghĩa. 3.5. Biện pháp phối hợp giữa trường mầm non với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội - Khi lập kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp gia đình với cộng đồng, các tổ chức xã hội cụ thể theo thời gian năm học. - Xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh: Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ - Liên lạc thường xuyên với gia đình để trao đổi thông tin của trẻ 155
- - Thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học - Trong quá trình phối hợp, giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. - Tuyên truyền các hoạt động phối hợp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như zalo, web, facebook của nhà trường. - Cộng đồng, các tổ chức xã hội tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường: hội thi, lễ hội… 4. KẾT LUẬN Giáo dục trẻ không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của trường mầm non và cha mẹ, mà cộng đồng, các tổ chức xã hội cũng có vai trò và tác động vô cùng quan trọng. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của cộng đồng trong việc giáo dục trẻ. Trường mầm non không ngừng phối hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội. Trong quá trình giáo dục, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà trường cần phát huy vai trò là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến những kiến thức, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Phê (1992). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ. 2. Nguyễn Ánh Tuyết (2008). Giáo dục học mầm non. NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2003). Tâm lý học đại cương. Hà Nôi: Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm 4. Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 11/2008/QĐ- BGDĐT ngày 28/3/2008 về việc ban hành điều lệ cha mẹ học sinh. 5. Bộ GD-ĐT (2008). Chỉ thị số 71/2008/CT- BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 6. Bộ GD-ĐT (2009). Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm mon. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Hướng dẫn biên soạn tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam. 9. Chính phủ (2010). Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 về việc phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2006-2015. 10. VVOB Việt Nam (2016). Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. 156
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 39: Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS
38 p | 700 | 50
-
Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 104 | 11
-
Phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Khảo sát trường hợp giáo dục pháp
9 p | 140 | 5
-
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
5 p | 484 | 5
-
Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
5 p | 98 | 5
-
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong đánh giá phẩm chất học sinh tiểu học
7 p | 71 | 4
-
Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 125 | 4
-
Một số vấn đề lý luận về hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong tư vấn hỗ trợ học sinh tiểu học
3 p | 5 | 3
-
Thực trạng quản lí sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường tại các trường trung học phổ thông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
14 p | 58 | 3
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc - Giáo dục trẻ em ở các trường Mầm non Tư Thục
3 p | 7 | 3
-
Các giải pháp tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
4 p | 43 | 2
-
Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục trẻ điếc ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
4 p | 60 | 2
-
Thực trạng thực hiện nội dung và sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại các trường tiểu học Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 11 | 1
-
Quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Cao Bằng, Việt Nam)
3 p | 11 | 1
-
Đánh giá của học sinh trung học phổ thông về một số yếu tố khung phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
10 p | 67 | 1
-
Thực trạng phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng trong vận động học sinh trung học cơ sở người dân tộc cơ ho bỏ học đến trường tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
6 p | 86 | 1
-
Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở: Mô hình phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn