intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị"

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Phong cách (tiếng Hy lạp cổ - stylos), là một cái que vót nhọn để viết trên các tấm bảng có phủ nến) được các nhà văn La mã sử dụng theo lối hoán dụ để chỉ các đặc điểm về lời văn của một tác giả nào đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị"

  1. Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị"
  2. 1. Phong cách (tiếng Hy lạp cổ - stylos), là một cái que vót nhọn để viết trên các tấm bảng có phủ nến) được các nhà văn La mã sử dụng theo lối hoán dụ để chỉ các đặc điểm về lời văn của một tác giả nào đó. Từ đó cho đến trước thế kỷ XVIII người ta vẫn sử dụng thuật ngữ phong cách trong ý nghĩa đó. Nhưng từ thế kỷ XVIII trở về sau thuật ngữ này có sự mở rộng về nội hàm ý nghĩa khi dùng để chỉ đặc điểm hình thức của tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật (hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc...). Trong văn học, một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng cũng vậy. Ý nghĩa nội hàm của thuật ngữ phong cáchđã được mở rộng không còn bó hẹp trong hệ thống ngôn từ, bởi tác phẩm văn học không chỉ có hệ thống ngôn ngữ biểu hiện mà còn có nhiều yếu tố khác như hệ thống khách thể hình tượng, kết cấu, thủ pháp... cũng như các yếu tố tư tưởng, tình cảm, thái độ, thị hiếu thẩm mĩ... tạo nên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Dĩ nhiên, các chi tiết, hình tượng, kết cấu, thủ pháp, ngôn từ ấy phải mang trong mình tính biểu cảm tư tưởng nào đó thì mới có thể gọi là phong cách. Tất cả các phương diện đó tạo nên sự thống nhất nội tại làm thành một kiểu "hình thái biểu hiện" độc đáo không lẫn vào đâu được giữa nhà văn này với nhà văn khác. Như vậy, xem xét phong cách nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể và rộng ra của một tác giả không thể bỏ qua cái "lý" của hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ với nhân sinh quan, tư tưởng của tác giả, của thời đại, qua đó chỉ ra được tiến bộ nghệ thuật và đóng góp của tác giả cho lịch sử văn học dân tộc. Liêu Trai chí dị (từ đây gọi tắt là Liêu Trai) là thành tựu đỉnh cao của tiểu thuyết đoản thiên Trung Quốc sau hơn một nghìn năm phát triển. Nó đã tích hợp, hỗn dung trong đó nhiều thể tài văn học, mà chính vì đặc điểm này nhà nghiên cứu đời Thanh Phùng Trấn Loan đã đề xuất cách đọc Liêu Trai trong sự phức hợp thể loại đó. Do đó, có thể nói Liêu Trai mang đặc trưng đa phong cách. Tựu trung, có thể chỉ ra một số biểu hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật Liêu Trai như sau: Kết hợp được sự phong phú về đề tài với ngôn từ tinh tế, cô đọng Liêu Trai là bộ tiểu thuyết đoản thiên tập hợp gần 500 truyện (theo Liêu Trai tam hội bản do Trương Hữu Hạc khảo, Trung Hoa thư cục xuất bản năm 1962 có 494 truyện) đề cập tới các mặt của đời sống xã hội trên phạm vi rộng lớn. Từ quê hương Truy Châu - Sơn Đông, tác giả phóng tầm mắt bao quát toàn bộ xã hội Trung Quốc dưới chế độ phong kiến Mãn
  3. Thanh, từ Liêu Đông đến Hải Nam, từ Vân Nam đến Phúc Kiến, từ Thiểm Tây đến Tứ Xuyên... từ đời sống thế tục cho đến thế giới ảo tưởng trên thiên đình, dưới thuỷ phủ và âm ty địa ngục. Nó không chỉ phản ánh những hình tượng ảo dị phi nhân như hoa yêu hồ mị, hoa mộc tinh linh mà còn đề cập đầy đủ các giai tầng trong xã hội, từ vua quan cho đến tầng lớp bình dân, từ giới tu hành tăng ni phật tử, đạo sĩ thầy pháp cho đến các tầng lớp nho sĩ, thương nhân, ca nữ, trộm cắp, cờ bạc... Qua cái nhìn của Bồ Tùng Linh, thế giới hiện ra như một bức tranh muôn màu sắc, hiện thực cuộc sống được trình hiện trước mắt người đọc vừa bi đát vừa hài hước, vừa thống thiết ly kỳ vừa đau thương ai oán, vừa khao khát hy vọng vừa thất vọng tràn trề... Ngòi bút biến hoá ảo diệu phi thường đã ký thác cái u tình phẫn uất nghìn đời cộng với nỗi bi phẫn cá nhân dồn nén nên đã thác vào ảo mộng để gửi gắm. Cho nên, nhiều thiên truyện ngắn của ông tuy ngắn gọn, cô đọng song hàm chứa dung lượng cuộc sống lớn lao. Mặc dù diện phản ánh vô cùng rộng lớn như vậy, song không hề thấy ở Bồ Tùng Linh sự hời hợt trong suy nghĩ và cách viết. Dù viết về những điều nhỏ bé "vụn vặt" quanh mình thì ông cũng cố gắng làm sáng tỏ một vài khía cạnh bản chất của cuộc sống. Và qua những chi tiết nhỏ nhặt ấy mà nhà văn họ Bồ cho chúng ta cái nhìn và sự chiêm nghiệm triết lý. Vì thế khi đánh giá về Bồ Tùng Linh, người ta gọi ông là "đoản thiên tiểu thuyết chi vương" (vua của thể loại tiểu thuyết đoản thiên) và Liêu Trai là bộ "bách khoa toàn thư" về nhân tình, thế tục, đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị... Những thiên truyện ngắn trong Liêu Trai khai thác các phương diện đề tài khác nhau đã đành, mà ngay cả đến những truyện cùng một đề tài thì nội dung tư tưởng cũng đã khác nhau. Ví dụ các nhóm truyện như: Ba truyện về rồng (Long tam tắc), ba truyện Lập cuộc lừa dối, hai truyện Bịp bợm, ba truyện Thần Ngũ thông, ba truyện về chó sói (Lang tam tắc) tuy cùng đề tài nhưng lại không truyện nào giống truyện nào. Trong ba truyện về chó sói, truyện thứ nhất chủ đích làm nổi bật mưu trí của anh đồ tể, truyện thứ hai nói tới sự cảnh giác của đồ tể và truyện thứ ba nói đến sự dũng cảm của đồ tề. Về cơ bản hình tượng là thống nhất song cách lập ý, cấu tứ lại khác nhau. Hoặc đề tài tình yêu giữa ma, hồ và người trong Liêu Trai rất nhiều song cũng không miêu tả theo một công thức sáo mòn. Ở mỗi truyện đều có cái tinh tế, xảo diệu của ngòi bút "Vô diệu bất trăn" (Không gì tuyệt diệu mà không đạt đến). Cho nên, cũng viết về hoa mẫu đơn yêu người nhưng truyện Cát Cân cho thấy yêu mà nghi ngờ khiến tình yêu khô héo, ít bền lâu, trong khi truyện Hương Ngọc lại cho thấy sự chung thuỷ với tình
  4. yêu đến chết không thay đổi của Hoàng Sinh dù biết Hương Ngọc không phải là người. Như vậy, có thể thấy dù chỉ bằng những truyện ngắn vài trăm chữ thôi (cá biệt như Lang tam tắc tổng cộng có 477 chữ; truyện thứ nhất 151 chữ, truyện thứ hai 201 chữ, truyện thứ ba 125 chữ) song đã cho thấy khả năng biểu hiện phong phú, ngôn từ tinh luyện, nội dung tư tưởng sâu sắc thông qua cấu tứ, lập ý vi diệu của Bồ Tùng Linh. Để dung hợp nội dung tư tưởng sâu rộng trong một thiên truyện ngắn vài trăm chữ là điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi nhà nghệ sĩ phải am hiểu bút pháp nghệ thuật truyền thống và khả năng chọn lựa, tinh luyện ngôn từ. Vì thế, mặc dù tác phẩm được viết bằng thứ ngôn ngữ bác học kinh viện (văn ngôn), nhưng do hấp thu hơi thở cuộc sống nên không những không khó hiểu mà còn đạt đến vẻ đẹp cô đọng hiếm thấy. Am hiểu vẻ đẹp tinh tế của "văn ngôn" mà những câu văn miêu tả đủ sức vẽ lên cái thần của cảnh vật và con người. Những câu "sa nguyệt dao ảnh, li tư oanh hoài" (bóng trăng lay động, nhớ chồng da diết - Phượng Dương sĩ nhân)(1) đã miêu tả được nỗi oán hờn sâu kín trong đêm thanh vắng của người cô phụ. Một chữ "dao" (lay động) hư tả ánh trăng chiếu người "cô phụ", nhưng thực tả nỗi sầu li biệt của nhân vật, không nói tình mà tình chí thiết. Học giả Tôn Nhất Trân trong bài viết Giản luận về phong cách nghệ thuật Liêu Trai chí dị(2) đã phân tích một cách thuyết phục khả năng làm mới, làm sâu sắc thêm nội dung câu chuyện qua việc chắt lọc ngôn từ của tác giả. Khi xưa Đỗ Phủ từng thốt lên "Nhị cú tam niên đắc / Ngâm thành song lệ lưu" (Ba năm được hai câu / Ngâm, đôi dòng lệ chảy) và tuyên bố "chữ chưa làm cho người ta kinh sợ thì chết vẫn không thôi", thì quá trình trau dồi khổ luyện của Bồ Tùng Linh nào có kém gì. Đoạn mở đầu truyện Tân thập tứ nương giới thiệu Phùng sinh, vốn nguyên uỷ bản chép tay là "Quảng Bình Phùng sinh, Chính Đức gian nhân, thiếu khinh khoát túng tửu, niên nhị thập dư, bồn đan cổ, ngẫu hữu sự vu nhân gia, muội sảng nhi hành (Phùng sinh, người Quảng Bình, vào khoảng niên hiệu Chính Đức, thiếu thời uống rượu vô độ, năm ngoài hai mươi tuổi....)(3), sau khi sửa đi sửa lại nhiều lần tác giả bỏ đoạn "niên nhị thập dư... hữu sự nhân gia" và đổi chữ "nhi" thành "ngẫu". Nhờ việc sửa chữa này mà tính cách chơi bời phóng túng vô độ của nhân vật càng bộc lộ rõ rệt. Không chỉ sửa chữa câu chữ mà có những truyện tác giả còn sửa chữa khá nhiều tình tiết như truyện Hài hước hồ ly (Hồ hài). Sau khi sửa chữa, số lượng câu chữ đã giảm đi một nửa mà nội dung lại thêm phần phong phú. Trong nguyên cảo, hồ ly giảng giải hai điển cố, đều nhằm phúng thích châm biếm, trào lộng Tôn Đắc Ngôn. Sau
  5. khi sửa lại, không chỉ trước sau hô ứng, lôgíc mạch lạc mà ý cảnh lại thêm tươi mới, đồng thời mở rộng ra cái ý châm biếm mỉa mai của hai huynh đệ họ Trần đối với Tôn Đắc Ngôn. Ngoài ra, độc giả cũng có thể thấy dấu vết của sự sửa chữa "bỏ chữ giữ ý", "thay từ ý hiện" này ở khá nhiều truyện như Tục hoàng lương, Thiếp kích tặc... Có thể nói, ở Bồ Tùng Linh có cái khéo léo của một nhà đạo diễn tài ba không chỉ giỏi sắp đặt, phối hợp ngôn từ sao cho bộc lộ được tính cách nhân vật mà còn có tài khêu gợi trí tưởng tượng của độc giả. Phong cách nghệ thuật Liêu Trai vì thế đã kết hợp một cách hài hoà giữa đề tài rộng lớn, nội dung tư tưởng sâu sắc với ngôn từ tinh tế, cô đọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2