YOMEDIA
ADSENSE
Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị"
226
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phương thức cấu tứ kỳ ảo Thế giới nghệ thuật của Bồ Tùng Linh là nơi cái thực và cái ảo cùng tồn tại không phân biệt chia tách. Trong Liêu Trai xuất hiện nhiều tình huống, sự kiện, tình tiết kỳ lạ trong những khung cảnh mê ảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị"
- Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị"
- Phương thức cấu tứ kỳ ảo Thế giới nghệ thuật của Bồ Tùng Linh là nơi cái thực và cái ảo cùng tồn tại không phân biệt chia tách. Trong Liêu Trai xuất hiện nhiều tình huống, sự kiện, tình tiết kỳ lạ trong những khung cảnh mê ảo. Bằng cách nào mà Bồ Tùng Linh đã hoà nhập làm một, trộn lẫn cái thực và cái ảo tạo nên thế giới nghệ thuật kỳ thú? Giải mã vấn đề này cũng chính là đi tìm lời đáp cho đặc trưng phong cách nghệ thuật Liêu Trai. Có thể khẳng định Bồ Tùng Linh đã lựa chọn yếu tố kỳ ảo làm phương thức cấu tứ nghệ thuật. Nhờ yếu tố kỳ ảo mà hiện thực cuộc sống đã được phản ánh một cách quanh co, khúc triết. Nhiều thiên truyện đã sáng tạo được những hình tượng ảo dị, những tình tiết ly kỳ trong khung cảnh mê ảo biến hoá. Gần 500 thiên truyện phần lớn hình tượng nhân vật đều là những hình tượng ảo dị như ma, hồ, tiên, quỷ, tinh hoa, tinh mộc được nhân hoá nhằm "chiết xạ" cuộc sống nhân gian. Thế giới nhân vật ảo dị phong phú trong Liêu Trai vì thế đã phản ánh được các góc khuất của hiện thực, mà nếu bằng tư duy duy lý thông thường khó có thể cảm nhận một cách chân xác. Cho nên, hiện thực xã hội với những quan hệ và xung đột xã hội trong tác phẩm chính là hình ảnh "âm bản" của cuộc sống. Thông qua "âm bản" này mà cái nhìn đa chiều, đa diện về các quan hệ xã hội trở nên có ý nghĩa sâu sắc. Việc nhà văn tạo dựng những hình tượng ảo dị đã đem lại cho độc giả những hứng thú thẩm mĩ rộng lớn như đứng trước cuộc sống muôn màu vẻ. Cho nên dù là hình tượng do ảo giác sinh ra (Thư si, Bạch Vu Ngọc, Hoạ Bích, Vương Tử An...) thì cũng mang hơi thở của cuộc sống. Nhan Như Ngọc (Thư si), mĩ nhân bằng lụa biết đi đứng nói cười chẳng qua là ảo hoá nỗi khát vọng không thành của không biết bao nho sĩ bị đầu độc, mê muội trong mộng công danh khoa cử, khiến không nhận ra đâu là thực đâu là ảo. Những truyện viết về tinh hoa mộc (Cát Cân, Hương Ngọc, Hà Hoa tam nương tử...), tinh chuột (A Tiêm), tinh ong mật (Liên Hoa công chúa), tinh chim (A Anh, A Bảo, Cáp dị...), tinh ngựa, tinh rồng... và đặc biệt là hồ ly và ma nữ đội lốt người đẹp trở thành đối tượng miêu tả chính của tác phẩm. Dưới ngòi bút kỳ ảo của Bồ Tùng Linh, các hình tượng ảo dị này được miêu tả không giống như những tập tính vốn có của loài vật mà là những nhân vật "đội lốt", được tác giả vận dụng trí tưởng tượng nhân hoá gắn cho những tư tưởng tình cảm của con người. Do đó mà dù là ma, là hồ song nữ thì xinh đẹp, dịu dàng; nam thì tài mạo tuấn nhã. Nhân vật ảo dị của Bồ Tùng Linh do được "đội lốt" nên đã thoát ra khỏi kết cấu cố hữu của hiện thực cũng như những quy ước chật hẹp của
- hiện thực đã đem đến khả năng biểu hiện to lớn. Hơn nữa, do biến hoá thoắt ẩn, thoắt hiện "ra cõi mộng ảo, vào thế gian" (Lỗ Tấn) nên nó đã thể hiện được nhân sinh quan tiến bộ của tác giả. Hình tượng ảo dị tất yếu phải tồn tại trong khung cảnh mê ảo chứ không thể tồn tại trong khung cảnh nhân gian cuộc sống của con người. Khung cảnh mê ảo ở đây là những ảo cảnh tiên giới, thuỷ phủ, âm ty địa ngục,... nếu là chốn trần gian thì ảo cảnh chỉ có thể xuất hiện vào thời khắc giao hoà giữa bóng tối và ánh sáng, giữa đêm và ngày. Không thiếu những cảnh "lầu các điện vàng" nguy nga tráng lệ thoắt hiện ra trong đêm tối, rồi cũng chợt biến mất khi ánh dương chiếu rọi khắp nơi nhường chỗ cho những miếu cổ vườn hoang, đồng không mông quạnh, nghĩa địa thâm u (Cẩm sắt, Trương Hồng Tiệm, Tiết Uý Nương, Phiên Phiên, Xảo nương...). Ở đây, "khung cảnh mê ảo và nhân vật kỳ ảo đã tương hỗ, bổ xung lẫn nhau, do đó làm phát sinh các tình tiết ly kỳ, làm thành hiệu quả nghệ thuật kỳ tuyệt"(4). Cho nên Bồng lai không phải chốn biển khơi xa tắp, hạnh phúc không phải tìm trên ảo cảnh tiên giới mà trong cánh tay áo của Củng tiên (Củng tiên). Truyện Củng tiên tuy nói chuyện phép thuật cao minh của đạo sĩ mà thật ra nói chuyện Thượng tú tài. Trong ảo cảnh tay áo của Củng đạo sĩ "chứa cả càn khôn rộng lớn" nên tình yêu của Thượng tú tài với kỹ nữ Huệ Kha không thể thoả mãn trong thực tế cuộc sống (Huệ Kha bị Lỗ vương triệu vào cung nên phải chia tay người yêu) thì lại được thoả mãn trong ảo cảnh. Trong cánh tay áo "trông rộng như nhà" ấy đầy đủ những vật dụng cuộc sống dành cho đôi tình nhân, họ sinh con đẻ cái, tự do yêu đương "vấn vít không rời". Ảo cảnh được miêu tả ly kỳ khiến độc giả cảm thấy thực sự hấp dẫn, cuốn hút. Hiệu quả nghệ thuật kỳ tuyệt chính là ở phương diện này. Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống, song phản ánh như thế nào lại phụ thuộc không những vào tài năng, tư tưởng thẩm mĩ của tác giả mà còn ở cấu tứ nghệ thuật. Chính cấu tứ nghệ thuật quyết định phong cách của tác giả cũng như sự hấp dẫn của từng tác phẩm. Do đó, có thể coi cấu tứ chính là đem cuộc sống biến thành nghệ thuật. Bồ Tùng Linh đã lựa chọn yếu tố "kỳ ảo" làm phương thức cấu tứ nghệ thuật, thông qua hình tượng ảo dị, tình tiết ly kỳ trong khung cảnh mê ảo để đạt đến ý nghĩa hàm ẩn. Cho nên "hư ảo" trở thành phương diện quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong cốt truyện của Bồ Tùng Linh. Hư ảo ở đây đương nhiên không phải là sự quái đản, mông lung, mờ mịt không hiểu được mà nó là phương tiện dẫn dắt độc giả thâm nhập qua ảo cảnh để nhận chân cuộc sống.
- Các yếu tố ảo - ảo mộng đã từng xuất hiện trong các bộ tiểu thuyết cổ điển như Tam quốc, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng... nhưng nó chỉ là những chi tiết điểm xuyết cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm và cơ bản vẫn là những tác phẩm hiện thực. Còn Liêu Trai do lấy "kỳ ảo" làm phương thức cấu tứ nên nó đạt đến tinh thần "ngụ ý" thâm sâu. Người đọc phải xuyên qua tầng tầng lớp lớp ảo cảnh để mà hiểu được dụng ý của tác giả. Sự sáng tạo độc đáo của nhà văn là ở chỗ này. Ví như truyện Củng tiên nếu coi ý tưởng "càn khôn trong tay áo" là độc đáo thì thâm ý sâu xa của tác phẩm chính là nhằm phản đối trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến. Còn trên phương diện đề tài nó chắt lọc những mối tình bi phẫn, đau khổ trong xã hội đương thời. Tóm lại, cấu tứ nghệ thuật kỳ ảo là thước đo nghệ thuật đánh giá tài năng của tác giả và chất thẩm mĩ của tác phẩm, góp phần làm nên phong cách nghệ thuật kỳ tuyệt của Liêu Trai. Sự hàm súc trong kết cấu Liêu Trai là bộ đoản thiên tiểu thuyết gây hứng thú hấp dẫn đối với người đọc một phần ở kết cấu của nó. Đặc điểm kết cấu của Liêu Trai có thể tóm gọn trong hai từ "hàm súc". Sự hàm súc luôn là một tiêu chí quan trọng đối với các tác phẩm văn học, không chỉ trong lĩnh vực thơ ca mà trong cả văn xuôi. Với đoản thiên tiểu thuyết, do đặc trưng thể loại hướng đến sự khám phá cuộc sống qua những "lát cắt" nên hàm súc là yêu cầu thẩm mĩ tối cao của tác phẩm. Trong thơ Đường sự hàm súc nằm ở khả năng tạo ra "ý tại ngôn ngoại", "ý đáo nhi bút bất đáo" thì hàm súc trong Liêu Trai cũng không tách rời khả năng tạo ra "dư ý bất tuyệt" (ý dư không dứt). Mặt khác, do Liêu Trai có sự hỗn dung, tích hợp nhiều phong cách thể loại khác nhau nên trong sự hàm súc đã bao chứa sự đa dạng của kết cấu. Vì vậy ở mỗi loại đề tài hay chủ đề thì sự hàm súc đã không giống nhau. Nhiều thiên truyện do sử dụng bút pháp "Xuân thu" mà đạt được mục đích "hiển ý nơi này mà hàm ý nơi kia" như các truyệnTiểu Thuý, Phong Tam nương, Ngũ Thu Nguyệt, Bát đại vương, Cuồng sinh... Câu chuyện tình giữa Vương Đỉnh và Ngũ Thu Nguyệt (Ngũ Thu Nguyệt) vượt qua mọi khó khăn trắc trở để sống chết bên nhau không phải chỉ đơn giản là sự ràng buộc của lời sấm ký ghi trên bia mộ nàng, mà quan trọng hơn qua những rào cản cuộc sống họ nhận ra tình yêu đích thực. Biểu ý câu chuyện là tình yêu thắm thiết của đôi tình nhân người - ma nhưng hàm ý lại phúng thích những tệ đoan ở cõi âm. Ở góc độ hàm súc trong kết cấu thì Tiểu Thuý cũng có phần giống
- truyện Ngũ Thu Nguyệt. Truyện viết về Vương Đại Thường được hồ ly tri ân cứu nạn sấm sét nên gả con gái Tiểu Thuý cho con trai Vương là Nguyên Phong vốn là một chàng ngốc. Diễn biến câu chuyện xoay quanh những hành động kỳ quặc của Tiểu Thuý (đóng giả tể tướng khiến cho Vương cấp gián là đối thủ chính trị của bố chồng phải bỏ ý định hãm hại), nhưng bên trong ngầm phơi bày những mâu thuẫn trong giới quan lại phong kiến. Cùng phe phái thì che chở, khác phe phái thì hạch sách, bài xích, hãm hại nhau. Trong Liêu Trai, sự hàm súc không chỉ ở những truyện có tình tiết phức tạp sinh động, kết cấu hoàn chỉnh và hình tượng nhân vật mới mẻ, độ dài khá lớn, mà đối với một số truyện ngắn vài trăm chữ, tác giả cũng không hề dễ dãi với vấn đề cấu tứ lập ý. Cuồng sinh là một truyện như vậy. Toàn bộ phần chính văn chỉ có 245 chữ song kết cấu hết sức hàm súc. Theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Chu Tiên Thận: "Tác phẩm này châm biếm vừa chua cay lại vừa hàm súc thâm thuý. Từ sự ngông cuồng của Cuồng sinh, phơi bày sự tàn bạo của quan lại, tình tiết uyển chuyển khúc khuỷu, hàm ý sâu xa"(5). Tiêu đề của truyện là Cuồng sinh nên ngòi bút tác giả tự nhiên hướng đến việc miêu tả và khắc hoạ tính ngông cuồng của thư sinh. Cuồng sinh nhà cực nghèo nhưng cuồng phóng, ăn chơi vô độ, nói năng vu khoát chẳng nể sợ ai. Thứ sử mới đến trị nhậm là người uống rượu khoẻ vô địch, nghe tiếng Sinh rất thích và kết làm bạn thân. Sinh cũng vì thế lợi dụng kiếm ăn. Nơi công đường anh ta ngang nhiên đối đáp chẳng giữ gìn thể diện cho quan. Cuồng sinh nói năng bừa bãi, không chút kiêng nể vì anh ta là một kẻ kiết xác. Xưa nay "nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu". Cuồng sinh rất hiểu điều này nên khi thứ sử thét mắng "há không nghe tiếng quan Lệnh doãn phá nhà ư!", anh ta cười ngất vì bản thân đâu có nhà mà phá, hai vợ chồng thường căng lều ở tạm góc tường thành. Quan thứ sử tha cho nhưng đuổi không cho ở dưới tường thành nữa. Bạn bè anh ta thương tình, mua cho vài thước đất làm một căn nhà để ở. Cuồng sinh than rằng "từ nay về sau đã biết sợ quan Lệnh doãn rồi". Tính cách ngông cuồng của sinh bỗng thay đổi đột ngột. Ở đây, tiêu đề tác phẩm là nói về tính ngông cuồng nhưng hàm ý sâu xa lại ở chỗ vạch trần sự tàn bạo của viên quan thứ sử. Hai người vốn là bạn rượu thân thiết bỗng chốc trở thành hai kẻ đối nghịch. Cuồng sinh do không nhìn nhận về quyền uy của thứ sử nên chẳng sợ ông ta. Quá trình phát triển tình tiết này vừa khắc hoạ sinh động sự phóng túng của Cuồng sinh lại vừa vạch trần sâu sắc sự tàn bạo của thứ sử, qua đó lột trần bản chất quan lại phong kiến đương thời.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn