Phong cách trang trí qua thể loại bố cục tranh sinh hoạt
lượt xem 6
download
Trong sáng tác, để xây dựng một tác phẩm tranh sinh hoạt với phong cách trang trí mang dấu ấn và nét đặc trưng riêng biệt, bên cạnh các yếu tố cần có về đường nét, mảng hình, cách tạo hình trang trí và màu sắc - thì sự kết hợp về chất liệu và bút pháp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu để tạo nên sự đa dạng, phong phú và hoàn thiện hơn cho tác phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong cách trang trí qua thể loại bố cục tranh sinh hoạt
- 304 PHONG CÁCH TRANG TRÍ QUA THỂ LOẠI BỐ CỤC TRANH SINH HOẠT SV. Nguyễn Thảo Trang ThS. Châu Hoàng Trọng Tóm tắt. Trong sáng tác, để xây dựng một tác phẩm tranh sinh hoạt với phong cách trang trí mang dấu ấn và nét đặc trưng riêng biệt, bên cạnh các yếu tố cần có về đường nét, mảng hình, cách tạo hình trang trí và màu sắc - thì sự kết hợp về chất liệu và bút pháp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu để tạo nên sự đa dạng, phong phú và hoàn thiện hơn cho tác phẩm. Tham luận dưới đây xin được chia sẻ về phong cách trang trí qua thể loại bố cục trong tranh sinh hoạt. 1. Mở đầu Nghệ thuật không ngừng phát triển và không có đích để dừng, bởi vậy một bức tranh đẹp luôn luôn được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cái đẹp trong mỗi tác phẩm hội họa không chỉ xây dựng bằng những đường nét, màu sắc, mảng hình… mà ở đó còn được khai thác ở nhiều phong cách đa dạng với những lối thể hiện khác nhau để tạo ra hiệu quả thẩm mĩ đến với người thưởng thức. Phong cách là tính cách, là sự thể hiện của mỗi người trong sáng tạo nghệ thuật. Còn bố cục là sự sắp xếp về các đường nét, mảng hình, màu sắc trong một khung hình nhất định mà ở đó có sự tính toán của người vẽ. Trong tham luận này, người viết xin được đề cập về phong cách trang trí qua thể loại bố cục tranh sinh hoạt mà bản thân nói riêng và sinh viên Mỹ thuật nói chung đang vận dụng trong quá trình được đào tạo tại Trường Đại học Đồng Tháp. 2. Nội dung chính 2.1. Một số diễn giải về thuật ngữ - Trang trí Trang trí hay nghệ thuật làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu của con người, là mong muốn thuộc về tình cảm, ý thức tâm lý của con người.Trang trí có ngôn ngữ biểu hiện là mảnh hình, đường nét, hình tượng, màu sắc, … song với nghệ thuật, trang trí dù ở thể loại nào thì ngôn ngữ tạo hình đều mang tính sáng tạo và có tính cách điệu cao nhằm đạt tới yêu cầu, mục tiêu là làm đẹp hơn những cái vốn có trong cuộc sống. - Bố cục Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc… trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người họa sĩ để tạo ra một giải pháp hợp lí, nêu bật được nội dung chủ đề mà người vẽ muốn gửi gắm và truyền tải đến với người xem.Quá trình này vừa là quá trình làm việc, vừa là quá trình nghiên cứu thể nghiệm và sáng tạo. - Bố cục tranh sinh hoạt Tranh sinh hoạt là thể loại tạo hình lấy việc thể hiện những cảnh sinh hoạt hằng ngày của một tầng lớp hoặc một giai cấp nào đó trong xã hội để làm đề tài sáng tác.Đây là thể loại tranh được vẽ theo chủ đề đưa ra một cách cụ thể, như: lao động sản xuất, đề tài công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, quốc phòng, khoa học, sinh hoạt đời sống v.v… hoặc từ chính cảm xúc trong cuộc sống đời thường của người họa sĩ.
- 305 2.2. Những điều cần quan tâm khi vận dụng phong cách trang trí qua thể loại bố cục tranh sinh hoạt 2.2.1. Yếu tố đường nét Theo định nghĩa khoa học: “đường nét là tập hợp của những điểm trong chuyển động”. Có nhiều loại đường: đường thẳng, đường cong, đường gãy khúc, đường tròn đường xoáy ốc… Trong hội họa, khái niệm đường nét cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường, đường làm nên nét. Những đường thẳng đứng và đường nằm ngang tạo sự ổn định, chắc chắn và tĩnh. Những đường xiên tạo ra cảm giác nghiêng ngả, bấp bênh, không ổn định. Cũng có khi đường xiên lại gợi cảm cho ta cảm giác xao động, lung linh, hay sự hồi tưởng… Với ý nghĩa và giá trị tiếng nói ngôn ngữ khác nhau của từng đường nét. Do đó, khi sử dụng người vẽ cần phải hiểu được giá trị và tiếng nói ngôn ngữ mà từng đường nét mang lại để có sự thành công trong tác phẩm của chính mình. 2.2.2. Yếu tố mảng hình Mảng trong hội họa được hiểu là các yếu tố trong tiết diện, chiếm một khoảng bề mặt nhất định trong tranh - lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt - tự tách ra với xung quanh bằng một đường biên khép kính, đồng thời biến xung quanh thành nền của chúng, vì vậy mảng nào cũng có hình thù nhất định. Mảng có tính khái quát cao, có khả năng diễn tả không gian, phản ánh hình thể, xây dựng bố cục, nhịp điệu… tạo ra bố cục cho bức tranh. Cấu trúc của mảng không nhất thiết phải dày đặc hay thưa thoáng. Mảng và nét là hai yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được khi xây dựng tranh. Mỗi người họa sĩ có thể chọn lọc cho mình một cách biểu đạt riêng bằng màu sắc, hình khối, chất cảm hay đó sự cân bằng tổng thể của các yếu tố. Nhưng sự tồn tại của nét cùng với sự phối hợp với mảng luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong xây dựng bố cục. Khi người họa sĩ sắp xếp một tác phẩm về nét thì không thể bỏ qua ý đồ bố cục về mảng cho dù đó chỉ là một khoảng trống để có thể biểu đạt được giá trị của tác phẩm. 2.2.3. Yếu tố tạo hình trang trí Trong tạo hình với hình thức trang trí thì các đối tượng: con người, sự vật… được người vẽ tái hiện và diễn tả qua tính chất giản lược hoặc dưới sự sáng tạo mang tính cách điệu cao để đối tượng được thể hiện trông đẹp hơn, dể hiểu và gần gũi hơn trên cơ sở của những đặc điểmtrong tự nhiên. 2.2.4. Yếu tố màu sắc Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật tạo hình nói chung và trong trang trí nói riêng. Người ta dùng màu sắc để diễn tả mọi sự vật, tả không gian, thời gian, biểu lộ sự rung cảm của người vẽ trước thực tế thiên nhiên hay trạng thái tinh thần, tình cảm, quan niệm cá nhân trước cuộc sống. Bên cạnh đó, màu sắc còn đem lại cho người xem: sự lạc quan yêu đời hay niềm vui sướng phấn khởi. Đôi khi, nó cũng đem lại cho người xem sự sợ hãi buồn bả hay chán nản…. Cùng với đường nét, mảng hình thì màu sắc cũng là một đặc trưng của ngôn ngữ hội họa góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh của tác phẩm. Do đó, khi sử dụng màu sắc người vẽ cần tùy theo nội dung, chủ đề của tác phẩm mà bố trí sắp đặt màu sắc sao cho phù hợp nhằm tạo cho tác phẩm một tiếng nói mạnh mẻ, rung động và sâu sắc.
- 306 2.2.5. Sự kết hợp chất liệu và phong cách để tạo nên sự đa dạng, phong phú cho tác phẩm Một bức tranh có phong cách và thật sự quyến rũ đến với người xem thì bên cạnh sự tổng hòa của các yếu tố tạo hình, còn đòi hỏi cần có sự kết hợp chất liệu phù hợp với nội dung đề tài mà người vẽ thể hiện. Thật vậy, bên cạnh những yêu cầu chung về đường nét, mảng hình, màu sắc,… thì chính bản thân tôi còn vận dụng chất liệu để thể nghiệm và thể hiện nhằm tạo nên sự phong phú và đa dạng trên từng tác phẩm. Ví dụ điển hình với tác phẩm“Ký ức tuổi thơ”,Nguyễn Thảo Trang, 2015, Sơn dầu, 85cm x 105cm Ý tưởng đầu tiên để tạo nên bức tranh này là từ thực tế cuộc sống của những đứa trẻ nông thôn với những trò chơi mang tính chất dân dã. Nhìn vào tranh ta thấy yếu tố tạo hình được diễn tả qua hình thức trang trí với những đường viềncủa chất liệu len sợi để góp phần tạo nên sự nổi bật của các đối tượng trong tranh. Mặt khác, sự kết hợp chất liệu này còn để tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tác phẩm, tạo nên sự bất ngờ đến với người xem tranh. Các mảng chính, mảng phụ được sắp xếpvà bố trí rõ ràng,cân đối giữa phần hình và khoảng trống. Cách tạo hình mang tính chất trang trí trong tác phẩm được xây dựng dựa trên những hình ảnh từ thực tế để góp phần tạo nên tính chất cường điệu nhằm để chi tiết và thêm phần đa dạng, phong phú cho tác phẩm. Các sắc độ, sự phân bố sáng tối, đặc biệt là hệ thống các mảng phù hợp trên gam màu ấm nóng – tất cả đã góp với nội dung và cảm xúc của tác giả để tạo cho bức tranh sự sinh động, thể hiện rõ tính chất đặc điểm nhân vật ở một vùng quê. 3. Kết luận Trong thể loại sáng tác tranh bố cục, ngoài hình thức thể hiện bằng phong cách trang trí còn có nhiều phong cách và hình thức thể hiện khác nhau, nhưng trong phạm vi bài viết này người viết chỉ mang tính chất giới thiệu về đặc điểm của phong cách trang trí trong thể loại bố cục tranh sinh hoạt mà bản thân đã đúc kết được trong quá trình học tập với sự dìu dắt tận tình của Thầy Cô ở Khoa Sư phạm Nghệ Thuật, Trường Đại học Đồng Tháp- xin được chia sẻ và trao đổi./. Tài liệu tham khảo [1]. Đàm Luyện (2005), Giáo trình bố cục (Tập II), NXB. Đại học sư phạm. [2]. Đoàn Thêm (1961), Tìm hiểu hội họa, NXB. Nam chi tùng thư.ư [3]. Robert Duplos, Thực hành màu sắc và hội họa, NXB. Mỹ thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Không cần là họa sĩ, bạn cũng có thể tự chế "tranh sơn dầu"
4 p | 325 | 49
-
Sang trọng và quyến rũ cùng thời trang công sở
10 p | 130 | 23
-
12 CÁCH TREO TRANH ĐẸP MẮT CHO NHÀ BẠN
6 p | 116 | 20
-
Tổ chức tiệc tại gia – Một số tuyệt chiêu cho bà mẹ
5 p | 139 | 14
-
May túi xách xinh xắn theo phong cách Nhật Bản
7 p | 168 | 12
-
Trang điểm mắt đa phong cách
4 p | 145 | 12
-
Trang trí móng tay căn bản
6 p | 193 | 9
-
Khung tranh cho phòng khách
2 p | 128 | 8
-
Các lỗi màu sắc cần tránh khi trang trí nhà
4 p | 63 | 7
-
Trang trí hộp quà theo phong cách Nhật Bản
9 p | 106 | 7
-
Phong cách trang điểm cho quý cô thành đạt
4 p | 105 | 6
-
Cắt giấy xinh yêu trang trí phòng và hộp quà
4 p | 115 | 6
-
Màu sắc độc đáo cho phòng tắm
5 p | 92 | 6
-
Những ý tưởng trang trí nhà độc và đẹp
21 p | 74 | 6
-
Phong cách trang điểm cho quý cô thành đạt
5 p | 75 | 5
-
Khoác áo hoa lãng mạn cho phòng ngủ
12 p | 63 | 5
-
Bài trí căn phòng đẹp mắt cho công chúa “kẹo ngọt”
4 p | 76 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn