intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng chống tăng huyết áp bằng khí công

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng chống tăng huyết áp bằng khí công Khi sử dụng y học cổ truyền để phòng chống bệnh tăng huyết áp, nhiều khi cả thầy thuốc và người bệnh thường chỉ lưu tâm đến việc dùng thuốc mà chưa thật chú ý đến các biện pháp không dùng thuốc, trong đó có vấn đề sử dụng khí công dưỡng sinh. Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc, hiệu quả của khí công đối với việc phòng chống tăng huyết áp đã được khẳng định. Liệu pháp này tuy không làm giảm huyết áp nhanh chóng như dược vật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng chống tăng huyết áp bằng khí công

  1. Phòng chống tăng huyết áp bằng khí công Khi sử dụng y học cổ truyền để phòng chống bệnh tăng huyết áp, nhiều khi cả thầy thuốc và người bệnh thường chỉ lưu tâm đến việc dùng thuốc mà chưa thật chú ý đến các biện pháp không dùng thuốc, trong đó có vấn đề sử dụng khí công dưỡng sinh. Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc, hiệu quả của khí công đối với việc phòng chống tăng huyết áp đã được khẳng định. Liệu pháp này tuy không làm giảm huyết áp nhanh chóng như dược vật nhưng hiệu quả lại tương đối ổn định và đặc biệt là hầu như không có tác dụng phụ. Các bài tập khí công dành cho bệnh lý tăng huyết áp khá nhiều, nhưng trong bài viết này chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả hai công pháp thông dụng nhất là Phóng tùng công và Cường tráng công. Phóng tùng công Bài tập này thuộc về tĩnh công, lấy việc thư giãn thần kinh, thả lỏng cơ thể làm chủ, thường được dùng làm cơ sở để tập luyện các môn khí công khác. Công pháp này vừa đơn giản, vừa dễ học lại có thể tăng cường sức khỏe, nâng cao năng lực phòng chống bệnh tật; với người suy nhược và mắc nhiều chứng bệnh thì đây là bài tập lý tưởng. Cách tập cụ thể như sau: Người tập nên chọn tư thế nằm ngửa hoặc ngồi dựa vào thành ghế. Hai chân để rộng ngang tầm hai vai. Trước khi luyện công chia cơ thể thành 3 tuyến: Tuyến hai bên: hai bên đầu - hai bên cổ - vai - cánh tay - khớp khuỷu - cẳng tay - khớp cổ tay - hai bàn tay - mười ngón tay; Tuyến mặt trước: mặt - cổ - ngực - bụng - eo lưng - khớp gối - cẳng chân - hai bàn chân - mười ngón chân; Tuyến mặt sau: sau đầu - sau cổ - lưng - mặt sau hai đùi - mặt sau hai cẳng chân - gan hai bàn chân. Khi nắm vững được 3 tuyến thì mới bắt đầu luyện tập. Hai tay đặt chồng lên nhau một cách tự nhiên trên huyệt đan điền ở dưới rốn (nam tay trái ở dưới, nữ tay phải ở dưới). Toàn thân thả lỏng, bỏ hết tạp niệm, hai mắt nhắm hờ, thở tự nhiên, mũi hít vào, miệng thở ra. Lần lượt tập trung sự chú ý vào từng bộ vị theo thứ tự trên xuống dưới, từ tuyến hai bên đến tuyến mặt trước rồi tuyến mặt sau. Khi hít vào thì tập trung tư tưởng ở bộ vị muốn thả lỏng, khi thở ra thì không nghĩ đến bộ vị đó nữa mà
  2. chỉ đọc thầm chữ “lỏng” và thể nghiệm, quan sát cảm giác thả lỏng. Sau khi thả lỏng cả 3 tuyến thì thủ ý tại huyệt đan điền, thở tự nhiên 3-5 phút rồi nghỉ. Bài tập này có thể luyện khoảng 2-3 vòng, mỗi ngày 2 lần. Cường tráng công Công pháp này được Lưu Quý Trân (Trung Quốc) hấp thu tinh hoa khí công trong dân gian cùng với các phương pháp khí công của Đạo gia, Nho gia và Phật gia tổng hợp lại và chỉnh lý mà thành. Nó cũng thuộc về Tĩnh công nhưng trong hơi thở và tư thế có đặc điểm riêng là đứng trụ và ngồi xếp bằng, có tác dụng dưỡng khí tráng lực, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Cách tập cụ thể như sau: Đứng tự nhiên, hai chân mở rộng bằng tầm hai vai, ngón chân hướng ra phía trước, khớp gối hơi gấp, cột sống thẳng, đầu hơi nghiêng về phía trước, hai mắt nhắm hờ, thả lỏng hai vai, cẳng tay hơi gấp. Ngón cái và 4 ngón tay mở rộng tự nhiên như muốn cầm một đồ vật gì đó, đặt ở trước bụng dưới, có thể như là nâng cẳng tay lên. Hai tay đặt trước ngực như ôm quả bóng. Tập trung sự chú ý vào huyệt dũng tuyền (ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân). Thở sâu, khi hít vào ngực và bụng phình lên, khi thở ra ngực và bụng thu vào. Khí hít vào nên ngắn, khí thở ra nên dài. Mỗi ngày luyện 3-5 lần, mỗi lần 30-60 phút. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp cả hai công pháp. Điều quan trọng là phải tập luyện kiên trì và đều đặn. Chú ý tiết chế ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và làm chủ đời sống tinh thần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2