intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thức ăn phòng chống tăng huyết áp

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.244
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng huyết áp là căn bệnh thời đại, đe dọa tính mạng người bệnh. Bên cạnh thuốc men, tập luyện thì ăn uống giữ vai trò quan trọng không kém trong điều trị và phòng bệnh. Chế độ ăn cần tuân thủ như sau: 1. Chế độ ăn giảm muối: Lượng muối tối đa là 6g muối/một ngày. Đồng thời tránh những thức ăn chứa nhiều muối natri như: thịt hun khói, đồ hộp, phó mát, bánh bích quy… 2. Chế biến thức ăn theo kiểu hấp, luộc, tránh chiên xào với những loại chất béo no (mỡ). Thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thức ăn phòng chống tăng huyết áp

  1. Thức ăn phòng chống tăng huyết áp
  2. Tăng huyết áp là căn bệnh thời đại, đe dọa tính mạng người bệnh. Bên cạnh thuốc men, tập luyện thì ăn uống giữ vai trò quan trọng không kém trong điều trị và phòng bệnh. Chế độ ăn cần tuân thủ như sau: 1. Chế độ ăn giảm muối: Lượng muối tối đa là 6g muối/một ngày. Đồng thời tránh những thức ăn chứa nhiều muối natri như: thịt hun khói, đồ hộp, phó mát, bánh bích quy… 2. Chế biến thức ăn theo kiểu hấp, luộc, tránh chiên xào với những loại chất béo no (mỡ). Thức ăn chiên xào nên sử dụng dầu thực vật. Không nên ăn bơ, dầu mỡ động vật.
  3. 3. Thịt cá: Nên ăn cá và thịt nạc, thịt gia cầm. Hạn chế thịt heo, thịt bò. 4. Cần ăn uống nhiều rau quả tươi để tránh táo bón. Táo bón thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến huyết áp. 5. Tránh xa rượu bia và các loại thức uống có cồn khác. 6. Thường xuyên chú ý chế độ dinh dưỡng, kiểm tra cân nặng để tránh béo phì. 7. Chú ý một số loại thức ăn trong đời sống hằng ngày: - Nước rau cần: 200g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong hai phút, vắt lấy nước. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một ly. Điều trị các chứng tăng huyết áp thể can hỏa vượng (nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ, huyết áp tăng). - 50g hà thủ ô, sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước hà thủ ô nấu cháo, cho vào một ít đường phèn, vài trái táo đỏ. Điều trị chứng tăng huyết áp thể â m hư dương vượng (triệu chứng người nóng, bứt rứt, nhức đầu, hoa mắt, huyết áp tăng).
  4. - Cải cúc (tần ô): Ăn sống hay nấu canh hoặc ép lấy nước cốt uống, liều: 25ml x 2 lần/một ngày. Dùng trong trường hợp tăng huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. - Nước thay cho trà: Hoa cúc 10g, sơn tra tươi 16g, thảo quyết minh 15g giã nát, sắc lấy nước uống. Có thể cho thêm vào một ít đường. Loại nước giải khát này có tác dụng trị huyết áp cao, táo bón, bệnh mạch vành. - Nước râu bắp: Dùng 100g râu bắp (râu ngô), sắc lấy nước, uống chia làm ba lần trong ngày. Chú ý: có tác dụng hạ huyết áp, không nên dùng trong thời gian dài. - Nước ép cà rốt, sinh tố cà rốt: Đây là loại nước giải khát nên sử dụng cho người tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt. - Nước ép, sinh tố cà chua: Giàu vitamin C và P. Uống một ly mỗi ngày có khả năng phòng chống tăng huyết áp. - Trái lê: Tác dụng thanh nhiệt, hạ áp, có lợi cho người bị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đánh trống ngực. Nên dùng một-hai trái/một ngày, xay sinh tố hay ép lấy nước cốt uống.
  5. - Táo: Táo chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Nên ăn một trái táo mỗi ngày, xay sinh tố hay ép lấy nước cốt uống. - Nho: Tốt cho người bị tăng huyết áp vì trong thành phần của nho có chứa nhiều muối kali nên có công dụng hạ áp, lợi tiểu và bồi đắp lượng kali mất do thuốc lợi tiểu gây ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2