intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa

Chia sẻ: Tu Khuyen Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi thời tiết giao mùa, cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch đã suy giảm. Việc dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ; vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lúc này là phòng bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm tăng cường cơ chế miễn dịch bằng chất chống oxy hóa, chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng với thành phần Beta caroten, vitamin C, vitamin E, sélénium, kẽm. Tăng cường rau quả chứa nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa

  1. Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa Khi thời tiết giao mùa, cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch đã suy giảm. Việc dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ; vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lúc này là phòng bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm tăng cường cơ chế miễn dịch bằng chất chống oxy hóa, chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng với thành phần Beta caroten, vitamin C, vitamin E, sélénium, kẽm. Tăng cường rau quả chứa nhiều vitamin C thiên nhiên như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào, xà lách, giá đậu... nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng dễ bị các virus (nhất là nhóm Rhinovirus) và vi khuẩn xâm nhập, gây cảm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, lau khô và làm ấm cơ thể khi bị mắc mưa, ăn các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh để duy trì cân bằng thân nhiệt. Một điều cần thiết khác là giữ giấc ngủ yên trong đêm vì việc thường xuyên mất ngủ (thường gặp ở người cao tuổi) sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Có thể đi bộ thong thả 20-30 phút lúc chiều tối, tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ, uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường để khỏi hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Nên ăn nhiều khoai, củ, bí, bầu, mướp, khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách. Những thực phẩm này giúp cơ thể hấp thu tryptophan, một amino acid có lợi cho giấc ngủ. Ngược lại, ăn nhiều thịt, cá có nhiều tyrosin sẽ gây hưng phấn dẫn đến khó ngủ... Các biện pháp giải cảm không dùng thuốc - Gừng: Chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng nên thường được dùng để trừ cảm lạnh dưới dạng trà gừng nóng, cháo gừng. Mứt gừng, gừng muối có tác dụng ôn dương (làm ấm), tán hàn (chống lạnh), tiêu đàm. Gừng thường được nấu canh ăn giải cảm với hành 15 g, gừng
  2. tươi 6 g, lá tía tô 6 g hoặc gừng tươi 10 g xắt lát, cải bẹ xanh 500 g xắt đoạn. Nấu với nước, sắc 4 chén thành 2 chén, thêm muối vừa miệng, uống làm hai lần. Cũng có thể lấy giấm 500 ml, gừng tươi và tỏi lớn mỗi thứ 100 g rửa sạch, xắt lát ngâm trong giấm, đậy kín trong 30 ngày. Khi bị cảm dùng thức ăn kèm với 2 muỗng cà phê 10 ml giấm ngâm gừng tỏi. - Tỏi: Chất kháng sinh Allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn, trị các bệnh nhiễm trùng, lại có tính tiêu đàm nên được dùng để trị các bệnh đường hô hấp thường gặp khi bị cảm như viêm họng, viêm phế quản. Canh hành, tỏi, gừng ăn nóng giúp toát mồ hôi, giải cảm. - Hành: Làm lợi ngũ tạng, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đường hô hấp, tham gia quá trình thành lập testosteron và giúp ăn ngon. Riêng hành tây chứa các men tiêu hóa chất đường và lượng vitamin C lớn (đáp ứng được 20% nhu cầu mỗi ngày) cùng một lượng canxi đáng kể. Vì thế, hành thường được dùng phối hợp để giải cảm. - Lá xông: Nguyên liệu thường dùng là lá hương nhu tía, chanh, bưởi, sả, kinh giới, tía tô, gừng, lá lốt... Các loại lá trên thường chứa tinh dầu có các hoạt chất như Eugenol, limonen, phellandren..., giúp sát trùng đường hô hấp khi bốc hơi do đun nóng. Cho các lá vào nồi, đổ nước ngập, đậy kín, đun sôi. Sau đó mang ra, trùm chăn kín, mở nắp nồi từ từ cho hơi nước chứa tinh dầu bốc lên, hít thở thật sâu và chậm để sát trùng đường hô hấp và giúp mồ hôi toát ra. Tuy nhiên, những người tổng trạng yếu hoặc quá ốm, bị mất nước nhiều thì không nên xông. Thận trọng khi dùng thuốc Trên thị trường có rất nhiều thuốc trị cảm, trị ho và thuốc phối hợp trị cảm ho. Tất cả đều là những thuốc thông thường nhưng nếu không hiểu rõ tác dụng phụ thì vẫn có thể gây hại, nhất là với cơ địa đặc biệt của người cao tuổi (thường cao huyết áp, đau dạ dày...).
  3. Với thuốc cảm chứa Chlorphéniramine, không nên dùng liều cao, kéo dài trên hai tuần vì có thể gây ra nhịp tim nhanh, tim co bóp mạnh, huyết áp tăng. Không dùng cho những người bị bệnh nặng ở gan, thận, cao huyết áp, tăng nhãn áp, bí tiểu tiện, bệnh tim bẩm sinh vì thuốc làm giảm hiệu lực dược phẩm trị cao huyết áp, tăng hiệu lực thuốc tê mê, nguy hiểm khi uống chung với thuốc kháng viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, indomethacin... Thuốc ho, long đờm làm giảm ho mạnh, gây ức chế trung tâm hô hấp, ngăn cản phản xạ ho. Những thuốc giảm ho mạnh có hàm lượng codein 25 mg/viên không nên dùng cho người bị suy hô hấp, hen suyễn. Thuốc giảm ho chứa dextromethorphan khi dùng cho người suy gan và cao tuổi cần giảm 50% liều lượng dùng lần đầu để xem xét khả năng dung nạp. Nhóm thuốc giảm đau thông thường chứa aspirin không dùng được cho người bị loét dạ dày, tá tràng và các bệnh xuất huyết. Người cao tuổi cũng cần thận trọng với các nhóm thuốc cảm kết hợp với thuốc kháng viêm giảm đau không chứa nội tiết tố steroid như ibuprofenòmlurbiprofen, ketoprofen, piroxicam, phenylbutazone, diclofenac... Đa số chúng không dùng cho người có nghi ngờ hoặc đã viêm loét tá tràng, hen suyễn, hay bị chảy máu, suy chức năng gan thận, cao huyết áp hoặc suy tim. Đây là những thuốc có công dụng trị đau nhức thấp khớp nhưng khó dung nạp với người cao tuổi, có nhiều chống chỉ định và tương kỵ với nhiều loại thuốc. Bệnh viêm kết mạc mùa xuân Mỗi độ xuân về, một số em thiếu niên thấy mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt và hay tái phát. Khi lộn mi, thấy ở mi mắt có những hạt lớn nằm sát nhau giống như lát sỏi. Ðây là những triệu chứng cần cảnh giác vì có thể các em đã mắc phải một chứng bệnh có tên khá lạ: Viêm kết mạc mùa xuân. Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt, thường thấy ở trẻ em từ 5-20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, khô nóng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân. Tuy
  4. nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm. Bệnh bớt về mùa lạnh. Ðặc điểm của viêm kết mạc mùa xuân Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh hay tái phát theo mùa. Khám nghiệm: Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen. Nguyên nhân gây dị ứng? Ðây là một bệnh do dị ứng, tức do tạng của người bệnh, chẳng hạn như thường bị phong ngứa. Khi một vật lạ (hạt phấn hoa, bụi...) rơi vào mắt, kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào, dưỡng bào này vỡ sẽ làm thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù... Vào mùa xuân hoa nở nhiều, các loại phấn hoa bay tỏa vào không khí, nếu vào mắt người có tạng dị ứng sẽ gây nên những triệu chứng trên. Cách chữa trị? Bệnh nhân được nhỏ các loại thuốc chống dị ứng. Thuốc chống dị ứng có rất nhiều loại nên chỉ bác sĩ mới có thể quyết định nên dùng thuốc nào. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Hơn nữa đây là một bệnh hay tái phát nên cần cẩn thận, vì nếu cứ sử dụng mãi một loại thuốc sẽ gây những tác dụng phụ ở mắt. Ðã có rất nhiều người bị ngứa mắt tự ra tiệm thuốc tây mua Cortisone nhỏ, thấy hết ngứa nên từ đó thường xuyên dùng Cortisone dẫn đến bị cườm nước - bệnh này còn nặng hơn ngứa mắt. Hoặc có người dùng mãi một toa thuốc nên bị nhiễm độc ở mắt. Trong lúc chờ đợi khám bác sĩ có thể: - Ðắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa.
  5. - Nhỏ các thuốc rửa mắt hay nước mắt nhân tạo cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bặm bám vào mắt. - Tránh dụi mắt, nhất là ở trẻ em. - Vì là bệnh tái phát thường xuyên nên bệnh nhân cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Cũng không nên lấy toa thuốc cũ dùng lại vì mỗi thời điểm có thể phải dùng loại thuốc khác nhau. - Nếu thường xuyên dùng thuốc vẫn không hết, đôi khi phải thay đổi môi trường, chẳng hạn như chuyển đến vùng lạnh sống một thời gian. - Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2