intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phông chữ trình bày văn bản

Chia sẻ: Thuy Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.248
lượt xem
248
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để việc soạn thảo các văn bản hành chính ở các phòng chức năng trong cơ quan được thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày, Giám đốc Sở Giáo dục-đào ạo Sóc Trăng yêu cầu trưởng phòng chức năng tổ chức triển khai thực hiện một số yêu cầu sau đây khi tiến hành soạn thảo các văn bản hành chính của cơ quan:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phông chữ trình bày văn bản

  1. UBND TỈNH SÓC TRĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Độc lập –Tự do - Hạnh phúc Số: 2497 / SGDĐT-VP Sóc Trăng, ngày 31 tháng 12 năm 2007 V/v thực hiện thống nhất thể thức và kỹ thuật trình bày khi soạn thảo văn bản Kính gửi: Trưởng phòng chức năng thuộc Sở GD-ĐT Thực hiện Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Để việc soạn thảo các văn bản hành chính ở các phòng chức năng trong cơ quan được thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày, Giám đốc Sở Giáo dục-đào tạo Sóc Trăng yêu cầu trưởng phòng chức năng tổ chức triển khai thực hiện một số yêu cầu sau đây khi tiến hành soạn thảo các văn bản hành chính của cơ quan: 1. Phông chữ trình bày văn bản Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải là các phông chữ tiếng Việt với kiểu chữ chân phương, đảm bảo tính trang trọng, nghiêm túc của văn bản; thống nhất trong cơ quan là phông chữ Times New Roman, bảng mã Unicode dựng sẵn.. 2. Quy định về định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) - Trang mặt trước: lề trên cách mép trên từ 20-25 mm; lề dưới cách mép dưới từ 20-25 mm; lề trái cách mép trái từ 30-35 mm; lề phải cách mép phải từ 15-20 mm. - Trang mặt sau: lề trên cách mép trên từ 20-25 mm; lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm; lề phải cách mép phải từ 30-35 mm. 3. Thực hiện thống nhất cách trình bày đối với các thành phần thể thức văn bản a. Quốc hiệu - Dòng chữ trên: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm. - Dòng chữ dưới: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch ngang nhỏ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. b. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 1
  2. - Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng. - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Ví dụ: UBND TỈNH SÓC TRĂNG SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO c. Số ký hiệu của văn bản - Từ “số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “số” có dấu hai chấm; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-), ví dụ: Số: 33/2002/NĐ-CP; Số: 15/QĐ-UBND. - Thứ tự số ký hiệu của văn bản của Sở Giáo dục-đào tạo Sóc Trăng được quy định như sau: Số: /tên loại văn bản viết tắt-SGDĐT-tên phòng soạn thảo văn bản viết tắt (Không có năm ban hành do Sở không ban hành văn bản pháp quy) Ví dụ: Số: 125/QĐ-SGDĐT - Quy định chữ viết tắt một số tên loại văn bản: STT Tên loại văn bản hành chính Chữ viết tắt 1 Quyết định (cá biệt) QĐ 2 Thông báo TB 3 Chương trình CTr 4 Kế hoạch KH 5 Phương án PA 6 Đề án ĐA 7 Báo cáo BC 8 Biên bản BB 1 Tờ trình TTr 10 Hợp đồng HĐ 11 Công điện CĐ 12 Giấy chứng nhận CN 13 Giấy uỷ nhiệm UN 14 Giấy mời GM 15 Giấy giới thiệu GT 16 Giấy nghỉ phép NP 17 Giấy đi đường ĐĐ 18 Giấy biên nhận hồ sơ BN 2
  3. 19 Phiếu gửi PG 20 Phiếu chuyển PC - Quy định chữ viết tắt tên phòng chức năng soạn thảo văn bản: STT Tên phòng chức năng soạn thảo văn bản Chữ viết tắt 1 Văn phòng VP 2 Phòng Giáo dục Mầm non GDMN 3 Phòng Giáo dục Tiểu học GDTH 4 Phòng Giáo dục Trung học GDTrH 5 Phòng Giáo dục Dân tộc GDDT 6 Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục GDCN&TX thường xuyên 7 Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo KT&KĐ dục 8 Phòng Tổ chức-Cán bộ TCCB 9 Phòng Kế hoạch-Tài chính KHTC 10 Thanh tra Sở TTr d. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản: Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; sau địa danh có dấu phẩy. Ví dụ: Sóc Trăng, ngày 27 tháng 12 năm 2007 đ. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản - Tên loại văn bản (nghị định, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa (cân đối ở giữa dòng) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 14 đến 15, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. - Trích yếu nội dung công văn được trình bày sau chữ viết tắt “V/v” (về việc) bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng. e. Nội dung văn bản - Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên. - Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy. 3
  4. g. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền - Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. - Họ tên của người ký văn bản và học hàm, học vị (nếu có) được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. h. Nơi nhận - Phần nơi nhận chỉ áp dụng đối với công văn hành chính được trình bày như sau: + Từ “kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng; + Sau từ “kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ “kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm. - Phần nơi nhận áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác được trình bày như sau: + Từ “nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng, sau đó có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; + Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “lưu” sau đó có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư cơ quan, tổ chức). Chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết) được đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng là dấu chấm. 4. Những quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày khi soạn thảo văn bản được chính thức thực hiện trong cơ quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Chánh văn phòng Sở có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các phòng chức năng thực hiện nghiêm túc quy định này. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Ban Giám đốc Sở (để chỉ đạo); - Các phòng, ban Sở (để thực hiện); - Lưu: VT, TH. (đã ký) Trần Việt Hùng 4
  5. s¬ ®å bè trÝ c¸c thµnh phÇn thÓ thøc v¨n b¶n (Trên mét trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm) 20-25 mm 11 2 1 3 4 5b 5a 10a 9a 10b 12 15-20 mm 30-35 mm 6 7a 9b 8 7c 13 7b 14 20-25 mm 5
  6. ¤ Số : Thành phần thể thức văn bản 1 : Quốc hiệu 2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 3 : Số, ký hiệu văn bản 4 : Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản 5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản 5b : Trích yếu nội dung công văn hành chính 6 : Nội dung văn bản 7a, 7b, 7c : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền 8 : Dấu của cơ quan, tổ chức 9a, 9b : Nơi nhận 10a : Dấu chỉ độ mật 10b : Dấu chỉ mức độ khẩn 11 : Dấu thu hồi và chỉ dẫn phạm vi lưu hành 12 : Chỉ dẫn về dư thảo văn bản 13 : Ký hiệu người đánh máy và số lượng phát hành 14 : Địa chỉ cơ quan, tổ chức;địa chỉ email; Địa chỉ Website; số điện thoại, số Telex, số Fax 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2