Phòng ngừa nguy cơ tự kỷ
lượt xem 5
download
Bệnh nhân tự kỷ hiện nay ở trẻ em vượt qua bệnh ung thư, tiểu đường, hội chứng down, bại não, loạn dưỡng cơ… Ngày càng có nhiều nghiên cứu cùng đi đến một kết luận, trừ nguyên nhân do khiếm khuyết về gene, hóa chất hàng ngày mà chúng ta tiếp xúc từ đồ vật trong nhà,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng ngừa nguy cơ tự kỷ
- Phòng ngừa nguy cơ tự kỷ Phòng ngừa nguy cơ tự kỷ. Bệnh nhân tự kỷ hiện nay ở trẻ em vượt qua bệnh ung thư, tiểu đường, hội chứng down, bại não, loạn dưỡng cơ… Ngày càng có nhiều nghiên cứu cùng đi đến một kết luận, trừ nguyên nhân do khiếm khuyết về gene, hóa chất hàng ngày mà chúng ta tiếp xúc từ đồ vật trong nhà, thực phẩm, đến không khí chúng ta hít thở đều có thể kích hoạt sự phát triển não bất thường. Bệnh nhân tự kỷ hiện nay ở trẻ em vượt qua bệnh ung thư, tiểu đường, hội chứng down, bại não, loạn dưỡng cơ… Ngày càng có nhiều nghiên cứu cùng đi đến một kết luận, trừ nguyên nhân do khiếm khuyết về gene, hóa chất hàng ngày mà chúng ta tiếp xúc từ đồ vật trong nhà, thực phẩm, đến không khí chúng ta hít thở đều có thể kích hoạt sự phát triển não bất thường. Cha mẹ cần tránh các hóa chất có thể thúc đẩy bệnh tự kỷ ở con cái
- Nghiên cứu mới nhất được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội quốc tế về tự kỷ đầu tháng 5-2013 đã phát hiện ra mối liên quan giữa bệnh tự kỷ với hóa chất diệt côn trùng và ô nhiễm không khí, bổ sung thêm bằng chứng cho thấy môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sự xáo trộn các hoạt động bình thường của não trẻ. Trong năm 2011, các nhà khoa học từ Đại học Stanford, Hoa Kỳ cho biết, gene di truyền chiếm 38% nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, còn lại 62% là do yếu tố môi trường - những gì chúng ta ăn uống, thở và hấp thụ. Thực tế, trong số 80.000 hóa chất đang được sử dụng nói chung, mới chỉ có khoảng 3.000 loại được kiểm tra nghiêm ngặt do tác động đến sức khỏe con người. “Vẫn còn hàng trăm hóa chất gây đột biến, ung thư, có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não nhưng chúng ta chưa kiểm soát được”, Tiến sỹ nhi khoa Jay Gordon, tác giả cuốn “Ngăn chặn bệnh tự kỷ” cho biết. Tất cả mọi thứ từ hóa chất, kim loại nặng có trong thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày, đồ nội thất… đều có thể góp phần làm gây ra chứng tự kỷ. Các nhà khoa học cho biết, tiếp xúc với môi trường không nhất thiết phải là gene đột biến mà đôi khi là những gene bình thường nhưng mất đi khả năng phản ứng tự nhiên chính xác. Vì thế, điều quan trọng là bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước nguy cơ của bệnh tự kỷ, nhưng những người sắp làm bố mẹ cũng cần tránh các hóa chất có thể thúc đẩy bệnh tự kỷ ở con cái, cụ thể là: Cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Một số thuốc chống trầm cảm và thuốc hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ nên những người có kế hoạch sinh con cần lưu ý. Mặt khác, cha mẹ tuổi cao mới sinh con nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cho con cũng tăng lên. Loại bỏ kim loại nặng trong thực phẩm. Than đá và nhiên liệu hóa thạch khi bị đốt cháy tạo ra một lượng lớn kim loại nặng tồn tại trong bầu khí quyển và rơi xuống theo mưa. Kim loại nặng như thủy ngân tích tụ trong chuỗi thức ăn trong đó có một số loài cá như
- cá kiếm, cá ngừ… Chế độ ăn có lợi cho sức khỏe. Đó là súp lơ xanh, cải xoăn, lòng đỏ trứng, đậu lăng, rau diếp, các loại hạt, dâu tây, sữa chua… Những loại thực phẩm này giàu folic acid, chất chống ôxy hóa, vitamin B12 và choline. Mua thực phẩm sạch. Mặc dù chi phí cho thực phẩm sạch cao hơn hẳn nhưng chúng ta cần cân nhắc đến ích lợi về sức khỏe vì thực phẩm công nghiệp hiện giờ dùng đủ loại thuốc bảo quản, thuốc diệt nấm, hạt giống biến đổi gene… gây rối loạn cho cơ thể nói chung và hệ thống thần kinh nói riêng. Không lạm dụng mỹ phẩm. Trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày như chất khử mùi, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, xà phòng đều chứa hóa chất về lâu dài không tốt cho sức khỏe. Lọc nước. Nước máy và nước đóng chai đều có thể chứa một số loại thuốc trừ sâu, kích thích tố, thuốc kháng sinh, vì thế nên trang bị bộ lọc nước tốt có thể loại bỏ hầu hết các chất độc. Tránh quần áo độc hại. Một số loại quần áo tuy tiện lợi nhưng lại không tốt cho sức khỏe, ví dụ như quần áo không nhăn, không thấm nước, chống nấm mốc… Khả năng là chúng bị tẩm hóa chất mà chưa bao giờ được thử nghiệm đầy đủ về tác động đối với sức khỏe. Đề phòng bệnh tự kỷ
- Tự kỷ là một căn bệnh quen thuộc trong điều trị tâm lý đã được phát hiện ngày một nhiều ở trẻ em. Ở VN, cùng với sự phát triển của xã hội, số trẻ mắc bệnh này ngày một tăng, nhưng các trung tâm điều trị lại quá ít. Phần đông người lớn hiểu chưa đầy đủ về tác hại của loại bệnh này, không ít Sinh viên khoa tâm lý đang cùng giáo viên Trung tâm Phúc trường hợp trẻ bị mắc bệnh Tuệ dạy các em tự kỷ ám thị tự kỷ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tại Trung tâm tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật VN, cháu Nguyễn Dương là một trong số 92 cháu đang điều trị và chăm sóc. Cháu đã bị mắc bệnh từ khi 18 tháng tuổi. Khi mới sinh, cháu là một đứa trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh. Chỉ đến khi ngôn ngữ nói của cháu ngày một mất dần, gia đình mới chợt nhận ra rằng, cháu bị mắc một chứng bệnh thần kinh nhưng không rõ là bệnh gì. Chị Phạm Tuyết Nhung - mẹ cháu Nguyễn Dương cho biết: "Trong số hàng chục cháu bé đến đây điều trị, nhiều cháu trông rất bình thường như bao đứa trẻ khác, thậm chí cha mẹ còn cho cháu là đứa trẻ thông minh vì rất giỏi vi tính hoặc am hiểu âm nhạc". Thực chất, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ đều rất sợ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhất là những người xung quanh. Các cháu chỉ muốn thu mình trong một không gian nhất định và chỉ thích chơi một loại đồ chơi. Nguyên nhân thì có nhiều: Mẹ bị sốt khi mang thai, tai biến khi sinh nở gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não, nhưng nhiều khi cũng do ảnh
- hưởng của môi trường. Có không ít gia đình không hề biết rằng, việc giữ con em mình quá cẩn thận, không cho ra ngoài cũng có thể làm cho con em mình dễ mắc bệnh. Theo bà Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em chậm phát triển trí tuệ: "Bệnh tự kỷ không thể chữa khỏi, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Trên thế giới đã có nhiều trường hợp mắc bệnh này, nhưng do được điều trị và giáo dục đúng hướng đã trở thành tài năng...". Ở VN, đến thời điểm này vẫn chưa có một cơ sở điều trị nào do Nhà nước lập ra, mà chỉ có một vài trung tâm hoạt động từ thiện thuộc các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân. Điều quan trọng lúc này là, các bậc cha mẹ khi phát hiện con mình có những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp thì nên đưa đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm để được điều trị kịp thời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làm gì để phòng ngừa tiêu chảy cấp?
5 p | 151 | 20
-
Nguy cơ ung thư gan và cách phòng ngừa
9 p | 147 | 16
-
Phòng ngừa bệnh hen suyễn trong mùa lạnh
5 p | 125 | 11
-
10 cách giúp phòng chống bệnh phụ khoa
7 p | 148 | 10
-
NGUY CƠ NHIỄM VIÊM GAN SIÊU VI B Ở TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH DỰ PHÒNG
2 p | 179 | 10
-
Phòng ngừa biến chứng do tiểu đường
8 p | 96 | 9
-
Vitamin và tác dụng phòng ngừa cảm lạnh ở người cao tuổi
2 p | 90 | 7
-
THIẾU MÁU CƠ TIM (Kỳ 2)
6 p | 116 | 7
-
Cảnh giác với bệnh nhiễm trùng khi đang có thai
4 p | 68 | 6
-
Phòng ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
6 p | 76 | 5
-
Chậm cai ti giả, bé dễ tự kỷ?
5 p | 70 | 3
-
Đặt trẻ nằm ngửa để giảm nguy cơ đột tử
3 p | 63 | 3
-
Phòng ngừa đột tử ở bệnh nhân suy tim
29 p | 50 | 3
-
Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ
7 p | 13 | 3
-
5 tháng tuổi bé đã có nguy cơ thiếu máu
5 p | 66 | 2
-
Điểm mặt 7 mối nguy hiểm trong nhà với trẻ
5 p | 58 | 2
-
Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật tiêm histoacryl ở bệnh nhân có dãn tĩnh mạch dạ dày
6 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn