intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

503
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn xã hội, nó để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho một cá nhân, một gia đình mà là cả xã hội. Vậy thế nào là xâm hại tình dục trẻ em, những trẻ em nào có nguy cơ bị xâm hại tình dục, hậu quả của nó ra sao, làm thế nào để phòng tránh cho con em mình bị xâm hại tình dục hay cần làm gì khi trẻ nói với bạn trẻ bị xâm hại tình dục. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ VAI TRÒ<br /> CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI<br /> Nguyễn Thị Đào<br /> Bộ môn Công tác xã hội – Đại học Thăng Long<br /> Email: nguyendao90hp@gmail.com<br /> Tóm tắt: Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của<br /> toàn xã hội, nó để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho một cá nhân, một gia<br /> đình mà là cả xã hội. Vậy thế nào là xâm hại tình dục trẻ em, những trẻ em nào có nguy cơ bị<br /> xâm hại tình dục, hậu quả của nó ra sao, làm thế nào để phòng tránh cho con em mình bị xâm<br /> hại tình dục hay cần làm gì khi trẻ nói với bạn trẻ bị xâm hại tình dục?…Đây là một loạt<br /> những câu hỏi được đặt ra nhưng không phải ai cũng trả lời được, có rất nhiều người còn<br /> ngại khi đề cập tới vấn đề này hay cho rằng nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra với con em mình, đây<br /> là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục<br /> trẻ em cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng trong đó có sự tham gia của các nhân viên công<br /> tác xã hội.<br /> Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội, đã có nhiều chủ<br /> trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về<br /> thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em.<br /> Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và thành tựu trong<br /> việc thực hiện mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 –<br /> 2015 nói riêng, nước ta vẫn còn một số hạn chế trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục<br /> trẻ em: tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn cao. Tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại<br /> tình dục, bạo lực, buôn bán, bị bóc lột sức lao động vẫn diễn biến phức tạp và chưa ngăn chặn<br /> có hiệu quả. Các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, trừng phạt trẻ em ngày càng có tính chất<br /> nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức…<br /> Trong bài viết này tác giả cũng xin tập trung vào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em<br /> (XHTD TE), các biện pháp phòng ngừa và vai trò của Công tác xã hội.<br /> 1. Xâm hại tình dục trẻ em<br /> Theo Tổ chức Y tế Thế Giới:<br /> “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại<br /> tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát<br /> triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn”.<br /> “Xâm hại tình dục trẻ em là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để lôi<br /> kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm: sờ mó, làm tranh/ảnh/video tình<br /> dục có trẻ em; ép buộc trẻ em quan hệ tình dục với nhau hoặc với người lớn”.<br /> 2. Các biểu hiện xâm hại tình dục trẻ em:<br /> + Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ<br /> + Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình<br /> + Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn<br /> + Toan tính quan hệ tình dục<br /> + Mại dâm trẻ em<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 245<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> 3. Quấy rối tình dục là một hình thức xâm hại tình dục<br /> Các biểu hiện của quấy rối tình dục:<br /> + Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy<br /> + Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm, thay quần áo)<br /> + Dùng lời nói để kích thích tình dục<br /> + Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm.<br /> 4. Hậu quả của xâm hại tình dục:<br /> Người bị xâm hại tình dục (đặc biệt là trẻ em) thường bị tổn thưởng nặng nề cả về<br /> cơ thể và tâm lý trong một thời gian dài:<br /> a) Về cơ thể:<br /> + Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn<br /> + Mang thai (đối với em gái)<br /> + Mắc các bệnh lây qua đường tình dục<br /> + Nhiễm trùng tiết niệu<br /> + Đi lại hoặc ngồi khó khăn<br /> + Ngòai ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,…<br /> b) Về tâm lý: có thể có một hoặc nhiều trạng thái sau:<br /> + Cảm giác tội lỗi: thường tự đổ lỗi cho bản thân<br /> + Cảm giác lo lắng, sợ hãi<br /> + Cảm giác tuyệt vọng<br /> + Có ý định tự tử<br /> + Tự làm thương tổn mình<br /> + Cảm giác tức giận<br /> + Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác<br /> 5. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em<br /> - Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em trông bề ngoài cũng giống như những người bình<br /> thường khác.<br /> - Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay không<br /> quen, người trong gia đình hay người ngoài gia đình …<br /> - Trong rất nhiều trường hợp, kẻ lạm dụng chính là người quen thân, thậm chí thành<br /> viên trong gia đình, hay người sống trong cùng một khu phố, làng xóm với các em.<br /> Ngoài ra, đó cũng có thể là thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma tuý, ruợu bia.<br /> Đôi khi, kẻ lạm dụng lại là những người bị bệnh tâm thần, mất ý thức về việc mình<br /> đang làm.<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 246<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> Cũng có thể kẻ lạm dụng là người hoàn toàn xa lạ với trẻ nhưng đã lợi dụng hoàn cảnh<br /> và thời cơ thuận lợi để thực hiện hành vi tội ác.<br /> Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng: phần lớn những kẻ lạm dụng cũng đã từng là<br /> nạn nhân của sự lạm dụng trẻ em.<br />  Thủ đoạn của kẻ lạm dụng tình dục thường là:<br /> - Lợi dụng sự quen biết và tình cảm thân mật, cho tiền, cho quà, cho đi nhờ xe,…<br /> - Thường xuyên gần gũi, giúp đỡ, hứa giúp các em hoặc gia đình việc này việc<br /> khác.<br /> <br /> - Thường rủ các em đi chơi riêng đến chỗ vắng hoặc vào phòng kín.<br /> - Các hình thức họ sử dụng để thực hiện những hành vi lạm dụng tình<br /> dục là:<br /> + Dụ dỗ<br /> + Doạ nạt, đe doạ<br /> + Cưỡng bức<br /> 6. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục<br /> Thông thường, ở những trẻ em bị xâm hại tình dục thường ít có dấu vết bên ngoài cơ<br /> thể. Nhiều trường hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thương thể chất. Vì<br /> vậy, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra được vấn đề mình gặp phải là cách tốt nhất. Một<br /> số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ em bị xâm hại tình dục bộc lộ với người lớn và nhận<br /> được sự giúp đỡ thì sẽ ít bị tổn thương và tình trạng bị xâm hại cũng không dài như trường<br /> hợp trẻ không nói ra và không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào.<br /> Những dấu hiệu sau đây ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục:<br />  Biểu hiện bên ngoài<br /> <br /> <br /> Quần áo bị rách, nhàu nát, bẩn.<br /> <br /> <br /> <br /> Có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể<br /> <br />  Dấu hiệu về thể chất<br /> Đau, sưng, ngứa, xước, bầm tím, chảy máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các<br /> vị trí khác nhau trên cơ thể<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đau buốt khi đi tiểu hoặc đại tiện<br /> <br /> <br /> <br /> Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục<br /> <br />  Biểu hiện hành vi<br /> <br /> <br /> Di chuyển khó khăn, ngồi khó khăn<br /> <br /> Có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bên ngoài<br /> quá mức...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục<br /> <br /> <br /> <br /> Có biểu hiện nói dối<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 247<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> <br /> Giờ giấc sinh hoạt thay đổi<br /> <br /> <br /> <br /> Xa lánh, ngại tiếp xúc với mọi người<br /> <br />  Biểu hiện về tinh thần<br /> <br /> <br /> Có ý nghĩ bất thường về tình dục (sợ hãi, thích thú...khi nhắc đến chủ đề tình dục)<br /> <br /> <br /> <br /> Sợ hãi,lo âu, trầm cảm không rõ nguyên nhân<br /> <br /> <br /> <br /> Phấn khích quá mức khi nói về tình dục<br /> <br /> <br /> <br /> Thất thường, dễ vui, dễ nổi cáu<br /> <br /> <br /> <br /> Thích thú đặc biệt với những hình ảnh, chủ đề về tình dục<br /> <br /> 7. Những trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục<br /> Trẻ em có nguy cơ: Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục không phân biệt<br /> dân tộc, học vấn, điều kiện kinh tế, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân. Tuy nhiên một số trẻ<br /> em thuộc các nhóm sau được nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác:<br /> – Trẻ em từ các gia đình khó khăn<br /> – Trẻ em sống trong gia đình khuyết thiếu chỉ có cha hoặc mẹ<br /> – Trẻ em chậm phát triển<br /> – Trẻ em từ vùng các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn<br /> hoặc đặc biệt khó khăn…<br /> – Trẻ em sống trong hoàn cảnh có nhiều cám dỗ<br /> 8. Những hoạt động của nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện nhằm phòng<br /> ngừa xâm hại tình dục trẻ em<br /> Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn xã<br /> hội, nó để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho một cá nhân, một gia đình mà là<br /> cả xã hội. Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em cần có sự vào<br /> cuộc của cả cộng đồng trong đó có sự tham gia của các nhân viên công tác xã hội (NV<br /> CTXH)<br /> Một số hoạt động mà NV CTXH có thể tổ chức để giúp trẻ em nâng cao nhận thức<br /> góp phần ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em:<br />  Hoạt động về việc nhận biết các sự đụng chạm an toàn, đụng chạm gây bối<br /> rối và đụng chạm không an toàn<br />  Hoạt động: Các sự đụng chạm<br /> Mục tiêu:<br /> Giúp học viên (HV) biết được thế nào là sự đụng chạm an toàn, sự đụng chạm gây<br /> bối rối và sự đụng chạm không an toàn.<br /> Cách tiến hành:<br /> NV CTXH đưa câu hỏi động não:<br /> + Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy thích, thấy dễ chịu, và thoải mái.<br /> + Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy bối rối.<br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 248<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> + Những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy tức giận, khó chịu, thấy bị xúc<br /> phạm.<br /> * Sự đụng chạm an toàn: là những đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được tôn<br /> trọng, được quan tâm, chăm sóc, cảm thấy thỏai mái và dễ chịu. Những sự đụng chạm này<br /> không làm hạ thấp nhân phẩm của người nhận. Tất cả mọi người đều cần nhận được những<br /> sự đụng chạm đó.<br /> * Sự đụng chạm gây bối rối: là những hành động làm người nhận cảm thấy không<br /> thoải mái, không dễ chịu, bối rối hoặc có cảm giác không chắc chắn. Những đụng chạm<br /> này không giống với những đụng chạm mà trẻ em thuờng nhận được thể hiện sự quan tâm<br /> chăm sóc. Sự đụng chạm gây bối rối xảy ra khi người nhận không hiểu hoặc hiểu sai chủ<br /> định của người gây ra đụng chạm.<br /> * Sự đụng chạm không an toàn: Là những hành động làm tổn thương người nhận;<br /> làm cho người nhận cảm thấy cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến.<br />  Hoạt động về xâm hại tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại tình dục trẻ em<br />  Hoạt động: Thảo luận các câu chuyện<br /> Mục tiêu: Giúp HV<br /> - Biết được ai là thủ phạm, ai là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em hoặc quấy<br /> rối tình dục; các biểu hiện của xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại,<br /> quấy rối tình dục.<br /> - Tìm hiểu về cách ứng phó và tự bảo vệ bản thân mình khỏi nguy cơ bị xâm hại<br /> Cách tiến hành:<br /> Bước 1: Thảo luận nhóm<br /> NV CTXH chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một câu chuyện cùng các câu hỏi thảo<br /> luận.<br /> Chuyện của T.L<br /> T.L mới 13 tuổi, học lớp 6. Em sống cùng với bà ở một vùng quê quê thuộc tỉnh<br /> Đồng Nai. Chiều 21/4/1998, trên đường đi học về, T.L đã bị dụ dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở<br /> may mũ bông vải của ông Q. Tại đây, em đã phải làm việc đến 11-12 giờ đêm, bị ăn đói, bị<br /> đánh đập mà mỗi tuần chỉ được 1 ngàn đồng. Không những thế, em còn bị cha con ông Q<br /> cưỡng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ hãi, T.L đã thắt cổ tự tử nhưng không chết. Sau hơn 4 tháng<br /> sống trong địa ngục trần gian nhà ông Q, cuối cùng, gia đình mới tìm được em và nhờ có<br /> công an can thiệp, T.L mới được trả về gia đình trong tình trạng ốm yếu, ngớ ngẩn phải nằm<br /> điều trị tại bệnh viện tâm thần.<br /> Câu hỏi thảo luận:<br /> <br /> <br /> Nạn nhân bị xâm hại tình dục là ai? Trẻ em trai có thể bị xâm hại tình dục<br /> không?<br /> <br /> <br /> <br /> Thủ phạm là ai? Người ấy có quan hệ như thế nào với nạn nhân?<br /> <br /> <br /> <br /> Các biểu hiện của quấy rối tình dục, xâm hại tình dục?<br /> <br /> <br /> <br /> Nạn nhân đã bị những tổn thương về cơ thể và tâm lý như thế nào?<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 249<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2