intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng

Chia sẻ: Cong Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

1.171
lượt xem
529
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong thủy lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy cảm”, rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người, vậy nên Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) được coi là khá mạnh bạo khi lần đầu tiên tổ chức hội thảo “Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc). Và cũng chính vì sự nhạy cảm của chủ đề mà Ban tổ chức đã đưa ra đầu bài: Hội thảo tập trung đề cập đến phần “dương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng

  1. Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng: Mê tín hay khoa học ? Phong thủy lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy cảm”, rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người, vậy nên Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) được coi là khá mạnh bạo khi lần đầu tiên tổ chức hội thảo “Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc). Và cũng chính vì sự nhạy cảm của chủ đề mà Ban tổ chức đã đưa ra đầu bài: Hội thảo tập trung đề cập đến phần “dương trạch” quan hệ đến kiến trúc (KT) và quy hoạch xây dựng (QHXD)… Khái niệm đa chiều Có rất nhiều ý kiến định dạng phong thủy (PT) được đề cập tại hội thảo. Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, PT là một hiện tượng văn hóa có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưu truyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường. PGS Lê Kiều thì “định nghĩa”: PT là địa thế, địa hình, là đất và nước quanh ta. PT là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó. PT còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn, sao trời, vũ trụ trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên PT vừa gần gũi vừa xa lạ với con người… Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhận định: PT là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý, lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹ thuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, môi trường sinh thái, nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội nhân văn (tâm lý cư trú cá nhân, cộng đồng tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữa vật thể và phi vật thể… Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay PT vẫn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho biết: PT phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch. Dương trạch nghiên cứu về thế giới “dương”, nơi con người sống và làm việc, đó là nhà ở, công sở, đô thị. Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “âm”, nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ… Một lý do khác khiến PT càng trở nên “nhạy cảm” là vì “việc lãnh hội thi hành PT khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhận PT qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi). Hay “Lý luận cơ bản của PT (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất trừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ra một vẻ bí hiểm.
  2. Đọc và nghe về PT thấy một không khí sống chết đan xen, trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thể tin, có thể không tin nhưng cũng sợ (PGS Lê Kiều). Đơn giản hơn do “thiếu nghiên cứu, thiếu tư liệu, PT đã được xem như là một lĩnh vực huyền bí, siêu thực (GS.TS Nguyễn Bá Đang). Sức hấp dẫn của phong thủy Chính vì không được nhìn nhận một cách công khai nên trong các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân, nếu có tham khảo PT thì cũng chỉ là tự phát, tùy tiện, dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình với một thầy phong thủy nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm, đánh giá nào. Ông Nguyễn Văn Vịnh nêu một thực tế là giờ đây vào bất cứ nhà sách nào cũng có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp sếp nội thất, ngoại thất theo phong thủy… Nhiều sách đến mức những người iét kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục đích sử dụng. Theo ông Vịnh, tình hình này chứng tỏ hai vấn đề. Thứ nhất, PT được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng. Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật PT. Còn theo ghi nhận của giới báo chí, hội thảo thu hút hàng trăm kiến trúc sư trong cả nước tham dự. 24 người đã gửi bài tham luận, trong đó có những bài tham luận dày cộm, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu. Các diễn giả diễn thuyết say sưa, tranh luận đến cùng… Tất cả các yếu tố này cho thấy giới làm nghề kiến trúc đặc biệt hứng thú, quan tâm đến phong thủy. Thái độ nào dành cho phong thủy? Cho dù cách tiếp cận vè PT còn khác nhau, cách hiểu cũng chưa hẳn đồng nhất nhưng các ý kiến tại hội thảo có điểm có điểm chung là nghiên cứu, nhìn nhận PT theo hướng khoa học. TS.KTS Lê Đình Tri cho rằng: “Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học,
  3. PT chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý con người”. PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: PT không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. PT chỉ đơn giản là phương cách để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn. Ths. KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “Lý luận PT về dương trạch có nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tam khảo khi xây dựng, sửa chữa nhà ở”. Đến đây, vấn đề mà các đại biểu quan tâm là có thể ứng dụng, tham khảo PT trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng như thế nào? Ông Nguyễn Cảnh Mùi cho rằng: PT theo cách của kiến trúc hiện đại là phải đáp ứng những nguyên tắc như có cảnh quan tự nhiên đẹp, địa thế hài hòa, cao ráo, kết cấu vững chắc, ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, nguồn nước sạch sẽ, không có tiếng động, ồn ào, giao thông thuận lợi. Cảnh quan nhân văn thuận theo đạo lý tự nhiên… TS Doãn Quốc Khoa thì bày tỏ quan điểm cá nhân: Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa nói chung, những giá trị của PT có thể học tập, kế thừa trong QH xây dựng chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. Cụ thể, đó là phương pháp tư duy tổng hợp; tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng; giá trị nhận thức về mối quan hệ tác động con người – môi trường xây dựng, giá trị về vận dụng triết lý Phương Đông trong tổ chức không gian; giá trị về tính linh hoạt, không giáo điều trong vận dụng các nguyên tắc tổ chức không gian. Giá trị về tính hài hòa, cân bằng. Giá trị về kiến trúc – quy hoạch xây dựng nhiệt đới Việt Nam. Phát biểu hội thảo, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn kết luận: PT là một loại hình văn hóa được xã hội, người dân Châu Á nghiên cứu, xem xét, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, PT cũng đã bắt đầu tràn sang các nước Châu Âu, bằng chứng là nhiều KTS Châu Âu đã đặt vấn đề nghiên cứu PT trong các dự án đô thị, nhà ở.
  4. Các bài tham luận tại hội thảo đều cho rằng PT là khoa học, có giá trị ứng dụng trong thực tế cuộc sống, giúp con người có môi trường sống tốt hơn. Do vậy, nên chăng PT cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để nhận dạng bản chất khoa học và nếu thực sự PT là khoa học thì cũng nên chăng cần được nghiên cứu ứng dụng trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng và đưa vào giáo. ………………………………………… 6 lời khuyên cho phong thủy Theo thuật Phong thủy, cách bạn trang trí nhà cửa có một ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nếu nhà bạn hay môi trường làm việc ở giữa đống đồ đạc lộn xôn, bừa bãi thì tài chính, sức khỏe, đời sống tình cảm cũng sẽ có tình trạng tương tự. Muốn tránh được những điều đó, các bạn nên tham khảo 6 lời khuyên sau. - Một môi trường lộn xộn và bừa bãi làm cản trở sự lưu thông của các nguồn năng lượng. Hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà cửa hay văn phòng và vứt bỏ những thứ không cần đến nữa hoặc quá lâu không sử dụng. - Nếu có thứ gì cần sửa chữa, cách đơn giản là khắc phục ngay hoặc loại bỏ nó. - Để ý tới cả những vật nhỏ đã chất đống lên từ lâu như các loại hoá đơn điện nước hay thư từ. Làm việc đó nghĩa là bạn đã bắt đầu với một việc không mang tính ràng buộc và giúp bạn lấy lại cảm giác thích sự sạch sẽ. - Sử dụng cây xanh trong môi trường sinh hoạt, chăm sóc chúng cẩn thận và tưới nước đều đặn. Những loại cây lá tròn được mọi người ưa thích hơn cả. - Các sơ đồ thiết kế nên giới hạn vì việc thực hiện có thể tiêu tốn nhiều tiền và gây ra những vấn đề về sức khỏe. - Tránh treo đèn có ánh sáng quá chói trên trần nhà và hạn chế tối đa những vật dụng có góc cạnh sắc nhọn. …………………………………………… 5 nguyên tắc phong thủy cơ bản Phong thủy là nghệ thuật sắp đặt các món đồ trong nhà để tạo ra dòng chảy năng lượng tốt nhất cho bạn. Nó bao gồm một loạt nguyên tắc cơ bản để tạo nên một nơi trú ẩn yên bình, khỏe mạnh. Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhất. 1. Dọn dẹp những đống bừa bộn Hãy loại bỏ những thứ bạn không cần để dành chỗ cho những thứ cần thiết khác.
  5. 2. Tạo màu xanh cho ngôi nhà Cây cảnh vừa làm sạch không khí mà cũng làm cho căn nhà tươi sáng hơn. Nên tránh những cây có gai nhọn, như xương rồng. 3. Vứt đồ vật bị vỡ Theo nguyên tắc phong thủy, những món đồ bị vỡ tạo ra sự bực bội và bi quan. Đó không phải là thứ mà bạn cần giữ ở quanh. 4. Đặt đồ đúng vị trí Chỗ bạn đặt các món đồ trong nhà có một ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của bạn. Vì vậy hãy tham khảo các chuyên gia hay sách phong thủy để xem nên đặt các đồ vật ở đâu, từ giường ngủ cho tới xô rác. 5. Tạo bức tranh hoàn hảo Đặt quanh mình những tác phẩm nghệ thuật tích cực, có ý nghĩa sẽ tạo ra một môi trường lạc quan và thể trạng tươi tỉnh. ………………………………………… Giải pháp khắc phục nhược điểm của nhà và đất Có hai cách giải quyết các khó khăn trở ngại là: nhập thế và xuất thế.Cánh nhập thế là giải pháp hợp lý theo kinh nghiệm và hiểu biết của chúng ta. Nhưng quan trọng không kém là cách chữa xuất thế, không hiểu được bằng lý luận thông thường và rất bí mật. Cách chữa nhập thế trên các bình diện của nó song hành với các tư tưởng hiện đại của vật lý, y khoa và trang trí. Cách chữa xuất thế thì cách xa tầm hiểu biết, khám phá nó như nằm trong tiềm thức của chúng ta vậy. Kết quả mỹ mãn cách chữa xuất thế của môn Phong thủy là làm tăng luồng vận khí. Đặc tính phổ biến của thuật xuất thế được thực hành qua 3 kỹ thuật căn bản sau đây: 1. Phương pháp tiếp khí: bằng cách tháp khí từ một nơi hay từ dưới lòng đất cách xa đó.
  6. 2. Phương pháp bình khí: để làm môi trường xung quanh hoà nhập vào nhau. Nếu căn nhà có hình thù kỳ dị thì hãy tạo ra phong cảnh hay kiến trúc phụ thuộc để tạo quân bình. 3. Phương pháp nổi bật: để gia tăng và bổ sung khí vận - bằng cách trang bị thêm một bóng đèn sáng, vòi phun nước, bể nuôi cá làm sinh động không khí yếu và tù hãm cũng như làm khí vận chuyển khắp nhà. Mặt khác, ta dùng vật có thanh nhạc như quạt gió, khánh hay chuông. …………………………………………………………………………………………. Những điều cần tránh theo Phong thuỷ Ứng dụng Phong thuỷ vào cuộc sống để có một không gian hài hoà, một môi trường tươi sáng và hướng tới một cuộc sống bình an các bạn cũng nên quan tâm tới những cái "KHÔNG" trong Phong thuỷ. Không được thờ Quan Âm và Quan Đế (Quan Vân Trường) cùng một nơi hay đối diện nhau. Không được đặt bàn thờ gia tiên cao hơn bàn thờ Thần, Tiên. Nên đặt bên dưới. Không nên chọn loại bàn ăn có hình tam giác và nhiếu góc cạnh và tránh bày chiếu thẳng với cửa ra vào. Không được kê bể cá cảnh đối diện với bếp nấu, vì sẽ gây xung khắc Thuỷ (bể cá) và Hoả (bếp nấu). Không được kê bể cá cảnh dưới tượng thần tài, tam đa, như vậy sẽ làm tổn hao tài lộc vì phạm câu "Chính Thần Hạ Thuỷ". Không để đầu giường bị nắng chiếu vào, trong phong thuỷ đầu giường bị nguồn sáng mạnh chiếu vào gọi là "Hung quang". Sẽ gây cho bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy, các nguồn sáng mạnh khác chiếu vào đầu giường sẽ ảnh hưởng không tốt tới "số đào hoa" của bạn. Không để đầu giường hướng vào gương lớn, sẽ ảnh hưởng sức khỏe và tình cảm vợ chồng còn ảnh hưởng tới cả tài vận và đường con cái.
  7. Không để đầu giường hướng thẳng ra toa lét, bạn đã phạm phải "Hung vi". Do toa lét luôn tỏa ra mùi xú uế và tiếng nước dội rửa làm bạn khó ngủ và làm thần kinh bạn luôn căng thẳng. Không để đầu giường nằm dưới xà, dầm, trong phong thủy gọi là "hung hình". Dầm ngang nằm bất kỳ bên trên nơi nào của giường đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bộ phận đó. Nếu dầm ngang vắt ngang qua đầu giường sẽ làm bạn luôn cảm thấy nhức đầu, đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan. Không để đầu giường không kê sát vào đâu cả, bạn sẽ khó được sự giúp đỡ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải, uể oải trong mọi công việc Không để cây trông trong nhà, cơ quan bị chết hoặc héo úa, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa các thành viên và với đối tác bạn hàng, nên loại bỏ những cây cối chết hoặc héo úa đi. Không để phía trước sau trồng nhiều cây âm có nhiều rễ, cây leo hoặc có củ, nên trồng những cây dương tính như tre trúc. Không để xà nhà nằm ngang căn phòng, rất bất lợi cho quan hệ cũng như tình cảm, sự hưng thịnh khó lâu dài nên để tượng Phật di lặc cười hoặc treo đôi sáo trúc ở hai bên đầu xà. Không để đường đi thông phía trước ra sau nhà, bất lợi cho quan hệ trong công ty, nhân viên hay thay đổi di chuyển, tài lộc khó tụ, nên dùng bình phong che chắn hoặc thay đổi vị trí. Cấm kỵ Phong Thủy và cách hoá giải - Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau. - Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà. - Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà. - Nhà có cửa chính thông với cửa hậu. - Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau : Theo Phong Thủy, nếu hai nhà có cửa chính xung đối sẽ làm cho khí nhà này xung thẳng vào cửa nhà kia nên chắc chắn sẽ có một nhà bị xấu. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc chuông gió treo ở cửa. Gương trong Phong Thủy có tác dụng phản xạ lại luồng khí bay tới, nhưng việc sử dụng gương phải hết sức cẩn thận, không được sử dụng bừa bãi vì gương có thể phạn xạ cả cát khí.. Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa hoặc dùng các loại cầu thuỷ tinh treo để hoá giải. - Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà : Nếu có con đường đâm thẳng vào nhà thì hung khí sẽ dội thẳng vào nhà. Ở nhà này không yên ổn dễ sinh thị phi bệnh tật, hao tổn tài lộc. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc xây tường cao để chắn. Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa.
  8. - Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà : Nếu có dốc cao chạy thẳng vào nhà thì khí sẽ xung thẳng vào nhà hoặc khí đổ thẳng ra đường. Khí vận chuyển trong ngôi nhà cũng như mạch máu trong cơ thể, phải thu nạp sinh khí và xuất đi uế khí. Khí vận chuyển phải quanh co uốn lượn không được xộc thẳng vào hoặc xộc thẳng ra ngoài. Trường hợp này cần xây nhiều bậc lên xuống để giảm xung khí và treo rèm ở cửa ra vào. Dùng thêm chó đá, đôi con nghê, hoặc tượng Quan Công, tượng Phật Bà chế ở vị trí dốc cao đâm vào nhà. - Nhà có cửa chính thông với cửa hậu : Nếu cửa chính thông với cửa hậu và cửa giữa (nếu có) thì tạp thành thế ba cửathông nhau. Khí vào sẽ bị thất tán hết, chủ tiền tài không vượng, hao tổn tiền tài, khng cầm giữ được tài lộc. Trường hợp này cần sửa lại cửa hoặc đặt bình phong chắn ở giữa để cửa chính và cửa phụ không nhìn thấy nhau nữa. Dùng cầu thuỷ tinh treo ở vị trí thông giữa hai cửa, dùng tượng rùa đầu rồng hoặc tượng Tam Đa che chắn ở phía cửa phụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2