intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong trào công nhân

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

164
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong trào công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân được bổ sung thêm hơn 12 vạn người. Về chất lượng, sau chiến tranh nhiều thủy thủ, línhthợ được hồi hương; trong hành trang nghèo khó của mình mang về nước có cả những hiểu biết mới, tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu. Phong trào công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong trào công nhân

  1. Phong trào công nhân Phong trào công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân được bổ sung thêm hơn 12 vạn người. Về chất lượng, sau chiến tranh nhiều thủy thủ, línhthợ được hồi hương; trong hành trang nghèo khó của mình mang về nước có cả những hiểu biết mới, tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu. Phong trào công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân được bổ sung thêm hơn 12 vạn người. Về chất
  2. lượng, sau chiến tranh nhiều thủy thủ, línhthợ được hồi hương; trong hành trang nghèo khó của mình mang về nước có cả những hiểu biết mới, tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu. Trong khi đó, cuộc sống của họ càng trở nên cùng quẫn. Những điều kiện đó đã thôI thúc họ đứng dậy đấu tranh. Những hình thức đấu tranh thấp như: bỏ việc, phá giao kèo vẫn được tiếp tục, nhưng công nhân cũng đã sử dụng thường xuyên hơn hình thức đấu tranh đặc thù là bãi công. Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau : - Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sácnô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri. - Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp
  3. đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ. - Năm 1921 , Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức được nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước. Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn. Nét mới ở cuộc đấu tranh này là sự tập hợp đông đảo thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là "dấu hiệu của thời đại mới". Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi
  4. một mục đích : đòi tống cổ tên đốc công tàn ác. Tiêu biểu nhất cho phong trào công nhân giai đoạn này là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) tháng 8-1925. Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến tháng 1
  5. 1-1925 mới xong. Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo. Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng. Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương IX – Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.260 – 262.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2