Vai trò của công nhân trong Xô Viết Nghệ Tĩnh
lượt xem 20
download
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh: "Năm 1930 - 1931, khi Đảng ta mới ra đời, một phong trào lớn mạnh đã dâng lên trong cả nước, mà đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh…"(1). Xô viết Nghệ Tĩnh là một trong những sự kiện lịch sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Để làm nên sự kiện lịch sử oanh liệt ấy, giai cấp công nhân Nghệ An với tư cách vừa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của công nhân trong Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Vai trò của công nhân trong Xô Viết Nghệ Tĩnh Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh: "Năm 1930 - 1931, khi Đảng ta mới ra đời, một phong trào lớn mạnh đã dâng lên trong cả nước, mà đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh…"(1). Xô viết Nghệ Tĩnh là một trong những sự kiện lịch sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Để làm nên sự kiện lịch sử oanh liệt ấy, giai cấp công nhân Nghệ An với tư cách vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là đội quân chủ lực đã có vai trò to lớn đi đầu trong các cuộc biểu tình, đấu tranh chống đế quốc phong kiến, lập nên Chính quyền Xô Viết công nông đầu tiên ở các xã, huyện trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẳng định vai trò của Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh: "Năm 1930 - 1931, khi Đảng ta mới ra đời, một phong trào lớn mạnh đã dâng lên trong cả nước, mà đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh…"(1). Xô viết Nghệ Tĩnh là một trong những sự kiện lịch sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Để làm nên sự kiện lịch sử oanh liệt ấy, giai cấp công nhân Nghệ An với tư cách vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là đội quân chủ lực đã có vai trò to lớn đi đầu trong các cuộc biểu tình, đấu tranh chống đế quốc phong kiến, lập nên Chính quyền Xô Viết công nông đầu tiên ở các xã, huyện trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẳng định vai trò của công nhân, báo Vô sản lúc bấy giờ viết: "Công nhân Bến Thủy đã mở đầu cao trào đấu tranh nhưng nông dân Thanh Chương, Nam Đàn đã lập Xô Viết"(2). Ngay sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động phong trào đấu tranh rộng lớn trong toàn quốc. Ở Nghệ An, từ tháng 3 đến cuối tháng 4-1930, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ và Công hội đỏ, công nhân đã tổ chức 5 cuộc bãi công lớn; điển hình là các cuộc bãi công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp (13-3-1930), công nhân Nhà máy Diêm (16-3-1930). Các cuộc bãi công đã tập trung đòi giới chủ tăng lương, giảm giờ làm, không được đuổi việc công nhân bãi công.
- Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động phong trào đấu tranh để kỷ niệm ngày Quốc tế lao động lần đầu tiên tại Việt Nam. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, công nông Nghệ Tĩnh đã tổ chức cuộc đấu tranh rộng lớn tại Vinh - Bến Thủy. Rạng sáng ngày 30-4, công nhân đọc truyền đơn rải trước các nhà máy do các hội viên Công hội đỏ rải trước đó. Truyền đơn viết: "Hỡi anh em thợ thuyền, dân cày, binh lính, thanh niên, học sinh! Hỡi tất cả anh em, chị em bị bóc lột dã man! Ngày 1-5 đã gần đến rồi. Trước đây 41 năm, vô sản giai cấp thế giới đã quyết định lấy ngày 1-5 làm ngày Quốc tế lao động. Ngày 1-5 năm nay, vô sản giai cấp Việt Nam cùng với vô sản các nước bị bóc lột đè nén thị uy để phản kháng lại cường hào, đế quốc"(3). Sáng sớm ngày 1-5-1930, hàng ngàn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc... tổ chức tuần hành kéo về Bến Thủy, cùng với công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy kỷ niệm ngày Quốc tế lao động. Đoàn biểu tình được sự hỗ trợ của công nhân ở ngoài các nhà máy, tiến về Nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi, hô vang khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ, tăng tiền lương, tự do bãi công. Lính, mật thám, cảnh sát đã dùng vũ khí đàn áp, đoàn biểu tình vẫn siết chặt hàng ngũ và tiếp tục hô vang khẩu hiệu. Khí thế hiên ngang của đoàn biểu tình đã lôi cuốn nông dân một số xã ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tham gia. Không ngăn được đoàn biểu tình, đế quốc Pháp buộc phải dùng vũ khí đàn áp, cuộc xung đột giữa những người biểu tình tay không với binh lính có vũ khí đã diễn ra. Bọn lính đã dùng súng bắn xả vào đoàn biểu tình làm 6 người chết, 10 người bị thương. Không lùi bước, đoàn người vẫn xông lên, kẻ thù vây bắt hơn 100 người khác. Cuộc biểu tình ngày 1-5- 1930 đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh. Cuộc biểu tình đã thể hiện tính tiên phong của giai cấp công nhân, sức mạnh tập hợp và lôi kéo giai cấp nông dân tham gia phong trào đấu tranh. "Công nhân
- Vinh - Bến Thủy đã mở đường đấu tranh, cờ đỏ phấp phới khắp Nghệ An, các tỉnh khác đang sôi nổi. Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến"(4). Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 ở Vinh - Bến Thủy đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của công nhân và nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngay sau khi cuộc biểu tình ở Vinh - Bến Thủy bị đàn áp, hàng chục cuộc đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh lại diễn ra. Điển hình là các cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy diêm, Nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi, Nhà máy cưa Thái Hợp; nông dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên (Nghệ An), Can Lộc (Hà Tĩnh). Theo thống kê “từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8-1930, toàn quốc có 27 cuộc đấu tranh dưới hình thức bãi công, đình công, biểu tình thì Nghệ Tĩnh chiếm 17 cuộc”(5). Phong trào đấu tranh của công nhân đã tác động mạnh mẽ đến nông dân. Nông dân được giác ngộ về ý thức và phương pháp đấu tranh thông qua sự tuyên truyền của các đảng viên cộng sản, các hội viên nông hội và trực tiếp tham gia các cuộc đấu tranh của công nhân. Do vậy, bất chấp những cuộc đàn áp đẫm máu và những thủ đoạn xảo quyệt của chính quyền thực dân phong kiến, từ đầu tháng 9-1930, phong trào đấu tranh đã lan ra mạnh mẽ khắp các huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với những cuộc đấu tranh quy mô lớn, ngày càng quyết liệt. Ngày 30 tháng 8 năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, 3000 nông dân huyện Nam Đàn đã tập trung kéo về thị trấn Sa Nam, tràn vào huyện đường, đốt hồ sơ, phá nhà giam, giải thoát tù nhân. Cuộc đấu tranh đã buộc Tri huyện chấp nhận yêu sách của đoàn biểu tình. Cuộc biểu tình lịch sử ngày 1-9-1930 của 20.000 nông dân huyện Thanh Chương được coi là mốc mở đầu đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh. Tiếp đến là các cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân các huyện Can Lộc ngày 7-9, Cẩm Xuyên ngày 9-9 (Hà Tĩnh); ngày 10-9, nông dân và ngư dân huyện Nghi Lộc biểu tình đòi "Xóa bỏ chế độ thu tiền nhập khẩu và không được hà hiếp dân đánh cá"; cuộc biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên và xã Nam Kim (Nam Đàn) ngày 12-9-1930 bị đế quốc tàn sát
- dã man làm 217 người chết, 125 người bị tổn thương và hàng chục người bị bắt giam đã làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế. Sau vụ đàn áp dã man đoàn người biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9, Công hội đỏ đã phát động công nhân các nhà máy, các đồn điền liên tục biểu tình, đình công phản đối sự đàn áp dã man của đế quốc phong kiến và ủng hộ phong trào đấu tranh của bà con nông dân các huyện. Tính từ cuộc biểu tình của công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy ngày 13-9-1930, ủng hộ làn sóng đấu tranh của nông dân và phản đối đàn áp dã man của đế quốc phong kiến đến tháng 5-1931, công nhân đã tổ chức 24 cuộc bãi công, đình công, biểu tình ủng hộ nông dân và đòi tăng lương, chống khủng bố. Sau vụ tàn sát dã man những người biểu tình ngày 12-9, nông dân các huyện Nghệ An, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, làm cho bộ máy chính quyền một số huyện, xã rệu rã; chính quyền cách mạng được hình thành tại nhiều thôn xã ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở Nghệ An, các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, các thôn xã đều lập chính quyền Xô Viết. Ở Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 170 làng có Nông hội đỏ trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, quản lý công việc làng xã.(6) Từ những sự kiện lịch sử diễn ra trong cao trào cách mạng 1930-1931, khẳng định: Giai cấp công nhân ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã thể hiện vai trò to lớn, tiên phong cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh. Từ khi mở đầu đến lúc phong trào tạm thời bị đế quốc Pháp và phong kiến nhấn chìm trong biển máu, công nhân không chỉ giữ vai trò lãnh đạo, mà còn là đội quân chủ lực, đi đầu trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Công nhân không chỉ có khả năng lãnh đạo, đấu tranh với kẻ thù mà còn thể hiện khả năng tập hợp lực lượng, lôi kéo giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội tham gia cách mạng. Đánh giá vai trò, ý nghĩa to lớn của giai cấp công nhân, của cao trào cách mạng 1930-1931, đồng chí Lê Duẩn - Nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: "Thành quả lớn lao nhất của cao trào cách mạng 1930-1931, thành quả của một cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến sau đó không thể xóa nổi là ở
- chỗ: Nó khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin sức mạnh của mình…"(7). Kỷ niệm 80 năm Xô viết Nghệ Tĩnh 12-9-1930/12-9-2010, trong lúc toàn Đảng, toàn dân nô nức hướng về đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, những bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cao trào cách mạng 1930-1931 vẫn luôn luôn giữ nguyên giá trị./. Chú thích: 1. Xô viết Nghệ Tĩnh, Tiểu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng - Tỉnh ủy Nghệ An, NXB Nghệ An, năm 2000, trang 3. 2. Báo "Người lao khổ", Cơ quan Tuyên truyền của xứ ủy Trung kỳ, số đặc biệt ra ngày 2-9 và 5-10 năm 1930, Lưu trữ tại LĐLĐ tỉnh Nghệ An. 3. Lịch sử phong trào công nhân thành ph ố Vinh, Nguyễn Quốc Hồng, NXB Nghệ An, năm 2004, trang 67. 4. Những sự kiện lịch sử phong trào công nhân Nghệ Tĩnh, tập 1, Nguyễn Quốc Hồng - Đặng Thanh Quê, NXB NA; năm 1984, trang 51. 5. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Nghệ Tĩnh, tập 1 (1885-1945), LHCĐ Nghệ An, NXB Lao động, năm 1987. 6. Xô viết Nghệ Tĩnh (sđd), tr 90. 7. Xô viết Nghệ Tĩnh (sđd), tr 161.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
10 p | 261 | 16
-
Nâng cao vai trò của truyền thông về công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
5 p | 128 | 15
-
Vai trò của cộng đồng trong phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống
7 p | 66 | 8
-
Vai trò của văn học trong đời sống văn hóa - xã hội đương đại (khảo sát qua hiện tượng văn học Nguyễn Nhật Ánh)
9 p | 33 | 6
-
Nhân học và vai trò của nhà nhân học
8 p | 72 | 5
-
Quán triệt tư tưởng của Ph.Ăng ghen vào phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước
6 p | 75 | 5
-
Vai trò của đạo đức trong nghiên cứu khoa học
7 p | 75 | 4
-
Vai trò của Thiên Hậu trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Hoa tại tỉnh Đồng Nai
7 p | 12 | 4
-
Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
8 p | 41 | 4
-
Vai trò của công tác giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong việc hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng của sinh viên trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
6 p | 65 | 4
-
Phát huy vai trò của trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
3 p | 11 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Lạc Tỷ II - tỉnh Hậu Giang
13 p | 16 | 3
-
Vai trò của hương ước trong cộng đồng làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng
11 p | 16 | 3
-
Phát huy vai trò của giảng viên trong đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị tại Học viện An ninh nhân dân
7 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu vai trò của công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị cho cán bộ trẻ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
3 p | 8 | 2
-
Thông tin xã hội học: Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ người già ở Thái Lan - Lưu Đình Nhân
3 p | 102 | 2
-
Nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng cư dân nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của Đền Chòi (xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
10 p | 63 | 2
-
Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn