YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận môn Công tác xã hội với người khuyết tật: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật
2.307
lượt xem 356
download
lượt xem 356
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật nhằm trình bày về khái niệm chung về người khuyết tật, phân loại các dạng khuyết tật, một số vấn đề gặp phải của ng ời khuyết tật trong cuộc sống.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Công tác xã hội với người khuyết tật: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI -------- -------- Bài tiểu luận MÔN C ÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHU YẾT TẬT ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA NGƯ ỜI KHUYẾT TẬT Giảng viên : THs. Nguyễn Hiệp Thương Sinh viên : Bùi Thị Huệ Lớp : K58D - CTXH HÀ NỘI – 2011 MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................3 PHẦN HA I: NỘ I DUN G ..................................................................................................4 CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG ....................................................................................................4 1.1. Khái niệm người khuyết tật.......................................................................................4 1.2. Phân loại các dạ ng khuyết tật ..................................................................................6 1.3. Công tác xã hội ............................................................................................................6 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬ T.............................................................7 2.1. Trên thế giới...................................................................................................7 2.2. Ở Việt Nam...................................................................................................8 2.3. Một số vấn đề gặp phải của ng ười khuyết tật t rong cuộc số ng ....................10 CHƯƠNG III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT ............................................................................................15 PHẦ N BA: KẾT LUẬN......................................................................................17 2
- PHẦN MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế thì những chủ trương chính sách phát triển xã hội thông qua các chính sách đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân cũng ngày càng được chú trọng. Có nhiều lĩnh vực mà những chương trình chính sách an sinh xã hội hướng đến: Xoá đói giảm nghèo, các vấn đề liên quan đến gia đình, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...Và một trong những lĩnh vực mà ngành công tác xã hội rất cần được quan tâm là lĩnh vực khuyết tật, những động thái tạo điều kiện cho sự hoà nhập, nâng cao năng lực cho người khuyết tật (NKT). Pháp lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PL - UBTVQH 10 ngày 30/07/1998 về Người Tàn Tật định nghĩa NKT không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khuyếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hịên dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn qua khái niệm đó ta có thể thấy người khuyết tật có thể gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Hiện nay, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp cận các hoạt động, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập đời sống của cộng đồng. Bản thân NKT không thể hội nhập vào cuộc sống cộng đồng nếu đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà còn cần được sự quan tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như là cầu nối của người khuyết tật để họ có thể dễ dàng hoà nhập với cộng đồng và xã hội từ đó phát huy được khả năng của mình. Chính vì những lý do đó việc làm rõ " vai trò của nhân viên CTXH trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật" là rất cần thiết. 3
- PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm người khuyết tật Trên thế giới Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có ba thuật ngữ có liên quan đến thuật ngữ tàn tật, khuyết tật đó là Khiếm khuyết, Giảm khả năng và Tàn tật. Khiếm khuyết : thuật ngữ này chỉ tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất bình thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh. Giảm khả năng: thuật ngữ này hàm ý nói ở cấp độ cá nhân là tình trạng giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nói, nghe, nhìn hoặc giao tiếp). Tàn tật: thuật ngữ này hàm ý nói ở cấp độ xã hội là những thiệt thòi mà một người phải chịu do bị khuyết tật. Hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm khuyết hoặc giảm khả năng với những rào cản trong môi trường xã hội, văn hoá hoặc vật chất, làm cho cá nhân này không thể tham gia một cách bình đẳng vào cuộc sống cộng đồng chung hoặc hoàn thành một vai trò bình thường. Như vậy, trên thế giới quan niệm về người khuyết tật cơ bản là giống nhau về bản chất vấn đề, nhưng cách diễn đạt cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo Công ước về quyền của người khuyết tật ngày 06 tháng 12 năm2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Theo đạo luật số 7277 với tên gọi là “Đạo luật tạo nên sự phục hồi chức năng, tự phát triển và tự tin cho người khuyết tật và hòa nhập người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác” được thông qua bởi Thượng nghị viện và Hạ nghị viện của Quốc hội Phillipines vào ngày 12 tháng 7 năm 1991 quy định: 4
- Người khuyết tật – là người có sự khác biệt về khả năng và hạn chế do khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm thần để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường. Cùng với khái niệm về người khuyết tật, đạo luật số 7277 của Philipine còn giải thích một số thuật ngữ khác có liên quan đến người khuyết tật, cụ thể như sau: Sự khiếm khuyết là sự mất, giảm hay rối loạn về chức năng, hay cấu trúc cơ thể, tâm lý và hành vi. Khuyết tật có nghĩa là: sự khiếm khuyết về vận động hay trí não có ảnh hưởng đáng kể đến một hoặc nhiều chức năng vận động, tâm thần của một cá nhân hay các hoạt động của cá nhân hoặc được coi là có khiếm khuyết. Ở Việt Nam Khuyết tật và tàn tật là hai từ tiếng Việt để chỉ cùng một khái niệm, hiện nay người ta vẫn dùng song song chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song theo dự thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật. Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” hiện hành, phù hợp với khái niệm và xu hư ớng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định của Luật Người khuyết tật thì người khuyết tật được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” Thông thường từ khuyết tật được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ “tàn” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “khuyết” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là các tên gọi, các nhãn mác cho khái niệm do vậy không cần phải quá câu nệ, cốt yếu là thái độ và hành vi thực tế. Tuy nhiên, xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng từ khuyết tật thay thế cho từ tàn tật. Trong cuộc hội thảo do Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) và Tổ chức cứu trợ và Phát 5
- triển (CRS) thực hiện thì có đến 17 trên tổng số 19 ý kiến cho rằng nên thay cụm từ tàn tật bằng khuyết tật. Ngoài ra, bản thân những người có khiếm khuyết cũng muốn mình được gọi bằng cụm từ khuyết tật hơn. 1.2. Phân loại các dạng khuyết tật Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phương pháp phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó khuyết tật được chia làm 7 loại chính như sau: Khuyết tật vận động (khoèo, cụt, liệt tứ chi, tê liệt thần kinh, vận động khó khăn…). Vận động là khả năng di chuyển tự do từ nơi này đến nơi khác. Có nhiều dạng vấn đề về vận động, từ những khó khăn nhỏ trong chuyển động, đến phải ngồi xe lăn hoặc bị nằm liệt giường. Người suy giảm khả năng vận động gặp khó khăn khi tiếp cận thiết bị đầu cuối công cộng do không gian chật hẹp hoặc do xe lăn không tiếp cận được. Người suy giảm vận động có thể gặp khó khăn trong điều khiển thiết bị khi cơ bắp căng thẳng và co thắt. Họ có thể có hoạt động phát sinh, vô ý, không kiểm soát được và không có mục đích. Khuyết tật thị giác – khiếm thị. Khuyết tật về thính giác – khiếm thính (điếc hoàn toàn, một hoặc cả hai tai). Rối loạn chức năng ngôn ngữ: bao gồm những người không biết nói hoặc chỉ có thể phát âm không rõ ràng, hoặc phải sử dụng tay hoặc viết để thể hiện ý kiến. Khuyết tật về trí tuệ bao gồm những người gặp hạn chế về trí tuệ hoặc nhận thức (chậm phát triển trí tuệ, khó khăn về việc học). Rối loạn thần kinh/ hành vi xa lạ dẫn đến kết quả là thần kinh, như tâm thần phân liệt và suy nhược thần kinh. Chứng động kinh bao gồm những người bị cơn động kinh từ việc mất khả năng tập trung cho đến vô thức mang tính lâu dài với những hoạt động thần kinh không bình thường (kinh niên hoặc định kỳ). Mất cảm giác (bệnh hủi, bệnh phong) bao gồm những người bị nhiễm trùng kinh niên tấn công các mô bề mặt, đặc biệt là da và dây thần kinh, phát triển mạnh ở các phần phụ giống như là ngón tay, ngón chân. 1.3. Công tác xã hội 6
- Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT 2.1. Trên thế giới Theo số liệu của Liên hợp quốc (UN), hiện nay trên toàn cầu có hơn 600 triệu người khuyết tật và cuộc sống hằng ngày của 25% dân số toàn cầu có liên quan với người khuyết tật ở mặt này hay mặt khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì lưu ý rằng 25% dân số toàn cầu ảnh hưởng bởi sự khuyết tật vì nó ảnh hưởng đến toàn gia đình của người khuyết tật, chứ không chỉ có cá nhân người đó, và rằng 80% số người khuyết tật sống trong các nước nghèo (trong đó có Việt Nam) phần lớn trong số họ là những người nghèo và không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản như các trung tâm phục hồi chức năng. Theo thống kê của Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng (ESCAP), trên thế giới có khoảng 650 triệu người khuyết tật, chiếm tỷ lệ trên 10% dân số thế giới; đa phần người khuyết tật sống trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng xã hội và Nhà nước, người khuyết tật vẫn chủ động vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng và khẳng định được vai trò của mình trong gia đình và xã hội. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29,41% người khuyết tật vận động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngôn ngữ, 6,52% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích. Người khuyết tật ở Việt Nam được phân bố trên 8 vùng lãnh thổ như sau: - Vùng Tây Bắc : 157.369 người - Vùng Đông Bắc: 678.345 người 7
- - Vùng Đồng bằng sông Hồng: 980.118 người - Vùng Bắc trung bộ: 658.254 người - Vùng Duyên hải miền Trung: 749.489 người - Vùng Tây Nguyên: 158.506 người - Vùng Đông Nam Bộ : 866.516 người - Vùng ĐBSCL: 1.018.341 người Có thể thấy rằng với sự phân bố như trên, việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ trợ giúp người khuyết tật của nhóm đối tượng này là rất khó khăn vì chủ yếu họ tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các nguyên nhân khác. Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỷ trọng cao nhất là khuyết tật vận động và khuyết tật liên quan thần kinh và trí tuệ, tiếp đến là khuyết tật về thị giác, còn lại các dạng khuyết tật khác đều ở mức dưới 10% so với tổng số người khuyết tật. Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng và phát triển phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người khuyết tật. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do M ỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và hậu quả thiên tai… Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì phần lớn các hộ có người khuyết tật đều có mức sống thấp. Theo đánh giá của các hộ gia đình thì có 32,5% số hộ thuộc loại nghèo (chung của cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình, chỉ có 9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc loại giàu. Hộ càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm, trong nhóm hộ có 01 người khuyết tật, 31% là thuộc diện hộ nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm hộ có 3 người khuyết tật lại lên trên 63%. Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động; 88,9% từ 16 tuổi trở lên chưa được đào 8
- tạo chuyên môn (trong đó chỉ có 2% đang học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân. Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Người khuyết tật Việt Nam chiếm một phần đáng kể dân số, nhưng trình độ học thức và nghề nghiệp vẫn ở mức độ thấp. Người khuyết tật cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ người khuyết tật được đi học chiếm rất thấp, khoảng 35,83% người khuyết tật biết chữ, và chỉ có khoảng 12,58% người khuyết tật biết đọc, biết viết. Bởi vậy, người khuyết tật gặp nhiều khó khăn để tìm việc làm, và kiếm sống do họ không có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì 93,4% số người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn, số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%. Riêng người khuyết tật có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm trên 2,75%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, của nam giới cao hơn nữ (97% nữ không có chuyên môn kỹ thuật, nam 91,3% ) và của người kinh cao hơn người dân tộc thiểu số. Có khoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc; 30% chưa có việc làm và mong muốn có việc làm ổn định, tỷ lệ này cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 42%), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ (khoảng 36%). M ặc dù số người khuyết tật có chuyên môn kỹ thuật không nhiều nhưng lại rất ít người được nhận vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp. Chưa có số liệu khảo sát mới về lao động việc làm của nguời khuyết tật nhưng theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì trong số người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên chỉ có 29% người khuyết tật trả lời là có khả năng lao động, trong số này có gần 75% tham gia hoạt động kinh tế, tuy nhiên cũng chỉ có 47,5% đủ việc làm, 37,2% thiếu việc làm và 15,3% chưa có việc làm. Thu nhập của những người có việc làm cũng rất thấp, thấp hơn cả mức tiền lương tối thiểu, đa số làm việc trong ngành nông nghiệp, nơi mà mức thu nhập thấp nhất. Qua số liệu này có thể thấy vấn đề việc làm và thu nhập cho người khuyết tật đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm. 9
- Số lượng người khuyết tật trẻ phụ thuộc vào gia đình chiếm tương đối cao 97.7% người khuyết tật dưới 16 tuổi là sống nhờ gia đình. Phần lớn người khuyết tật không có trợ giúp đặc biệt cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ. Bởi vậy, trợ cấp xã hội là rất quan trọng đối với các hộ gia đình có người khuyết tật. Tuy nhiên, chỉ có người khuyết tật nặng mới được nhận trợ cấp từ nhà nước và ngân sách Chính phủ dành cho người khuyết tật thường không đủ theo nhu cầu. Thanh niên khuyết tật chiếm số lượng lớn tổng số người khuyết tật Việt Nam. Số lượng người ở độ tuổi dưới 45 chiếm 66,8%, và phần lớn trong số này đều có khả năng làm việc và muốn có việc làm. Tuy nhiên, các trung tâm dịch vụ việc làm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, và năng lực quản lý của nhà nước về vấn đề việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc làm và đào tạo nghề cho người khuyết tật vẫn là một vấn đề lớn ở Việt nam. Hơn nữa, người khuyết tật không tiếp cận hay được cung cấp đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt. Các trung tâm y tế không cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, và không có khả năng đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật. Cuối cùng, người khuyết tật không có tiền để điều trị bệnh tật, trong khi đó, phúc lợi xã hội về chăm sóc y tế không đủ chi trả cho tất cả các chi phí điều trị. Như vậy, so với khu vực và thế giới, nước ta nằm ở nhóm nước có tỷ lệ khuyết tật ở mức trung bình. Tuy nhiên, vì là quốc gia đang phát triển nên người khuyết tật còn hạn chế khả năng tiếp cận với các dịch vụ cũng như việc làm và thu nhập. Người khuyết tật là một trong những nhóm yếu thế trong xã hội, bởi vậy, họ cần phải được hỗ trợ và trợ giúp đặc biệt bao gồm các dịch vụ trợ giúp, phục hồi chức năng và các cơ hội việc làm và đào tào nghề. 2.3. Một số vấn đề gặp phải của người khuyết tật trong cuộc sống Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như học tập, việc làm, hôn nhân, kỳ thị…Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự giúp đỡ lớn về vật chất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì lại khác. Cản trở lớn nhất với người khuyết tật là sự kỳ thị, nó là rào cản vô hình tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống. Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật mà nó là vấn đề thuộc tâm lý, là sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người. Dưới đây trình bày cụ thể những bất lợi chung của người khuyết tật. 10
- 2.3.1. Học tập Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình – điều này yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu có sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật. Về trình độ học vấn thì theo nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện năm 2003 thì tỉ lệ biết đọc, biết viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn thế giới là dưới 3%, ở phụ nữ khuyết tật chỉ 1%. Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và p hát triển Kinh tế (OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con số này đang có xu hướng tăng. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt nam rất thấp, 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc, biết viết; 19,5% học hết cấp I, 2,75% có trình độ chung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề và ít hơn 0,1% có bằng Đại học hoặc Cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo (theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2005). 2.3.2. Việc làm Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng. Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình. Chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những công việc phải đi lại quá nhiều. M ột số khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận. 11
- Theo ước tính của Tổ chức lao động Quốc tế ( ILO – International Labour Organization) có khoảng 386 triệu người trên thế giới trong độ tuổi lao động bị khuyết tật. Tỉ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở một số quốc gia lên đến hơn 80%. Thông thường người sử dụng lao động cho rằng người khuyết tật không thể làm việc được. Năm 2004, cuộc điều tra ở Hoa Kỳ cho thấy chỉ có hơn 35% người khuyết tật trong độ tuổi lao động đang có việc làm (mặc dù con số này cũng đã khá tốt so với các nước khác), trong khi đó 78% người không khuyết tật thất nghiệp nói rằng họ muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc. 2.2.3. Hôn nhân Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựa chọn bạn đời có bộ gen tốt, do đó người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn “ dưới tiêu chuẩn”. Theo kết quả của một cuộc điều tra thì 17% người được hỏi ở Thái Bình, 16% ở Quảng Nam – Đà Nẵng và 25% ở Đồng Nai còn có ý nghĩ rằng người khuyết tật chỉ nên kết hôn với người khuyết tật – một quan điểm thể hiện sự phân biệt đối xử hết sức rõ ràng. Hơn nữa, nếu một người lành lặn yêu người khuyết tật thì gia đình, đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tật thường phản đối vì họ sợ rằng con họ sẽ khổ. Ngoài ra, là những lo sợ về di truyền, khả năng chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế khó khăn, xấu hổ với xã hội…Người khuyết tật cũng thường có mặc cảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm. Sự kỳ thị thậm chí được thể hiện cả trong giới tính. Cùng bị khuyết tật nhưng nam giới có khả năng lập gia đình cao hơn nữ. Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu xã hội (ISDS) thực hiện thì có đến 70% người khuyết tật nam trở lên ở Thái Bình kết hôn, trong khi tỉ lệ này ở nữ chỉ khoảng 20%, tính ra mức chênh lệch là hơn 3 lần. Tại Quảng Nam, Đà Nẵng cũng có mức chênh lệch về tỉ lệ người khuyết tật không kết hôn khá lớn (59% là nữ, 33% là nam); Đồng Nai (nữ 66%, nam 51%). Khoảng một nửa số người khuyết tật ở Thái Bình và Đồng Nai được hỏi cho rằng họ không thể kết hôn được là do sức khỏe, còn lại là do cộng đồng không thông cảm với tình trạng khuyết tật của họ (32 – 50%); gia đình không ủng hộ (8,2 – 21,4%). Cuộc khảo sát những người đã kết hôn ở Hải Dương còn cho thấy có đến 38% cho rằng khó đảm bảo được điều kiện sống cho gia đình; 30% cảm thấy nuôi con vất vả và 10% sinh con bị dị 12
- tật bẩm sinh; 8% không hài lòng với đời sống tình dục và 5% thiếu sự thông cảm và khuyến khích từ vợ hoặc chồng. Điều tra cũng cho biết thêm rằng nhóm người khuyết tật do chất độc màu da cam và bẩm sinh khó kết hôn hơn nhiều nhóm người khuyết tật vì các nguyên nhân khác. 2.3.4 Tâm lý Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được – chẳng hạn như khuyết chi – họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây đau khổ lớn. Mặc dù vậy trong tâm lý học , mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần được xét đến là ám ảnh sợ xã hội như một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên không phải điều này luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao. 2.3.5. Kì thị và phân biệt đối xử Kỳ thị là vấn đề thường xảy ra với nhóm thiểu số và mang một số đặc điểm bị cho là bất lợi. Người ta thường bắt gặp thái độ đó với nhóm người mắc HIV, những người đồng tính luyến ái, phạm nhân sau khi ra tù…Người khuyết tật cũng không tránh khỏi và điều đó càng làm cho họ khó khăn hơn để có cuộc sống bình thường. Theo nghiên cứu của Erving Goffman (1963) đã miêu tả ba loại kỳ thị đó là: Sự ghê sợ về cơ thể: tức là hững kỳ thị liên quan đến những biến dạng thể chất. Nhược điểm về tính cách của một cá nhân: chẳng hạn như một người được coi là thiếu ý chí nếu có những đam mê không bình thường hoặc không trung thực. Kỳ thị bộ lạc: tức là kỳ thị về sắc tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo hoặc là việc tham gia một tổ chức xã hội bị khinh miệt. Năm 2007, được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật, qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử với người khuyết tật. 13
- Bảng khảo sát về thái độ của cộng đồng đối với người khuyết tật Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển xã hội (năm 2007) Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật Tỉ lệ quan điểm đồng ý Đáng thương 98% đến 99% Người khuyết tật là người ỷ lại 18% đến 32% Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình 40% đến thường 59,4% Người khuyết tật bị như vậy là do số phận 56% đến 65% Người khuyết tật phải gánh chịu số kiếp khuyết 14% đến tật như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa 21% ở kiếp trước Gặp phải người khuyết tật là gặp phải vận đen 17% Phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen biết người khuyết tật, lí do là người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ): o Coi thường người khuyết tật (16%) o Coi là gánh nặng suốt đời (40%) o Coi là vô dụng (20,7%) o Thường xuyên lăng mạ (14,2%) o Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%) o Bỏ rơi (7,1%) o Không cho ăn (4,3%) 14
- o Khóa hoặc xích trong nhà (10,2%) o Bắt đi ăn xin (1,5%). 2.3.6.Bạo lực Theo một nghiên cứu của nước Anh, người khuyết tật có khả năng là nạn nhân của bạo hành hoặc hãm hiếp, và có ít khả năng được cảnh sát can thiệp, bảo vệ pháp lý hoặc chăm sóc phòng ngừa. Nghiên cứu khác cho thấy rằng bạo hành đối với trẻ em khuyết tật xảy ra hàng năm cao hơn ít nhất là 1,7 lần so với những trẻ có cùng vị thế nhưng không khuyết tật. Phụ nữ và các trẻ gái khuyết tật đặc biệt dễ bị tổn thương, lạm dụng. Một cuộc khảo sát nhỏ trong năm 2004 tại Orissa, Ấn Độ, cho thấy rằng hầu như tất cả phụ nữ và các trẻ gái khuyết tật từng bị đánh ở nhà, 25% phụ nữ khuyết tật trí tuệ bị hiếp dâm và 6% bị buộc làm mất khả năng sinh sản bằng vũ lực. Như vậy, người khuyết tật nói chung dễ trở thành đối tượng của bạo lực hơn, cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. CHƯƠNG III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn mới ở Việt Nam và là mô hình hoạt động chuyên môn hiệu quả hướng đến trao quyền và nâng cao chất lượng sống của các đối tượng yếu thế, cùng với sự ban hành Luật người khuyết tật (2010), định hướng phát triển xã hội đến năm 2020 và đề án phát triển nghề công tác xã hội, công tác xã hội Việt Nam nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng đang đối mặt với những cơ hội và những thách thức rất lớn.Việc xây dựng các mô hình thực hành công tác xã hội phù hợp trong bối cảnh hệ thống phúc lợi, chính sách xã hội và dịch vụ xã hội là điều luôn được đặt ra không chỉ ở các quốc gia mới phát triển nghề công tác xã hội mà còn ở các quốc gia có hệ thống nghề công tác xã hội phát triển mạnh và lâu đời. Trong lúc vai trò quan trọng của ngành công tác xã hội đã được nhà nước và cả xã hội công nhận, và việc đào tạo NVXH đang được thực hiện ở rất nhiều trường đai học và cao đẳng trên khắp cả nước, chúng ta cũng nên cân nhắc đến việc đào tạo NVXH chuyên ngành để có thể phục vụ tốt hơn các đối tượng thiệt thòi trong 15
- xã hội, đặc biệt là NK T - một bộ phận không nhỏ của xã hội vẫn được xem như “thiệt thòi nhất trong số những người thiệt thòi” - và giúp họ và gia đình “có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn” theo đúng triết lý của ngành công tác xã hội. 1. Nhân viên xã hội (NVXH) đóng vai trò cung cấp cho NKT và gia đình họ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ. Phần lớn NK T thường tự ti mặc cảm nên ngại đi học. Đại đa số NK T thường học nghề chưa đến nơi đến chốn vì gia đình hoặc không quan tâm đến nhu cầu đi học và có việc làm của con, hoặc sợ con khổ, hoặc không tin con mình có thể làm việc được. Những gia đình có người thân mới trở thành NK T cũng trải qua những đau đớn và bối rối tương tự. Đặc biệt hơn, mất đi một phần hay mối thu nhập chính từ người thân giờ đã trở thành khuyết tật, mất cả một công lao động để phải chăm sóc cho NKT này, và những thay đổi trong tâm tính của người mới bị khuyết tật làm cho sự khuyết tật trở thành một “tai họa” cho cả gia đình. Mọi người, cả NK T lẫn các thành viên khác của gia đình, đều mệt mỏi và thay đổi. Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những gia đình này thường không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ thương hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ hơn. Họ hết sức cần những hỗ trợ thích hợp để không cảm thấy đơn độc hay bị bỏ rơi trong tình huống bất ngờ nhưng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc sống của họ và cả gia đình. Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để NVXH phát triển kế hoạch hỗ trợ. Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ như: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng để ứ ng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, v.v... Người NVXH cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác. Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người NVXH sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm lý của NKT để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn. Người NVXH cũng sẽ tham vấn cho NKT và 16
- gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng t ối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng đồng. 2. Sống quá lâu trong một môi trường xem NK T chỉ là người “tàn tật” nên NK T ít có cơ hội học tập và p hát triển, do đó đại đa số NKT thiếu hẳn kỹ năng sống. Vì vậy, NVXH còn phải đóng vai trò của nhà giáo dục, giúp NK T phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết để họ có thể tự tin mà tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống của họ. Môi trường chưa thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt của NKT. Các công trình công cộng thường không được xây dựng hay sửa chữa theo Qui Chuẩn Tiếp Cận của Bộ Xây Dựng nên NK T luôn đối mặt với rào cản như bậc tam cấp và nhà vệ sinh không phù hợp. Đồng thời, NKT luôn gặp khó khăn về phương tiên đi lại mà hệ thống xe buýt sẵn có lại khó sử dụng vì thiếu bộ phận nâng xe lăn, thái độ phục vụ chưa tốt Doanh nghiệp còn thiếu thông tin về NKT nên vẫn còn kỳ thị, chưa tin vào năng lực của NKT. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần người kiêm được một lúc nhiều việc và một số nghề đòi hỏi ngoại hình cũng hạn chế thị trường việc làm của NK T. Hầu hết NKT thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết. Họ không biết cách tiếp cận với các chính sách hỗ trợ, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các nguồn vay vốn ưu đãi. Thậm chí sau khi học nghề và có chứng chỉ của các trung tâm dạy nghề, NKT vẫn thiếu thông tin về nhà tuyển dụng, không biết đến chính sách việc làm cho NK T, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các bạn đã có việc làm thì gặp khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với thể trạng và dạng tật nên khó phát huy được hết khả năng, ít được tập huấn thêm nên khó thăng tiến và lương thấp. Thường thành viên của gia đình ngăn cản họ khi biết con cái của họ yêu NKT vì e ngại rằng con cái của họ sẽ khổ khi kết hôn với người KT. Đôi khi, hoàn cảnh gia đình khó khăn (nghèo, phải gánh vác gia đình, …) cũng ngăn trở các bạn khuyết tật đi đến quyết định cuối cùng là tiến đến hôn nhân. Ngoài ra, còn có những vấn đề thuộc về bản thân NKT thí dụ như NKT thường mặc cảm tự ti, cho rằng người bạn không KT phải “hy sinh” rất nhiều khi đến với mình, sợ người khác yêu mình không thật lòng mà chỉ là thương hại, và lo lắng cuộc sống không ổn định, … nên tự đặt rào cản cho chính bản thân. 3. Đồng thời, NVXH cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về NKT và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về NKT và sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ đó tác động đến những người liên quan đến 17
- việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức có những chương trình phát triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của NKT vào quá trình ra quyết định, cũng như tham gia giám sát và lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ. Như vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ trợ trực tiếp can thiệp giúp người khuyết tật phục hồi chức năng. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội chính là cầu nối để người khuyết tật có thể tiếp cận được các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã hội. Hỗ trợ NKT, gia đình NK T giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thông qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho NK T. Hỗ trợ về mặt tâm lý (hiểu được tâm lý của NKT, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của NK T, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên t rong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác). Phối hợp, Vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho NK T, gia đình NKT. Xây dựng các chương trình kế hoạch hành động giúp đỡ NKT và Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, kế hoạch đã xây dựng.Đề xuất ý kiến soạn thảo chính sách về người KT. Làm công tác biện hộ cho NKT. PHẦN BA: KẾT LUẬ N Ngành công tác xã hội ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và đang phát huy được những thế mạnh của mình. Để công tác xã hội với người khuyết tật đạt được hiệu quả tốt bên cạnh những kiến thức nghề nghiệp chuyên môn, nhân viên công tác xã hội cần có những thái độ đúng đắn tôn trọng thân chủ và đặc biệt là biết quan tâm chia sẻ động viên thân chủ vượt qua khó khăn để vươn lên hoà nhập với mọi người. Nhân viên công tác xã hội cần là người giúp cho gia đình và cộng đồng hiểu rõ những nhu cầu và năng lực của người khuyết tật từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho người khuyết tật tự tin phát huy khả năng của mình. Nhân viên công tác xã hội cần phải nắm rõ các chính sách hỗ trợ người khuyết tật các văn bản luật pháp quy định quyền lợi của người khuyết tật từ đó có thể chia sẻ thông tin hỗ trợ cho người khuyết tật giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải. Nhân viên công tác xã hội cần biết được những cơ quan có thể hỗ trợ và giúp đỡ người khuyết tật từ đó đóng vai trò là cầu nối giúp người khuyết tật tiếp cận được các nguồn lực. Vì vậy vai trò của nhân viên công tác xã hội hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ các vấn đề gặp phải của người khuyết tật hiện nay. 18
- 19
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn