Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 1 - GV. Kim Hoa
lượt xem 48
download
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 1 - Giới thiệu tổng quát lý thuyết nhằm mục tiêu giúp sinh viên sau khi kết học xong bài 1 có thể nắm vững yêu cầu môn học, nội dung, phương pháp và các hoạt động; thảo luận được các lý thuyết tổng quát của quản trị công tác xã hội và bản chất của các cơ sở an sinh xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 1 - GV. Kim Hoa
- Giới thiệu tổng quát lý thuyết
- Mục tiêu: Đến cuối bài, người học sẽ: • Nắm vững yêu cầu môn học, nội dung, phương pháp và các hoạt động; và • Thảo luận được các lý thuyết tổng quát của quản trị công tác xã hội và bản chất của các cơ sở an sinh xã hội
- Những chủ đề trong Bài 1 bao gồm : • Giới thiệu môn học : Mô tả môn học, nội dung, phương pháp và thời gian • Lý thuyết tổng quát của quản trị công tác xã hội • Bản chất của cơ sở an sinh xã hội
- MÔ TẢ MÔN HỌC – Nhấn mạnh việc thực hành quản trị công tác xã hội trong các cơ sở an sinh xã hội đặc biệt là các trung tâm bảo trợ xã hội và trung tâm công tác xã hội. – Chú trọng công tác hoạch định, tổ chức, kiểm soát và nhân sự cũng như các chức năng quản trị khác để đáp ứng nhu cầu thân chủ đặc thù. – Xem xét các hoạt động của các cơ sở an sinh xã hội và các biện pháp cải tiến việc quản lý – Môn học kéo dài 5 ngày và mỗi ngày 7 giờ
- Lý thuyết tổng quát về quản trị công tác xã hội Nội dung : • Các định nghĩa – Quản trị CTXH trong tương quan với quản trị xã hội, quản trị an sinh xã hội và quản lý. • Tầm quan trọng, các đặc điểm và các hoạt động • Các khía cạnh – các chức năng, cơ cấu và tiến trình • Nguồn gốc quản trị trong khoa học quản lý và công tác xã hội
- CÁC ĐỊNH NGHĨA 1. Định nghĩa Quản trị Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định và đạt các mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác
- CÁC ĐỊNH NGHĨA QT được xem như là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt các mối quan hệ giữa và trong những người cùng làm việc để đạt các mục tiêu chung trong một tổ chức QT là một tiến trình liên tục hướng tới sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức.
- CÁC ĐỊNH NGHĨA 2. Quản trị xã hội Theo Alan, QT Xã hội chú trọng vào các chính sách, hoạch định và quản trị hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế và liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những nhu cầu an sinh xã hội
- CÁC ĐỊNH NGHĨA Quản trị xã hội nói tới quản trị trong các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác
- CÁC ĐỊNH NGHĨA 3. Quản trị an sinh xã hội đề cập cụ thể hơn tới các tiến trình quản trị trong một cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch của cơ sở và việc thực hiện bằng các chương trình và dịch vụ cho từng nhóm thân chủ cụ thể. Nó cũng được xem như là quản trị cơ sở xã hội.[1] [1] Cordero, Erlinda A., Gutierrez, Consuelo L. And Pangalangan, Evelyn A. (1985). Administration and Supervision in Social Work. Manila: Schools of Social Work Association of the Philippines, p. 3.
- CÁC ĐỊNH NGHĨA 4. Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân.
- CÁC ĐỊNH NGHĨA Người ta cho rằng khi chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản trị công tác xã hội áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào tiến trình quản trị
- CÁC ĐỊNH NGHĨA Theo Walter Friedlander, quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người.[1] 1] Friedlander, Walter. (1958) Concepts and Methods of Social Work. New Jersey: Prentice Hall Inc. p.288.
- CÁC ĐỊNH NGHĨA • Skidmore tóm tắt quản trị công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việc cung ứng các dịch vụ xã hội”.[1] • [1] Skidmore, Rex A. (1995).Social Work Administration: Dynamic Management and Human Relationships. 3rd ed. MA: Allyn & Bacon.
- TÀM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI 5. Tầm quan trọng của QT CTXH là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu quả của các chương trình hoạt động công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn.
- TÀM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI Cung cấp nền tảng để thực hành công tác xã hội liên quan đến các chức năng của cơ sở xã hội Chất lượng thực hành công tác xã hội phần lớn phụ thuộc vào cách quản trị ngành công tác xã hội
- TÀM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI 6. Đặc điểm : có 5 đặc điểm – Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản trị tổng quát. – Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của công tác xã hội, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở.
- TÀM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI – Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng. – Quản trị công tác xã hội là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người. – Các phương pháp công tác xã hội không chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản trị và các mối quan hệ với nhân viên.
- TÀM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI 7. Các hoạt động Theo Trecker những hoạt động chủ yếu thuộc về trách nhiệm quản trị bao gồm : [1] – Khảo sát cộng đồng – Xác định mục đích của cơ sở để chọn lựa. – Cung cấp các nguồn tài chính, lập ngân sách và kế toán. – Triển khai các chính sách của cơ sở, các chương trình và biện pháp thực hiện. • [1] Trecker, Harleigh B. (1971).Social Work Administration. New York: Association Press, pp. 24-25.
- TÀM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI – Làm việc với ban lãnh đạo cơ sở, nhân viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, ban điều hành, các ủy ban chuyên môn và những người tình nguyện. – Cung cấp và bảo trì máy móc, thiết bị và hàng hóa vật dụng. – Triển khai kế hoạch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ hiệu quả với cộng đồng và các chương trình tăng cường sự hiểu biết với cộng đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị văn phòng - GV. Nguyễn Thị Kim Tuyến
138 p | 529 | 178
-
Bài giảng Quản trị Công tác xã hội – Chương 1: Khái quát về quản trị trong CTXH
30 p | 604 | 82
-
Bài giảng Quản trị Công tác xã hội - Chương 3: Lập kế hoạch chiến lược
28 p | 289 | 65
-
Bài giảng Quản trị Công tác xã hội - Chương 2: Tổ chức và tổ chức CTXH
30 p | 260 | 55
-
Đề cương Bài giảng số 4: Công tác tổ chức của Chi bộ, Đảng bộ cơ sở - Lê Văn Long
18 p | 238 | 52
-
Bài giảng Tập huấn công tác quản lý thiết bị trường học
31 p | 264 | 45
-
Bài giảng Kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT - Trần Th.Minh Hằng, Trần Th.Hải Yến
34 p | 239 | 42
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 6 - GV. Kim Hoa
25 p | 154 | 36
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 5 - GV. Kim Hoa
41 p | 162 | 32
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 10 - GV. Kim Hoa
51 p | 159 | 28
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 4 - GV. Kim Hoa
12 p | 148 | 26
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 9 - GV. Kim Hoa
33 p | 140 | 25
-
Bài giảng Ba quan điểm trụ cột của Công tác xã hội
14 p | 177 | 25
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 2 - GV. Kim Hoa
18 p | 130 | 24
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 3 - GV. Kim Hoa
30 p | 140 | 22
-
Bài giảng Chính trị: Bài 8 - Lương Hồng Sơn
30 p | 13 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhà trường - Chuyên đề 1: Khái quát về quản trị nhà trường
47 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn