intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

886
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bọ phấn đục nõn: Phát sinh trên tất cả các vùng trồng điều trong cả nước. Loại sâu này rất nguy hiểm đối với điều từ 1 đến 4 năm tuổi. Làm cho điều cằn cỗi, hoặc cụt ngọn, cây ngừng sinh trưởng và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn SÂU HẠI: 1-Bọ phấn đục nõn: Phát sinh trên tất cả các vùng trồng điều trong cả nước. Loại sâu này rất nguy hiểm đối với điều từ 1 đến 4 năm tuổi. Làm cho điều cằn cỗi, hoặc cụt ngọn, cây ngừng sinh trưởng và phát triển. Đặc điểm: Bọ phấn màu đen, có vòi dài, bọ trưởng thành dài 12mm, bề ngang 3mm. Bọ dùng vòi đục vào nõn non để đẻ trứng. Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện ở lá hay nõn điều bị vàng úa rồi khô héo. Sâu đục nõn phá phần bên trong nõn điều và đùn ra nơi xâm nhập những viên phân. Sâu non có màu hơi vàng, đầu nâu. Sâu hoá nhộng ở đường hầm đục trong nõn. Bọ phấn có thể phá hại quanh năm, nhưng sâu non phá hại rộ vào khoảng từ tháng 6 đến tháng10 hàng năm, bọ trưởng thành xuất hiện nhiều từ tháng 5 đến tháng 8. Thời gian này là thời gian giao phối của bọ phấn, trùng hợp với thời gian điều ra nõn non. Phòng trị: Dùng tay bắt sâu non trên cây. Cắt bỏ các chồi non bị hại cùng với cả sâu non và nhộng ở bên trong và đem đốt. Phun thuốc Padan 95 SP 0,1%, hoặc Sherpa 25EC 0,15% vào tháng 5 và tháng 8, kết hợp với việc cắt cành bị nhiễm sâu vào tháng 6 và tháng 9.
  2. 2-Bọ xít muỗi: Bọ trưởng thành có màu đỏ nâu, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng. Bọ trưởng thành cũng như bọ non ở các lứa tuổi đều gây tác hại cho cây điều. Bọ có thể gây hại ở nhiều bộ phận trên cây điều: chồi non, lá non, cành hoa, quả non..., nơi bị bọ xít chích hút thường tiết ra nhựa. Bọ xít dùng vòi chích hút vào phần mô mềm của cây để hút dinh dưỡng và tiết chất độc làm cho các vết chích thâm đen lại. Ban đầu vết chích xuất hiện như một vết thương bị mọng nước, sau đó có màu đen hay nâu do tế bào chết tạo thành và dần chuyển thành vết sẹo. Hoa và nõn bị bọ xít chích thì sẽ bị khô, lá bị cong và biến dạng, hạt bị nhăn, nếu bị nặng thì khô, nhẹ thì trên bề mặt có những đốm vảy màu nâu đen tròn. Phòng trị: - Nếu mật độ bọ xít thấp (ít) thì dùng tay bắt giết. -Xén tỉa cành ở những cây tán phát triển mạnh. -Khi mật độ bọ xít cao, dùng các loại thuốc Basudin 50ND pha với nước theo tỷ lệ 1/800 phun lên cây. Việc phun thuốc nên thực hiện vào sáng sớm hay chiều tối, đó là những lúc bọ xít muỗi hoạt động mạnh. 3-Sâu xen tóc: Đây là xén tóc thuộc bộ cánh cứng, sâu đục vào bên trong thân cây và gây hại. Sâu trưởng thành có chiều dài 40-45mm, thân có màu nâu đỏ, có loại có màu nâu dạt dẻ. Triệu chứng gây hại trên cây: Ở vị trí sâu đục vào bên trong xuất hiện vết nhựa cây cùng với các phần mềm của cây đùn ra từ một lỗ nhỏ. Những cây bị sâu hại có lá vàng úa, cành bị khô héo và chết. Lớp vỏ ở vị trí sâu đục thân
  3. gây hại bóc ra một cách dễ dàng. Toàn bộ phần vỏ ở quanh khu vực sâu thâm nhập thường bị sâu non gây hại, một số sâu còn đục sâu vào bên trong phần gỗ của cây. Phòng trị: -Phát hiện sâu kịp thời, khi sâu bắt đầu gây hại quét thuốc lên thân cây bằng hỗn hợp; phân trâu bò 10 phần, đất 5 phần, nước 10 phần, thuốc trừ sâu dạng bột 1 phần. -Dùng thuốc Decis 2,5 ND pha 10-15cc/ bình 8 lít nươc, phun vào thân cây và vùng rễ bị hại sau khi đã bóc lớp vỏ bị hại đem đốt. -Chặt bỏ cây chết và đem đốt. -Tăng cường chăm bón cho cây để cây phát triển tốt, tăng tính chống chịu. 4-Câu cấu ăn lá: Câu cấu có màu xanh lá mạ non. Chúng có hàm rất khoẻ và đôi mắt lồi ra. Con trưởng thành dài 16mm, rộng 6mm. Loại sâu này hoạt động mạnh, chúng thường nấp ở mặt dưới lá, nếu thấy động là thả mình rơi xuống đất giả chết và tìm nấp ở các khe đất. Chúng thường tập trung cắn phá lá điều non. Chúng gặm phiến lá từ ngoài rìa rồi ăn gần đến gân lá. Nếu mật độ câu cấu cao, có thể gây hại nặng và toàn bộ lá non của cây bị chúng ăn hết, chỉ còn trơ lại cành. Phòng trị: Dùng vợt vải màn để bắt giết. -Dùng thuốc Basudin 50ND với lượng 2lít/ha pha 1/400 –1/500 phun lên cây. 5-Sâu róm đỏ ăn lá:
  4. Sâu trưởng thành là loài bướm đêm, có màu nâu đỏ, ở cánh nổi rõ ba điểm sáng. Sâu non là một loại sâu róm ăn rất khoẻ, có màu nâu đậm, sâu hoá nhộng trong kén tơ có lá bao quanh. Sâu xuất hiện và gây hại không thường xuyên. Những năm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi chúng xuất hiện với mật độ cao và gây hại nặng trên cây điều. Phòng trị: Phun thuốc Basudin 50ND 1/400 –1/600 hoặc Sumithion 50ND pha với nồng độ 1/400-1/600. 6-Sâu bao: Sâu không gây hại thường xuyên cho cây điều, chỉ khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi mới xuất hiện. Triệu chứng gây hại là sâu cắn ăn phần mô mềm có màu xanh của lá từ mặt trên xuống, tạo thành các vòng tròn. Chỗ bị sâu cắn phá mô bào chuyển sang màu đỏ rồi khô rụng xuống để lại trên lá những lỗ khuyết. Phòng trị: Tăng cường chăm bón cho Điều để tăng khả năng đề kháng và bù đắp những thiệt hại do sâu gây ra. Phun thuốc trừ sâu Basudin 50ND và Sumithion 50ND như đối với sâu róm đỏ ăn lá. 7-Sâu rộp lá: Sâu thường gây hại nghiêm trọng cho các cây điều non. Bướm đẻ trứng ở các chồi non, trứng nở thành sâu non, đục qua biểu bì lá và đào thành các đường rãnh ở nhu mô dưới biểu bì lá, làm cho lá bị phồng rộp lên. Có những vết rộp lan rộng khá lớn làm cho lá nhăn nheo và phát triển không bình thường. Phòng trị: Phun thuốc Phosalone 35ND với liều lượng 1,5-2lít/ha pha với nồng độ 1/500-1/600, có thể dùng Fenitrothion 0,5% để phun. 8-Sâu kết lá:
  5. Sâu trưởng thành là một loài ngài màu nâu đậm. Ấu trùng màu nâu đỏ, ấu trùng kết những lá non và hoa tụ lại với nhau thành dạng tổ rồi sống trong đó. Ấu trùng ăn lá, quả, hạt điều. Nhộng sống trong kén tơ nối kết các lá lại thành tổ. Phòng trị: Phun thuốc Fenitrothion 0,05% hoặc Carbaryl 0,15%. 9-Bọ trĩ: Thường ẩn nấp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cho lá biến đổi màu và nhăn nheo. Thường chúng gây hại nghiêm trọng trong các tháng mùa khô trên cây con trong vườn ươm và những cây nhỏ mới trồng ra vườn sản xuất. Trong một số trường hợp hoa điều cũng bị bọ trĩ tấn công. Phòng trị: Phun thuốc Fenitrothion 0,05%. 11-Rầy mềm ( rệp) Chích hút đọt non, hoa và trái non làm lá biến dang, nhỏ cúng, gây rụng hoa, trái. Trong quá trình sống, chúng tiết ra chất dịch đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rầy còn là môi giới truyền bệnh vi rút. Phòng trị: Tỉa cành và bón phân thích hợp để các đọt non ra tập trung sẽ dễ phòng trị. Dùng một trong các loại thuốc Actara 25WG 1gam/bình 8 lít, Applaud 10Wp 10-15g/bình 8 lít, Sherzol 20EC 25-35ml/bình 8 lit, Fenbis 25EC 30-35ml/bình 8 lít, Butyl 10WP 25g/bình 8 lít, Lancer 75WP 15g/bình 8 lít. BỆNH HẠI: 1-Bệnh thối cổ rễ:
  6. Bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng điều. Bệnh hại chủ yếu trên cây điều con ở các vườn ươm và cây điều khi mới trồng ra vườn sản xuất. Bệnh do một tập đoàn nấm bán hoại sinh gây ra trong điều kiện cây điều bị suy yếu và bị chấn thương ở phần gốc, nơi tiếp giáp với rễ. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện đất bị ngập nước và ở các vườn cây con bị che rợp. Trong trường hợp này, thường bị nấm Phytophthora Palmivora gây hại. Một số nấm xâm nhập qua vết thương ở gốc cây. Thường gặp là các loại nấm Cylindrocladium Scoparium. Fusarium SP. Pythium SP, Rhizoctonia solani. Nhóm nấm này thường gây bệnh nặng trong vườn ươm và cây con mới trồng bị mưa giông, gió lay gốc làm sây xát cổ rễ tạo nên các vết thương cho nấm xâm nhập và gây bệnh. Phòng trị: Chăm sóc cây con đầy đủ, Tránh làm thương tổn cho cây con khi còn nhỏ. Không để ngập luống ươm cây con khi tưới. Điều hoà độ rợp của mái che thích hợp. Kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện thấy cây con bị bệnh cần đưa ra khỏi vườn ươm. Khi xuất hiện bệnh, phun thuốc Oxyclorrua đồng 20ND pha với nồng độ 1/100 – 1/150 vào luống ương cây con. 2-Bệnh vết cháy trên lá: Do nấm Pestalozzia dichatea và Phomopsis anacardii gây ra. Triệu chứng: Xuất hiện các vết màu xám đen trên lá. Ở vết bệnh các tế bào của cây bị chết. Bệnh thường gây hại trên các cây điều suy yếu. Phòng trị: Tăng cường chăm bón cho cây điều, cây phát triển khoẻ mạnh, nấm sẽ khó có cơ hội gây bệnh. Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc Benlat-C BTN, dùng 20-25 gam thuốc pha trong 1 bình 8 lít, lượng phun 1000lit/ha (125 bình/ha). 3-Bệnh thán thư:
  7. Do nấm Colletotrichum gloeosporioides. Nấm gây bệnh là một loài đa thực có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Nấm gây ra các vết bệnh trên lá, làm khô các cành con, làm thối hoa và cuối cùng gây ra các vết bệnh trên quả. Nấm gây hại nặng trên các cây bị suy yếu, những cây mất cân đối về sinh lý. Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao. Phòng trị: Tăng cường chăm bón cho cây điều, cây phát triển khoẻ mạnh, nấm sẽ khó có cơ hội gây bệnh. Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc Benlat-C BTN, dùng 20-25 gam thuốc pha trong 1 bình 8 lít, lượng phun 4-Bệnh chết khô: 1000lit/ha (125 bình/ha). Do nấm Corticum salmonicolor (Pellicularia salmonicolor). Triệu chứng:Trên vỏ cây ở phần gốc, thân hoặc trên các nhánh xuất hiện những đốm trắng. Đó là những sợi nấm đan dày, thường xuất hiện trong mùa mưa. Về sau các đốm trắng chuyển dần sang màu hồng nên bệnh có tên là bệnh váng hồng. Trên các vết bệnh màu hồng, có chứa bào tử và hạch nấm. Về sau khi vết bệnh phát triển mạnh, vỏ cây bị bong ra và cành cây bị khô dần, vết khô lan dài từ ngọn xuống. Phòng trị: Thực hiện vệ sinh vườn điều , chặt bỏ những cành cây bị bệnh đem đốt. Tỉa bớt cành ở những vườn điều trồng dày. Khi bệnh xuất hiện Có thể sử dụng thuốc Benlat-C BTN. Dùng 20-25g thuốc pha cho 1 bình 8 lít. Phun với lượng 125 bình/ha.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2