intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng và xử trí biến chứng thoát mạch trong khi hóa trị

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phòng và xử trí biến chứng thoát mạch trong khi hóa trị" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, các bước chuẩn bị, triệu chứng, xử trí, theo dõi và điều trị tiếp biến chứng thoát mạch trong khi hóa trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng và xử trí biến chứng thoát mạch trong khi hóa trị

  1. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG THOÁT MẠCH TRONG KHI H A TRỊ I. ĐẠI CƢƠNG Thoát mach là sự thoát thuốc hóa chất vào khoang cạnh mạch máu, kể cả thuốc bị rỉ hoặc thấm ra ngoài mạch máu... Tỉ lệ biến chứng thoát mạch trong điều trị hóa chất được thông báo chỉ khoảng 1 đến 7 , tuy nhiên nâng cao nhận thức về biến chứng thoát mạch và cải tiến kỹ thuật tiêm truyền có thể làm tỉ lệ này thấp hơn nhiều. Trong số các chất độc tế bào gây tổn thương thoát mạch, thì các anthracycline nằm trong số quan trọng nhất, vì cả hai lý do nhóm thuốc này vừa được sử dụng rộng rãi vừa gây hoại tử mô nặng. II. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Người bệnh được hóa trị phải được giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa ung thư. Bác sĩ cần phải hiểu r cơ chế tác dụng, hiệu quả, các độc tính của các thuốc trong công thức hóa trị sắp được chỉ định cho người bệnh - Điều dưỡng cần thực hiện Y lệnh tiêm truyền do bác sĩ chuyên khoa ung bướu chỉ định (tên thuốc, liều lượng, dung dịch pha loãng thuốc, lượng dịch, tốc độ truyền…) cần phải hiểu những tác dụng phụ của hóa trị, cùng với bác sĩ xử trí và hướng dẫn người bệnh. Cùng với bác sĩ giải thích để người bệnh yên tâm, không quá lo lắng, hốt hoảng và thông báo sớm cho bác sĩ, điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra. 2. Ngƣời bệnh - Cần được giải thích r hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị, thông báo sớm cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra. - Người bệnh hóa trị có thể nằm hoặc ngồi tùy theo điều kiện của bệnh viện và theo ý kiến của người bệnh, tránh di chuyển nhiều, tránh những nơi gió lùa. - Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách sử dụng thuốc, các thuốc hỗ trợ cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi... 3. Phòng điều trị Phòng điều trị nên thoáng, kín gió, đủ ánh sáng... người bệnh hóa trị có thể nằm hoặc ngồi tùy theo sức khỏe và nguyện vọng của mỗi người bệnh. 4. Chọn đƣờng truyền 760
  2. Là phương pháp tiếp cận tốt nhất với các biến chứng thoát mạch. Một số biện pháp phòng ngừa đơn giản có thể giảm thiểu khả năng thoát mạch là: - Đối với đường truyền ngoại vi, đường truyền tĩnh mạch nên chọn những đường truyền mới được đặt, và các tĩnh mạch được lựa chọn phải lớn và còn nguyên vẹn, và máu phải trở lại kim tiêm truyền tốt trước khi bắt đầu truyền. - Vị trí đặt đường truyền nên lựa chọn theo thứ tự yêu tiên sau: Cẳng tay (tĩnh mạch nền, tĩnh mạch dầu và tĩnh mạch giữa), mu bàn tay, cổ tay, hố trước khu u. - Các kim bướm hoặc kim nhựa cần được cố định chặt với da bằng băng dính, có thể bao phủ lên toàn bộ mặt da và kim bằng một băng dán trong. - Xác định sự thông của đường truyền băng cách bơm 5-10ml nước muối sinh lý, đường 5 . - Các thuốc hóa chất cần pha loãng, nên được truyền vào tĩnh mạch ở cẳng tay và tiếp theo nên truyền tiếp dung dịch muối đẳng trương hoặc đường 5 . Trong quá trình truyền nên theo d i chặt dấu hiệu đau (thường được mô tả như cảm giác nóng rát chạy dọc theo tĩnh mạch), và kiểm tra biểu hiện ban đỏ và sưng. - Sử dụng catheter tĩnh mạch trung tâm III. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng và dấu hiệu đầu tiên của thoát mạch do chất gây phỏng da thường tinh tế. Chúng thường xuất hiện ngay sau khi thoát mạch, nhưng có thể được trì hoãn trong ngày đến vài tuần. Ban đầu, thường biểu hiện tại chỗ là nóng rát hoặc tê bì, ban đỏ nhẹ, ngứa, và sưng phồng. Trong vòng 2-3 ngày, ban đỏ và đau tăng lên, da đổi màu và chai cứng lại, bong vảy khô hoặc rộp lên cũng có thể xuất hiện. Nếu khối lượng thuốc bị thoát mạch ít, các triệu chứng có thể biến mất trong vài tuần tiếp theo. Nếu thuốc thoát ra lan rộng, sâu thì đỏ da, đau, hoại tử, bong vảy và loét sẽ tăng lên và hoại tử vàng có thể xuất hiện trong vai tuần tới. IV. XỬ TRÍ Nếu nghi ngờ thoát mạch do một thuốc gây phỏng da thị xử trí ban đầu nên tập trung vào giảm thiểu mức độ lan rộng của thuốc: - Ngừng truyền ngay lập tức. Đừng tuôn dòng, và tránh gây áp lực lên vùng bị thoát mạch. - Nâng cao chi bị thoát mạch. - Không được rút kim truyền hoặc catheter ngay lập tức. Thay vào đó, nó sẽ được để lại tại chỗ để cố gắng để hút chất lỏng từ khu vực bị thoát mạch tạo thuận lợi cho việc sử dụng các thuốc giải độc tại chỗ nếu thích hợp. 761
  3. - Nếu không cần tiêm thuốc giải độc vào chỗ thoát mạch có thể rút kim tiêm truyền hoặc catheter ra sau khi có gắng hút chất lỏng ra khỏi tổ chức dưới da. + Đối với thoát mạch các thuốc gây phỏng da không phải alkaloid cây dừa cạn và etoposid khuyến cáo nên chườm lạnh, còn thoát mạch alkaloid cây dừa cạn và etoposid thì chườm nóng khá hơn là chườm lạnh. + Thoát mạch anthracyclin có nguy cơ lớn gây loét, hoại tử mô nên khuyến cáo tiêm tĩnh mạch Dexamethason + Thoát mạch các thuốc không phải anthracycline mà gây hoại tử mô như mitomycin thì nên bôi DMSO (Dimethyl sulfoxide ) + Thoát mạch oxaliplatin nên sử dụng corticoid liều cao. + Thoát mạch mechlorethamine, dacarbazine, hoặc cisplatin, tiêm tại chỗ muối thiosulfat. + Thoát mạch alkaloid của cây dừa cạn, paclitaxel, etoposid, và ifosfamide, tiêm tại chỗ hyaluronidase. V. THEO DÕI Nếu khối lượng thuốc bị thoát mạch ít, các triệu chứng có thể biến mất trong vài tuần tiếp theo. Nếu thuốc thoát ra lan rộng, sâu thì đỏ da, đau, hoại tử, bong vảy và loét sẽ tăng lên và hoại tử vàng có thể xuất hiện trong vai tuần tới, khi đó có thể phải can thiệp ngoại khoa VI. ĐIỀU TRỊ TIẾP Những lần điều trị tiếp theo nên tránh những đường truyền tĩnh mạch trước đó bị thoát mạch, chưa hồi phục hoàn toàn. 762
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2