intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phù Lưu, ngôi chợ gần 600 năm tuổi

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chợ Giầu – Phù Lưu được lập dựng từ thế kỷ XV, nhanh chóng trở thành chợ danh tiếng của huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn, Bắc Ninh), rồi người cả xứ Kinh Bắc cũng hay về chợ phiên. Thế kỷ XIX là giai đoạn nổi tiếng, phát đạt nhất của chợ Giầu. Thời ấy, cả làng 180 hộ thì có tới 144 hộ chuyên kinh doanh, buôn bán, số còn lại vừa làm ruộng vừa buôn bán. Trên đất Kinh Bắc xưa có 5 ngôi chợ nổi tiếng thiên hạ, ngày phiên kế nhau: Chợ Núi (Gia Lương)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phù Lưu, ngôi chợ gần 600 năm tuổi

  1. Phù Lưu, ngôi chợ gần 600 năm tuổi Chợ Giầu – Phù Lưu được lập dựng từ thế kỷ XV, nhanh chóng trở thành chợ danh tiếng của huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn, Bắc Ninh), rồi người cả xứ Kinh Bắc cũng hay về chợ phiên. Thế kỷ XIX là giai đoạn nổi tiếng, phát đạt nhất của chợ Giầu. Thời ấy, cả làng 180 hộ thì có tới 144 hộ chuyên kinh doanh, buôn bán, số còn lại vừa làm ruộng vừa buôn bán. Trên đất Kinh Bắc xưa có 5 ngôi chợ nổi tiếng thiên hạ, ngày phiên kế nhau: Chợ Núi (Gia Lương) họp ngày 1, ngày 6; chợ Chờ (Yên Phong) họp ngày 2, ngày 7; chợ Lim (Tiên Sơn) họp ngày 3, ngày 8; chợ Giầu (Phù Lưu) họp ngày 4, ngày 9; chợ Vân (Quế Võ) họp ngày 5, ngày 10. Và trong 5 chợ ấy, đông đúc, sầm uất hơn cả là chợ Phù Lưu. Đình làng Phù Lưu
  2. Chợ Phù Lưu nằm trên thân đất cao, rộng, ngay trung tâm phủ Từ Sơn. Do thuận tiện về giao thông, nên hàng hóa từ nhiều vùng quê khác trẩy về đây phong phú, và người tứ xứ cũng đổ về đây buôn bán đông đúc. Người các vùng phía Bắc xuôi đường cái quan (Quốc lộ 1) xuống Phù Lưu. Người nhiều làng quê mạn Nam thì theo thuyền, ngược sông Hồng, sông Đuống mà lên chợ Giầu. Họ mua bán, trao đổi nhiều hàng hóa, sản vật của biết bao làng quê xứ Bắc: lụa trắng và vải thâm Đình Bảng; lụa và gấm Nội Duệ, Xuân Ổ; rồi đồ sứ Bát Tràng, đồ gang Nội Trì, chĩnh và vại sành Thổ Hà; tơ lụa, gấm vóc Hà Đông… Bởi thế, Phù Lưu nhanh chóng trở thành một trung tâm thương thị lớn. Trong cuốn Phả làng của Phù Lưu có ghi chép về sự đông vui đặc biệt của chợ Giầu: người từ khắp nơi đổ về chợ từ tối hôm trước ngày phiên, trú ngụ tại thôn xóm. Có lần, người tứ xứ đổ về đông quá, chật chội, hết chỗ ở, họ tràn vào cả đình, chùa, và đã làm sập đình làng. Năm 1798 phải sửa lại đình làng… Theo truyền tụng, từ xưa xa, đầm Phù Lưu ở huyện Đông Ngàn rộng lớn vô cùng, lại có hình dạng như một cái đẫy, làng Phù Lưu nằm đúng vị trí đáy đẫy. Do vậy, từ bao đời người Phù Lưu đã luôn khoác trên vai chiếc đẫy đi buôn. Cũng từ lâu đời, trong khi biết bao làng thôn nơi đồng bằng xứ Bắc hầu như đều theo tín ngưỡng thờ Mẫu, hoặc thờ Tứ bất tử, thì người Phù Lưu thờ Bà chúa đầm. Đó là hình ảnh Thần hàng hóa, vị thần tối linh của nghề buôn bán. Tự tin ở vào vị trí đáy đẫy, người Phù Lưu đi buôn bán khắp nơi với lòng tin có Bà chúa đầm luôn phù trợ mình. Do buôn bán phát đạt, người Phù Lưu nảy sinh nhu cầu thành lập một tụ điểm mua bán, trao đổi hàng hóa. Đến thời Lê sơ, thế kỷ XV, có một vị quan Thái bảo, họ Nguyễn, người Phù Lưu, đã đứng ra hưng công lập
  3. nên chợ Giầu. Do công đức ấy, người Phù Lưu đã lập bia ghi công tích của vị quan Thái bảo họ Nguyễn ấy. Ngày xưa, chợ Phù Lưu thường có tới hơn 30 cầu hàng. Mỗi cầu hàng là mỗi dãy nhà dài 10 – 20 gian, bán một loại hàng hóa riêng. Thời ấy, chợ và làng là một quần thể sống sinh động và thống nhất. Không phải phiên chợ, cả làng sinh hoạt bình lặng, êm đềm sau lũy tre làng, nhưng vào ngày chợ phiên, mọi nhà đều mở cửa buôn bán, mỗi dãy nhà, xóm ngõ là một cầu hàng. Do sự sống đan xen nhịp nhàng giữa làng và chợ, người đời hay gọi Phù Lưu là dân kẻ chợ. Phụ nữ Phù Lưu chịu thương chịu khó, biết thu vén cho gia đình, lại có một phong thái khoan hòa, duyên dáng như phụ nữ Kinh kỳ. Các bà, các chị ở vùng quê này chuyên tâm lo buôn bán nuôi chồng, nuôi con học hành để tiến thân bằng con đường khoa bảng, chí ít cũng trở thành người đàn ông có chữ nghĩa, văn chương. Cuốn sách Đồng Khánh địa dư chí lược ghi: “Phù Lưu là tổng có nhiều người đỗ đạt nhất huyện…”. Tại Phù Lưu còn có tấm bia ghi danh những hiền nhân từng đỗ đạt xưa kia, trong đó 5 vị đỗ đại khoa (4 Tiến sĩ và 1 Phó bảng) và khá nhiều người đỗ Cử nhân, Tú tài. Thành công của các nhà khoa bảng Phù Lưu chính là sự đền đáp cho công lao của những người mẹ, người vợ, người chị trên quê hương Phù Lưu. Người Phù Lưu chi khá nhiều tiền bạc kiếm được vào việc đầu tư xây dựng đình chùa, đường sá, các công trình văn hóa công cộng ở quê nhà. Chợ Giầu – Phù Lưu quy mô ngày càng to đẹp, nên nghiễm nhiên trở thành ngôi chợ của phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhiều năm trở lại đây, chợ đã tách khỏi làng Giầu – Phù Lưu, được quy hoạch với gần 70 cầu hàng, và mang tên là chợ Từ Sơn, nhưng trong tâm thức người Phù Lưu, đây vẫn là chợ
  4. Giầu gần 600 tuổi của họ; và trên thực tế, hơn 60% người dân Phù Lưu vẫn kinh doanh buôn bán tại chợ này và một số chợ của Bắc Ninh. Cũng xin nói thêm rằng, ở làng Phù Lưu vẫn còn nguyên vẹn con đường lát đá xanh đẹp nổi tiếng xứ Kinh Bắc xưa; vẫn còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ, dấu vết của những cầu hàng xưa… Và do vậy, dường như vẫn ẩn khuất đâu đây hình bóng chợ Giầu – Phù Lưu suốt mấy trăm năm Để thương để nhớ để sầu cho khách đường xa…!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2