Xã hội học, số 1 - 1992<br />
<br />
Phụ nữ nông thôn với việc hưởng thụ văn hóa<br />
qua các phương tiện thông tin đại chúng<br />
<br />
MAI VĂN HAI<br />
Trong những năm gần đây, chúng ta đã nói nhiều về thực trạng kinh tế của đất nước. Nhưng từ một góc độ<br />
khác, góc độ văn hoá - từ quá trình sáng tạo, phân phối đến hưởng thụ văn hóa - theo chúng tôi, cũng không ít<br />
những vấn đề cấp bách đang được đặt ra. Các cuộc điều tra xã hội học, đặc biệt là cuộc điều tra do Viện Xã<br />
hội học, thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tiến hành trong năm 1990 ở tỉnh Hà Tây, Quảng Nam - Đà<br />
Năng và Tiền Giang đã cho chúng tôi cơ sở để khẳng đinh điều đó.<br />
Ở bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề mà cuộc điều tra trên đã nêu ra "Phụ nữ nông<br />
thôn với việc hưởng thụ văn hoá qua các phương tiện thông tin đại chúng", và coi đó như một chỉ báo rất đáng<br />
quan tâm trong đời sống văn hóa của đất nước hiện nay. Các số liệu được sử dụng trong bài viết này tách từ hồ<br />
sơ của cuộc nghiên cứu FFS, VIE/88/P05 tại 3 tỉnh đã nêu trên. Dung lượng mẫu điều tra là 1.200.<br />
1. Trước hết, về mức hưởng thụ văn hóa, cuộc khảo sát cho thấy:<br />
Bảng l - Mức hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng của phụ nữ nông thôn<br />
(Tuổi từ 15-49)<br />
<br />
<br />
Mức độ<br />
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ<br />
Hình thức hưởng thụ văn hoá<br />
Đọc báo trí 7,4 33,4 59,2<br />
Đọc truyện 7,1 31,3 61,1<br />
Xem phim, văn nghệ 5.8 58,6 35,6<br />
Nghe Radio 27.6 48,0 24,4<br />
Xem tivi 19,1 58,7 22,2<br />
<br />
<br />
Nhân xét đầu tiên có thể rút ra là: Mức độ hưởng thụ văn hoá của phụ nữ nông thôn ta hay còn thấp: Tỷ lệ<br />
những người thường xuyên được sử dụng các phuơng tiện thông tin thấp hơn nhiều so với những người thỉnh<br />
thoảng hoặc không bao giờ sử dụng những phương tiên này. Hơn nữa, việc sử dụng thông tin cũng chưa phải đã<br />
khai thác đuợc triệt để mọi chức năng của chúng. Hay lấy số người đọc báo chí, đọc truyện làm ví dụ. Việc đọc<br />
sách báo đòi hỏi phải có một trình độ học vấn nào đó, phải được rèn luyện và cơ bản phải có một quỹ thời gian<br />
nhà rỗi tương đối ổn định. Thế nhưng, Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc đọc sách báo của phụ nữ nông thôn<br />
mới chỉ như một thú vui, như hình thức giải trí mà thôi. Điều này là dễ hiểu. Bởi vì, ở nông thôn các hoạt động<br />
chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp đơn giản, chua có sự phân công rõ rệt. Do đó việc đọc sách báo của họ<br />
chưa phải là một đòi hỏi bức thiết của lao động nghề nghiệp. Điều này không thể không được tính đến trong<br />
chiến lược phát triển nông thôn toàn diện mà chúng ta đang tiến hành hiện nay.<br />
2. Có thề đặt câu hỏi: Tại sao mức hưởng thụ văn hóa của phụ nữ nông thôn hiện nay lại thấp như<br />
thế?<br />
Có phải vì mức học vấn của họ qua ít không? Không hoàn toàn như vậy. Trong tổng số phụ nữ được điều tra<br />
(tuổi từ 15-49) có đến 62% có trình độ phổ thông cơ sở, 29,1% phổ thông trung học, 8,1% có học vấn từ cao<br />
đẳng trở lên. Số mù chữ chỉ chiếm 1%. Vậy phải chăng công việc đồng áng “chiêm mùa gối vụ" đã chiếm hết<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 1 - 1992<br />
khoảng thời gian nhàn rỗi của họ? Cũng không phải. Theo tính toán của chúng tôi, hiện nay trong khu vực lao<br />
động nông nghiệp, chưa kể lúc nông nhàn, chỉ tính thời gian bình thường, thì người nông dân mỗi ngày cũng có<br />
khoảng trên dưới 2 giờ là thời gian nhàn rỗi hoặc nửa nhàn rồi. Vậy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên<br />
đây là gì? Câu trả lời thật giản dị: Việc phân phối văn hoá của ta mà khâu đầu tiền là phân phối các phương tiện<br />
kỹ thuật chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng, đặc biệt là đối với các khu vực cư dân nông<br />
thôn.<br />
Bảng 2: Số hộ ở nông thôn có các phương tiên thông tin đại chúng<br />
%<br />
Phương tiện Có Không<br />
Thực trạng<br />
Lao truyền thanh 3,2 96,6<br />
Radip 26,9 75,1<br />
Tivi 3,1 93,9<br />
<br />
<br />
Đáng lưu ý là các phương tiện ít ói này cũng chưa phải đã được sử dụng hết công suất của nó. Nguyên nhân<br />
chủ yếu là thiếu điện, thiếu pin. Hơn nữa, cắc dịch vụ sửa chữa đồ điện tử đổ bán dẫn lại không đủ. Chỉ cần một<br />
hỏng hóc nhỏ là các loa truyền thanh, radio, cát xét, ti vi đành bỏ xó. Để sửa chữa, nhiều khi người ta phải đem<br />
lên tỉnh hay các phố gần đấy. Bổ sung vào bức tranh không lấy gì làm sáng sủa ấy là nạn thiếu sách báo, phim<br />
ảnh. Sách, thường là sách cũ người ta phải chờ đợi hàng tuần, hàng tháng để mượn truyền tay nhau mà đọc. Một<br />
số tờ báo trung ương và địa phương có tập trung ở trụ sở ủy ban, nhưng cũng thường về muộn năm bữa nửa<br />
tháng. Còn phim ảnh, văn nghệ là chuyện kì dịp, chỉ diễn ra mỗi năm đôi ba bận nhân những ngày lễ tết.<br />
3. Sự giao lưu của phụ nữ nông thôn với các trung tâm công nghiệp hay đô thị.<br />
Cuộc điều tra cho thấy là hiện nay eo phụ nữ nông thôn chường xuyên có đến thị trấn (khu vực đô thị gần<br />
nhất đối với họ) chỉ chiếm 20,5%, số thỉnh thoảng có đến lả 71,3%, và số chưa bao giờ đến là 8,2%. Đây là<br />
những chỉ báo đáng suy nghĩ, thể hiện tính chất khép kín của nông thôn truyền thống, đồng thời cũng chỉ ra rằng<br />
các đô thị ở ta chưa có ảnh hưởng đến sự phát triển của nông thôn được bao nhiêu. Điều này đã tạo ra sự khác<br />
biệt đáng kể giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt là sự khác biệt về văn hoá và lối cống. Chẳng hạn, nhiều tác<br />
phẩm nghệ thuật kể cả các tác phẩm vừa mới được công bố ở một nước nào đó, lập tức đã thấy xuất hiện trong<br />
các đô thị của ta. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với cơ chế thị trường đang làm cho đời sống văn hóa đô<br />
thị trở nên năng động và đa dạng rất nhiều. Thế nhưng các khu vực cư dân nông thôn vẫn đang nằm ngoài sự<br />
chuyển động này. Nhiều nơi, cả xóm hoặc cả xã chỉ có 1 chiếc ti vi, tối tối người ta kéo nhau đi xem rất đông.<br />
Còn việc chiếu phim, biểu diễn văn công thì rất hãn hữu.<br />
Tất cả sự khác biệt trên đây là nguyên nhận quan trọng làm nảy sinh ở nhiều phụ nữ nông thôn tâm tư muốn<br />
cho con cái của mình ra sinh sống ở thành phố.<br />
Bảng mong muốn của phụ nữ nông thôn cho con ra sinh sống ở thành phố.<br />
Mong muốn Có Không Không biết<br />
Giơi tính của con<br />
Con trai 70.2 19,1 10,7<br />
Con gái 68,0 10,7 10,9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Sự hưởng thụ văn hóa của phụ nữ nông thôn nói riêng cũng như của cư dân nông thôn nói chung sẽ<br />
như thế nào trong thời gian sắp tới?<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 1 - 1992<br />
Lấy mục tiêu phấn đấu của chúng ta từ nay đến năm 2000 là “phủ sóng bảo đảm 50% dân cư cả nước nghe<br />
được bằng sóng trung, 100% dân cư nghe được bằng sóng trung và sóng ngắn đài Tiếng nói Việt Nam, 80% dân<br />
cư cả nước xem được truyền hình trung ương và địa phương”, “đưa mức hưởng thụ bình quân đầu người/năm<br />
lên 1 bản sách, 5 đến 6 bản báo”(1) thì mức hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng ở nhóm<br />
phụ nữ nông thôn đồng bằng, như đã nêu ở trên, hay còn có một khoảng du khá xa.<br />
Hiện thời, trong bối cảnh của nền kinh tế đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang sản<br />
xuất hàng hóa với cơ chế thị trường, gia đình nông thôn đang dần lấy lại vị trí vốn có của mình như một đơn cị<br />
sản xuất trực tiếp. Về mặt văn hóa, gia đình cũng là một đơn vị văn hóa. Gia đình - đó không chỉ là nơi thực<br />
hiện các chức năng giáo dục, lưu giữ và phát triển các giá trị truyền thống hay xã hội hóa con người, mà cũng<br />
còn là nơi tiếp nhận các nguồn thông tin xã hội. Chỉ cần một radio, một ti vi, mỗi người trong các gia đình đều<br />
có thể vừa thoả mãn những nhu cầu nhất định về mặt tinh thần, vừa có thế tiếp nhận thông tin và hành động<br />
theo những đòi hỏi của xã hội. Theo chúng tối, chừng nào người phụ nữ nông thôn chưa có đủ quĩ thời gian<br />
nhàn rỗi, chưa có đủ quĩ chi tiêu và các phương tiện giao thông dành riêng cho các hoạt động nhàn rỗi ở bên<br />
ngoài địa bàn sinh sống của họ, thì gia đình vẫn còn là một đơn vị văn hóa chủ yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp<br />
với hoàn cảnh khách quan của ta. Trong gia đình của mình, ngay cả khoảng thời gian nửa nhàn rỗi, mỗi người<br />
cũng có thể đặt mình vào trong môi trường văn hóa. Người ta có thể vừa thổi cơm, tiếp khách vừa nghe radio,<br />
hoặc vừa trông nhà vừa xem vô tuyến. Nếu thay sự đầu tư lan tràn cho các cơ sở hoặc những hoạt động công<br />
cộng chưa thiết thực mà tập trung cho sự phát triển văn hóa gia đình, coi đó như một trung tâm thông tin - văn<br />
hóa cơ bản thì mục tiêu từ nay đến năm 2000 mà chúng ta đã nêu ra trên đây hoàn toàn có thể thực hiện được.<br />
5. Để hoàn thành được mục tiêu này, theo chúng tôi, cần phải giải quyết những vấn đề cấp bách sau<br />
đây:<br />
Thứ nhất cần có những cuộc điều tra cơ bản về mức độ, nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng được những<br />
nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng, trong đó có nhóm phụ nữ nông thôn, từ đó đề ra những chính sách<br />
thích hợp, nhằm từng bước khắc phục những khó khăn để tiến tới xóa bỏ những khoảng cách giữa nhu cầu và<br />
thực trạng của việc hưởng thụ văn hóa ở các nhóm khác nhau. Thiếu những cuộc điều tra để nắm được vấn đề<br />
một cách cụ thể cố nhiên sẽ không thể đề ra được các chính sách thích hợp .<br />
Thứ hai, do hoàn cảnh khó khăn hiện nay chưa thể tải điện đến những vùng xa xôi, chưa thể xây dựng<br />
những công trình văn hóa lớn, cần có sự phối hợp để tổ chức tốt hơn nữa các dịch vụ văn hóa ở nông thôn. Bà<br />
con ở đây đang rất cần những đội chiếu phim, những đoàn nghệ thuật lưu động, những đại lý phát hành sách<br />
báo, các cửa hàng sửa chữa đồ điện tử, bán dẫn, nhưng trước bết và quan trọng hơn là radio, loa truyền thanh.<br />
Các phương tiện này không đòi hỏi chi phí qua nhiều tiền, dễ chuyên chở, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu<br />
văn hóa của công chúng một cách rộng rãi, đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em - những người vốn ít có điều<br />
kiện đi xa khỏi ngôi nhà của mình.<br />
Thứ ba, bao trùm lên tất cả các vấn đề trên đây là vai trò của Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với văn<br />
hóa. Trong đời sống văn hóa ở ta hiện đang tồn tại một mâu thuẫn lớn giữa một bên là khuynh hướng "văn hóa<br />
thương mại" và bên kia là nhu cầu cần được hưởng thụ các giá trị văn hóa của người lao động. Nếu cứ thả nổi<br />
cho qui luật thị trường chi phối, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, thì cuộc sống của người dân ở những vùng xa xôi<br />
hẻo lánh chắc chắn sẽ mãi mãi chìm trong tăm tối. Ở đây đang rất cần có sự điều tiết vĩ mô, cần có sự hỗ trợ của<br />
Nhà nước, đặc biệt đối với những khu vực nghèo. Nhà nước cần quan tâm thích đáng, cần chấp nhận sự bù lỗ<br />
nhất định cho các hoạt động văn hóa ở những khu vực này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Kinh tế Việt Nam đến năm 2000. Tạp chí Kế hoạch hóa, tháng 12/1990, trang 272.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />