Tài liệu "Phục hồi chức năng cho trẻ bị di chứng viêm não" cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, quy trình chẩn đoán, phục hồi chức năng và điều trị, theo dõi và tái khám cho bệnh nhi di chứng viêm não. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phục hồi chức năng cho trẻ bị di chứng viêm não
- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BỊ DI CHỨNG VIÊM NÃO
I. ĐẠI CƢƠNG
Viêm não là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là
hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng cùng với sự phát triển của
viêm não tuỷ nặng và tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân: Do vi rut hoặc vi khuẩn
Trẻ sau khi mắc viêm não thƣờng để lại các di chứng về vận động, tâm
thần, cảm giác, giác quan…
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc của chẩn đoán
- Hỏi bệnh: Tiền sử bị viêm não đã đƣợc chẩn đoán và điều trị (tại bệnh
viện các tuyến).
- Khám và lƣợng giá chức năng
+ Chậm phát triển tâm thần - vận động ở các mức độ: Trắc nghiệm
Denver, Raven: đánh giá mức độ chậm phát triển về các lĩnh vực vận động thô,
tinh, ngôn ngữ, cá nhân - xã hội.
+ Trƣơng lực cơ: Tăng
+ Phản xạ gân xƣơng: Tăng
+ Vận động nhãn cầu: có rối loạn hay không?
+ Khám thần kinh: Phát hiện liệt TK nội sọ hay không:
- Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:
MRI: Hình tổn thƣơng não cũ (tăng lƣợng dịch khoang dƣới nhện…)
không có khối choán chỗ.
2. Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
- Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân: Sốt cao đột ngột liên tục,
nhức đầu nhiều, rối loạn ý thức, hôn mê.
- Hội chứng tinh thần kinh: Lúc đầu là những dấu hiệu của tổn thƣơng
não lan toả với rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, về sau có thể có những
biểu hiện của hội chứng thần kinh khu trú. Có hội chứng màng não.
7
- - Rối loạn thần kinh thực vật nặng: Da lúc đầu là xung huyết đỏ và sau
thay đổi thất thƣờng lúc đỏ lúc xanh tái, vã mồ hôi, rối loạn hô hấp và tuần hoàn.
Xét nghiệm đặc hiệu
- Phân lập vi rút (trong 2-3 ngày đầu) từ máu.
- Dịch não tuỷ thay đổi
- Phản ứng huyết thanh: Có thể làm phản ứng kết hợp bổ thể (dƣơng tính
từ tuần thứ 2) hoặc phản ứng ngƣng kết hồng cầu và phản ứng trung hoà (dƣơng
tính kéo dài nhiều tháng sau). Phƣơng pháp miễn dịch men (ELISA) là phƣơng
pháp đƣợc áp dụng rộng rãi có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính và cộng hƣởng từ thấy giảm tỷ
trọng lan toả, các khe cuốn não rộng, hệ thống não thất hơi xẹp, không bao giờ
thấy dấu hiệu của khối choán chỗ.
3. Chẩn đoán phân biệt
- Với hội chứng não cấp
Do rối loạn chuyển hoá dẫn tới giảm đƣờng máu (hôn mê hạ đƣờng
huyết), do rối loạn nƣớc và điện giải nặng (Na, K, Ca), trẻ suy dinh dƣỡng nặng
có rối loạn tuần hoàn não cấp. Hội chứng não cấp do rối loạn chuyển hoá cũng
có hôn mê nhƣng ít thấy hội chứng khu trú, dịch não tuỷ ít khi có thay đổi.
- Viêm màng não mủ hoặc viêm màng não lao
Không có hội chứng não, dịch não tuỷ có biến đổi bệnh lý.
Áp xe não, u não
Dựa vào chụp CT scanner não
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
- Can thiệp sớm ngay khi đang điều trị viêm não
- PHCN toàn diện tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh : Nhiệt trị liệu, vận
động trị liệu, điện trị liệu, dụng cụ chỉnh hình
2. Các phƣơng pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Giai đoạn khởi phát và toàn phát
8
- - Mục đích: chống teo cơ, loét do đè ép, phòng ngừa biến dạng khớp,
viêm phổi thứ phát…
- Kỹ thuật: thay đổi tƣ thế, đặt tƣ thế tốt, vỗ rung phổi, vận động thụ động
và chủ động.
2.2. Giai đoạn phục hồi
- Mục tiêu: Ngăn ngừa teo cơ, co rút, biến dạng khớp, duy trì và gia tăng
cơ lực, duy trì tầm hoạt động khớp.
- Kỹ thuật:
+ Điện trị liệu: (tham khảo bài Bại não thể co cứng)
+ Vận động:
- Tập vận động theo tầm ở các khớp.
- Các bài tập tạo thuận vận động
- Tƣ thế nằm, ngồi đúng.
- Vận động tăng tiến từ thụ động đến có trợ giúp và chủ động.
+ Hoạt động trị liệu:
Tập cầm nắm
Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày
+ Ngôn ngữ trị liệu:
Kỹ năng giao tiếp sớm
Kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ
+ Dụng cụ chỉnh hình: nẹp bàn tay, nẹp chân.
2.3. Giai đoạn di chứng
- Mục tiêu: tăng cƣờng cơ lực, vận động chức năng và phòng co rút biến dạng
- Kỹ thuật: vận động trị liệu, điện trị liệu, hoạt động trị liệu, dụng cụ chỉnh
hình.
3. Thuốc
- Thuốc giảm đau: cho trƣớc khi tập 30 phút nếu trẻ bị đau do tập
- Các thuốc hỗ trợ thần kinh nhƣ Citicolin, DHA, EHA, Vitamin nhóm B…
- Can xi và vitamin D điều trị khi có còi xƣơng kèm theo
- Vitamin tổng hợp giúp tăng cƣờng thể lực
4. Phẫu thuật chỉnh hình
9
- - Chỉ định khi trẻ bị co rút nặng, tiên lƣợng sau phẫu thuật trẻ sẽ tốt hơn
(ví dụ: co rút gân Achille)
Lƣu ý: sau phẫu thuật trẻ phải đƣợc tiếp tục tập VLTL và đeo dụng cụ
chỉnh hình
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Bệnh nhân cần đƣợc khám và điều trị liên tục, đặc biệt trong năm đầu, với
chƣơng trình điều trị tại Viện và tại nhà (lòng ghép vào chƣơng trình
PHCNDVCĐ) cho đến khi đạt đƣợc mục tiêu điều trị về tình trạng chức năng và
và hòa nhập cộng đồng.
10