Phúc lành của đất<br />
Knut Hamsun<br />
Nguyễn Thành Nhân dịch<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
TIỂU SỬ TÁC GIẢ<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà văn Knut Hamsun (4/81859 – 19/2/1952) tên thật là Knud<br />
Pederson. Ông chào đời tại xã Lom, huyện Gudbrandsdalen, (nay<br />
thuộc tỉnh Oppland) miền Nam Na Uy; là con thứ tư trong một gia<br />
đình nghèo đông con (bảy người con). Năm ông lên bốn, cả gia đình<br />
chuyển tới sinh sống tại quận Hamarøy, tỉnh Nordland, miền Bắc Na<br />
Uy.<br />
Từ năm lên chín, ông phải tới giúp việc cho ông chú đang làm việc<br />
tại một bưu cục, thường xuyên bị đánh và bỏ đói. Những chấn<br />
thương tinh thần và thể xác này đã khắc sâu dấu ấn trong ông và là<br />
nguyên nhân của những di chứng thần kinh mãn tính về sau.<br />
Năm 1874, ông bỏ trốn trở về Lom, và từ đó bắt đầu một cuộc<br />
sống lang thang phiêu bạt khắp đó đây, hai lần sang Mỹ (1882-1884<br />
<br />
và 1886-1888); nếm trải đủ mùi khổ ải, làm đủ mọi thứ nghề ngỗng<br />
trên đời: thư ký tiệm tạp hóa, bán hàng rong, phụ chữa giày, phụ tá<br />
cho quan chức hành chánh xã, giáo viên tiểu học, và hàng chục thứ<br />
nghề không tên khác. Từ năm mười bảy tuổi, ông cũng bắt đầu tập<br />
tành viết lách.<br />
Năm 1890, tác phẩm Sult (Đói) của ông được xuất bản, gây chấn<br />
động lớn trong văn giới bấy giờ với một bút pháp lạ lùng sâu thẳm,<br />
mô tả rất xác thực, tinh vi, nhưng đôi khi cũng khá hài hước những<br />
cảm xúc và ý tưởng của một nhà văn trẻ đang hồi khốn khó. Có lẽ đây<br />
là tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc nhất cho giới phê bình học giả cũng<br />
như bạn đọc toàn cầu kể từ ngày nó ra đời cho tới nay. Tác phẩm này<br />
cũng đã được dựng thành phim hai lần. Lần thứ nhất năm 1966, do<br />
Henning Carlsen (sinh 1929) nhà sản xuất phim lừng danh người Đan<br />
Mạch đạo diễn; lần thứ hai năm 2001 do đạo diễn, biên kịch người<br />
Mỹ Maria Giese đạo diễn.<br />
Từ đó trở đi, bút lực của ông ngày càng dồi dào sung mãn. Về mặt<br />
bút pháp, ông là một trong những nhà văn cùng thời khác như James<br />
Joyce (1882-1941), Marcel Proust (1871-1922) và Virginia Woolf<br />
(1882-1941)… đã khai thác một cách tài tình thủ pháp Dòng ý thức ;<br />
hình thành nên trào lưu văn học hiện đại.<br />
Tổng cộng ông đã viết trên ba mươi cuốn tiểu thuyết và nhiều tác<br />
phẩm kịch, thơ… Trong đó nổi bật nhất là: Đói (Sult-1890); Những<br />
điều bí ẩn (Mysterier-1892); Pan [1] (Pan-1894); Victoria (Victoria<br />
-1898); Dưới ánh sao thu (Under Høststjærnen -1906); Gã lang thang<br />
chơi đàn không dây (En Vandrer spiller med Sordin-1909) ; Niềm vui<br />
cuối cùng (Den sidste Glæde-1912); Phúc lành của đất (Markens Grøde1917); Trên lối mòn hoang (Paa gjengrodde Stier-1949)…<br />
<br />
Năm 1917, ông mua một điền trang ở Nørholm, miền Nam Na Uy,<br />
lui về đó sống một cuộc đời ẩn dật, viết văn và làm việc nông điền.<br />
Năm 1920, ông đoạt giải Nobel văn chương nhờ bộ tiểu thuyết<br />
Phúc lành của đất .<br />
Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, sự oán ghét chủ nghĩa tư bản<br />
hiện đại của bản thân và do hâm mộ truyền thống tư tưởng Nietzche<br />
trong chủ nghĩa Phát xít cũng như đã có sẵn cảm tình với Đức do<br />
chính nghĩa của nước này trong Thế chiến I, trong lúc đó công luận<br />
tại Na Uy lại nghiêng về Anh và Pháp, dần dần trong ông đã hình<br />
thành một cảm tình sai lệch với chủ nghĩa xấu xa này.<br />
Năm 1932, ông gặp Hitler và Joseph Goebbels – Bộ Trưởng<br />
Tuyên truyền của Đức Quốc Xã. Dù không bao giờ gia nhập Đảng<br />
Phát xít, ông đã có những hành động và phát ngôn bày tỏ rõ rệt thái<br />
độ ủng hộ Đức của mình, chẳng hạn như tuyên bố với những người<br />
đồng bào rằng: “Tất cả chúng ta đều là người Đức” trong thời gian<br />
Đức chiếm đóng Na Uy, hoặc công khai viết lời ca tụng Hitler khi<br />
nghe tin ông này chết rằng: “Ông ấy là một chiến binh, một chiến binh<br />
của nhân loại, và một nhà tiên tri của nền công lý đối với mọi quốc<br />
gia.”<br />
Sau Thế chiến II, ông bị công chúng ghét bỏ; do được coi là bị<br />
bệnh tâm thần nên ông không phải ngồi tù mà chỉ bị phạt tiền 80.000<br />
đô la Mỹ (1947). Kể từ đó cho tới khi lìa đời, ông sống trong cảnh lẻ<br />
loi nghèo khổ, bị mọi người xung quanh xa lánh.<br />
Ngày 19-2-1952, Knut Hamsun qua đời ở thị trấn Grimstad, miền<br />
Nam Na Uy, hưởng thọ 92 tuổi.<br />
Hồi đầu năm 2009, khi Na Uy phát hành đồng tiền mệnh giá 200<br />
<br />