Phương pháp đánh giá hiện trạng và tiềm năng trung hòa carbon cho các tỉnh, thành phố Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết "Phương pháp đánh giá hiện trạng và tiềm năng trung hòa carbon cho các tỉnh, thành phố Việt Nam" trình bày phương pháp thu thập dữ liệu và quá trình phân tích định tính, định lượng đối với từng tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm mục đích phân loại theo khả năng tiến đến trung hòa carbon của từng loại thành phố. Từ đó đưa ra định hướng cho việc thiết lập các chính sách đô thị phù hợp và hiệu quả hướng đến việc đạt được trung hòa carbon. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp đánh giá hiện trạng và tiềm năng trung hòa carbon cho các tỉnh, thành phố Việt Nam
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 37. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG TRUNG HÒA CARBON CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VIỆT NAM TS. Lê Huy Huấn*, Nguyễn Duy Hưng*, Hoàng Minh Quân* Hà Việt Hoàng*, Nguyễn Huyền Trang* TS. Nguyễn Thị Đào** Tóm tắt Sự quan tâm của thế giới đối với những vấn đề nhức nhối về biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Các quốc gia đang dần chuyển mình hướng đến việc xây dựng một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0” - Net Zero vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26). Để đạt được cam kết này, việc xây dựng thành phố trung hòa carbon đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tối đa lượng phát thải và mở ra cơ hội cho sự phát triển bền vững. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu liên quan, các tác giả đề cập đến một số phát hiện từ tổng quan tài liệu về thành phố trung hòa carbon một cách có hệ thống và đề xuất phương pháp đánh giá các tỉnh, thành ở Việt Nam dựa trên mức độ và tiềm năng đạt được trung hòa carbon. Nhóm tác giả phát hiện ra rằng, việc phân loại cụm thành phố dựa theo tiềm năng đạt được trung hòa carbon cần được thực hiện trước khi đưa ra các chính sách và quy hoạch để đạt sự hiệu quả tối ưu. Những đề xuất và phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các chính sách phát triển cho quá trình trung hòa carbon tại Việt Nam. Từ khóa: giảm phát thải, trung hòa carbon, thành phố, Việt Nam * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Học viện Ngân hàng 499
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. GIỚI THIỆU Tiêu điểm của thế giới hiện nay đang dần chuyển hướng đến một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh này, việc phát triển các thành phố trung hòa carbon đã trở thành một ưu tiên quan trọng trong nỗ lực hướng tới một hành tinh xanh và sạch hơn. Các thành phố cần phải hướng đến sự cân bằng, trung hòa về carbon vì sự tăng trưởng quy mô đô thị và kinh tế (Chuyu Xia và cộng sự, 2022; Xiaoyu Ju và cộng sự, 2024) trong các đô thị đã tạo ra một lượng lớn khí thải carbon, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc trung hòa carbon cũng tạo cơ hội để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ xanh, thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế bền vững cho thành phố. Việc đo lường mức độ phát thải và khả năng hấp thụ carbon là vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa to lớn đối với việc quản lý và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (Jiah Lee và Seunghyun Jung, 2023). Đo lường được mức độ phát thải carbon sẽ giúp chúng ta đánh giá và quản lý hiệu quả lượng khí thải mà chúng ta sản xuất ra từ các nguồn khác nhau như: công nghiệp, giao thông và nông nghiệp. Thông qua đó, chúng ta có thể xác định được các nguồn khí thải chính và tập trung vào việc giảm thiểu chúng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tính toán lượng hấp thụ carbon của các hệ sinh thái tự nhiên như: rừng, đất đai và đại dương giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của chúng trong việc giảm bớt khí thải carbon từ không khí (Xianhua Wu và cộng sự, 2022). Điều này mở ra cơ hội cho việc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái để tăng cường khả năng hấp thụ carbon và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Hiện nay, có nhiều phương pháp để đo lường mức độ phát thải và khả năng hấp thụ carbon, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng “Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính”, trong đó các tổ chức và cơ quan thu thập dữ liệu về khí thải carbon từ các nguồn khác nhau như: công nghiệp, giao thông và nông nghiệp (Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone). Các dữ liệu này sau đó được phân tích và báo cáo để đo lường mức độ phát thải, xác định các xu hướng và biến động. Một phương pháp khác là sử dụng các mô hình và ước tính dựa trên dữ liệu địa lý và thống kê để ước tính lượng khí thải carbon từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có nhược điểm như: độ chính xác không cao hoặc yêu cầu nhiều nguồn lực và kỹ thuật, việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau sẽ mang lại kết quả đo lường tốt hơn. Phân loại tiềm năng trung hòa carbon của các thành phố giúp xác định và hiểu rõ hơn về tiềm năng của mỗi thành phố trong việc giảm lượng khí nhà kính (Jiah Lee và Seunghyun Jung, 2023). Thông qua việc phân loại, chúng ta có thể nhận biết được các thành phố có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng phát triển tốt để triển khai các giải pháp trung hòa carbon hiệu quả nhất. Việc phân loại tiềm năng trung hòa carbon của các thành phố không chỉ giúp các nhà hoạch định chính sách tạo ra các chiến lược và chính sách phù hợp mà còn đảm bảo sự 500
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI tập trung và tối ưu hóa nguồn lực để đạt được mục tiêu trung hòa carbon cho từng loại thành phố khác nhau (Liu và cộng sự, 2023). Phương pháp phân loại phổ biến nhất là sử dụng các chỉ số và tiêu chí đa chiều để xác định tiềm năng trung hòa carbon của mỗi thành phố. Các chỉ số này có thể bao gồm các yếu tố như: mức độ công nghiệp hóa, dân số, diện tích xanh, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, và cơ sở hạ tầng giao thông. Bằng cách đánh giá và so sánh các chỉ số này, chúng ta có thể phân loại các thành phố thành các nhóm có tiềm năng trung hòa carbon khác nhau. Cuối cùng, bài viết này trình bày phương pháp thu thập dữ liệu và quá trình phân tích định tính, định lượng đối với từng tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm mục đích phân loại theo khả năng tiến đến trung hòa carbon của từng loại thành phố. Từ đó đưa ra định hướng cho việc thiết lập các chính sách đô thị phù hợp và hiệu quả hướng đến việc đạt được trung hòa carbon. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu tiên phong, bài viết cung cấp những thông tin cho học giả và các nhà hoạch định chính sách về các khái niệm và nội hàm của thành phố trung hòa carbon cũng như về các phương pháp đo lường mức độ và đánh giá tiềm năng trung hòa carbon ở các thành phố, đưa ra những thảo luận và đề xuất đối với những hướng triển khai nghiên cứu tiếp theo. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quy trình tổng quan các nghiên cứu liên quan của nhóm tác giả được thực hiện thông qua những bước cơ bản sau: Trước hết, nhóm tác giả tiến hành thu thập tài liệu chính là các bài báo và nghiên cứu liên quan tới chủ đề trung hòa carbon ở trong nước và quốc tế; sử dụng kết hợp các thuật ngữ tìm kiếm về chủ đề liên quan, chẳng hạn như “thành phố trung hòa carbon”, “phát thải khí nhà kính”, “đô thị carbon thấp”. Những tài liệu này được công bố trên các cơ sở dữ liệu học thuật uy tín như: MDPI, Google Scholar, ScienceDirect, Springer Open... nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. Tiếp theo, nhóm tác giả tiến hành sàng lọc cẩn thận về mức độ liên quan của tài liệu đối với chủ đề được quan tâm dựa trên tiêu đề và phân tích tóm tắt. Sau khi loại bỏ các bản ghi trùng lặp, nhóm tác giả thực hiện đánh giá toàn văn để đánh giá chất lượng về mặt khoa học, tính mới mẻ và phương pháp phân tích dữ liệu, từ đó chọn ra những tài liệu phù hợp nhất để nghiên cứu tổng quan. Sau quá trình chọn lọc ra những tài liệu phù hợp nhất, có tổng cộng hơn 100 bài báo và nghiên cứu đáp ứng đủ tiêu chí và được đưa vào phân tích chuyên sâu. Những dữ liệu, phát hiện quan trọng, phương pháp thực hiện nghiên cứu và đề xuất từ những công trình nghiên cứu này được xem xét và phân loại một cách có hệ thống. Các khía cạnh khác nhau như: công nghệ, chính sách, các vấn đề về kinh tế và môi trường đều được xem xét kỹ lưỡng và được sắp xếp, phân loại phù hợp. Điều này giúp nhóm xây dựng được bộ khung nghiên cứu và định hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo. 501
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Việc nhìn nhận các bài báo và nghiên cứu tiên phong theo hướng đa chiều đã giúp cho nhóm tác giả có những hiểu biết sâu sắc về các hàm ý và khía cạnh thuộc đề tài thành phố trung hòa carbon, cũng như góp phần xây dựng nên công trình hiện tại của nhóm. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số khái niệm và nội hàm của thành phố trung hòa carbon 3.1.1. Một số khái niệm Trung hòa carbon Xin Zhao và cộng sự (2022) định nghĩa trung hòa carbon là lượng carbon thải ra từ các hoạt động xã hội bằng với lượng carbon được hấp thụ lại và quá trình này sẽ cần một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Shajara Ul-Durar và cộng sự (2023) cho rằng, trung hòa carbon là đạt được mức bức xạ carbon dioxide bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa mức phát thải và hấp thụ carbon từ khí quyển. Mặt khác, trung hòa carbon là một phương pháp sản xuất trong đó tổng lượng khí carbon dioxide phát ra trong quá trình sản xuất bằng 0. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ không có phát thải carbon, mà là các phát thải này được bù đắp, tức là cân bằng lại (Sylvain Becker và cộng sự, 2020). Theo Liên hợp quốc, tính trung hòa carbon là trạng thái trong đó lượng khí thải ròng bù đắp cho lượng khí nhà kính được hấp thụ từ lượng khí thải ra hoặc rò rỉ vào khí quyển và trở thành số 0. Tính trung hòa carbon không áp đặt nghĩa vụ phát thải carbon vô điều kiện; tuy nhiên, nó đề cập đến một khái niệm toàn diện xác định các hoạt động có trách nhiệm bằng cách cân bằng lượng carbon thải ra đo được với lượng carbon tương đương được cô lập hoặc bù đắp. Nhìn chung, việc hiện thực hóa tính trung hòa carbon được chia thành hai chiến lược: giảm lượng khí thải carbon và tăng cường hấp thụ carbon (Jiah Lee và Seunghyun Jung, 2023). Từ tổng quan các khái niệm về tính trung hòa carbon, nhóm tác giả định nghĩa trung hòa carbon là trạng thái mà lượng phát thải cân bằng với lượng hấp thụ khí nhà kính từ hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Thành phố trung hòa carbon Hiểu theo cách đơn giản, một thành phố trung hòa carbon là thành phố giảm phần lớn lượng khí thải carbon và bù đắp lượng khí thải dư thừa, đến mức các hoạt động của nó không làm tăng lượng khí thải ròng (Karim Elgendy, 2021). Yuan Lai (2022) cho rằng, thành phố trung hòa carbon là thành phố tạo ra mức tăng phát thải ròng bằng 0 bằng cách giảm lượng khí thải carbon sơ cấp và bù đắp lượng khí thải dư thừa. Mặc dù một thành phố trung hòa carbon có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhóm tác giả cho rằng, một thành phố trung hòa carbon là một thành phố có lượng khí thải carbon tối thiểu và có các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu lượng carbon được thải ra từ các hoạt động kinh tế và xã hội, dẫn đến lượng phát thải ròng carbon “bằng 0”. 502
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Nhìn rộng ra, nhóm tác giả cho rằng, các thành phố trung hòa carbon bao gồm các thành phố xanh, bền vững và thân thiện với môi trường hướng tới mục tiêu trung hòa carbon; các thành phố có khả năng tự cung cấp năng lượng thông qua sản xuất năng lượng sạch; các thành phố có cơ sở hạ tầng xanh phát triển và các thành phố sử dụng ít năng lượng hóa thạch hơn nhờ phát triển giao thông công cộng. 3.1.2. Nội hàm của thành phố trung hòa carbon Về nguyên tắc, trung hòa carbon là trạng thái cân bằng giữa lượng phát thải và lượng hấp thụ khí nhà kính. Qua tổng quan những nghiên cứu liên quan đến sự phát thải khí nhà kính, nhóm tác giả nhận thấy các yếu tố đóng góp đáng kể tới lượng phát thải bao gồm: quy mô dân số (Chuyu Xia và cộng sự, 2022), các hoạt động kinh tế (đặc biệt là công nghiệp) (Xiaoyu Ju và cộng sự, 2024), giao thông (David Banister và Robin Hickman, 2013; Dou và cộng sự, 2016) và sử dụng năng lượng (Qingqin Wang và cộng sự, 2023). Mặt khác, những nỗ lực hấp thụ khí nhà kính hiện nay chủ yếu đến từ việc trồng rừng, phục hồi thảm thực vật có vai trò là bể chứa carbon tự nhiên; ứng dụng công nghệ nhằm thu hồi và trữ carbon như: CCS, CCUS, BECCS (Xianhua Wu và cộng sự, 2022). Từ việc xác định các thành tố quyết định đến lượng thải và lượng hấp thụ khí nhà kính, nhóm tác giả cho rằng, để đạt được trạng thái trung hòa carbon của thành phố cần có những định hướng chuyển đổi trong quy mô dân số, các hoạt động kinh tế, hạ tầng giao thông và cơ cấu năng lượng. Một số giải pháp có thể hướng đến là quy hoạch phân bố dân cư đô thị; đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; phát triển hệ thống giao thông công cộng; tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, hạn chế năng lượng hóa thạch. Cùng với đó, không ngừng mở rộng diện tích thảm thực vật và ứng dụng công nghệ hấp thụ khí nhà kính cũng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. 3.2. Tổng quan về phương pháp đánh giá mức độ và tiềm năng trung hòa carbon ở các thành phố 3.2.1. Phương pháp đo lường mức độ trung hòa carbon Bản chất của phát triển trung hòa carbon là phát triển kinh tế carbon thấp bền vững. Nghiên cứu liên quan đến kinh tế carbon thấp rất hữu ích trong việc làm rõ các hệ thống đánh giá trung hòa carbon. Các chỉ số kinh tế carbon thấp cung cấp nền tảng cho việc xây dựng các chỉ số đánh giá trung hòa carbon. Vì vậy, việc chú ý đến sự kết hợp giữa kinh tế carbon thấp và trung hòa carbon là điều rất cần thiết. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá thành phố carbon thấp đã dần xuất hiện. Dựa vào nội dung của các hệ thống chỉ số, nó có thể được chia thành hai hạng mục chính: (i) xem xét thành phố như một hệ thống tổng hợp từ nhiều khía cạnh như: kinh tế, chính trị, môi trường và công nghệ; (ii) Một số học giả tập trung vào tác động của các yếu tố đối với việc đánh giá quá trình trung hòa carbon của các thành phố. Ví dụ, Guo và cộng sự (2016) đã tập trung vào sức mạnh kinh tế và sức mạnh khoa 503
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA học công nghệ của thành phố, bổ sung bằng lực lượng xã hội và môi trường, để thiết lập một hệ thống chỉ số đánh giá động. Yang và cộng sự đã nghiên cứu về tiêu thụ năng lượng theo ngành và lựa chọn chính sách carbon thấp để phân tích mức độ carbon thấp của thành phố. Quo và cộng sự (2016) áp dụng mô hình Driving Forces-Pressures-State-Impact-Responses (DPSIR) để khám phá vai trò của đời sống xã hội và môi trường carbon thấp. Tuy nhiên, thành phố carbon thấp là một hệ thống động phức tạp được tạo thành từ nhiều hệ thống phụ, và các chỉ số đa chiều cũng nên được xem xét để đánh giá thành phố carbon thấp. Wang và cộng sự (2020) đã xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá từ 5 khía cạnh: kinh tế carbon thấp, xã hội carbon thấp, quy hoạch đô thị, sử dụng năng lượng, và môi trường carbon thấp để đánh giá chất lượng phát triển carbon thấp của các thành phố. Wang và cộng sự đã thiết lập một hệ thống chỉ số bao gồm hai hệ thống phụ về tiềm năng carbon thấp và hiệu quả carbon thấp sử dụng mô hình độ phối hợp. Mặt khác là thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá từ góc độ nguồn carbon và bể carbon thông qua phân tích chức năng của hệ sinh thái đô thị. Ví dụ, Paloheimo và cộng sự (2013) đã tính toán nguồn carbon và bể carbon từ góc độ của người sản xuất và người tiêu dùng để đánh giá sức mạnh carbon thấp của một khu vực. Liu và cộng sự (2015) đã xây dựng khung phân tích nguồn carbon - bể carbon từ các khía cạnh của nguồn carbon cho sản xuất, vận tải, tòa nhà, và đời sống của cư dân, cũng như bể carbon cho rừng và khu vực xanh. Nghiên cứu về việc thiết lập một hệ thống đánh giá thành phố carbon thấp thường được coi là một hệ thống tổng hợp kết hợp cả khía cạnh chủ quan và khách quan. Đối với phương pháp đánh giá, các học giả đã lựa chọn các phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu suất trung hòa carbon. Ví dụ, một trong những nghiên cứu đánh giá sự trung hòa carbon cho các thành phố cấp tỉnh của Trung Quốc đã được thực hiện bởi Lin và cộng sự (2023). Trong nghiên cứu này, phương pháp trọng số entropy được sử dụng để đo lường mức độ phát triển của nền kinh tế carbon thấp ở 30 tỉnh của Trung Quốc. Một nghiên cứu nổi bật khác là của Yuanlu Suo (2024) với việc sử dụng phương pháp mô hình DEA (Data Envelopment Analysis) ba giai đoạn để đo lường hiệu suất trung hòa carbon ở 30 tỉnh ở Trung Quốc. Mô hình DEA là một công cụ không tham số được sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu quả của các đơn vị quyết định (DMUs) như tỉnh/thành phố dựa trên nhiều đầu vào và đầu ra. Ngoài ra, Liu và cộng sự (2023) đã đánh giá tiềm năng trung hòa carbon của 30 tỉnh ở Trung Quốc dựa trên phương pháp Sparse PCA (Sparse Principal Component Analysis). Ưu điểm của phương pháp này là lọc hiệu quả các chỉ số quan trọng từ nhóm chỉ số cho đánh giá toàn diện, vượt qua vấn đề giải thích không đủ của phân tích thành phần chính truyền thống, đồng thời, cải thiện việc giải thích các thành phần chính và tính hợp lý của kết quả đánh giá. 3.2.2. Phương pháp phân loại thành phố theo tiềm năng trung hòa carbon Trung hòa carbon từ lâu đã nhận được sự quan tâm đáng kể khi đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế là các vấn đề liên quan tới môi trường và khí hậu. Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như hiện nay, việc phân loại các thành phố trở nên cần thiết để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về việc phân loại thành phố trung hòa carbon vẫn còn khá hạn chế và phương pháp phân loại vẫn chưa được thống nhất. Vì vậy, 504
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI phần tổng quan nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ trình bày tóm lược các công trình nghiên cứu về phân loại thành phố trung hòa carbon. Điển hình trong số các nghiên cứu là của Jiah Lee và Seunghuyn Jung (2023) về phân loại đô thị của Hàn Quốc dựa trên đặc điểm phát thải carbon. Nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số môi trường vật lý và số liệu thống kê tiêu thụ năng lượng trong khu vực, từ đó phân loại thành 06 loại cụm thành phố trung hòa carbon: cụm 1 là loại trung tâm dân cư dày đặc (chi phí năng lượng vừa và nhỏ); cụm 2 là các thành phố nhỏ có mật độ thấp (tiêu thụ năng lượng thấp); cụm 3 là loại khu vực đô thị (chi phí năng lượng vừa và nhỏ); cụm 4 là khu vực sản xuất công nghiệp có mật độ thấp (chi phí năng lượng cao); cụm 5 là loại đô thị (tiêu thụ năng lượng thấp); và cuối cùng, cụm 6 là khu vực chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp (tiêu thụ năng lượng tối đa). Wang và cộng sự (2020) đã sử dụng phương pháp TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Solution) để đánh giá sự phát triển của các nền kinh tế carbon thấp ở 259 thành phố ở Trung Quốc. Bằng cách áp dụng TOPSIS, Wang và các cộng sự (2020) đã xếp hạng một cách khách quan hiệu quả kinh tế carbon thấp theo 4 thứ hạng: thành phố có chất lượng tốt, thành phố có chất lượng trung bình tốt, thành phố có chất lượng trung bình kém và thành phố có chất lượng kém hơn. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu muốn so sánh hiệu quả của các khu vực hoặc ngành khác nhau trong việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế carbon thấp bởi vì nó cung cấp một cơ sở so sánh rõ ràng và có tính định lượng. 3.2.3. Một số kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu Thứ nhất, trong bối cảnh ngày càng gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết cho một nền kinh tế bền vững, việc xác định và áp dụng một phương pháp đánh giá hiệu quả trở thành yếu tố quan trọng cho sự thành công của các chính sách và sáng kiến kinh tế carbon thấp. Một phương pháp đánh giá mạnh mẽ không chỉ giúp xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp hiện hành trong việc giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, mà còn cung cấp dữ liệu quan trọng để hỗ trợ quyết định trong việc lựa chọn và triển khai các chiến lược mới. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự kết hợp của các công cụ và kỹ thuật tiên tiến như phân tích dữ liệu lớn và mô hình hóa để đánh giá một cách toàn diện các tác động môi trường và kinh tế của các hoạt động kinh tế. Qua đó, việc sử dụng một phương pháp đánh giá hiệu quả không chỉ tăng cường khả năng hiểu biết và quản lý về nền kinh tế carbon thấp mà còn thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp sáng tạo và bền vững, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải toàn cầu và chống lại biến đổi khí hậu. Thứ hai, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng, một số phương pháp khác nhau với nhiều ưu điểm được sử dụng bởi các học giả để đo lường hiệu suất trung hòa carbon của các thành phố. Những phương pháp này sẽ cung cấp những thông tin, tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng phát triển của các thành phố trong tương lai. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có sự khác biệt rõ ràng trong việc xây dựng các hệ thống 505
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA đánh giá và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, dẫn đến thiếu khả năng so sánh giữa các thành phố khác nhau. Bên cạnh đó, thành phố carbon thấp là một hệ thống phức tạp bao gồm: kinh tế, xã hội, dân số, tài nguyên, môi trường và các hệ thống phụ trợ khác, cần được đánh giá trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là việc đánh giá và xếp hạng chất lượng phát triển carbon thấp của các thành phố. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá và phân tích tình trạng phát triển carbon thấp của các thành phố, mà không khám phá thêm về các yếu tố cản trở ảnh hưởng đến sự phát triển carbon thấp của các thành phố dựa trên cơ sở đánh giá. Do đó, không thể đề xuất các chính sách tối ưu hóa mục tiêu cho sự phát triển carbon thấp của các thành phố. 3.3. Xác định khoảng trống và đề xuất mô hình nghiên cứu 3.3.1. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu mà nhóm tác giả đề cập đến đều có hạn chế nhất định: Thứ nhất, tính chính xác của dữ liệu thu thập trong các bài nghiên cứu cần được xem xét. Nhiều nghiên cứu lấy phần lớn dữ liệu từ tài liệu có sẵn, do vậy, chúng là dữ liệu thứ cấp chứ không phải dữ liệu sơ cấp. Sự thay đổi liên tục của các biến số được sử dụng như: dân số, quy hoạch đô thị, tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu đều có khả năng ảnh hưởng đến sự tin cậy của mô hình trong thời điểm thực hiện nghiên cứu. Thứ hai, các nghiên cứu này chỉ đi sâu vào ước lượng mức độ trung hòa carbon dựa trên một khía cạnh cụ thể như: kinh tế (Xiaoyu Ju và cộng sự, 2024), đô thị (Chuyu Xia và cộng sự, 2022), giao thông (David Banister và Robin Hickman, 2013)... Việc đánh giá theo chiều sâu có thể đưa ra được kết quả chính xác, đáng tin cậy hơn; tuy nhiên, cách làm này cũng vô hình trung làm cho người đọc không thể tiếp cận một cách tổng quan, thực tế mức độ trung hòa carbon của một thành phố. Điều này là bởi vì thành phố trung hòa carbon là một hệ thống phức tạp bao gồm kinh tế, xã hội, dân số, tài nguyên, môi trường và các hệ thống phụ trợ khác. Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hoàn chỉnh về đa khía cạnh của thành phố được nghiên cứu. Khi xây dựng được bộ tiêu chí đủ vững chắc, các nhà nghiên cứu có thể đánh giá mức độ trung hòa carbon của nhiều thành phố với thời gian ngắn hơn. Vì sự thiếu hụt này, có rất ít nghiên cứu đề cập đến phương pháp, cách thức để phân nhóm các đô thị trong phạm vi quốc gia dựa trên trình độ đạt được trung hòa carbon. Nghiên cứu hiếm hoi có thể kể đến là nghiên cứu về phân loại các đô thị của Hàn Quốc dựa trên môi trường vật lý và đặc điểm phát thải carbon (Jiah Lee và Seunghyun Jung, 2023). Tóm lại, nhiều học giả đã tóm tắt và phân tích sự tiến bộ về xu hướng trung hòa carbon trên thế giới nhưng hầu hết chúng chỉ giới hạn ở các nghiên cứu mô tả, định tính; thiếu phân tích định lượng về tính khả thi của các mục tiêu trung hòa carbon ở quy mô quốc gia, khu vực và thậm chí quốc tế. Hiện nay, ở Việt Nam, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này, các bộ luật và chính sách hướng đến mục tiêu trung hòa carbon ở nước ta 506
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI chỉ mới được đưa ra gần đây và chưa được hoàn thiện, khả năng thực thi của các chính sách này vẫn cần thêm thời gian để có thể đánh giá chính xác độ hiệu quả, chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh như sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường. 3.3.2. Đề xuất phương pháp đánh giá mức độ và tiềm năng trung hòa carbon ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam Trên cơ sở các phát hiện từ quá trình tổng quan nghiên cứu và đối chiếu với bối cảnh Việt Nam, chúng tôi cho rằng, nên có một nghiên cứu toàn diện đo lường được hiện trạng phát thải và hấp thụ của các tỉnh, thành phố; đồng thời, phân loại các tỉnh, thành theo tiềm năng trung hòa carbon sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Theo đó, để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất như sau: Về dữ liệu sử dụng cần thu thập cho nghiên cứu: Trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu trên thế giới và Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm 06 nhóm lĩnh vực: (i) Năng lượng; (ii) Giao thông vận tải, (iii) Xây dựng, (vi) Các quá trình công nghiệp, (v) Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, (vi) Chất thải, nhóm tác giả có thể rút ra được những yếu tố then chốt phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam. Đồng thời, để xây dựng bộ tiêu chí hoàn chỉnh, bên cạnh yếu tố đầu ra, nhóm tác giả cân nhắc bổ sung thêm yếu tố đầu vào, cụ thể là năng lượng tái tạo. Cơ sở cho sự bổ sung này là vì ngành/lĩnh vực này được Chính phủ chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết quốc tế qua Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, nhóm tác giả đề xuất thu thập và sử dụng 7 nhóm biến số, bao gồm số liệu về: (i) Mật độ dân số đô thị; (ii) Đặc điểm kinh tế về doanh nghiệp; (iii) Đặc điểm kinh tế về công nghiệp và lương thực; (iv) Giao thông vận tải; (v) Phân bố sử dụng đất; (vi) Sản lượng của từng nguồn năng lượng tái tạo; (vii) Lượng phát thải CO2 của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam. Thêm vào đó, rút kinh nghiệm từ hạn chế của các nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề sự tin cậy của dữ liệu. Ngoài dữ liệu thứ cấp, nhóm cung cấp thêm nguồn dữ liệu sơ cấp từ các buổi tham vấn chuyên gia; tiếp đó, kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để loại các biến không phù hợp, tăng độ tin cậy của kết quả, cụ thể nhóm đã loại 3 trong số 23 chỉ tiêu do không phù hợp. Về phương pháp đánh giá thực trạng trung hòa carbon của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam: Nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng phương pháp phân tích cụm. Phương pháp phân tích cụm CA (Cluster Analysis) được lựa chọn là phương pháp phân tích cụm tích tụ dựa vào phương sai là “thủ tục Ward” trong loại thủ tục phân cụm thứ bậc (Hierarchical clustering). Đầu tiên, mỗi tỉnh, thành sẽ là một cụm bao gồm 7 nhóm số liệu với 20 chỉ số đã được kiểm định. Tiếp theo, nhóm tác giả sẽ tính giá trị trung bình tất cả các biến cho từng cụm một; sau đó, tính 507
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA khoảng cách Euclid bình phương (Squared Euclidean distance) giữa các phần tử trong cụm với giá trị trung bình của cụm, rồi lấy tổng tất cả các khoảng cách bình phương này. Các tỉnh, thành có số tổng khoảng cách Euclid bình phương gần nhau sẽ được phân vào một cụm. Ở mỗi giai đoạn tích tụ, hai cụm có phần tăng trong tổng các khoảng cách bình phương trong nội bộ cụm nếu kết hợp với nhau là nhỏ nhất sẽ được kết hợp. Sau khi 2 nhóm được gộp lại, tiếp tục lặp lại các bước tiếp theo. Khoảng cách giữa tất cả các cặp nhóm được tính lại lần nữa và cặp nào có khoảng cách ngắn nhất được gộp vào nhóm đơn. Nói một cách ngắn gọn, phân tích cụm CA cố gắng xác định các nhóm đối tượng nghiên cứu tương đồng về nhiều đặc điểm thông qua tính toán khoảng cách của các biến số. Dựa vào giá trị trung bình các biến, nhóm so sánh các đặc điểm của từng cụm, ví dụ, nhóm có các chỉ số quy mô đô thị lớn, tỷ lệ FDI cao hay nhóm có sản lượng năng lượng tái tạo vượt trội…; từ đó, phân cấp được khả năng trung hòa carbon của mỗi cá thể trong tổng thể tỉnh, thành Việt Nam. Sau quá trình điều chỉnh và thảo luận tính phù hợp, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn số cụm phân loại 63 tỉnh, thành tại Việt Nam là 5, tương đương với mức độ hướng đến trung hòa carbon của từng cụm như sau: Cụm 1: Rất thấp; Cụm 2: Thấp; Cụm 3: Trung bình; Cụm 4: Cao; Cụm 5: Rất cao. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng kết quả phân cụm đô thị hiệu quả để có những căn chỉnh phù hợp cho từng thành phố nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Đồng thời, nghiên cứu này sẽ làm nền tảng tài liệu cơ sở về chủ đề các thành phố trung hòa carbon tại Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. 4. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, việc phân loại các cụm theo thành phố nên được thực hiện trước khi lập kế hoạch về việc quy hoạch các thành phố nhằm đạt được trung hòa carbon; đồng thời, các chính sách và công nghệ liên quan đến trung hòa carbon cần được áp dụng khác nhau tùy theo đặc điểm của từng loại cụm. Bằng cách tùy chỉnh các biện pháp hay chính sách phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng loại cụm, chúng ta có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong việc giảm lượng khí thải carbon và tạo ra môi trường sống bền vững hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng cường sự linh hoạt và thích ứng của các chính sách và công nghệ để đáp ứng nhu cầu đặc thù của mỗi loại cụm. Phân tích xác định được các yếu tố quan trọng trong việc quy hoạch một đô thị hướng đến trung hòa carbon như: quy mô đô thị, giao thông, quy mô sản xuất năng lượng tái tạo, sử dụng đất, lượng phát thải và các đặc điểm về nền kinh tế. Tóm lại, nghiên cứu chứng minh rằng, các chỉ số đặc trưng chính của khu vực có thể được rút ra dựa vào việc phân loại các thành phố theo mức độ đạt được trung hòa carbon và các chính sách liên quan có thể được thúc đẩy xung quanh chúng. Phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và những nhà quy hoạch đô thị, nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng các chính sách và công nghệ khác nhau dựa trên đặc điểm của từng loại cụm. Bằng cách áp dụng cách tiếp cận hiệu quả các chính sách, các tỉnh, thành ở Việt Nam 508
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI có thể đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính một cách bền vững và hiệu quả. Từ những kết quả phân cụm của những nghiên cứu tiên phong, các nghiên cứu sau có thể đi sâu vào việc nghiên cứu hàm ý các chính sách và công nghệ cũng như sự hiệu quả của chúng đối với mức độ trung hòa carbon ở đô thị. Trong tương lai, có thể xác định các yếu tố chính có tác động đáng kể đến phát thải khí nhà kính dựa vào vùng kinh tế; từ đó phát triển các chính sách giảm phát thải khí nhà kính và áp dụng các công nghệ liên quan. Các nghiên cứu về sau cũng có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các khu vực quan trọng trên phạm vi toàn thế giới, từ đó góp phần thiết lập các khung tiêu chuẩn quốc tế cho thành phố trung hòa carbon. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuyu Xia, Yan Li, Tingbao Xu, Qiuxiao Chen, Yanmei Ye, Zhou Shi, Jingming Liu, Qinglong Ding & Xiaoshun Li (2019), “Analyzing spatial patterns of urban carbon metabolism and its response to change of urban size: A case of the Yangtze River Delta, China”, Ecological Indicators, 104, 615 - 625. 2. David Banister & Robin Hickman (2013), “Transport futures: Thinking the unthinkable”, Transport Policy, 29, 283 - 293. 3. Eero Paloheimo & Olli Salmi (2013), “Evaluating the carbon emissions of the low carbon city: A novel approach for consumer-based allocation”, Cities, 30, 233 - 239. 4. Haixiang Guo, Chunmiao Yang, Xiao Liu, Yijing Li & Qingliang Meng. (2018), “Simulation evaluation of urban low-carbon competitiveness of cities within Wuhan city circle in China”, Sustainable Cities and Society, 42, 688 - 701. 5. Jiah Lee & Seunghyun Jung (2023), “Towards Carbon-Neutral Cities: Urban Classification Based on Physical Environment and Carbon Emission Characteristics”, Land, 12(5), 968. 6. Karim Elgendy (2021), Carbon neutral cities: Can we fight climate change without them? 7. Qingqin Wang, Xiaofeng Sun, Ruonan Wang, Lining Zhou, Haizhu Zhou, Yanqiang Di, Yanyi Li & Qi Zhang (2023), “Research on Urban Energy Sustainable Plan under the Background of Low-Carbon Development”, Sustainability, 15(19), 14206. 8. Shajara Ul-Durar, Esra Sipahi Döngül & Abdul Jabbar (2023). “Chapter 18 - Carbon neutrality orientation and carbon neutral cities”, Recent Developments in Green Finance, Green Growth and Carbon Neutrality, 407 - 426. 9. Sylvain Becker, Tatiana Bouzdine-Chameeva & Anicia Jaegler (2020), “The carbon neutrality principle: A case study in the French spirits sector”, Journal of Cleaner Production, 274, 122739. 10. Xin Zhao, Xiaowei Ma, Boyang Chen, Yuping Shang & Malin Song (2022), “Challenges toward carbon neutrality in China: Strategies and countermeasures”, Resources, Conservation and Recycling, 176,105959. 509
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 11. Xianhua Wu, Zhiqing Tian & Ji Guo (2022), “A review of the theoretical research and practical progress of carbon neutrality”, Sustainable Operations and Computers, 3, 54 - 66. 12. Xiaoyu Ju, Xiaoli Zhou, Liangwei Zhang, Chun-Ai Ma & Yue Zhang (2024), “Evaluation of Low-Carbon Economic Efficiency under Industrial Clustering and Study of Regional Differences, Taking Xinjiang as an Example”, Sustainability, 16(5), 2008. 13. Xiqiao Lin, Kai Yin, Jinlin Lin, Chunhao Lu, Huiling Qin & Chunli Zhou (2022), “Dynamic assessment of the carbon-neutral process based on FDA method”, Energy Reports, 8(15), 1037 - 1045. 14. Yanan Wang, Xiaoli Fang, Shiwen Yin & Wei Chen (2021), “Low-carbon development quality of cities in China: Evaluation and obstacle analysis”, Sustainable Cities and Society, 64, 102553. 15. Yi Dou, Xiao Luo, Liang Dong, Chuntao Wu, Hanwei Liang & Jingzheng Ren (2016), “An empirical study on transit-oriented low-carbon urban land use planning: Exploratory Spatial Data Analysis (ESDA) on Shanghai, China”, Habitat International, 53, 379 - 389. 16. Ying Qu & Yue Liu (2016), “Evaluating the low-carbon development of urban China”, Environment, Development and Sustainability, 19, 939 - 953. 17. Yuan Lai (2022), “Urban Intelligence for Carbon Neutral Cities: Creating Synergy among Data, Analytics, and Climate Actions”, Sustainability, 14(12), 7286. 18. Yuanlu Suo (2024), “Evaluation of Regional Carbon Neutrality Efficiency in China”, Journal of Physics: Conference Series, 2679, 012054. 19. YuKun Liu, Xiyan Li & Xiqiao Lin (2023), “Evaluating carbon neutrality potential in China based on sparse principal component analysis”, Energy Reports, 9(6), 163 - 174. 510
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá
79 p | 766 | 343
-
SỔ TAY VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ
93 p | 452 | 146
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm sông Sài Gòn đoạn chảy qua thành phố Thủ Dầu Một
9 p | 134 | 10
-
Đánh giá hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật để phát triển nấm hương đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn
6 p | 64 | 6
-
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn đô thị tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
13 p | 82 | 5
-
Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cho việc cải tiến tranh thiết bị hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Thủ Dầu Một
8 p | 85 | 4
-
Đánh giá nguy cơ trượt đất khu vực xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
10 p | 70 | 4
-
Nghiên cứu tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến Quảng Nam bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, thu thập tài liệu và lộ trình khảo sát
12 p | 110 | 4
-
Ước tính lượng phát sinh và đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
11 p | 18 | 4
-
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội
9 p | 40 | 4
-
Ứng dụng mô hình PSR đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời khu vực ngoại thành Hà Nội
8 p | 9 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần: Thực tập nghề nghiệp 2 - Đánh giá hiện trạng nông thôn và xây dựng đề án
7 p | 62 | 3
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại các làng nghề của tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp quản lý bền vững
10 p | 9 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần: Đánh giá nông thôn
6 p | 39 | 2
-
Đánh giá tình trạng virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRSV) ở lợn tại tỉnh Bình Dương bằng phương pháp Elisa và RT-PCR
6 p | 72 | 2
-
Hiện trạng các loài chuột chù răng trắng giống crocidura (mammalia: soricidae) ở miền bắc Việt Nam
6 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng và hiệu quả của các công trình đập dâng khu vực Tây Bắc
9 p | 84 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn