intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp điều chỉnh độ cao cây đu đủ

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây đu đủ với tên La-tinh là Carica papaya L, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được du nhập vào Việt Nam qua Phillippine. Hiện nay ở Việt Nam, đu đủ được xem là một loại trái cây rất quen thuộc đem lại nguồn dinh dưỡng cao bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính... vì vậy ngày nay không ít người đã làm giàu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp điều chỉnh độ cao cây đu đủ

  1. Phương pháp điều chỉnh độ cao cây đu đủ Cây đu đủ với tên La-tinh là Carica papaya L, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được du nhập vào Việt Nam qua Phillippine. Hiện nay ở Việt Nam, đu đủ được xem là một loại trái cây rất quen thuộc đem lại nguồn dinh dưỡng cao bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính... vì vậy ngày nay không ít người đã làm giàu nhờ mô hình trồng chuyên canh cây đu đủ. Được biết đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ phi đã bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3-7m và ngọn có nhiều lá, cọng dài 60-70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng đến cả thước rưỡi. Vì cây rỗng ruột nên nếu quá cao sẽ dễ bị ngã đổ, làm thối trái, không đem lại năng suất cao. Để hạn chế chiều cao của cây đu đủ, nhiều nhà vườn ở Thái Lan, Malaysia, Đài Loan - Trung Quốc... đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép... tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái. Những kinh nghiệm này đã được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thử nghiệm thành công. Xin giới thiệu để bà con tham khảo. Phương pháp ghép Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ là mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có 2 - 3 mầm lá; và lấy từ cây mẹ đã cho trái. Sau khi cây cho trái, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép. Cách ghép: Ngâm hạt trong nước ấm 10 - 12 giờ, để ráo rồi gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10 x 15cm làm cây gốc. Có thể chọn các giống đu đủ thuần của địa phương, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Khi cây có đường kính 7 - 10mm có thể tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại 5 - 7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5 - 2cm. Cắt vát
  2. chồi ghép 3 loại chồi đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm. Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép; để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá. Tháo kẹp và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Uốn cong cây: Ngoài việc trồng các giống đu đủ lai F1 thấp cây hoặc sử dụng phương pháp ghép, người ta còn áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao cây. Với phương pháp này, các cây con được trồng trên luống cao 30-40cm, rộng 1- 1,2m. Khi cây cao khoảng 30cm bắt đầu tiến hành uốn cong, làm cho phần thân gần gốc tạo thành một góc khoảng 30 độ so với mặt luống. Chú ý: Uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ. Dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này, có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái, đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận tăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2