intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp điều tra phát hiện nhóm rầy hại thân lúa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

101
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng khay để điều tra từng khóm một, đặt khay nghiêng với gốc lúa 1 góc 450, đập 2 đập rồi đếm và phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh. 5.7.2.1. Số mẫu điều tra của một điểm - Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm - Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm 5.7.2.2. Cách điều tra - Ngoài đồng * Điều tra rầy non, rầy trưởng thành: + Đối với lúa cấy: dùng khay để điều tra từng khóm một, khay có kích thước 20 cm x 20 cm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp điều tra phát hiện nhóm rầy hại thân lúa

  1. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm rầy hại thân lúa Dùng khay để điều tra từng khóm một, đặt khay nghiêng với gốc lúa 1 góc 450, đập 2 đập rồi đếm và phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh. 5.7.2.1. Số mẫu điều tra của một điểm - Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm - Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm 5.7.2.2. Cách điều tra - Ngoài đồng * Điều tra rầy non, rầy trưởng thành: + Đối với lúa cấy: dùng khay để điều tra từng khóm một, khay có kích thước 20 cm x 20 cm x 5 cm. Đáy khay tráng một lớp dầu nhờn; đặt khay nghiêng với gốc lúa 1 góc 450, đập 2 đập rồi đếm và phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh. + Đối với mạ và lúa gieo thẳng: dùng khung 40 x 50 cm để điều tra. Đếm trực tiếp số rầy có trong khung, phân tuổi; tính số rầy bị ký sinh. * Điều tra trứng: Mỗi yếu tố lấy 3-5 khóm lúa ngẫu nhiên đem về phòng, tùy thuộc vào lượng trứng nhiều hay ít mà mỗi khóm chọn ngẫu nhiên 3-5 dảnh lúa, tách toàn bộ bẹ, gân lá của các
  2. dảnh đó để tìm trứng rầy. Phân loại trứng rầy ký sinh, trứng rầy ung, trứng rầy nở và trứng rầy chưa nở. - Trong phòng Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của 30 ổ trứng, 30 cá thể rầy non hoặc trưởng thành. 5.7.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Mật độ rầy: con/m2; mật độ quả trứng/m2 - Tỷ lệ các pha phát dục của rầy: % - Tỷ lệ rầy cánh ngắn: % - Mật độ các loại thiên địch bắt mồi: con/m2 - Tỷ lệ thiên địch ký sinh: % - Diện tích bị nhiễm rầy: ha 5.7.3.4. Công thức tính: * Mạ, lúa gieo thẳng đếm trực tiếp: - Mật độ rầy, thiên địch bắt mồi (con/m2) = Tổng số rầy (thiên địch) điều tra/Tổng số m2 điều tra * Lúa cấy (điều tra bằng khay): - Mật độ rầy, thiên địch bắt mồi (con/m2) = [Tổng số rầy (thiên địch) điều tra/Tổng số m2 điều tra] x 2 - Tỷ lệ phát dục (%) = [Tổng số cá thể sống ở từng tuổi/ Tổng số cá thể điều tra] x 100
  3. - Tỷ lệ thiên địch ký sinh (%) = [Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha/ Tổng số cá thể điều tra ở từng pha] x 100 5.7.2.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm: - Số yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, chân đất) - Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan - Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan - Quy định mật độ rầy để thống kê diện tích nhiễm + Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ 750 - 1500 con/m2 + Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ > 1500 - 3000 con/m2 + Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ > 3000 con/m2 + Diện tích mất trắng: là tổng số diện tích cộng dồn do sâu làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối mỗi vụ sản xuất)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2