intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh biên trùng ở bò

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

197
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh biên trùng bò được phát hiện ở hầu hết các vùng chăn nuôi bò và bò sữa ở nớc ta. Theo kết quả điều tra của Viện Thú y bò sữa ở ta có tỷ lệ nhiễm biên trùng khoảng 8-10%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh biên trùng ở bò

  1. m da lông ở bò Bệnh biên trùng ở bò Time 13:10, 16 Apr | Tác giả: minhminhvet Bệnh biên trùng bò được phát hiện ở hầu hết các vùng chăn nuôi bò và bò sữa ở nớc ta. Theo kết quả điều tra của Viện Thú y bò sữa ở ta có tỷ lệ nhiễm biên trùng khoảng 8-10%. Bò sữa cao sản nhập ngoại thờng bị bệnh nặng và chết nhiều sau khi vào Việt Nam trong 2 năm đầu. Sau đó, bò sẽ thích nghi với điều kiện sinh thái và mắc bệnh biên trùng ở thể mãn tính. 1. Nguyên nhân bệnh: Tác nhân gây bệnh là biên trùng có tên khoa học là Anaplasma marginale, ký sinh trong hồng cầu của bò, có kích thước rất nhỏ: Đường kính 1 micromet. Biên trùng th- ường ký sinh ở rìa của hồng cầu, bởi vậy mà gọi là biên trùng. Biên trùng giữa là một đơn bào ký sinh. Biên trùng
  2. được truyền từ bò ốm sang bò khỏe nhờ các loài móng và ruồi hút máu theo cách cơ giới, nghĩa là ruồi mòng hút máu bò bệnh, vòi hút có mang biên trùng rồi lại hút máu bò khỏe và truyền mầm bệnh cho bò khỏe. Ve Boophilus microplus cũng là vật chủ trung gian truyền biên trùng cho bò. Ve hút máu bò bệnh, biên trùng vào cơ thể ve sẽ phát triển thành bào tử, chuyển đến tuyến nước bọt của ve. Khi ve hút máu bò khỏe, biên trùng sẽ từ tuyến nước bọt truyền sang bò khỏe và gây bệnh cho bò. Bò bị bệnh thể cấp tính thể hiện: Sốt cao 41-42oC kéo dài 7-10 ngày; ăn kém, không nhai lại, nằm một chỗ, thở khó, kết thúc bò thường chết trong trại thái kiệt sức. Bò bị bệnh mãn tính thể hiện: Các triệu chứng cũng giống bò bị bệnh thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và bệnh kéo dài 1-2 tháng, thậm chí 6 tháng. Một số bò chỉ thể hiện gầy yếu, thiếu máu kéo dài, khi kiểm tra sẽ thấy biên trùng trong hồng cầu. 2. Chẩn đoán:
  3. Căn cứ các triệu chứng của bò bệnh: Sốt cao, gày yếu, suy nhợc, kết hợp với kiểm tra máu phát hiện biên trùng trong hồng cầu. Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của bò. Bê non sức đề kháng kém bị bệnh nặng hơn ở bò trưởng thành. Các giống bò sữa cao sản nhập nội có tỷ lệ nhiễm cao hơn bò nội và phát bệnh nặng hơn, chết với tỷ lệ cao 70-80% so với số phát bệnh. Các tháng nóng ẩm trong năm từ cuối mùa xuân đến mùa thu, các loài côn trùng hút máu phát triển mạnh hoạt động mạnh trong môi trường tự nhiên cũng là mùa lây nhiễm bệnh biên trùng trong đàn bò. Đến mùa đông, khi thời tiết lạnh, thức ăn xanh thiếu, sức đề kháng của bò giảm thấp và bệnh biên trùng sẽ phát sinh gây tổn thất cho đàn bò sữa. 3. Điều trị bệnh: Thuốc điều trị: Rivanol dùng với liệu trình.
  4. Ngày thứ 1: Dùng Rivanol với liều 0,2g cho một bò 300- 250kg. Thuốc pha như sau: Rivanol 0,2g; cồn 60ml (cồn Ethanol); nước cất 120ml. Đổ Rivanol vào nước cất đun ở 88oC, quấy cho tan hết, để nhiệt độ hạ 40oC, đổ cồn vào, quấy đều. Khi nhiệt độ dung dịch còn 38oC, tiêm cho bò vào tĩnh mạch, tiêm chậm. Ngày thứ 2: Dùng 0,3g Rivanol/bò. Cách sử dụng nh ngày 1. - Thuốc trợ sức: Trước khi tiêm truyền Rivanol cần tiêm thuốc trợ sức cho bò: Vitamin B1: 15ml/bò/ngày, vitamin C: 20 ml/bò/ngày, caphein: 10-15 ml/bò/ngày. - Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo bò trong thời gian điều trị. 4. Phòng bệnh:
  5. - Dùng Rivanol tiêm phòng nhiễm như phác đồ trên cho những bò nghi bị bệnh biên trùng mà cha có điều kiện kiểm tra máu trong vùng có cơ lu hành bệnh biên trùng. - Diệt ve ở chuồng trại và môi trờng chăn thả bò theo định kỳ bằng phun Dipterex 1/100; diệt ve trên thân bò bằng xoa hoặc phun dung dịch Ectomin 100-1/1000, không phun thuốc vào mắt bò. - Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng của bò. (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, 2000, tr.11)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2