Phương pháp giáo dục học sinh bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường (Song ngữ Êđê-Việt): Phần 2
lượt xem 3
download
Nội dung cuốn sách "Giáo dục học sinh bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường (Song ngữ Êđê-Việt) gồm có 3 phần chính như sau: khái niệm cơ bản về nước và môi trường; tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ con người; bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp giáo dục học sinh bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường (Song ngữ Êđê-Việt): Phần 2
- Phần hai TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 1. Ô nhiễm môi trường là gì? Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”1. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. ---------- 1. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành, Sđd, tr. 9. 112
- Tuy nhiên, môi trường chỉ bị coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người. 2. Các dạng ô nhiễm môi trường chủ yếu - Ô nhiễm không khí: Do việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cácbon mônôxít (carbon monoxide), điôxít (dioxide) lưu huỳnh, các chất cloroflorocarbon (CFCs), và ôxít nitơ (oxide nitro) là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương), xúc tác là ánh sáng mặt trời. - Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước và rác thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. - Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất gây 113
- ô nhiễm đất là hyđrôcácbon (hydrocarbon), kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hyđrôcácbon (hydrocarbon) clo hóa. - Ô nhiễm phóng xạ. - Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. - Ô nhiễm sóng: Do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình,... tồn tại với mật độ lớn. - Ô nhiễm ánh sáng: Hiện nay, con người sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí, ảnh hưởng lớn tới môi trường và quá trình phát triển của động, thực vật. a. Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn, làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa, làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy 114
- trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lý đúng mức; các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. b. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái, vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. 115
- Riêng ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. c. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Ô nhiễm không khí có hai nguyên nhân: - Ô nhiễm tự nhiên: Do núi lửa phun nham thạch, mêtan, sunphua,...; cháy rừng gây khói bụi, cácboníc,... - Ô nhiễm do hoạt động của con người: đốt nhiên liệu hóa thạch, thải ra các chất độc hại, giao thông vận tải, trong sinh hoạt, sản xuất,... Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và ảnh hưởng xấu đến con người, động vật, thực vật. Ô nhiễm không khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hằng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt; đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “sương mù”, gây nhiều bệnh cho con người; 116
- hoặc tạo ra các cơn mưa axít, làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như khí CO2, đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính. Ô nhiễm không khí từ khói bụi của các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như ô tô, xe môtô, xe gắn máy,... cũng là một loại ô nhiễm không khí đáng lo ngại. d. Ô nhiễm tiếng ồn Nguồn gốc nhân tạo được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn. Giao thông Hiện nay, phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường ngày càng lớn, gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi,... Bên cạnh đó, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường ở Việt Nam là khá nhiều, tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không nhỏ. Xây dựng Hiện nay, việc sử dụng khá phổ biến các loại máy móc trong xây dựng là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. 117
- Công nghiệp và sản xuất Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay, việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên, do ý thức của các cơ sở sản xuất và của một số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao. Sinh hoạt Việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm được xem là khó xử lý nhất do dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu. Tiếp xúc lâu với tiếng ồn quá mức sẽ giảm khả năng nghe, gây mỏi mệt, ức chế tinh thần (stress),... (Nguồn: wikipedia.org). 3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người a. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân gây ra các loại bệnh sau: * Bệnh lây lan qua nước ăn, uống - Bệnh viêm dạ dày, ruột do virus: thường kéo dài 24-72 giờ kèm theo buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nghiêm trọng nhất là ở trẻ nhỏ và người già. Khi bị bệnh thì 118
- tình trạng mất nước và rối loạn cân bằng điện giải có thể xảy ra nhanh chóng và đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. - Bệnh tả: được xếp vào loại “tối nguy hiểm”. Bệnh có biểu hiện là đi tiêu phân lỏng nhiều, nôn ói nhiều lần, nhanh chóng mất nước - điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây thành dịch, thường xảy ra vào mùa hè, sau những đợt thiên tai lớn và ở những nơi vệ sinh kém, không đủ nước sạch cung cấp, xử lý phân và rác thải chưa tốt,... - Bệnh thương hàn: là bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella Typhi hoặc Salmonella Patatyphi A, B, C gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, viêm não, nhiễm trùng máu,... Đa số các trường hợp mắc phải là do ăn uống thực phẩm mang vi trùng, nước sinh hoạt bị nhiễm phân có vi khuẩn thương hàn không được nấu chín, hoặc do ăn phải thức ăn tươi sống được rửa bằng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn thương hàn. - Bệnh lỵ trực khuẩn: là bệnh viêm đại tràng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Shigella. Bệnh lây qua đường tiêu hóa theo cơ chế phân - miệng hoặc từ người sang người hoặc từ bàn tay bẩn 119
- nhiễm khuẩn, lây gián tiếp chủ yếu qua nước uống, thức ăn. Ở nước ta, nước uống là trung gian truyền bệnh tả, lỵ hàng đầu do không được đun sôi trước khi uống,... - Bệnh kiết lỵ Amib: do vi khuẩn Etamoeba Histolitica gây ra. Tổn thương xảy ra chủ yếu ở đại tràng (bệnh lỵ Amib) và có thể ngoài đại tràng như bệnh Amib ở gan, phổi, não, da,... Kén Amib nhiễm vào người qua đường tiêu hóa, qua việc ăn rau sống, uống nước lã,... - Bệnh tiêu chảy do E.Coli: thường gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn hoặc có thể truyền qua nước do uống nước không được khử trùng bằng clo. Ngoài ra, còn có các bệnh như viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, sốt bại liệt, tiêu chảy do Rotavirus,... - Bệnh giun sán: bệnh do giun đũa, giun tóc, giun kim,... lây truyền qua nước. Do phân người có mang ấu trùng của giun nhiễm vào nước, gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua người khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em, do đi chân đất hoặc chơi đùa dưới đất... Ấu trùng của các loại giun này sẽ chui vào ruột, mật, não, mắt,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. * Bệnh do tiếp xúc với nước Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật gây bệnh trong nước. 120
- - Bệnh sán máng (Schistosomiasis)1 xảy ra ở những người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống. Các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc, tồn tại trong nước và sẵn sàng xuyên qua da của con người. - Viêm kết mạc do virus: Adenovirus đóng vai trò chính trong bệnh viêm kết mạc. Các virus này được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc ở các bể bơi công cộng. - Bệnh về da: Nước ô nhiễm chứa các tác nhân truyền bệnh gây nguy hiểm cho da của con người. Nếu tắm ở nguồn nước bị ô nhiễm thì da nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ngứa. Nếu không điều trị và tiếp tục sử dụng nước không sạch, bệnh sẽ nặng lên từng ngày, về lâu dài có thể bị ung thư hoặc có thể tử vong. * Bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước - Bệnh bướu cổ: do đất, nước, thực phẩm quá thiếu iốt, chủ yếu xuất hiện ở vùng núi cao, vùng xa biển, có điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. ---------- 1. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã phát hiện một bệnh nhân ở huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk bị bệnh sán máng (Schistosomiasis) do bị nhiễm ký sinh trùng loại Schistosoma mansoni. Đây là trường hợp bệnh gây nên do một loại ký sinh trùng rất hiếm gặp tại Việt Nam và bệnh lây truyền qua nguồn nước bị nhiễm bẩn do có nhiều ấu trùng sán máng bơi tự do trong nước xâm nhập qua da vào cơ thể người để gây bệnh. 121
- - Bệnh về răng: do thiếu hoặc thừa flo: nếu flo < 0,5mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, flo > 1,5mg/l sẽ làm hoen ố men răng. Nếu nguồn nước có độ pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axít làm hỏng men răng. (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế, pH của nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm là 6,5 -8,5). - Bệnh Minamata: do hàm lượng thủy ngân trong nước quá mức cho phép dẫn tới nhiễm độc thủy ngân. Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên, các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước. Khi nhiễm độc thủy ngân, các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l). Triệu chứng của bệnh Minamata: mất khả năng nghe, giảm tầm nhìn, nói khó khăn, không điều khiển được hoạt động, tứ chi run rẩy, mất cảm giác ở đầu ngón tay, ngón chân, mất trí nhớ, ung thư. * Bệnh do dùng nước nhiễm asen (thạch tín) Đã từ lâu mọi người đều hiểu thạch tín, với tên gọi khoa học thường dùng là asen hoặc 122
- arsenic rất độc hại, mức độ độc hại của asen gấp 4 lần thủy ngân. Khi uống phải một lượng asen bằng nửa hạt đỗ xanh có thể chết ngay. Trước đây, người ta chỉ biết nó qua tên vị thuốc bắc trong các quầy thuốc đông y. Đến gần đây, khi hàng loạt người trên thế giới và cả ở Việt Nam bị mắc những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến ung thư thì người ta mới xét nghiệm nước và chỉ định ra: asen chính là thủ phạm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ asen lớn hơn 0,01 mg/lít nước. Theo điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì tình trạng nhiễm độc asen ở Việt Nam có nguy cơ cao. Việt Nam cũng đã được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm asen của thế giới,... Asen xâm nhập con người qua đường nước uống, không khí trong vùng ô nhiễm, nhiễm qua da do tiếp xúc nhiều, liên tục với nguồn nước, không khí ô nhiễm. Sau khi vào cơ thể con người, asen thường tích tụ trong não, các mô da, móng tay, tóc, răng, xương và trong các bộ phận giàu biểu mô như niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gây nhiễm độc cấp tính cao. Nhưng sự xâm nhập asen qua đường nước ăn, uống mới là nguy hiểm nhất. Theo nhiều nhà khoa học, asen có thể gây ra tới 19 loại bệnh khác nhau. Nếu bị nhiễm độc asen với 123
- liều lượng dù nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài, sau 5 - 10 năm, sẽ gây ra mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm. Hai loại bệnh phổ biến nhất do asen gây ra là ung thư da và phổi. Nhiều nơi có hội chứng sạm da, sừng hóa bẩm sinh gan bàn chân, thay đổi sắc tố da, phát sinh các điểm tối điểm sáng trong lòng bàn tay, chân, gây sừng cứng và hoại tử. Tích tụ asen lâu ngày gây nên da mặt sạm, rụng tóc, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, bệnh rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, bệnh viêm dạ dày và ruột, bệnh ung thư, bệnh tiểu đường,... Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có triệu chứng có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố. Nguồn nước bị nhiễm asen dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe các bà mẹ, làm động thai, ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra những bệnh phổi ác tính, tác động xấu lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Cho đến ngày nay, loài người chưa tìm ra được thuốc đặc trị những căn bệnh do nhiễm asen gây nên. * Bệnh do dùng nước bị nhiễm độc chì (Pb) Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 - 0,8 mg/l. Tuy nhiên, do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn 124
- đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn. (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT quy định hàm lượng chì < 0,01 mg/l). Đối với con người và động vật, chì có độc tính rất cao. Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Sự thâm nhiễm chì vào cơ thể con người từ rất sớm, ở tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ và tiếp diễn suốt thời kỳ mang thai. Với những phụ nữ có thai thường xuyên tiếp xúc với chì thì khả năng sảy thai hoặc thai nhi chết sau khi sinh là rất lớn. Trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3 - 4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương trực tiếp hay gián tiếp cản trở chuyển hóa canxi thông qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đối với trẻ em, chì gây tác động mãn tính đến sự phát triển trí tuệ. Khi bị nhiễm chì dù ở nồng độ thấp cũng làm giảm chỉ số thông minh của trẻ. Ngoài ra, ngộ độc chì còn gây ra biến chứng nguy hiểm là chứng viêm não hay gặp ở trẻ em. b. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. 125
- Những hạt bụi nhỏ li ti lơ lửng trong không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp. * Các nguồn gây ô nhiễm không khí - Tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. - Công nghiệp Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2,...; các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi; quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ; các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: các ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. - Giao thông vận tải Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. 126
- Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. - Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ,... * Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí chứa khí, bụi, khói hoặc mùi với số lượng có hại. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, thở khò khè,... Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, vào nồng độ của loại chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Phụ nữ mang thai và trẻ em nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ bị tổn hại sức khỏe lâu dài, ở mức độ nghiêm trọng hơn. 127
- Những tác động xấu của ô nhiễm không khí không ngoại trừ ai, làm đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư,... Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh. Theo ông Straif, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới cho biết: Từng chất chứa trong không khí bị ô nhiễm có nguy cơ gây ung thư là rất thấp, nhưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu khi lan rộng như giao thông vận tải, nhà máy điện và khí thải công nghiệp, nông nghiệp kết hợp với nhau sẽ dẫn đến nguy cơ gây bệnh cao. c. Tác hại của ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đất. 128
- * Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam - Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, đẩy mạnh mức độ khai thác đất bằng nhiều biện pháp như: tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ; sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch. - Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi. - Ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật: Các loại hóa chất bảo vệ thực vật thường là những hóa chất độc, khả năng tồn lưu lâu trong đất, tác động vào môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp, đến động vật và con người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu và bào mòn. Do việc sử dụng, bảo quản chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. - Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, làng nghề thủ công: Hiện nay, nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng, độc hại như: Cd (cadimi), As (asen), Cr (crôm), Cu (đồng), Zn (kẽm), Ni (niken), Pb (chì) và Hg (thủy ngân). Một diện tích đáng kể đất 129
- nông nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng. - Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt: Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật. Chất thải rắn đô thị rất phức tạp, bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn, đồ dùng hỏng, gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải, các loại rác đường phố, bụi, bùn, lá cây,... - Chất thải của súc vật: Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc không được thu gom, xử lý bảo đảm kỹ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm họa cho môi trường đất. - Vi sinh vật: Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt,... trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa được xử lý, khử trùng của các bệnh viện. Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật. * Ô nhiễm môi trường đất có các tác hại sau: - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các 130
- công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp cũng như hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người ngày càng nhỏ. Riêng ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Nếu bón quá nhiều phân hóa học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hóa, biến thành muối nitrat, trở thành nguồn ô nhiễm mạch nước ngầm và các dòng sông. Ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật ở khu vực lân cận các điểm tồn trữ hóa chất bảo vệ thực vật quá hạn, cấm sử dụng, dẫn đến những lo lắng về sự phát tán ra vùng xung quanh, bị rửa trôi vào các lưu vực, có thể làm tăng nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật trong nước và trầm tích. Từ môi trường đất, trầm tích và nước, hóa chất bảo vệ thực vật sẽ xâm nhập chuỗi thức ăn, đặc biệt là động vật đáy (cá, động vật thân mềm hai mảnh vỏ,...), gây lo lắng về sức khỏe người tiêu thụ và có thể tác động bất lợi đến cả động vật trên cạn 131
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THPT - Modul 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THPT
46 p | 376 | 60
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt
49 p | 446 | 54
-
Bài giảng Bồi dưỡng chuyên môn hè 2014: Tổ chức quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực
22 p | 152 | 18
-
Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
11 p | 117 | 10
-
Bài giảng Mô đun 1: Phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh
34 p | 92 | 7
-
Phương pháp giáo dục học sinh bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường (Song ngữ Giarai-Việt): Phần 1
133 p | 9 | 5
-
Nghiên cứu lý luận về giáo dục học: Phần 1
53 p | 30 | 5
-
Phương pháp giáo dục học sinh bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường (Song ngữ Giarai-Việt): Phần 2
73 p | 8 | 4
-
Phương pháp giáo dục trẻ: Phần 1
169 p | 16 | 4
-
Phương pháp giáo dục học sinh bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường (Song ngữ Êđê-Việt): Phần 1
113 p | 21 | 4
-
Thực trạng giảng dạy môn Lý luận và Phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 137 | 3
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục vào việc rèn luyện tư duy phản biện của sinh viên hiện nay
6 p | 7 | 3
-
Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 40 | 2
-
Phát triển năng lực tự học môn Phương pháp giáo dục thể chất trẻ mầm non cho sinh viên hệ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
4 p | 26 | 2
-
Đổi mới kiểm tra đánh giá học phần Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức theo hướng tiếp cận năng lực trong đào tạo sinh viên ngành giáo dục tiểu học
7 p | 12 | 1
-
Vận dụng tư tưởng và phương pháp giáo dục của Khổng Tử trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
3 p | 11 | 1
-
Thực trạng giáo dục học sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực ở các trường tiểu học thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
10 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn