intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp học đại học hiệu quả

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

197
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn sinh viên bài viết "Phương pháp học đại học hiệu quả" của sinh viên Trần Nguyễn Bích Trâm trường Đại học Văn Hiến. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về cách học đại học hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp học đại học hiệu quả

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ<br /> Sv Trần Nguyễn Bích Trâm<br /> Lớp 13XHH<br /> <br /> <br /> Tôi là một tân sinh viên của trường Đại học Văn Hiến nhưng may mắn được<br /> những anh chị đi trước truyền đạt, chia sẻ cho những kinh nghiệm quý báu về việc học<br /> đại học. Xin chia sẻ cùng các bạn.<br /> 1. Không gian học<br /> Trước hết, bạn cần chủ động chọn cho mình một không gian học tập thích hợp.<br /> Bạn ở kí túc xá, ở trọ, đó là chốn đông người. Bạn khó có thể tập trung học bài khi ai đó<br /> buồn buồn bắt chuyện với bạn, mấy anh chàng phòng bên rủ bạn đi uống cafe, hay mấy<br /> chị cùng phòng mua snack về cùng ăn và nói chuyện rôm rả. Vì thế bạn nên tìm cho mình<br /> một vị trí yên tĩnh, ít người qua lại để tập trung học bài. Với hoàn cảnh ở trọ của sinh<br /> viên thì công viên, lớp học, hành lang giảng đường hay thư viện là những nơi mà bạn có<br /> thể “thử sức”.<br /> 2. Thời gian học<br /> Ở lớp học, mỗi tiết học là 45 phút, còn thời gian cho việc nghiên cứu học tập ở nhà<br /> có thể linh động tăng – giảm tùy môn học nhưng cũng không nên kéo dài quá 120 phút;<br /> giữa các khoảng thời gian này nên có những phút thư giãn, giải lao. Chẳng hạn, khi phải<br /> đọc một lượng lớn tài liệu trong vòng 1 ngày, bạn nên chia nhỏ giờ học theo phương pháp<br /> học 45 phút, tức là không phải ngồi cả ngày bên đống sách, mà tập trung vào đó khoảng<br /> 45 phút và sau mỗi quá trình 45 phút đó bạn nên dừng lại, nghỉ ngơi 10 phút, đi loanh<br /> quanh, hít thở không khí rồi mới quay trở lại bàn học, cách này giúp bạn tỉnh táo hơn. Và<br /> sau 5 lần như thế, bạn hãy ngồi và nhớ lại những gì mình đã đọc, thứ nhất giúp bạn ghi<br /> nhớ, củng cố lại kiến thức, thứ 2 bạn sẽ thấy được rằng lượng kiến thức mà bạn thu được<br /> không là quá tệ, đó là niềm vui và động lực cho bạn. Hãy áp dụng cách học này vì nó<br /> hiệu quả nhất với bộ não của bạn.<br /> Bên cạnh việc chia nhỏ thời gian như trên, tôi chia sẻ thêm với các bạn một mẹo<br /> nhỏ để đọc nhanh và hiệu quả một cuốn sách. Bạn nên đọc lời giới thiệu và lướt qua mục<br /> lục và kết luận của mỗi chương; sau đó nếu còn thời gian, hãy lướt nhanh những dòng<br /> chữ được in đậm và in nghiêng.Và nếu nhận thấy cuốn sách có nội dung phù hợp, cần<br /> thiết bạn có thể mua hoặc đầu tư thời gian nhiều hơn để đọc nó.<br /> Đó là thời gian cho từng buổi tự học, còn thời gian cho từng học kỳ thì chúng ta<br /> cũng cần phải phân chia thời gian cho cân bằng, hợp lí với tất cả các môn học.<br /> 3. Học tập có hệ thống<br /> Bạn có biết sinh viên trước ngày thi như thế nào không?<br />  Ôi! Mai thi mà chưa học bài.<br />  Một, hai giờ sáng vẫn chong đèn.<br />  Ngủ gục trên đống sách vở.<br />  Dậy trễ, trễ cả giờ thi và đầu óc thì trống không.<br />  Lặp lại quá trình trên cho môn thi tiếp theo.<br /> Nguyên nhân của thực trạng trên là do học tập không có hệ thống, không có thời<br /> gian biểu. Bạn phải đưa ra thời gian biểu cho chính mình. Hôm nay học môn nào, ngày<br /> mai học môn nào; môn quan trọng, khó học trước, môn phụ học sau; học mỗi ngày để<br /> kiến thức không bị quên và khi thi không bị cập rập. Điều quan trọng là phải nguyên tắc<br /> và kỷ luật, ví dụ: bạn đặt quy tắc phải đọc trước bài giảng trước khi đến lớp, chưa đọc<br /> chưa được ăn cơm. Thực sự nguyên tắc và kỷ luật rất quan trọng, nó ép buộc bản thân<br /> phải hoàn thành nhiệm vụ, giúp việc học của bạn vận hành đúng tiến trình và hiệu quả.<br /> Để học tập có hệ thống, cuối mỗi vấn đề, học phần, bạn nên hệ thống hóa bằng sơ<br /> đồ tư duy. Cũng như cây sơ đồ tư duy, kiến thức lớn là thân và cành là nhánh nhỏ của<br /> kiến thức, thì hệ thống học tập là chia công việc lớn ra thành nhiều phần nhỏ để hoàn<br /> thành. Ví dụ: để viết một bài luận về tôn giáo, bạn đề ra kế hoạch: ngày thứ 2 tìm hiểu về<br /> Thiên Chúa giáo; thứ 3 Phật giáo; thứ 4 Cao Đài; thứ 5, 6 tổng kết tài liệu; thứ 7 viết<br /> bài,... Hệ thống học tập giúp bạn làm việc một cách tuần tự, bắt đầu từ đâu và kết thúc ở<br /> nơi nào.<br /> 4. Đặt câu hỏi trên lớp<br /> Để tiết học ở trường hứng thú, bạn nên đọc tài liệu vào buổi tối trước khi lên lớp,<br /> đưa ra một số câu hỏi những điều chưa hiểu hoặc muốn biết thêm. Giờ lên lớp, bài giảng<br /> + tài liệu  đúc kết câu hỏi. Bạn biết rằng người khôn ngoan là người đưa ra câu hỏi hay,<br /> mà câu hỏi hay thì không có nhiều. Lời khuyên: chỉ nên đặt 1 đến 2 câu hỏi thôi nhé bạn.<br /> Đừng coi thường những câu hỏi bạn đặt ra, nó không chỉ củng cố vốn hiểu biết mà còn<br /> giúp bạn tập trung tỉnh táo, điều tuyệt vời là giảng viên sẽ thấy rất phấn khởi.<br /> 5. Đứng đầu mỗi kì một môn<br /> Thời còn học sinh, tôi thường đứng đầu lớp, những điểm số cao vút cộng với lời<br /> phê giỏi của thầy cô làm tôi tự hào, hãnh diện về bản thân, và tôi thích đi học hơn. Bạn có<br /> nghĩ rằng đứng đầu lớp cũng là cái cần có đối với sinh viên? Chắc chắn rồi. Mỗi kì bạn<br /> hãy đứng đầu lớp 1 hoặc 2 môn học, đừng là tất cả, vì bạn sẽ không đủ sức kham nổi cho<br /> một lượng bài vở khổng lồ của tất cả các môn. Đứng đầu lớp có nghĩa là bạn sẽ có một<br /> bảng điểm đẹp. Đứng đầu lớp tiếp cho bạn động lực, thêm yêu thích đến trường, đặc biệt<br /> thầy cô sẽ chú ý, ghi nhớ và giúp đỡ bạn.<br /> Cánh cửa sổ mở toang khi bạn kéo chốt và đẩy nó ra. Bạn biết đấy, việc gì làm<br /> cũng cần áp dụng những quy luật, quy tắc và phương pháp của nó, ngay cả việc mở cửa<br /> sổ. Và học tập cũng thế, hãy có phương pháp học tập thích hợp, bạn sẽ gặt thành công.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2