Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh: Phần 1
lượt xem 5
download
Phần 1 của cuốn sách "Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh" nêu một số vấn đề lý luận chung về dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh; giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh, Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Tuyên ngôn độc lập;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. HOÀNG THỊ THU HƯỜNG TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. CAO THỊ LAN ANH NGUYỄN MAI THẢO NHUNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐẶNG THU CHỈNH Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: ThS. CAO THỊ LAN ANH BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/21-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 433-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6906-5.
- Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam NguyÔn ThÞ Thanh Tïng N©ng cao chÊt l−îng d¹y häc t¸c phÈm Hå ChÝ Minh / Ch.b.: NguyÔn ThÞ Thanh Tïng, Hoμng ThÞ ThuËn. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 400tr. ; 21cm ISBN 9786045764398 1. Hå ChÝ Minh, 1890-1969, L·nh tô C¸ch m¹ng, chÝnh trÞ gia, ViÖt Nam 2. T¸c phÈm 3. D¹y häc 335.4346071 - dc23 CTF0561p-CIP
- TẬP THỂ TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ THANH TÙNG (Đồng chủ biên) HOÀNG THỊ THUẬN (Đồng chủ biên) NGUYỄN THỊ XIÊM VŨ THỊ HUYỀN TRANG PHẠM PHƯƠNG LAN TIÊU THỊ MỸ HỒNG TRẦN NGỌC VIÊN
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho mục tiêu cao cả là giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và để lại những giá trị nhân văn, cao quý cho nhân loại. Trước khi đi xa, Người đã để lại cho toàn Đảng và toàn dân di sản vô giá, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng ấy được khắc họa rõ ràng và sâu sắc trong những tác phẩm, bài nói, bài viết mà Người để lại. Để thực hiện mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong dạy học các tác phẩm của Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các học phần, chuyên đề liên quan tới Hồ Chí Minh và di sản Hồ Chí Minh. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách 5
- Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh của tập thể tác giả do TS. Nguyễn Thị Thanh Tùng và TS. Hoàng Thị Thuận - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đồng chủ biên. Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất nêu một số vấn đề lý luận chung về dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh; Phần thứ hai giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh (như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh, Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Tuyên ngôn độc lập...). Trong mỗi tác phẩm, các tác giả xác định mục tiêu dạy học tác phẩm (năng lực, phẩm chất), hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm, nội dung cơ bản của tác phẩm, giá trị của tác phẩm và một số câu hỏi ôn tập, củng cố... Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên tập, xuất bản song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
- LỜI NÓI ĐẦU H ồ Chí Minh và di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một pho sử bằng vàng, có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và lịch sử phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX nói chung. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên các tác phẩm do Người soạn thảo có vị trí quan trọng. Do đó, nghiên cứu, giảng dạy, học tập về tác phẩm Hồ Chí Minh theo định hướng năng lực và phẩm chất là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng các chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo các ngành Giáo dục chính trị, Chính trị học, Hồ Chí Minh học... ở các trường đại học, học viện, trường chính trị các cấp. Việc trang bị hệ thống phương pháp luận cũng như tìm hiểu nội dung tác phẩm của Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, thu hút sự hứng thú của sinh viên, học viên đối với việc tìm hiểu những giá trị cốt lõi trong mỗi tác phẩm do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh soạn thảo. Đồng thời, việc đổi mới dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh theo hướng chuyển từ định hướng nội dung (chỉ giới thiệu nội dung chủ yếu của tác phẩm) sang định hướng phát triển phẩm chất và năng lực (cung cấp, định 7
- hướng hệ thống phương pháp luận về dạy học, nghiên cứu tác phẩm, phát triển toàn diện người học) cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các học phần, chuyên đề liên quan tới Hồ Chí Minh và di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, liên quan tới vấn đề đổi mới dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh, có rất ít công trình hay bài nghiên cứu đề cập trực tiếp về các nguyên tắc, biện pháp, vấn đề đổi mới ôn tập, đánh giá đối với môn học này. Các công trình tiếp cận toàn diện, hệ thống về vấn đề dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh vẫn còn khiêm tốn, thiên về phân tích nội dung tác phẩm hơn là định hướng người học cách thức tiếp cận nội dung tác phẩm Hồ Chí Minh. Do đó, cuốn sách Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên cả phương diện tiếp cận khoa học chính trị và phương diện khoa học giáo dục. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận chung về dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh. Phần thứ hai: Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Hà Nội, tháng 3 năm 2021 TẬP THỂ TÁC GIẢ 8
- Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẠY HỌC TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH I- SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH Chương trình học phần “Tác phẩm Hồ Chí Minh” đóng vai trò quan trọng trong khung chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị, Chính trị học ở các trường đại học, cao đẳng, nhằm mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực và năng lực chuyên môn cho người học thông qua nghiên cứu, giảng dạy và học tập các tác phẩm tiêu biểu gắn với di sản quan điểm và đóng góp của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Tại một số cơ sở giáo dục đại học, học phần “Tác phẩm Hồ Chí Minh” (hay còn gọi chuyên đề “Tác phẩm Hồ Chí Minh”) được xây dựng với mục tiêu chủ yếu dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ trong đó nhấn mạnh một trong những chuẩn đầu ra của sinh viên là hình thành “phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhân dân: thấm nhuần thế giới quan 9
- Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, lối sống và tác phong mẫu mực”1. Học phần “Tác phẩm Hồ Chí Minh” có mối quan hệ mật thiết với các học phần, chuyên đề có liên quan như tư tưởng Hồ Chí Minh (bao gồm các chuyên đề khái quát và các chuyên đề cụ thể về nội dung), phương pháp dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Di sản của thời đại... Tất cả các vấn đề nghiên cứu, học tập và giảng dạy về con người, sự nghiệp, đóng góp và di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và nhân loại phần lớn phải xuất phát từ chính các tác phẩm, bài viết, bài diễn văn do Người viết, soạn thảo. Qua từng bài viết, tác phẩm của Hồ Chí Minh như: Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam (1919), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927), Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng (1930), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Sửa đổi lối làm việc (1947), Dân vận (1949), Thường thức chính trị (1949), Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969), Di chúc (1969)... trải đều trong cuộc đời, sự nghiệp của Người đã cho những người đam mê tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tiếp cận trọn vẹn nhất, ________________ 1. Chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, http://hnue.edu.vn/Daotao/Chuandaura/ DaihocvaCaodang/tabid/423/StdId/10/Default.aspx. 10
- khách quan nhất, chân thực nhất về quá trình chuyển biến ngoạn mục quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh, từ sự ươm mầm hoài bão lớn (trước năm 1911), ra đi tìm đường cứu nước, khảo sát và tìm thấy con đường cứu nước (1911 - 1920), hình thành cơ bản các quan điểm về cách mạng Việt Nam và thuộc địa (1921 - 1930), vượt qua phong ba, bão táp, khó khăn dồn dập để kiên định với con đường Người đã sáng suốt đi theo (1930 - 1945) và giai đoạn tư tưởng của Hồ Chí Minh được tiếp tục phát triển, bổ sung, hoàn thiện qua hơn một năm xây dựng, bảo vệ chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Do đó, muốn tìm hiểu bản chất tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh qua chuyên đề “Tác phẩm Hồ Chí Minh”, để nhận thấy cả cái “vừa rất giản dị vừa rất uyên bác”1, để so sánh được sự giống và khác giữa văn bản gốc tác phẩm với các thành tựu của giới nghiên cứu, người dạy và người học trước hết phải đọc, tìm hiểu nguyên tác của tác phẩm Hồ Chí Minh. Từ đó tìm ra những điểm đặc sắc ẩn chứa trong từng tác phẩm cũng như bước phát triển toàn diện và sâu sắc tư tưởng của Người ở tác phẩm về sau so với tác phẩm trước đó. Điều này chỉ có thể giải quyết trên phương diện phương pháp luận và phương pháp dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh. ________________ 1. Đào Phan: Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1989, tr.37. 11
- Trong những năm qua, thực trạng dạy học chuyên đề “Tác phẩm Hồ Chí Minh” có những chuyển biến trong nhận thức về mục tiêu môn học, về nội dung môn học, về đội ngũ giảng viên và tình hình giảng dạy, về đội ngũ người học (sinh viên, học viên) và thực trạng học, vấn đề kiểm tra, đánh giá... đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh. Đối với vấn đề nhận thức mục tiêu của môn học trong khung chương trình đào tạo tín chỉ, học phần “Tác phẩm Hồ Chí Minh” hiện nay được thiết kế theo mục tiêu định hướng nội dung, tập trung nhiều vào ba tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ. Mặc dù đã có sự thay đổi so với đào tạo theo hình thức niên chế (mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục, phát triển), song việc xác định mục tiêu như vậy ảnh hưởng tới chính việc lựa chọn phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá đối với chuyên đề. Sinh viên hoàn thành môn học khi đạt được các chuẩn đầu ra, trong đó quan trọng hàng đầu là chuẩn về kiến thức. Nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ nhận thức còn mang nặng tính hàn lâm của người dạy đối với các môn học thuộc khoa học lý luận chính trị. Người học nắm được hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của một số tác phẩm tiêu biểu do Hồ Chí Minh soạn thảo. Về nội dung chương trình: Học phần “Tác phẩm Hồ Chí Minh” đã cung cấp những tri thức quan trọng cho sinh viên, học viên về hoàn cảnh, nội dung cơ bản, giá trị của 12
- một số tác phẩm cụ thể trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh được đưa vào nội dung chương trình học phần bao gồm: - Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); - Đường cách mệnh (1927); - Tuyên ngôn độc lập (1945); - Sửa đổi lối làm việc (1947); - Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969); - Di chúc (1969). Mặc dù các tác phẩm nói trên đã làm rõ một số nội dung cơ bản trong quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam “từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa”, những vấn đề về đạo đức cách mạng và biện pháp khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo của người cán bộ, đảng viên, về quá trình tự nhận thức của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin... nhưng nội dung các tác phẩm chưa phản ánh được tính toàn diện, hệ thống cũng như kết quả của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về di sản tư tưởng, tác phẩm của Hồ Chí Minh. Việc lược bớt những tác phẩm trùng chủ đề và bổ sung các tác phẩm mới trong nội dung chương trình là rất cần thiết. Chuyên đề “Tác phẩm Hồ Chí Minh” là một trong những chuyên đề đặc thù bởi hoạt động dạy học được tiến hành dựa trên tư liệu gốc là các tác phẩm của Hồ Chí Minh. 13
- Vì vậy, hầu hết đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy “Tác phẩm Hồ Chí Minh” qua khảo sát đều có trình độ chuyên môn, có năng lực giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và luôn tiên phong, chủ động tìm kiếm những phương pháp dạy học mới nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống theo hướng tích cực hóa (phương pháp thuyết trình) kết hợp với phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại (phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học nêu vấn đề...) đã thực sự lôi cuốn và phát huy tính tích cực, sáng tạo học tập, đam mê của người học đối với việc đọc, phân tích, đánh giá giá trị tác phẩm. Từ đó vận dụng vào nhận thức, hành động, ứng xử của bản thân trong công việc, lối sống, nêu gương cho gia đình, cộng đồng. Do đó, với việc chủ động đổi mới phương pháp dạy học và những kết quả tích cực bước đầu đã cho thấy tính khả thi trong thực tiễn của việc thay đổi phương thức, phương tiện dạy học chuyên đề “Tác phẩm Hồ Chí Minh”. Mục tiêu của đổi mới dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh nhằm định hướng, dạy cách khám phá, phương pháp luận tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh chứ không đơn thuần dạy nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong cả hoạt động dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh như tình trạng người dạy duy trì kiểu 14
- dạy truyền thống (thầy đọc, trò chép), dạy tác phẩm nhưng không yêu cầu người học bắt buộc phải đọc toàn văn tác phẩm, dạy chuyên đề tác phẩm nhưng không có phần “lý luận chung về dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh” mà đi thẳng vào nội dung từng tác phẩm. Người học vẫn chưa thực sự chủ động, tự lực trong học tập, chưa tích cực trong các giờ thảo luận, thể hiện thái độ học tập mang tính đối phó, học chủ yếu để làm bài kiểm tra, làm bài thi cho đủ điểm qua được học phần... Điều đó dẫn đến tình trạng người học chỉ nắm được những nội dung do giảng viên cung cấp, tìm hiểu nội dung qua các nguồn tham khảo trên internet, lười đọc nguyên tác, học với mục đích thi cho qua... ảnh hưởng đến chất lượng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo. Dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh là một vấn đề khó trong các mạch của chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị hay Chính trị học ở các cơ sở giáo dục đại học. “Giáo dục của thế kỷ XXI là nền giáo dục tạo ra những sản phẩm ít về số lượng nhưng chất lượng được nâng cao”1. Trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, tổng kết kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, định hướng cho công tác tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục lý luận chính trị, việc đánh giá đúng thực trạng những thành tựu ________________ 1. John Vũ: Giáo dục trong thời đại tri thức, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2016, tr.132. 15
- và những vấn đề còn tồn tại trong dạy học học phần “Tác phẩm Hồ Chí Minh” là cơ sở quan trọng nhằm xác định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay đối với học viên, sinh viên chuyên ngành. II- NHỮNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 1. Tiếp cận từ tư liệu gốc và chính thống Tiếp cận từ tư liệu gốc trong dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh được xem là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng, mang tính đặc thù của dạy học tác phẩm kinh điển. Thứ nhất, dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh đảm bảo nguyên tắc tiếp cận từ tư liệu gốc, nghĩa là nghiên cứu tác phẩm từ chính văn bản của ngôn ngữ đầu tiên được viết ra. Trong những hoàn cảnh khác nhau, dành cho những đối tượng khác nhau, Hồ Chí Minh đã sử dụng những thứ tiếng khác nhau để thể hiện quan điểm của mình qua các tác phẩm cụ thể. Bên cạnh tiếng Việt, rất nhiều tác phẩm của Người được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán. Vì thế, nghiên cứu những tác phẩm được viết từ những ngôn ngữ ấy mà người dạy cũng như người học có khả năng tiếp cận được với bản gốc, đọc đúng từ bản gốc, không qua bản dịch là một điều lý tưởng nhất. Tuy nhiên, tiếp cận tác phẩm 16
- từ ngôn ngữ đầu tiên là rất khó bởi số người có năng lực tiếp cận với những tác phẩm bằng ngôn ngữ không qua bản dịch lại không nhiều. Thứ hai, tiếp cận tác phẩm từ tư liệu gốc còn được hiểu là bản thân người dạy, người học phải là người trực tiếp đọc tác phẩm, tức là đi từ chính bản thân tác phẩm (bao gồm cả bản dịch - mà thực tế phần lớn những tác phẩm Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Pháp và tiếng Hán đều được đọc qua bản dịch) mà không đi qua cầu nối trung gian của người nghiên cứu trước. Ph. Ăngghen khi nói với những người mácxít trẻ về phương thức chủ yếu trong việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác đã từng nhắc nhở phải đọc tác phẩm gốc của C. Mác, không được dựa vào các tài liệu không phải là nguyên gốc. Đó là điều kiện cần thiết đầu tiên cho việc hiểu đúng những tư tưởng vốn có của các nhà kinh điển, làm cơ sở cho việc đánh giá, xem xét lại di sản. Nguyên tắc này đòi hỏi khởi đầu của việc dạy học tác phẩm Hồ Chí Minh là xem xét các quan điểm, tư tưởng của Người trong các nguyên tác chứ không phải từ cái mà người ta lĩnh hội, giải thích hoặc áp đặt cho nó, không phải từ lời giới thiệu, các bài phân tích bình luận đăng trên các báo và tạp chí. Thứ ba, tiếp cận từ tư liệu gốc còn được hiểu theo nghĩa những tư liệu có nguồn gốc đáng tin cậy, chính thống. Hiện nay, việc tìm kiếm tư liệu, tìm kiếm tác phẩm không khó khăn như trước đây khi có sự hỗ trợ của mạng internet. Tuy nhiên, không phải lúc nào tác phẩm tìm kiếm được từ nguồn internet cũng đảm bảo tính chính xác, 17
- khoa học. Hầu hết tác phẩm của Hồ Chí Minh đều được đưa lên website nhưng một số chỉ là đánh máy lại hoặc bản bông của nhà xuất bản, vì thế, còn nhiều lỗi. Bởi vậy, trong quá trình dạy học tác phẩm, dù nguồn tìm ở đâu nhất định phải đảm bảo tính chính xác. 2. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế “khó cưỡng” đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng mang lại những thách thức, khó khăn. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng tác động một cách mạnh mẽ tới mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động, đánh giá. Vì vậy, nếu trong dạy học các môn Lý luận chính trị, không quán triệt nguyên tắc tính Đảng thì sẽ không đảm bảo được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà nước ta đã đề ra. Nghiên cứu và dạy học các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, tất yếu cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học. Trong đó, tính Đảng yêu cầu cần phải đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị của các tác phẩm Hồ Chí Minh. Đồng thời, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, đi ngược lại đường lối của Đảng, 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành Công nghệ Đa phương tiện - ThS. Bùi Thị Thu Huế
6 p | 141 | 10
-
Giáo dục Đại học: Thành tựu và những giải pháp nâng cao chất lượng
3 p | 131 | 9
-
Dạy học phát triển năng lực - giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
10 p | 43 | 7
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “CAD trong kỹ thuật” theo dự án cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Vinh
9 p | 8 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng tự học học phần lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ
7 p | 12 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
“Trạm xe bus xanh” - Giải pháp nâng cao chất lượng trạm xe bus tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 10 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
6 p | 12 | 4
-
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
8 p | 17 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
7 p | 24 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
4 p | 9 | 3
-
Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghệ cho các trường cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay
5 p | 60 | 3
-
Phương pháp nâng cao chất lượng tiếng nói bằng cách triệt nhiễu thành phần xấp xỉ và thành phần chi tiết trên miền wavelet
5 p | 56 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ
7 p | 66 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Triết học Mác - Lênin cho sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
4 p | 116 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Dương giai đoạn hiện nay
4 p | 8 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 5 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn