intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số quần áo trẻ em: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo trẻ em" trình bày về lịch sử nhân trắc học và tình hình xây dựng hệ thống cỡ số ở Việt Nam, đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em; Kết quả nghiên cứu đặc điểm của từng lứa tuổi, từ đó sẽ có những tính toán thiết kế hợp lý nhằm đảm bảo tính tối ưu của các dòng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của con người ở các độ tuổi khác nhau đặc biệt là của đối tượng trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số quần áo trẻ em: Phần 1

  1. B í BÔ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐAI HOC SAO Đỏ TS. VŨ THANH CHƯƠNG (Chủ biên) XÂY DựNG HỆ THÔNG cỡ sô QÚẪN ÁO TRẺ EM
  2. Bộ C Ô N G THƯƠNG - TRƯỞNG ĐẠI HỌ C SAO Đ Ò TS. VŨ THANH CHƯƠNG (Chủ biên) - ThS. PHẠM THỊ H Ổ N G TƯƠI ThS. PH ẠM TH Ị KIM PH Ú C - ThS. BÙI TH Ị LO AN XÂY DựNG HỆ THỐNG CỠ SỐ QUẦN ÁO TRẺ EM NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC V À KỸ THUẬT HÀ N Ộ I- 2 0 1 3
  3. J lờ i nói đau ất nước ta trong những năm gần đây đang phát triển rất mạnh Đ mẽ. Nhiều khoa học, kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng vào trong đời sống. Kinh tế cùa người dân ngày càng được nâng cao, chế độ dinh dưỡng hàng ngày được các gia đình quan tâm hơn, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cùa trẻ em. Đây cũng chính là một trong những yếu tổ quan trọng dẫn đến sự thay đổi các đặc điểm hình thái cùa con người nói chung và của trẻ em Việt Nam nói riêng. Cùng với sự phát trien cùa các ngành khoa học kỹ thuật, nhân trắc học cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với các mục đich khác nhau. Trong lĩnh vực dệt may, các công trình nghiên cứu vé nhăn trắc học cỏ ý nghĩa vô cùng to lớn tới sự phát triển cùa ngành. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp may đang hướng tới sàn xuất các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng thời trang thì việc nghiên cứu nhân trắc học để xây dựng một hệ thống cỡ vóc chuẩn cho các lứa tuổi là việc làm không thể thiếu. Bên cạnh mục đích xây dựng một hệ thống cỡ số quần áo hoàn chinh thì việc nghiên cứu đặc điểm hình thái các phần cơ thể là điều không thế thiếu trong các nghiên cứu nhân trắc học. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cùa từng lứa tuổi, từ đó sẽ có những tính toán thiết kế hợp lý nhằm đảm bào tỉnh tối ưu cùa các dòng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu làm đẹp cùa con người ở các độ tuổi khác nhau đặc biệt là cùa đối tượng trẻ em. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu biên soạn nội dung cuốn sách "Xây dựng hệ thống cỡ sổ quần áo trẻ em". Nội dung cuốn sách đề cập 3 vấn để chính, đó là: Lịch sử nhân trắc học và tình hình xây dựng hệ thống cỡ số ở Việt Nam, đặc điểm hình thải ca thể trẻ em và phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số quần ảo trẻ em. Với mong muốn đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên trong việc học tập cũng như các độc giả quan tăm nghiên cứu về lĩnh vực đặc điếm hình thái và hệ thống cỡ số trẻ em Việt Nam. 3
  4. Để hoàn thiện cuốn sách này, chúng tôi đã tham khào nhiều sách, nhiều công trình nghiên cứu ve hệ thống cỡ số và đặc điếm nhân trắc người Việt Nam cùa nhiều tác giả có tên tuồi. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi cũng nhận được sự đóng góp ý kiến của các đong nghiệp trong và ngoài trường. Do lần đầu biên soạn nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ỷ kiến quý báu cùa bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bàn tiếp theo. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vé theo địa chi Email: hoahongtuoi.pham@gmail.com hoặc theo địa chi: Khoa Công nghệ May & Giầy da, trường Đại học Sao Đò, 24 Thái Học, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tinh Hài Dương. Trân trọng cám ơn! CÁC TÁC GIẢ 4
  5. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐÂU ..................................................................................................3 Phần 1 LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG HỆ THỐNG CỠ SỐ 1.1. LỊCH Sừ PHÁT TRIỂN NHẢN TRẤC HỌC .............................................. 7 1.1.1. Lịch sừ phát triển nhân trắc học trên thế giới ....................................... 7 1.1.2. Lịch sử phát triền nhân trắc học ở Việt Nam.......................................11 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ử u XÂY DỤNG HỆ THỐNG CỠ S Ố ..................14 1.2.1. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em ...................... 14 1.2.2. Tình hình nghiên cứu, xây dựng hệ thống cỡ số trên thế giới và Việt Nam ............................................................... ........................ 17 ! .3. CÁC CHỈ SÔ DÙNG ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIẺM HÌNH THÁI c ơ THẺ TRẺ EM ...................................................................................................20 1.4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ số ...................................23 1.4.1. Các đặc trưng thống kê ..................................................................... 23 1.4.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................25 1.4.3. Phương pháp đ o ................................................................................32 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 49 Phần 2 ĐẶC ĐIẺM HÌNH THÁI c ơ THẺ TRẺ EM 2.1. ĐẶC ĐIẾM HÌNH THÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Sự PHÁT TRIẺN Cơ THẾ TRẺ EM LỬA TUÔI TIÊU HỌC ................... 66 2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý........................................................................66 2.1.2. Đặc điểm tăng trường của cơ th ể ..................................................... 72 2.1.3. Các yếu tố ảnh hường đến sự phát triển của trẻ em lứa tuổi tiểu học ...77 2.2. ĐẶC ĐIÊM HỈNH THÁI VÀ s ự PHÁT TRIÊN c ơ THẺ TRẺ EM GÁI ...79 2.2.1. Chiều cao và cân nặng.....................................................................79 2.2.2. Đặc điểm phần cổ và vai.................................................................. 85 2.2.3. Đặc điểm phần thân .........................................................................87 2.2.4. Kích thước tay ................................................................................ 94 2.3. ĐẶC ĐIẺM HÌNH THÁI VÀ sụ' PHÁT TRIẾN c ơ THẺ TRẺ EM TRAI .96 2.3.1. Đặc điểm về chiều cao và cân nặng.................................................. 96 5
  6. 2.3.2. Đặc điém phần thân ........................................................................102 2.3.3. Đặc điểm phần cổ .......................................................................... 105 2.3.4. Đặc điểm phần vai ..........................................................................107 2.3.5. Đặc điểm phần ngực - lưng............................................................ 114 2.3.6. Đặc điểm phần eo ...........................................................................117 2.3.7. Đặc điểm phần mông......................................................................119 2.3.8. Đặc điềm phần tay ..........................................................................122 Phần 3 XÂY DựNG HỆ THÓNG CỠ SÓ QUÀN Á o TRẺ EM 3.1. TÍNH CÁC ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ ...................................................124 3.1.1. Đặc trưng thống kê các kích thước cơ thề trè em từ 6 đến 11 tuổi ....124 3.1.2. Xác định hệ số tương quan 2 biến ...................................................141 3.2. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CHỦ ĐẠO ...................................................146 3.3. XÂY DỰNG HỆ THÓNG CỠ SỐ .............................................................157 3.3.1. Xác định bước nhảy cùa kích thước chủ đạo..................................... 157 3.3.2. Xâv dựng hàm tương quan giữa các kích thước chù đạo với các kích thước thứ cấp .....................................................................166 3.3.3. X ác định khoảng cỡ và số lượng c ỡ số tối ư u ..............................................169 3.3.4. Xây dựng bảng thông số kích thước cơ thể trẻ em gái lứa tuổi tiểu học địa bàn thành phố Hà N ội....................................................172 3.3.5. Xây dựng bảng thông số kích thước cơ bản để thiết kế quần áo trẻ em gái lứa tuổi tiểu học địa bàn thành phố Hà N ội.......................177 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................179 6
  7. Phần 1 LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỤ NG __________________• THỐNG CỞ SÓ HỆ ____________________________________ 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC HỌC 1.1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học trên thê giới Nhân trắc học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các phương pháp do dạc hình thể, kích thước, cấu trúc cơ thề người, và sừ dụng các công thức toán học để phân tích các kết quả đo được nhằm tim hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái con người, đồng thời ứng dụng các quy luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn cùa khoa học, kỹ thuật, thiết kế sàn xuất các sàn phẩm tiêu dùng phục vụ cho con người [19]. Tùy theo mục đích nghiên cứu, Nhân trắc học gồm có: 1. Nhân trắc học chuyên về nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người; 2. Nhân trắc học học đường, nghiên cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe học sinh; 3. Nhân trấc học thể dục thể thao, nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe vận động viên hoặc xác định thiên hướng cũng như lựa chọn vận động viên vào môn thể thao thích hợp nhất; 4. Nhân trắc học nghề nghiệp, nhằm xác định thiên hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng; 5. Nhân trắc học y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể trẻ em theo từng thời kỳ (nhân trác so sánh lứa tuổi), xác định các hình thái thay đổi do bệnh lý, phân loại các dạng người dễ nhiễm một số bệnh đặc trưng, đánh giá tình trạng bình thường hay bệnh tật... Trong suốt những năm dài lịch sử, con người mới chi làm nhân trắc tùy hứng tự phát chứ nhân trắc chưa trở thành môn khoa học. Đến đầu thế kỷ XX, từ khi R.A. Fisher, một trong những người sáng lập môn di học quần thể, đã xây dụng được môn thống kê toán học ứng dụng vào y học thì nhân trẳc mới thực sự trờ thành môn khoa học với đầy đù ý nghĩa và đầy đủ tính chính xác cùa nó. Trong nhiều năm trờ lại đây nhân trắc đã có những bước 7
  8. tiến đáng kể với sự áp dụng những kỹ thuật hiện đại của các ngành khoa học khác nhau với số người chuyên nghiên cứu vấn đề này trên thế giới ngày càng tăng [8]. Người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng phương pháp nhân trắc học là một nhà giải phẫu người Pháp nổi tiếng Pola Broma (1824 - 1881). Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Rudolf Martin nhà nhân trắc đi tiên phong người Đức đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đạc kích thước cơ thể con người. Ống đã xuất bản cuốn sách “Giáo trinh về nhân học” (1919). Đó là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học với sự ứng dụng của toán học, đặc biệt là thống kê sinh học. Năm 1942 ông đã cho ra đòi cuốn “Chì nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Cuốn sách của Rudolf Martin được coi là kim chì nam cho môn khoa học này và ông được coi là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại [8]. Từ đó đến nay trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này, các tài liệu nhân trác học liên tiếp được xuất bàn và tùy theo điều kiện mỗi nước, phương pháp Martin ngày càng được bổ sung và hoàn thiện cả về hai mặt lý luận và thực tiễn. Năm 1961, Graef và Cone đã tập hợp nhiều số liệu chứng tỏ tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thước cơ thể đặc biệt là chiều cao và cân nặng [3]. Năm 1962, Baskirop đã cho ra đời cuốn “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống. Năm 1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học Ba Lan đã nhận định khi đi sâu nghiên cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chúc nàng cơ thể tỷ lệ thuận với nhau, quá trình hình thành phát triển cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động. Đó chính là giá trị cơ bản hình thành quan điểm ngành công nghiệp may khi nghiên cứu các dạng hình thể cơ thể người: các kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các dạng hình thái cơ thể [3]. Cũng ữong năm 1964, F.Vandervael, một thầy thuốc người Bi đã viết cuốn sách giáo khoa về nhân ừắc học, đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển theo thể lực, theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và 8
  9. xây dựng các thang phân loại thể lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trung thống kê trung bình (tb) và độ lệch chuẩn (5) [3]. Hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người được xác định bằng kích thước khung xương và mấu chuyển cúa xương, sự phát triển của bắp thịt cũng như sự phát triển của các cơ quan chức năng trong cơ thể và sự phân bố cùa mõ. Khi nghiên cứu về sự phát triển hình thể người, nhiều tác giả đã chỉ rõ cơ thể người thay đổi rất nhanh theo thời gian đặc biệt là nữ giới [3], Giáo sư Bunak, giáo sư nhân chủng học Nam Tư và nhà nhân chủng học người Nga Galant đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dạng hình thể người với sự phát triển đa dạng phần cơ bắp khác nhau trên từng dạng cơ thể người để ứng dụng thiết kế quần áo [3]. Đặc biệt là những nghiên cứu bổ sung mới đây cùa các nhà nhân chùng học người Rumani trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc ứng dụng hình thể con người để thiết kế các sản phẩm tiêu dùng [3]. Nhìn chung ở thế kỷ XIX các công trình còn hạn chế về số lượng và về kích thước đo đạc, phương pháp nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất và các tính toán thống kê còn đơn giản. Bước vào thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các môn khoa học khác thì môn nhân trắc học cũng được đẩy mạnh. Những hội, ban, ngành, viện nghiên cứu về nhân trắc học được thành lập, trong đó có những bộ phận chuyên theo dõi về phát ữiển cơ thể và tầm vóc sinh học. Chỉ ứong vòng 50 năm, riêng Liên Xô đã có hàng trăm công trình. Ở các nước Đức, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc, Ba Lan, Anh, Pháp, Mỹ, Bi, Nhật Bản,... số lượng và chất lượng công trình đều vượt xa thời gian trước đó và đã đề cập đến một vấn đề là: sự tăng trưởng các kích thước tổng thể và phát triển cơ thể sinh học không giống nhau ờ các lứa tuổi do ảnh hưởng sự hoạt động. của các cơ quan nội tiết [8]. Chương trình đo đại trà dân cư với mục đích thiết kế công nghiệp quần áo may sẵn là một thành công lớn của Viện nghiên cứu tổng hợp nhân trắc học thuộc trường Tổng hợp Lômônôxốp. Các kết quả trên đã xây dựng thành tiêu chuẩn nhà nước hệ thống cỡ số cơ thể người thiết kế công nghiệp các sản phẩm trang phục [3]. 9
  10. Năm 1971, với mục đích thống nhất hệ thống cỡ số phục vụ cho sản xuất quần áo may sẵn, các khối Sev đã mở rộng chương trình đo. Kết quả nghiên cứu trên của khối Sev đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cỡ số cơ thể nam giới, nữ giới và trẻ em [8]. Các nước Liên Xô (cũ), Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan kể cả các nước châu Á như Hồng Kông,... đều dựa vào các số đo cơ bàn để đo số đo nhân trắc cơ thể và thiết kế công nghiệp sản phẩm may mặc [3]. Ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông,... cũng đã có những chương trình nghiên cứu nhân trác ứng dụng từ khảo sát lấy số liệu đến xây dựng thành hệ thống cỡ số cơ thể người... Năm 1941 theo tác giả Bunak, tất cả các kích thước trên cơ thể người có kích thước cơ bản, có kích thước phụ thuộc, chính vì vậy đây không còn là sự nghiên cứu của ngành y nữa mà còn là nghiên cứu của các nhà nhân trắc ứng dụng. Tác giả đã phân chia: “nam giới theo chiều cao cong cùa cột sống có 7 dạng hình thể người, mà trong đó có 3 dạng cơ thể là: gù, bình thường và ưỡn. Cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu đưa ra sơ đồ phát triển của cơ thể phụ nữ phụ thuộc vào mức độ phát triển của chức năng cơ thể và sự phân chia phần mô mỡ nằm trên cơ thể. Theo tác giả Skerli, dạng hình thể phụ nữ có 3 nhóm chính, 1 nhóm phụ thuộc. Còn theo nhà nghiên cứu Nga Galant các dạng cơ thể phụ nữ không chi phụ thuộc vào sự phân bố phần mỡ nằm trên cơ thể mà còn phụ thuộc vào một loạt các yếu tố hình thể nhu: sự cân đối, mức độ phát triển của phần cơ [8], Tất cả các quan điểm trên không chỉ là quan điểm của nhà nghiên cứu nhân chùng học, y học mà còn của các chuyên gia may mặc đều chấp nhận. Ngoài hình thể cùa cơ thể người còn có nhiều yếu tố quan trọng hình thành cấu trúc cơ bản bên ngoài cơ thể. Các nhà nghiên cứu thiết kế công nghiệp may mặc chấp nhận phân loại dạng cơ thể người theo phương pháp thẳng đứng của tác giả Nicolaiev phân ra làm 5 dạng: bình thường, thẳng đuỗn, gù lưng, ưỡn lưng và phưỡn bụng [19]. Đại đa số người bình thường cỏ số đo tuân theo quy luật phân bố chuẩn và chiếm tỷ lệ lớn, còn các dạng người khác chiếm tỷ lệ ít, không áp dụng trong ngành may sẵn công nghiệp. 10
  11. Công trình nghiên cứu của các nhà nhân chúng học Liên Xô và một sô nước tiên tiến, đặc biệt là các nhà nhân trắc học Ba Lan, Đức, M ỹ,... đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu nhân trắc ứng dụng vào thiết kế các sàn phẩm tiêu dùng. Các phương pháp đo được áp dụng trên toàn thế giới và Liên Xô đã đạt gần đến mức hoàn thiện, xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia các hệ thống cỡ số cho sản xuất công nghiệp các sàn phẩm tiêu dùng [8]. Bên cạnh đó, nhờ vào sự hỗ trợ cùa thiết bị đo cơ thể người 3D, ứng dụng công nghệ chụp hình toàn bộ cơ thể người bàng tia lazer sáng trắng hiện đại, thực hiện tính toán xử lý số liệu các kích thước bàng máy tính trong một chu trinh khép kín, nên việc ứng dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số càng có những bước tiến vượt bậc và cho kết quà rất nhanh và chính xác. 1.1.2. Lịch sử phát triển nhân trắc học ở Việt Nam Nhân trắc học bắt đầu được chú ý ờ Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX bằng một số công trình về đo đạc một số kích thước như chiều cao, cân nặng và vòng ngực. Trong thời kỳ này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều do một số bác sĩ người Pháp và người Việt Nam thực hiện tại “Ban nhân học" thuộc viện Viễn đông Bác c ổ (Elcole d ’Ẻtême Orent) và tại Viện Giải phẫu học thuộc trường Đại học Y Khoa Hà Nội. Năm 1936 - 1944, những kết quả nghiên cứu về các kích thước cơ thể người các dân tộc Việt Nam như dân tộc Kinh, Hơmông, Êđê, Chăm, Thượng,... được đăng rải rác trong 9 tạp chí “Công trình nghiên cứu Viện Giải phẫu học trường Đại học Y Khoa Đông Dương” do P.Hurad làm chủ biên [3]. Những công trinh nghiên cứu trên đã ít nhiều đóng góp tài liệu cho việc tìm hiểu các đặc điểm nhân trắc học và hình thái học nói chung của người Việt Nam và một số dân tộc ít người ờ nước ta. Mặt khác, những điều đó bước đầu cũng góp phần vào việc tìm hiểu nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình đó còn lẻ tẻ chưa hệ thống, các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu lúc bấy giờ còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học chưa triệt để, chính xác bởi vậy các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế. Năm 1945 - 1954, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Giáo sư Đỗ Xuân Hợp nhà nhân trắc học đầu tiên của Việt 11
  12. Nam, đã cùng với một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên phục vụ cho việc tuyển quân và may các sản phẩm quần áo, giầy mũ cho bộ đội [1]. Năm 1954, hòa bình lập lại và đặc biệt trong thời gian 30 năm trở lại đây do nhu cầu khôi phục và phát triển của nền kinh tế quốc dân, công tác điều tra cơ bản về con người đã được đẩy mạnh. Việc nghiên cứu nhân trắc học không còn bó hẹp và chi tập trung ở một vài bác sĩ của trường Đại học Y Khoa mà còn được thực hiện ở các trường đại học khác. Nhiều đối tượng hầu hết các lứa tuổi đã được điều ữa nghiên cứu. Thông sổ kích thước và thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên tới hàng trăm các chỉ số thể lực và các thông số sinh học dần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận định và đánh giá kết quả [24], Bước đầu sau thời gian dài nghiên cứu, các tác giả đã quy định được một số tiêu chũẩn về thang phân loại các kích thước cơ thể, một số quy luật phát triển cơ thể người Việt Nam... Các đề tài nghiên cứu cũng được mở rộng ra theo nhiều chiều hướng như hướng nghiên cứu nhân trắc chủ yếu nhàm phục vụ y học, hướng nghiên cứu nhân trắc phục vụ điều tra cơ bản con người Việt Nam, các đặc điểm nhân chủng học của các dân tộc Việt Nam được thực, hiện chủ yếu tại bộ môn sinh học người, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Khảo cổ học, Viện Bảo tàng lịch sử và trường Đại học Y Khoa Hà Nội, Viện KHKT, Viện Bảo hộ lao động, Viện Vệ sinh dịch tễ,... là các đom vị đi sâu nghiên cứu nhân trắc phục vụ lao động - nhân trắc học ecgônômic [3]. Năm 1967 và 1972 hai hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam đã đuợc tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Giáo sư Nguyễn Tấn Di Trọng. Hàng ừăm công trinh nghiên cứu về nhân trắc học đã được tập hợp để báo cáo ữong hai hội nghị đó và được đăng lại ứong cuốn “Hằng số sinh học ở Việt Nam” 1975 và coi như đó là hằng số sinh thái của người Việt Nam bình thường [3]. Năm 1974, Phó giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Quang Quyền, người đã cùng với Giáo sư Đỗ Xuân Hợp cho xuất bản cuốn “Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu ứên người Việt Nam” tập hợp những công trình nghiên cứu nhân ừắc học của tác già và các đồng nghiệp khác. Cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ những vấn đề cơ bản-nhất ừong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc 12
  13. học hiện nay và nêu lên các số liệu cùng các nhận định tiến hành nghiên cứu trên người Việt Nam. Đối với tất cả những người nghiên cứu nhân trắc học ở nước ta đó là một tài liệu rất bồ ích [24], Năm 1982, cũng chính tác giả Nguyễn Quang Quyền, trong cuốn sách “Những thông số sinh học người Việt Nam” đã đề xuất chi số đánh giá thể lực, dùng các đường vòng để thay thế cân nặng, thay thang phân loại. Đối với hầu hết các chỉ số thể lực ờ nam giới lứa tuổi 18-22, xây dựng công thức tính khối mỡ, khối nạc cơ thể, công thức tính diện tích da,... Đó là kết quả rút ra từ những công trình nghiên cứu của tác giả với cộng tác cùa TSKH Y Dược Thẩm Thị Hoàng Điệp, Lê Gia Vinh và một số đồng nghiệp khác tiến hành trong thời gian từ năm 1975 - 1980 [24], Cuối nãm 1986, nhờ những cố gắng bền bi của tập thể nhiều nhà khoa học cuốn “Altlas nhân trắc học người Việt Nam trong các lứa tuổi lao động” do Võ Hưng Ịàm chủ biên đã được xuất bản. Cuốn sách này lần đầu tiên đã cung cấp khá đầy đủ các số liệu về hình thái cơ thể của người Việt Nam ờ các lứa tuổi khác nhau và sống ở các vùng sinh thái khác nhau [22]. Năm 1987, Trịnh Hữu 'Vách đã nghiên cứu các đặc điểm hình thái thể lực người Việt Nam từ tuổi 18-55, tác giả tiến hành đo đạc nhiều thông số trên 1.670 nữ, 3.972 nam và đưa ra được những kết luận so với thế giói, nhìn chung người Việt Nam thuộc người thấp bé, nhẹ cân [4]. Năm 1987-1990, theo kết quả nghiên cứu nhân trẳc của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo, giầy mũ, găng tay”, những kích thước chủ đạo của người Việt Nam để xây dựng hệ thống cỡ số là chiều cao, vòng ngực, đối với nam thêm kích thước vòng bụng, đối với nữ thêm kích thước vòng mông. Tuy nhiên nhừng nghiền cứu cùa các nhà y học không đầy đủ thông tin và dữ liệu biểu hiện hình thể người Việt Nam phục vụ cho thiết kế công nghiệp sản phẩm may mặc [3], Qua tất cả các nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng cao của người Việt Nam đối với thế hệ sau hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của thế giới về sự phát triển chiều cao trung bình dao động trên dưới 2 cm trong 15-20 năm. Năm 1991, tác giả Đào Huy Khuê đã nghiên cứu về đặc điểm kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và phát trien cơ thể trẻ em từ'6 - 17 tuổi tại thị xã Hà Đông. Ông đã đưa ra sử dụng 25 số đo cho cơ thể ữẻ em [4], 13
  14. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu XÂY DựNG HỆ THỐNG CỠ s ố 1.2.1. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em a. Tình hình nghiên cúv đặc điểm hình thái Cữ th ể trẻ em trên thégiớ i Hiện nay việc nghiên cứu đặc điểm hình thái người đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cùng với sự phát triển cùa khoa học công nghệ, sự ra đời của máy quét 3D cơ thể người giúp cho việc nghiên cứu ngày càng nhanh với độ chính xác cao, đảm bảo tính khách quan nhiều hơn. Hình 1.1. Mô hình máy quét 3D Oscar Hệ thống này đo cỡ người, hình dáng và thể tích theo nhiều cách và nhiều hướng khác nhau cho mỗi bộ phận quần áo. Thậm chí có thể cho phép tạo trực tiếp những mẫu quần áo bằng số liệu 3D, hạn chế việc lặp lại các phép đo. Như vậy khi sử dụng phương pháp quét cơ thể 3D ta có được những bản phân tích cơ thể 3D chính xác và tự động, có thể sử dụng ngay trong công nghiệp thiết kế sản xuất quần áo. Rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp này và đạt được thành quà tốt [28], Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng máy quét cơ thể 3D để thực hiện một cuộc khảo sát lớn trên phạm vi toàn quốc gia. Kết quả của cuộc khảo sát này được công bố trong “Số liệu kích thước cơ thể Nhật Bàn 14
  15. 1992 - 1994” do Viện nghiên cứu kỹ thuật con người cho chất lượng cuộc sống. Chiều cao cơ thể người Nhật Bản trong khoảng 100 năm đã tăng khoảng 10cm. Tỷ lệ tăng đặc biệt ờ thế hệ sinh trong thập niên 1940 và rất thấp ở thập niên 1970, sự khác biệt giữa các thế hệ về vóc dáng một phần do độ tuổi, mặc dù thế hệ lớn tuổi thấp hơn thế hệ trẻ ngay khi họ còn trẻ. Từ đó Nhật Bản đã tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do những nhân tố môi trường liên quan đến dinh dưỡng hơn là những nhân tố về gen, nhờ chính sách thay đổi cải tiến phương pháp và chế độ dinh dưỡng mà ngày nay chiều cao của người Nhật Bàn đã được cải thiện đáng kể [28]. b. Ttah hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ th ể trẻ em tại Việt N am Ở Việt Nam, người nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ em là Mondiere (1875) và sau này là của Huard và Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó còn lè tẻ và các phương pháp nghiên cứu còn đơn giàn [39], Sau năm 1954, có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái của người Việt Nam. Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 10 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu, ở mọi lứa tuổi, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam đều nhỏ hơn so với người châu Âu, châu Mĩ, nhịp độ tăng truờng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hom và bước vào thời kỳ nhảy vọt tăng trường dậy thì muộn hơn. Từ năm 1982 đến năm 1992, Thẩm Thị Hoàng Điệp nghiên cứu dọc ứên 101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi. Với 31 chi tiêu nhân ữắc học được nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 1 1 - 1 2 tuổi ở nữ, 13 - 15 tuổi ở nam. Đào Huy Khuê nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng trường và phát triển của cơ thể trên 1.478 học sinh từ 6 - 17 tuổi ờ thị xã Hà Đông. Theo tác giả, hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo tuổi nhưng nhịp độ tăng không đều. Từ 6 - 9 tuổi, các kích thước của nữ và nam không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 11 - 15 tuổi, các kích thước của nữ thường cao hom của nam và 16 - 17 tuổi, các chỉ số này của nam lại vượt của nữ. Tác giả cũng cho rằng, có sự gia tăng chiều cao của người Việt Nam. 15
  16. Năm 1991 - 1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cộng sự, nghiên cứu trên 13.747 học sinh từ 8 - 14 tuổi ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình về các chi số chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với số liệu trong cuốn “Hằng số sinh học” thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ 6 - 16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố, thị xã, nhưng sự gia tăng cân nặng chi thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ở khu vực nông thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Trẻ em thành phố và thị xã có xu hướng phát triển thể lực tốt hom so với ở nông thôn [39]. Nghiêm Xuân Thăng, đã đo 17 chi số hình thái (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chi số pignet, Broca...) của người Việt Nam từ 1 - 25 tuổi ở một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác giả có nhận xét rằng, sự phát triển chiều cao ờ tất cả các độ tuổi của cư dân vùng Nghệ Àn có khí hậu vừa nóng khô vừa nóng ẩm so với cư dân vùng đồng bàng Bắc Bộ không có thời kỳ nóng khô thấp hơn 0,5 - 4cm, nhưng cân nặng lại tương đương, mức chênh lệch cao nhất cũng chỉ là 0,5kg. Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh tnrờng và phát triển các chi số hình thái của con người. Tác giả còn cho biết ờ các lứa tuổi khác nhau có sự phát triển không đồng đều, phát triển nhanh ớ độ tuổi 5 - 7 tuổi, 1 0 -1 1 tuổi và 13 - 14 tuổi [39], Năm 1995, nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự nghiên cứu trên học sinh ờ thị xã Thái Bình. Nhóm tác giả cho thấy, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng cánh tay cùa học sinh thị xã Thái Bình lớn hom so vớj số liệu trong cuốn “Hằng số sinh học” [25] nhưng thấp hơn so với học sinh ờ quận Hoàn Kiếm. Năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên học sinh Hà Nội từ 6 - 1 7 tuổi. Tác giả cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực cùa học sinh lớn hơn so với kết quả nglụên cứu của các tác già khác từ những thập kỷ 80 ừờ về trước và so với học sinh ờ Thái Bình và Hà Tây ở cùng thời điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển thể lực của trẻ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thể lực của học sinh ở Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các công trình có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được là chúng biến đổi theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính. Trong quá trình phát triển ờ trẻ em có hai giai đoạn nhảy vọt tàng trưởng. Mốc đánh dấu lứa tuổi nhảy vọt của các ló
  17. công trình là tương đối thống nhất đó là chiều cao tăng nhanh nhất từ 13-15 tuổi ở nam, 11-13 tuổi ở nữ và có sự khác biệt về những chi số này giữa nam và nữ. giữa học sinh thành phố, thị xã và học sinh nông thôn [39], Năm 2010, 2011 các tác giả: Lưu Thị Mai Lan [14], Nguyễn Thị Bích Thùy [22] đã thực hiện một số đề tài về nghiên cứu đặc điểm hình thái và xây dựng cỡ số trẻ em lứa tuổi tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Các đề tài này đã đưa ra được một số kết luận về đặc điểm hỉnh thái cơ thể học sinh và hệ thống cỡ số quần áo cho trẻ em tiểu học. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu, xây dựng hệ thông cỡ sô trên thê giới và Việt Nam a. Tóm tắt tinh hình nghiên cứu, xây dựng hệ thống cõ sắ trên thếgi&i Vào cuối thế kỷ XVIII, quần áo chủ yếu được thiết kế và may đơn chiếc. Trong thập niên 1920 nhu cầu sản xuất quần áo tăng lên với số lượng quần áo lớn. Trong thập niên 1930, việc nhận hàng và trà hàng chủ yếu qua bưu điện trở nên phổ biến. Sản phẩm quần áo không vừa bị trà lại cũng tăng theo. Do đó yêu cầu xây dựng một hệ số kích thước cho quần áo rất cần thiết. Cuối thập niên này, các số liệu các sản phẩm quần áo được thu thập. Sự phát triển hệ thống cỡ số trang phục được tóm tắt theo các mốc thời gian sau: - Năm 1945 Tồ chức đặt hàng tại nhà máy của Mỹ để sản xuất tiêu chuẩn thương mại c s 151 cho công nghiệp may. - Năm 1947 Viện tiêu chuẩn Anh phát triển tiêu chuẩn cỡ số quần áo trong 1 loạt tiêu chuẩn sản phẩm như áo khoác cùa phụ nữ (BS 1345). - Năm 1954 Tổ chức tiêu chuẩn Đan Mạch phát hành tiêu chuẩn quốc gia DS 923 cho các cỡ số của phụ nữ. - Năm 1958 Tiêu chuẩn Mỹ CS215 - 58 tên “Số đo kích cỡ cơ thể cho quần áo và mẫu phụ nữ được NBS phát hành dựa trên sự phân tích số liệu năm 1939- 1940”. - Năm 1968, Thuỵ Điển đã đề xuất thành lập một Uỷ ban xây dựng hệ thống cỡ số Quốc tế cho trang phục lấy tên là ISO/TC 133. Hơn 30 nước đã tham gia là thành viên cùa Uỷ ban. Nghiên cứu của ISO/TC 133 tập chung vào việc tiêu chuẩn hoá các thành phần cùa một hệ thống cỡ số và đề xuất các hướng dẫn cho việc xây dựng một hệ thống cỡ số hơn là xây dựng một 17
  18. hệ thống cỡ số tiêu chuẩn Quốc tế. Kết quả của cuộc nghiên cứu sau đó cho ra đời các tiêu chuẩn và các hệ thống cỡ số. - Năm 1991, ISO/TC133 đã ban hành bản báo cáo kỹ thuật ISO/TR 10652:1991 xác định những kích thước chủ đạo và quy trình xây dựng một hệ thống cỡ số dựa trên dữ liệu nhân trắc của một nhóm dân số cụ thể. Nhiều nước gồm Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hungary đã soát xét lại hệ thống cõ số của họ theo những hướng dẫn của ISO/TR 10652:1991. - Năm 1991 hệ thống cõ số quần áo trẻ em ISO/TR 10652:1991 - Phần 3 ra đời. Hệ thống cỡ số này thiết lập một hệ thống kích thước cơ thể được sử dụng để tạo ra kích thước quần áo tiêu chuẩn cho trẻ vị thành niên - phần 2, nam giới (người lớn và trẻ em) - phần 3. nữ giới (người lớn và trẻ. em) - phần 4. - Năm 1997 tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS 4002, 4003 - 1997, hệ thống cỡ số cho trang phục trẻ em nam và nữ ra đời. Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản này quy định rõ những hệ thống ký hiệu và biểu diễn kích cỡ trên sản phẩm may sẵn của ưẻ em nam [31]. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, yêu cầu về xây dựng hệ thống cỡ số hoàn chỉnh càng cấp thiết. Ngày càng có nhiều nước đang tiến hành những cuộc điều tra nhân trác để thay đổi cho phù hợp tình hình hiện tại, hệ thống cỡ số đirợc bổ sung thường xuyên đảm bảo sự vừa vặn của sản phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhiều người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp may đòi hỏi phân chia nhiều cỡ, vóc sao cho phù hợp với thẩm mỹ, tâm lý, hình dáng, kích thước của cơ thể người theo từng lứa tuổi và giới tính. Mỗi nước sử dụng số lượng thông số kích thước khác nhau để phù hợp với hình dáng cơ thể của từng vùng, miền. Hiện tại có rất nhiều nước đang tiến hành những cuộc điều ữa nhân trắc học để xây dựng các hệ thống cỡ số cho phù hợp với thời cuộc hiện đại. Trung bình cứ từ 5 đến 10 năm các nước ữên thế giới tiến hành khảo sát nhân ữắc để bổ sung hệ thống cỡ số cho phù hợp với mỗi quốc gia. b. Tìab bìnb nghiên cứu, xây dựng hệ thống cở sổ ở Việt Nam Việt Nam là một nước có ngành công nghiệp nhẹ phát triển, ngành Dệt - May có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngay từ khi ngành công nghiệp may ra đời và phát triển, các nghiên cứu về nhân trắc để xây dựng hệ thống cõ số quần áo đã được quan tâm: 18
  19. - Năm 1966, ủ y ban KH & KT Nhà nước đã ban hành 02 tiêu chuẩn cõ số đầu tiên có ứng dụng số đo nhân trắc, phân loại 15 cỡ áo sơ mi và 3 cỡ quần âu nam giới. - Năm 1970, ủ y ban KH & KT Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn: + TCVN 371-70 và TCVN 376-70 về cỡ số quần áo trẻ em nam và nữ; + TCVN 1267-72 và TCVN 1268-72 về cỡ số quần áo nữ giới; + TCVN 1680-75 và TC VN 1681 -75 về cỡ số quần áo nam giới; - Năm 1982, trong quân đội ban hành hệ thống cỡ số cho quân nhân. - Năm 1994, Tổng cục tiêu chuẩn ban hành các tiêu chuẩn: + TCVN 5781-1994: phương pháp đo cơ thể người; + TCVN 5782-1994 được xây dựng trên cơ sờ kết quả đề tài cấp bộ “Xây dựng cở số cơ thể người Việt Nam từ số liệu nhân trắc để thiết kế sản phẩm quần áo, giầy mũ, găng tay”. - Năm 2009 đề tài “Xây dựng hệ thống cở số quần áo nam nữ và trẻ em trên cơ sở số đo nhân trác người Việt Nam” - (viết tắt: CVNVN) do TS. Nguyễn Văn Thông - Viện truòmg Viện Dệt may làm chủ nhiệm đề tài báo cáo. Mục tiêu của đề tài này là khảo sát, thu thập các số đo cơ thể người Việt Nam để xử lý số liệu nhân trắc học nhằm xây dựng hệ thống cỡ số, bảng cỡ số cho một số nhóm sản phẩm may sẵn phù hợp với dáng vóc người Việt Nam [22]. - Luận văn “Góp phần nghiên cứu xây dựng hệ thống cõ số cho học sinh tuổi 15 tại huyện Ý Yên, tinh Nam Định theo phương pháp nhân trắc học” của Thạc sĩ Vũ Thị Lan Hương đã nghiền cửu hình thái học sinh 15 tuổi tại huyện Ý Yên, tinh Nam Định và đưa ra được hệ thống cờ số cho đồng phục học sinh ở đây. Tuy nhiên luận văn nghiên cứu quá ít chi có 100 mẫu cho cả nam và nữ và chỉ nghiên cứu với phạm vi hẹp đó là ở huyện Ý Yên, tinh Nam Định. - Trong luận văn “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo đồng phục sinh viên tuổi 21 tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Thạc sĩ Phạm Thị Cúc đã lựa chọn mẫu là sinh viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn với các khu vực có điều kiện sống rất khác nhau nên rât khó đưa được ra thông sô 19
  20. chuẩn xác cho hình dáng cơ thể. Bên cạnh đó đề tài lại đưa ra thông số chung cho cả nam và nữ là chưa phù hợp vì hình dáng cơ thể nam và nữ rất khác nhau. - Năm 2010, Luận văn Thạc sỹ khoa học "Góp phần nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo tré em lứa tuổi tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội ” của Thạc sĩ Lưu Thị Mai Lan đã đua ra hệ thống cỡ số cho trẻ em nam và nữ lứa tuổi tiểu học. Tuy nhiên, những đối tượng nghiên cứu chưa rộng chi tập trung vào 2 trường Khương Thượng và Lê Văn Tám [14]. - Luận văn “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cõ số quàn áo đồng phục học sinh nam tuổi từ 15 - 16 tại Hà Nội” của Thạc sĩ Chu Thị Mai Hương hoàn thành trong năm 2010. Đề tài đã nghiên cứu 303 đối tuợng là các em học sinh thuộc các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo đồng phục học sinh nữ tuổi từ 15 - 16 tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Phương đã nghiên cứu 353 em học sinh nữ với 33 kích thước. Tuy nhiên, độ tuổi nghiên cứu của đề tài chưa rộng chi tập trung vào lứa tuổi 15 - 16 [18], - Năm 2011, Luận văn Thạc sỹ khoa học "Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo và nghiên cứu đặc điểm kích thước hình thái của trẻ em tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã xây dựng được hệ thống cõ số của lứa tuổi tiểu học. Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là các em học sinh nam [23]. 1.3. CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỈNH THÁI c ơ TH Ể TRẺ EM - Chiều dài thân (Dth): Chiều cao ngồi bao gồm chiều dài của thân, cổ và đầu. Chiều dài cùa đầu và cổ được tính bằng cách lấy chiều cao đứng trù đi chiều dài từ đất đến mỏm gai đốt sống cổ thứ 7. Như vậy chiều dài thân có thể được tính như sau: Dth = Cngoi - (Cct - Cdsc7) (1.1) - Chi số thân: Là tỷ lệ % giữa chiều cao ngồi và chiều cao đứng [19]. Công thức tính chì số thân: Chi số thân = ____ Chiều cao ngồi x jo o ------ (1 2) Chiều cao đứng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2