intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Propafenon

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Propafenon Tên thương mại: RYTHMOL Nhóm thuốc và cơ chế: Propafenon là thuốc chống loạn nhịp tim. Cơ chế tác dụng chủ yếu là phong bế kênh vận chuyển natri qua màng tế bào, kéo dài thời gian kích thích điện của cơ tim (thời gian hoạt động tiềm tàng). Propafenon làm chậm dẫn truyền điện ở tim và được coi là thuốc chống loạn nhịp type IC. Propafenon cũng có một số đặc tính phong bế thụ thể bêta adrenalin và, trong một mức độ hẹp hơn, có tác dụng chẹn kênh calci. Propafenon cũng ức chế dẫn điện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Propafenon

  1. Propafenon Tên gốc: Propafenon Tên thương mại: RYTHMOL Nhóm thuốc và cơ chế: Propafenon là thuốc chống loạn nhịp tim. Cơ chế tác dụng chủ yếu là phong bế kênh vận chuyển natri qua màng tế bào, kéo dài thời gian kích thích điện của cơ tim (thời gian hoạt động tiềm tàng). Propafenon làm chậm dẫn truyền điện ở tim và được coi là thuốc chống loạn nhịp type IC. Propafenon cũng có một số đặc tính phong bế thụ thể bêta adrenalin và, trong một mức độ hẹp hơn, có tác dụng chẹn kênh calci. Propafenon cũng ức chế dẫn điện qua đường truyền phụ, như tháy trong hội chứng WPW. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén propafenon hình chữ nhật (150, 225, 300mg). Bảo quản: Nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Chỉ định: Propafenon là một thuốc chống loạn nhịp và chỉ được dùng cho bệnh nhân bị loạn nhịp thất nguy hiểm đến tính mạng, như nhịp nhanh thất.
  2. Propafenon cũng có tác dụng ức chế sự tái phát của rung nhĩ khi đã phục hồi được nhịp xoang. Propafenon ít nhất cũng có tác dụng ngang với các thuốc type I khác trong việc chuyển rung nhĩ thành nhịp xoang. Propafenon có hiệu quả trong nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh do hạch nhĩ thất và nhịp nhanh do đường truyền phụ. Cách dùng: Propafenon được uống 8 giờ/1lần, cùng hoặc không cùng đồ ǎn. ở hầu hết các bệnh nhân propafenon được chuyển hóa chủ yếu ở gan và được bài xuất qua thận trong 2-10 giờ. Có tới 10% bệnh nhân chuyển hóa diễn ra chậm và kéo dài 12-32 giờ. Liều cần giảm ở những bệnh nhân này và ở những người giảm chức nǎng gan thận. Tương tác thuốc: Vì thuốc có tác dụng chẹn bêta, phải thận trọng khi dùng propafenon ở bệnh nhân bị yếu cơ tim (suy tim ứ huyết), nhịp tim chậm, mọi thể blốc điện tim, huyết áp thấp hoặc hen. Tác dụng phụ đáng ngại nhất của propafenon là gây nhịp tim bất thường đe doạ tính mạng (loạn nhịp hoặc tiền loạn nhịp thất). Vì lý do này, chỉ bắt đầu dùng và tǎng liều propafenon khi bệnh nhân được vào nằm viện theo dõi. Quinidin ức chế chuyển hóa propafenon và, do đó, tránh phối hợp 2 thuốc này với nhau. Propafenon làm tǎng nồng độ digoxin (LANOXIN), warfarin (COUMADIN) và chất chẹn bêta, có thể phải giảm liều. Ranh giới an toàn điện của máy tạo nhịp nhân tạo có thể bị tổn hại do tác dụng của propafenon và cần theo dõi chặt chẽ. Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em.
  3. Đối với phụ nữ có thai: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu qủa ở phụ nữ có thai. Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa rõ liệu thuốc có bài tiết ra sữa mẹ hay không. Tác dụng phụ: Những tác dụng phụ hay gặp bao gồm chóng mặt, nhìn lóa, chán ǎn, cảm giác vị giác bất thường, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
  4. Propoxyphen Tên gốc: Propoxyphen Tên thương mại: DARVON Nhóm thuốc và cơ chế: Propoxyphen là thuốc điều trị đau. Đây là một thuốc giảm đau opioid (cùng họ với thuốc phiện) tương tự methadon. Việc sử dụng thuốc phiện đã có từ 2300 nǎm nay. Nǎm 1806, Serturner tách chiết được alkaloid đầu tiên của thuốc phiện. Ông gọi nó là morphin, theo tên của vị thần Hy lạp chủ về giấc mơ - thần Morpheus. Nǎm 1832 người ta tìm ra codein. Propoxyphen có hiệu lực bằng 1/2 - 2/3 codein, nghĩa là 90-120mg propoxyphen có tác dụng giảm đau ngang với 60mg codein. Mức giảm đau này tương đương với 600mg aspirin. Các thuốc giảm đau opioid, bao gồm propoxyphen, làm giảm đau bằng cách phong bế các thụ thể trong não tham gia vào quá trình cảm nhận đau. Vì nhiều phối hợp opioid (như propoxyphen hoặc codein) với aspirrin hoặc acetaminophen làm tǎng hiệu quả giảm đau, chúng thường có mặt trong nhiều phối thức thuốc. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nang 65mg. Bảo quản: Nên bảo quản viên nang ở nhiệt độ phòng, từ 15-30oC.
  5. Chỉ định: Propoxyphen được dùng điều trị triệu chứng đau từ nhẹ tới vừa. Cách dùng: Propoxyphen thường được dùng 4 giờ/1 lần khi cần giảm đau. Tương tác thuốc: Các opioid như propoxyphen có thể làm chậm nhu động ruột. Khi phối hợp với những thuốc có hoạt tính kháng acetylcholin, tác dụng này trên ruột có thể nổi bật, dẫn đến táo bón. Những thuốc này bao gồm dicyclomin (BENTYL), một số kháng histamin [carbinoxamin (RONDEC), clemastin (TAVIST), diphenhydramin (BENảDYL), promethazin (PHENERGAN)], một số phenothiazin (như thioridazin (MELLARIL), triflupromazin (STELAZIN)], một số thuốc chống trầm cảm ba vòng (như amitriptylin (ELAVIL), amoxapin (ASENDIN), clomipramin (ANAFRANIL), protriptylin (VIVACTIL)], clozapin (CLOZARIL), cyclobenzaprin (FLEXERIL) và disopyramid (NORPACE). Propoxyphen tǎng tác dụng gây ngủ khi dùng cùng với rượu hoặc với các thuốc khác gây ngủ như nhóm thuốc chống lo hãi benzodiazepin (VALIUM, ATIVAN, KLONOPIN, XANAX), nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (ELAVIL, TOFRANIL, NORPRAMIN), dicyclomin (BENTYL), một số kháng histamin (BENADRYL, VISTARIL, ATARAX, TAVIST) và một số thuốc chống cao huyết áp (CATAPRESS, INDERAL). Đối với phụ nữ có thai: Có rất ít thông tin về ảnh hưởng đến thai nhi khi dùng propoxyphen cho phụ nữ có thai. Thầy thuốc có thể dùng thuốc nếu cảm thấy lợi ích vượt quá nguy cơ tiềm ẩn (và chưa rõ).
  6. Đối với bà mẹ cho con bú: Đã đo được nồng độ propoxyphen thấp trong sữa của những bà mẹ uống propoxyphen. Chưa rõ liệu lượng thuốc nhỏ này có gây tác dụng phụ cho trẻ bú mẹ hay không. Tác dụng phụ: Phản ứng có hại hay gặp nhất của propoxyphen là kém minh mẫn, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn và nôn. Các tác dụng phụ khác bao gồm đờ đẫn, táo bón và co thắt niệu đạo, có thể dẫn tới đái khó. Propoxyphen có thể ức chế hô hấp, và thận trọng khi dùng ở người già, bệnh nhân suy nhược và bệnh nhân bị bệnh phổi nặng. Propoxyphen có thể làm suy giảm khả nǎng tư duy và thể chất cần có khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Propoxyphen có thể gây quen thuốc. Có thể xảy ra phụ thuộc về tinh thần và thể xác, nhưng ít có khả nǎng nếu dùng giảm đau trong thời gian ngắn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2