intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Protein hay ADN là vật chất di truyền của phagơ T2 ?

Chia sẻ: Bút Cam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

139
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Protein hay ADN là vật chất di truyền của phagơ T2 ? Thí nghiệm Alfred Hershey và Martha Chase đã sử dụng các đồng vị phóng xạ 35S và 32P nhằm tương ứng xác định "số phận" biến đổi của các protein và ADN có nguồn gốc phagơ T2 sau khi chúng lây nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Họ muốn xác định phân tử nào trong các phân tử này đi vào tế bào và tái lập trình hoạt động của vi khuẩn giúp chúng có thể sản snh ra nhiều virut thế hệ con....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Protein hay ADN là vật chất di truyền của phagơ T2 ?

  1. Protein hay ADN là vật chất di truyền của phagơ T2 ? Thí nghiệm Alfred Hershey và Martha Chase đã sử dụng các đồng vị phóng xạ 35S và 32P nhằm tương ứng xác định "số phận" biến đổi của các protein và ADN có nguồn gốc phagơ T2 sau khi chúng lây nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Họ muốn xác định phân tử nào trong các phân tử này đi vào tế bào và tái lập trình hoạt động của vi khuẩn giúp chúng có thể sản snh ra nhiều virut thế hệ con. Kết quả
  2. Khi protein được đánh dấu (lô thí nghiệm 1), hoạt tính phóng xạ được giữ lại bên ngoài tế bào; nhưng khi ADN được đánh dấu phóng xạ (lô thí nghiệm 2), hoạt tính phóng xạ được tìm thấy bên trong tế bào. Các tế bào vi khuẩn mang ADN của phagơ đánh dấu phóng xạ giải phóng ra các virut thế hệ con mang đồng vị phóng xạ 32P. Kết luận ADN của phagơ đã đi vào tế bào vi khuẩn, nhưng protein của phagơ thì không. Hershey và Chase kết luận rằng: ADN chứ không phải protein, có chức năng là vật chất di truyền ở phagơ T2. Điều gì nếu ? Kết quả thí nghiệm sẽ khác biệt như thế nào nếu như protein là vật chất di truyền ?
  3. Tính trạng di truyền có thể truyền giữa các chủng vi khuẩn khác nhau hay không ? Thí nghiệm Frederick Griffith đã nghiên cứu hai chủng vi khuẩn Steptococcus pneumoniae. Chủng vi khuẩn S (khuẩn lạc trơn) gây viêm phổi ở chuột; đây là chủng độc vì tế bào của chúng có lớp vỏ kháng được hệ thống bảo vệ ở động vật. Chủng vi khuẩn R (khuẩn lạc nhăn) không có lớp vỏ và không độc (không gây bệnh). Để thử nghiệm quá trình phát sinh bệnh, Griffith đã tiêm hai chủng vi khuẩn vào chuột thí nghiệm như sơ đồ dưới đây:
  4. Kết luận Griffith kết luận rằng vi khuẩn R sống đã được biến đổi thành vi khuẩn S gây bệnh bằng một chất di truyền không biết nào đó bắt nguồn từ các tế bào S đã chết; điều này dẫn đến hiện tượng tế bào R trở nên có lớp vỏ. Điều gì nếu ?
  5. Trên cơ sở nào thí nghiệm trên đây loại trừ khả năng các tế bào chủng R có thể chỉ cần đơn giản dùng lớp vỏ của các tế bào S đã chết để có thể chuyển thành dạng vi khuẩn độc (gây bệnh) ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2